Articles by "Contents-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Contents-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Xu hướng những bài viết nội dung về Marketing hiện nay thiên về việc chia sẻ những trải nghiệm hữu ích của người dùng. Ngay từ tiêu đề bài viết, các tác giả cũng thường hứa hẹn rằng nội dung bài viết hứa hẹn sẽ rất lôi cuốn.

Việc thường xuyên mang đến những bài viết này sẽ tạo ra tâm lí mong chờ nơi khách hàng. Họ sẽ chờ đợi những gì bạn viết ra, dần dần trở thành khách hàng trung thành của bạn. Tuy nhiên, một công ty nhỏ với ngân sách eo hẹp làm thế nào để có thể tạo ra một chương trình Marketing nội dung (Content marketing) hiệu quả? Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này với nhiều nhận định khác nhau, nhưng theo tôi có 5 bước chính để có thể có được một chương trình Marketing nội dung tuyệt vời.

[​IMG]

Bước 1: Phân loại các nhóm khách hàng

Hãy bắt đầu bằng việc vạch ra kịch bản về khách hàng lý tưởng nhất và tồi tệ nhất. Đặc điểm chung của các khách hàng sẵn sàng chi trả cho hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp? Tìm ra những lý do khiến một nhóm khách hàng cụ thể mua sản phẩm của bạn so với nhóm khách hàng khác? Đâu là sự khác biệt về nhân khẩu học và hành vi giữa các nhóm khách hàng? Từ đó, tạo hồ sơ hoặc personas cho từng nhóm khách hàng riêng biệt.​

[​IMG]

Bước 2: Nghiên cứu hành vi khách hàng trong quá trình mua hàng

Đối với mỗi nhóm khách hàng cụ thể, chú ý xác định sự ưu tiên của họ khi tiến hành tìm kiếm thông tin, tiêu thụ hàng hóa, mua hàng? Những kênh nào có thể ảnh hưởng tới họ trong quá trình mua hàng? Họ có sử dụng công cụ tìm kiếm không? Họ có sử dụng mạng xã hội không? Phản ứng của họ đối với những quảng cáo trả phí hoặc trên mạng xã hội? Phản ứng đối với những phần mềm chat trực tuyến hỗ trợ họ trên website của bạn? Họ có đăng ký theo dõi thường xuyên? Điều gì khuyến khích họ mua hàng? Đưa ra một cách chi tiết đối với mỗi nhóm khách hàng cụ thể.

[​IMG]

Bước 3: Nghiên cứu những câu hỏi khách hàng đặt ra 

Thực tế là khách hàng thường tự đặt ra nhiều câu hỏi trước khi quyết định mua hàng hay không. Nhưng những câu hỏi đó là gì? Đối với mỗi một nhóm khách hàng, trong suốt quá trình từ xem hàng đến mua hàng, bạn nên xác định trước những câu hỏi quan trọng mà khách hàng đang tìm câu trả lời để có thể tự tin và có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Khảo sát khách hàng, xem xét những từ khóa tìm kiếm trên website, có từ khóa nào mà khách hàng đang đặt câu hỏi không. Tương tự, rà soát trên mạng xã hội để tìm ra những câu hỏi thường gặp.

Bước 4: Tận dụng Mục Hỏi - đáp để lên kế hoạch cho Marketing nội dung

Một cách cơ bản và hiệu quả nhất mà một doanh nghiệp với nguồn lực hạn chế có thể đưa ra những nội dung hấp dẫn, thu hút là việc trả lời những câu hỏi của khách hàng.

Nhưng: Đừng áp đặt khách hàng đặt câu hỏi, hãy làm cho họ cảm thấy rằng bạn đang cố gắng đưa ra câu trả lời tốt nhất bằng việc chia sẻ kinh nghiệm. Một bài viết đơn thuần có thể mang lại hiệu quả cao nhưng việc kết hợp với video, công cụ tương tác với khách hàng sẽ mang đến kết quả bất ngờ.​

[​IMG]

Bước 5: Tối ưu kinh nghiệm người dùng, trải nghiệm mạng xã hội

Đừng để khách hàng của bạn cảm thấy bối rối với những quảng cáo rầm rộ, liên tục. Cố gắng xây dựng mục Hỏi đáp phân theo nhóm khách hàng, theo cách thức mà họ tìm kiếm, đọc những bài viết của bạn. Bạn cũng nên ghi nhớ việc điều chỉnh nội bài viết cho phù hợp với nội dung mà khách hàng đang tìm kiếm và nên sử dụng ngôn ngữ của họ.

Bạn cũng đừng quên chú trọng những trải nghiệm mạng xã hội. Điều này không những giúp bạn có thể thu thập những ý kiến của khách hàng mà còn dễ dàng chia sẻ thông tin, nội dung tới họ.

[​IMG]

Lời kết: Bạn nên bắt đầu với nhóm khách hàng mà bạn cho rằng tốt nhất, với blog, video và một hoặc hai trang mạng xã hội. Bình tĩnh quan sát và đưa ra một số giả định cho các thử nghiệm ban đầu của bạn. Chỉ cần hiểu rằng hiện 5 bước là những bước quan trọng mà Marketing nội dung bạn sẽ cần phải thực hiện một cách thường xuyên để tạo đà, đưa ra nội dung hấp dẫn góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và phát triển doanh thu.

Theo Subiz.com

Trang econsultancy.com vừa cho ra mắt một “bảng tuần hoàn” các yếu tố của Content Marketing rất sáng tạo và mới lạ.

“Bảng tuần hoàn” này được xây dựng dựa trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do Dmitri Mendeleev phát minh, và chứa đựng nhiều gợi ý về Content Marketing hữu ích cho các marketers.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tác phẩm độc đáo này:


Cách sử dụng

“Bảng tuần hoàn” được chia ra làm 8 khu vực với 8 màu khác nhau, tượng trưng cho 8 bước giúp bạn thành công.

Strategy – chiến lược: Đây là hạt nhân của thành công. Các yếu tố thuộc khu vực này cần có những chiến lược dài hạn được sắp xếp kỹ lưỡng và rõ ràng. Điều quan trọng nhất cần chú ý khi xây dựng chúng là đảm bảo chúng đúng trọng tâm và lập được lịch trình kế hoạch cụ thể.

Format – thể loại: Một nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều thể loại: ảnh, video, link, bài viết… Cần cân nhắc kỹ càng các đặc tính của từng thể loại sao cho phù hợp nhất với thông điệp cần truyền tải.

Content type – kiểu nội dung: Riêng yếu tố về câu chữ cũng đã có rất nhiều cách thể hiện. Một thông điệp hay trường nội dung có thể ở dạng mẹo vặt, phỏng vấn, quote…

Platform – kênh: Có rất nhiều các kênh khác nhau để bạn truyền tải thông điệp. Bạn có thể sở hữu một số kênh VD như website của công ty, hoặc thuê một số kênh như mạng xã hội…

Metrics – đo lường: Các yếu tố này giúp bạn đo lường hiệu quả của các nội dung của mình.
Goals – mục tiêu: Một hoạt động Content Marketing có thể bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau như bán hàng, tạo lượng truy cập, hoặc tăng nhận biết thương hiệu…

Sharing triggers – “ngòi” chia sẻ: Các hoạt động Content Marketing cần được xây dựng dựa trên hiểu biết rõ ràng về đối tượng mục tiêu, đánh trúng “hồng tâm” tình cảm và tâm lý của họ.

Checklist – các yếu tố kiểm định: Sau khi đã xây dựng xong chiến lược về nội dung, bạn cần kiểm tra lại kỹ lưỡng xem nội dung của bạn có đảm bảo được những yếu tố kiểm định này hay không.
Với một công việc yêu cầu tỉ mỉ và đòi hỏi sự thực hành thường xuyên như Content Marketing, những “phát kiến” sáng tạo này có thể giúp các marketers tăng hiệu quả hoạt động của mình nhờ có thêm những thú vị nhỏ trong ngày.

Bạn muốn bổ sung gì vào bảng tuần hoàn này?

 Nguồn: Mix Digital

Content Marketing là chìa khóa tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, và nó chỉ là bắt đầu. Tiếp thị nội dung cho phép bạn tạo ra nhận thức về thương hiệu của bạn tới những người cần bạn, nhưng đã không còn phát hiện ra bạn.

Cách tốt nhất để bắt đầu với tiếp thị nội dung là để bắt đầu một blog cho doanh nghiệp của bạn. Một blog phục vụ một mục đích kép. Nó mang lại lưu lượng truy cập đến các trang web nơi mà kiến ​​thức có liên quan được chia sẻ, và nó cũng giúp giữ cho người sử dụng khi nội dung là thú vị và có liên quan đến người sử dụng. Blog không có thể quảng cáo cho mình, nó cần sự giúp đỡ từ các phương tiện truyền thông xã hội để nó được nhận thấy.


 Nguồn: Bản sắc Thương hiệu

Khoảng 1 năm trở lại đây, dạo qua các trang Blog, diễn đàn, các trang tin chuyên môn về Marketing hàng ngày chúng ta đều dễ bắt gặp rất nhiều tiêu đề liên quan đến Content Marketing (CM). Đám đông bắt đầu nói nhiều về CM khi  Social Media Marketing (SMM)– một khái niệm chưa cũ và cũng chưa hẳn được  hiểu đúng – vẫn còn khá “nóng”. Đây cũng chính là thời điểm mà những nhầm lẫn (mis-conception) về 2 khái niệm này xuất hiện.



Tuần trước, một bạn trẻ làm việc trong lĩnh vực Marketing Communication đã thắc mắc trên Facebook group Digital Marketing in Vietnam, câu hỏi đó như sau:


Không chỉ riêng bạn mà cả các Marketers làm việc trong Brands lớn hay trong Agency cũng không ít người  nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau.

Vậy,  làm sao để phân biệt được SMM và CM một cách đơn giản nhất?

Đầu tiên cần phải hiểu đúng về khái niệm

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các định nghĩa về Content Marketing (sử dụng nội dung để tiếp thị) và Social Media Marketing (sử dụng kênh social media để tiếp thị) cho phép phân biệt được bản chất của 2 hoạt động này:

Định nghĩa Social media Marketing theo Mashable

“Social media marketing refers to the process of gaining website traffic or attention through social media sites. Social media marketing programs usually center on efforts to create content that attracts attention and encourages readers to share it with their social networks.”

Wikipedia định nghĩa về Content Marketing

“Content marketing is any marketing format that involves the creation and sharing of media and publishing content in order to acquire customers. This information can be presented in a variety of formats, including news, video, white papers, e-books, infographics, case studies, how-to guides, question and answer articles, photos, etc.”

Từ 2 định nghĩa rõ ràng và đơn giản ở trên, ta có thể phân tích sâu hơn về mục tiêu, định dạng nội dung và bản chất của SMM cũng như CM:

Mục tiêu cuối

1. Social Media Marketing là phương pháp tiếp thị được sử dụng khi Brands có nhu cầu xây dựng hoặc gia tăng nhận diện thương hiệu trên môi trường social networks mà khách hàng  đang giao tiếp với nhau bằng cách nói chuyện với họ. Ngoài ra, một số mục tiêu khác cũng liên quan chủ yếu đến brand’s reputation (danh tiếng thương hiệu) và consumer retention (giữ chân khách hàng) như:  nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách phản hồi, tư vấn, hỗ trợ khách hàng ngay trên social networks;  tăng mức độ và số lượng khách hàng trung thành nhờ tương tác thông tin thường xuyên với họ… Như vậy, Brand dùng SMM để nói chuyện với người tiêu dùng, lắng nghe, thấu hiểu các phản ứng của họ về mình để thay đổi theo hướng tốt hơn, đồng thời làm cho khách hàng hài lòng hơn, yêu mến thương hiệu nhiều hơn. Bản chất của quá trình này là việc  trao đổi nội dung giữa brand và khách hàng, trong đó brand chủ động tìm đến hoặc tạo ra cuộc đối thoại một cách có mục đích chứ không phải là người quyết định nội dung cho cuộc hội thoại đó.

2. Content Marketing đối với brands chính là “brand story telling”. Mục tiêu của một Brand khi sử dụng CM là để thu hút khách hàng và khách hàng mục tiêu về phía mình bằng việc sản xuất ra những nội dung có giá trị đối với họ. Nội dung (brand story) này  phải đáp ứng được những gì khách hàng cần, muốn và cao hơn là có thể tạo ra được giá trị gia tăng (added value) cho họ. Nội dung đó có thể là lời giải cho vấn đề khách hàng đang đi tìm cách giải quyết, là hình ảnh đẹp đúng với sở thích của cá nhân khách hàng, ví dụ: một mẹo vặt giúp tẩy trắng quần áo mà không cần bột giặt… Brand hoàn toàn chủ động với những nội dung này.

Định dạng nội dung (format of content)

1. Khi làm SMM thì nội dung chỉ là yếu tố thứ yếu được quyết định bởi: (1) tính năng của nền tảng/kênh được chọn sử dụng trong chiến lược/chiến dịch (ví dụ: bạn sử dụng Facebook, Twiter, Youtube, Tumblr… hay tất cả) và (2) hành vi trên Mạng xã hội (social behaviors) của khách hàng.

2. Đối với một chiến lược CM thì  nội dung lại là yếu tố tiên quyết. Brandstory và chiến lược dài hạn của brand sẽ quyết định nội dung mà brand đưa đến cho đối tượng mục tiêu. Theo đó, chính nội dung này sẽ quyết định hình thức thể hiện và cả việc lựa chọn hay kết hợp những nền tảng nào để truyền tải nội dung đó.

Tóm lại, để phân biệt được SMM và CM,  chỉ cần hiểu nguyên nhân và vấn đề cần giải quyết  của Brand khi chọn thực hiện SMM và CM, cụ thể:

Social Media Marketing

Người tiêu dùng dịch chuyển môi trường tiếp nhận thông tin, tương tác lên Social Networks, tạo ra kênh Social Media. Trên social media, khách hàng nhắc đến, đánh giá và chia sẻ thông tin về Brands xoay quanh các cuộc đối thoại của mình. Do đó, Brands thực hiện chiến lược/chiến dịch SMM nhằm tham gia vào những cuộc hội thoại này và cao hơn là làm chủ, điều hướng được các cuộc đối thoại đó để đạt được mục tiêu là gia tăng, duy trì uy tín thương hiệu. Do đó, yếu tố nội dung trong SMM là nội dung được tạo ra để kích thích thảo luận hai chiều với khách hàng bằng nội dung có tính định hướng của Brand với tone of voice của đối tượng mục tiêu

Content Marketing

Khi có tầm nhìn về một chiến lược Content Marketing có giá trị lâu dài và lý tưởng nhất là có brand story, Brands sẽ sử dụng Content MKT trong hoạt động Marketing tổng thể của mình. Khi đó, Brand trở thành một Content publisher. Dựa trên nghiên cứu về khách hàng, Brand sản xuất ra những nội dung vừa tạo ra được giá trị cảm tính cho mình và vừa mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng một cách đồng nhất với “sợi dây” Brandstory. Chiến lược Content Marketing thường sử dụng các kênh owned và earned media (Social media, website, letter, email, eBook, white paper…). Trong đó Social media chỉ đóng vai trò là một kênh vừa là owned, vừa là earned media mà thôi. Chiến lược Content Marketing cũng sẽ quyết định hình thức thể hiện các nội dung của Brand story và theo đó những người làm kế hoạch sẽ lựa chọn các nền tảng hoặc kênh phù hợp để thực hiện.

Sau cùng, việc hiểu đúng và phân biệt được các khái niệm Marketing sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược cũng như các chiến thuật triển khai kế hoạch Marketing của mình hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thấu hiểu giá trị cốt lõi của Brand (sản phẩm/dịch vụ) và người tiêu dùng một cách sâu sắc mới là yếu tố quan trọng nhất trước khi bắt tay vào triển khai bất cứ hoạt động Marketing nào; vì suy đến cùng, mục tiêu của Marketing chính là chinh phục khách hàng.

Trên đây là những phân tích dựa trên kinh nghiệm và quan điểm mang tính cá nhân và có thể còn chưa chỉ ra được đầy đủ các điểm khác nhau giữa hai hình thức tiếp thị này. Xin hoan nghênh bất kỳ ý kiến đóng góp, mở rộng nào để giúp phân biệt hai khái niệm này một cách chính xác và đầy đủ hơn cũng như  tạo ra cơ hội trao đổi chuyên môn bổ ích cho những người làm nghề qua các comments bên dưới bài viết này.

Theo Brands Việt Nam

Content Marketing hiện đang là một phương pháp được các nhà làm Marketing Online cực kì chú trọng, đó là việc phát triển và lan truyền nội dung thông qua những phương tiện truyền thông (TVC, báo chí, mạng xã hội,…) nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng và xã hội. Số lượng khách hàng tiềm năng bị thu hút, hoặc tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người mua hàng là các chỉ số đánh giá sự tác động của Content Marketing. 

Một chiến lược content marketing tốt, có kế hoạch và có khả năng đạt hiệu quả cao cần được xây dựng dựa trên những điều điều cơ bản sau: 

+ Tích cực thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng 

+ Nâng cao nhận thức thương hiệu 

+ Tăng lưu lượng truy cập 

+ Xây dựng uy tín thương hiệu 

Cũng như mọi quy trình, phương pháp và chiến lược marketing khác, có một số quy tắc bạn buộc phải ghi nhớ để đảm bảo chiến lược được xây dựng hoàn hảo và không có sai sót đáng kể. 

Chiến lược về tư duy 

Nghe có vẻ nghiêm trọng và phức tạp, nhưng nếu xem chiến lược nội dung của bạn là một thứ gì đó được tạo thành từ những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất nếu tách các kế hoạch marketing nội dung thành hai loại – kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. 

tu duy chien luoc content marketing 
Tư duy chiến lược Content Marketing 

Những hoạt động như viết blog, hay thậm chí là tạo podcast đều được xem là một phần của kế hoạch ngắn hạn. Sẽ có bạn tỏ ra ngạc nhiên khi tôi xếp việc viết blog vào dạng “ngắn hạn”. Đó là vì blog post có rất nhiều loại, nếu một blog post chứa nội dung B2B, nó sẽ phát huy tác dụng thực sự khi thời cơ đến, nhưng với một blog post B2C, nó sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian. 

Trong khi đó, white paper, infographics và ebook được xem là một phần của kế hoạch dài hạn. Về ebook – nó có thể là nền tảng cho chiến lược marketing nội dung của bạn. Một ebook nếu được biên tập tốt có thể giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho khách hàng của bạn. Bạn có thể bán sách, hay cung cấp miễn phí, nhưng trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể lấy được thông tin liên lạc từ khách hàng như tên hoặc bất cứ thông tin nào bạn cần biết. Trong trường hợp này…khách hàng tương lai của bạn đã chuyển thành khách hàng tiềm năng. 

Khi lên chiến lược cho nội dung, bạn cần chú ý đến hai vấn đề, đó chính là Mục Đích của nội dung và Đánh Giá Thành Công của chiến lược. 

Nói đơn giản, lối tư duy về chiến lược sẽ giúp bạn tạo ra một quy trình mà trong đó bạn có thể đánh giá được các mục tiêu của Content marketing 

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu marketing 

Bạn cần biết đối tượng của mình là ai, và sau khi xác định xong, bạn cần phải liên hệ với họ. Điều này rất quan trọng vì nếu xác định sai đối tượng, chiến dịch marketing của bạn có thể sẽ thất bại. Vì thế, hãy xác định đúng đối tượng, không chỉ đơn thuần thu thập các số liệu nhân khẩu học của họ, bạn cần tìm hiểu sâu hơn nữa. Xác định lĩnh vực mà họ làm việc, vai trò của họ, trình độ chuyên môn về tên miền, mục tiêu, và các thử thách họ gặp phải. 

Điều cần thiết bạn cần làm là tập trung tìm hiểu ‘tính cách’ của đối tượng, vì nếu bạn biết được sở thích của họ là gì thì từ đó bạn sẽ chọn lọc phương pháp tiếp cận tốt nhất. Bạn sẽ xác định và tạo ra những nội dung có thể nhanh chóng kết nối với họ. Mọi người thường chỉ đọc những gì đề cập đúng mối quan tâm và sở thích của họ mà thôi. Bạn sẽ thành công nếu hiểu rõ đối tượng của mình. 

Tập trung vào phương tiện truyền thông 

Bạn sẽ truyền đạt nội dung cho các đối tượng của mình bằng cách nào? Hãy lựa chọn đúng phương tiện để truyền đạt! Loại nội dung sẽ quyết định loại phương tiện cần sử dụng, vì vậy nếu bạn định dùng blog post cho chiến lược nội dung, khi đó các trang blog chính là phương tiện truyền thông bạn cần sử dụng. Mặt khác, nếu đó là nội dung video thì các website như YouTube có thể trở thành kênh truyền tải thông tin rất hiệu quả. 

Khi xem xét phương tiện sử dụng để truyền đạt, cần đảm bảo lựa chọn của bạn phải phù hợp với mục tiêu của nội dung và khả năng tiếp cận phương tiện của đối tượng. Bạn không thể dùng phương tiện hội thảo trên web làm chiến lược quảng bá nội dung mà không hề bận tâm xem liệu người xem có hiểu hay có sử dụng những công cụ cần thiết để tham gia lớp học chuyên đề trực tuyến hay không. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi lựa chọn phương tiện truyền đạt. 

Đảm bảo nội dung có khả năng lan truyền 

Các nỗ lực “Content marketing” sẽ thành công nếu nội dung của bạn có thể sử dụng lại tương đối dễ dàng, tức là nó phải có khả năng lan truyền nhanh chóng. Đó là lí do vì sao tính lan tỏa của nội dung lại đóng vai trò quan trọng đến vậy. Khi sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem nó có thể được chia sẻ dễ dàng hay không; nội dung có đủ chất lượng để người xem chia sẻ hay không – đặc biệt là trên các mạng xã hội, và nó có đủ linh động để có thể được sử dụng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau hay không. 

Phải đảm bảo nội dung của bạn không bị giới hạn trong những tiêu chí mà bạn đã định ra. Nội dung phải được sáng tạo theo một phương pháp nào đó để có thể sử dụng và tái sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cũng như hiển thị dưới những định dạng khác nhau. 

viral marketing 
Viral Marketing 

Sử dụng nội dung như chất xúc tác 

Nếu chỉ xem nội dung là một phương tiện marketing, không xem nó là chất xúc tác để tạo thay đổi thì hiệu quả mang lại sẽ rất thấp. Cần phải đảm bảo nội dung của bạn không bị xem là một công cụ marketing. Các video, podcast, newsletter, infographics, tài liệu hướng dẫn tham khảo của chiến lược nội dung, tất thảy đều không nên là những phương tiện quảng bá – vì người xem luôn tự biết điều đó. 

Tuy nhiên, người xem luôn tạo cho bạn cơ hội, và bạn nhất thiết phải nắm thật chặt cơ hội đó. Đó là lí do tại sao nội dung và chiến lược marketing luôn phải hướng đến sự thay đổi. Chúng phải có khả năng thay đổi suy nghĩ của độc giả; phải đem lại lợi ích cho người xem bằng những cách có thể. 

Chiến lược marketing chỉ hoạt động hiệu quả khi nó không có vẻ gì là đang làm marketing. 

Theo dõi tính hiệu quả chiến lược content marketing 

Phần nội dung được phân phối trên phương tiện truyền thông đã được bạn chọn lựa cẩn thận có được tiếp cận người xem một cách hiệu quả không? Đây chính là câu hỏi mà bạn cần phải trả lời nhiều lần. Bạn cần đánh giá tính hiệu quả của nội dung, vì nếu không, làm sao bạn có thể xác định chiến lược nội dung của bạn thành công hay thất bại? 

Theo tôi, không nhất thiết bạn phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ đánh giá tiêu chí như HubSpot, Intense Debate, Google Analytics, và những thứ tương tự. Chúng là những hệ thống toàn diện có thể giúp bạn đếm số khách truy cập đã tiếp cận website, lượt xem trang, lưu lượng truy cập tự nhiên, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi của website và chất lượng của cấu trúc liên kết. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu phương pháp này. 

Thay đổi quan điểm – liên tục cải tiến chiến lược 

Một chiến lược content marketing hiệu quả phải có khả năng chăm sóc khách hàng tương lai liên tục, luôn khiến khách hàng mục tiêu cảm thấy thú vị. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn luôn làm mới vị thế, hình ảnh và mục đích của chiến lược trong những khoảng thời gian nào đó. Không được cho phép chiến lược dậm chân tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn sử dụng blog post, Newsletter, và White paper là những loại nội dung chủ đạo để thúc đẩy chiến lược marketing nội dung, bạn có thể tạo thay đổi bằng cách bổ sung các yếu tố lôi cuốn sự tham gia của khách hàng, như sử dụng thêm video, webinar, v.v. 

Bạn cũng cần cân nhắc lại các kênh truyền thông nội dung của mình. Nếu bạn chỉ đang sử dụng các kênh miễn phí, bạn có thể bắt đầu sử dụng các kênh có tính phí giàu tiềm năng. Bạn có thể sắp xếp và đánh giá lại các kênh phân phối để phù hợp với những kì vọng của những khách hàng luôn yêu thích sự mới mẻ. 

Không đốt tiền 

Thật khó để tạo ra những nội dung chất lượng khi kinh phí không cho phép, vì thế, đối với chuyện tiền bạc, qui tắc trọng yếu là “không đốt tiền”. Bạn sẽ có trong tay một chiến lược marketing nội dung đồng bộ và sinh lợi nhuận cao. Tất cả những gì bạn cần làm là cố tránh những sai lầm không đáng có. Với chiến lược marketing, bạn không thể nôn nóng và cứ thế mà tiến, mà phải lên kế hoạch từ đầu, sau đó từ từ mà tiến. Không ít các chiến lược đã thất bại nặng nề, chỉ vì thiếu kế hoạch. 

Một sai lầm khác là xác định sai mục đích cho nội dung và không nhìn vấn đề một cách tổng quát. Đôi khi, các nhà làm marketing thường đi sai đường vì họ muốn kết quả nhanh chóng, và không thực sự bận tâm đến việc cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu. Điều này khiến họ nhanh chóng thất bại và chúng ta không hề mong muốn chuyện đó, đúng không? 

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Nhưng nên nhớ, các quy tắc không mang tính cố định và có thể biến đổi để phù hợp với mục đích và mục tiêu của bạn. Bài viết này chỉ mang tính hướng dẫn nhằm giúp bạn xác định loại nội dung phù hợp để dễ dàng tiếp cận khách hàng, vì thế, hãy sử dụng và biến đổi chúng theo ý của bạn – nhưng không đánh mất mục tiêu cuối cùng. Chiến lược content marketing phải được thực thi dựa trên các mục tiêu, vì điều này sẽ đảm bảo sự thành công cho chiến dịch. 

Theo Netmoon

Đây là bài viết dành cho những ai đã, đang, sẽ khởi tạo nội dung trên mạng và muốn tăng traffic. Chất lượng nội dung rất quan trọng, nhưng cũng có những thủ thuật nhỏ giúp nội dung đó đến được với nhiều người hơn.

Content Marketing la gi

1. Đúng thời điểm

Hầu hết các blog thành công đều viết về các sự kiện nóng hổi. Mà không phải bất kì sự kiện nóng hổi nào, mà là các sự kiện thật sự nổi bật. Lí do họ làm vậy bởi họ biết mọi người sẽ tìm thông tin về nó, đồng nghĩa với việc cơ hội traffic sẽ lớn hơn rất nhiều?

Vậy làm cách nào để biết về các sự kiện nổi bật này? Google Trends. Công cụ này sẽ đưa một list các sự kiện nóng, và nếu blog của bạn viết về một trong các sự kiện này, sẽ dễ dàng hút traffic hơn.


2. Số lượng đôi lúc lại quan trọng hơn chất lượng?

Tuỳ theo mục tiêu, bạn có thể chú trọng vào số lượng hoặc chất lượng. Nếu mục tiêu của bạn là số lượng người truy cập, và bạn muốn con số đó lên tới 5, hoặc thậm chí 10 nghìn người, thì có lẽ số lượng phát huy hiệu quả tốt hơn.

Content Marketing

Điều này không phải do mạng xã hội đâu. Lại do Google đấy. Những trang sản xuất trên 4 nội dung 1 ngày thường sẽ nhận nhiều hơn 55% lượng traffic từ công cụ tìm kiếm.

Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn không viết những nội dung sai lệch hoặc không có í nghĩa gì. Sau đó, với số lượng bài viết, bạn có thể chọn từ 3-5 nội dung 1 ngày, nếu bạn thực sự muốn nội dung của mình được nhiều người đọc hơn. Có thể chia nhỏ một nội dung lớn, viết những nội dung đơn giản, không cần nhiều nghiên cứu, tìm kiếm như quotes hay cases studies.

3. Nhưng chất lượng tạo ra sự trung thành

Như đã nói ở trên, bạn có thể viết những nội dung vô cùng chất lượng, nhưng điều này không ảnh hưởng tới traffic. Có những trang có nội dung vô nghĩa nhưng post rất nhiều bài một ngày lại dễ tăng traffic hơn

Content Marketing 03


Vậy tại sao phải viết nội dung chất lượng? Nếu biết nhìn xa, bạn sẽ nhận ra vấn đề là, nếu quá nhiều nội dung và nội dung nào cũng kém chất lượng, công chúng mục tiêu sẽ vào xem 1 lần và chẳng bao giờ quay lại nữa. Ngược lại, những nội dung thật sự chất lượng và có ích với họ sẽ khiến họ quay lại và đọc những bài tiếp theo. Dần dần sẽ tạo được tiếng vang.

Việc này cũng giống kinh doanh nhà hàng vậy. Bạn muốn gây sự chú ý bằng đồ ăn ngon hay là những chiêu trò hút khách.

4. Độ ảnh hưởng của bạn ảnh hưởng đến nội dung bạn viết

Đa số những người viết blog nổi tiếng đều có mối quan hệ rất rộng. Tất nhiên là sau khi viết blog thì họ sẽ quen được nhiều người hơn, tuy vậy, từ trước khi bắt đầu quá trình khởi tạo nội dung, họ đều đã có sẵn những mối quan hệ trong tay.

Content Marketing 04



Tại sao điều này lại cần thiết? Có những người bạn, người có chỗ đứng chia sẻ hoặc comment vào nội dung của bạn, đương nhiên nội dung của bạn sẽ đi xa hơn cũng như có chỗ đứng hơn.

Vì thế, người khởi tạo nội dung không thể chỉ ngồi một chỗ cả ngày. Họ phải đi nhiều nơi, quen nhiều người; như thế vừa mở rộng được mối quan hệ vừa có thể học thêm rất nhiều điều từ cuộc sống.

5. Hãy luôn nghe theo số liệu, không phải là cảm tính

Luôn luôn có sẵn những công cụ để bạn nghiên cứu về lượng fan, số lượng tương tác, nội dung và thời gian mà công chúng mục tiêu yêu thích. Không có lí do gì để không sử dụng những thông tin này nhằm giúp tăng traffic.
Content Marketing 05
Thử nhiều khoảng thời gian khác nhau, viết nhiều nội dung khác nhau, thậm chí thử nhiều voice khác nhau (nếu voice hiện tại không phát huy hiệu quả tốt), chỉ có như thế mới biết được mình nên làm gì, và làm như thế nào.

6. Tiêu đề, tiêu đề, xem lại tiêu đề!

Nhiều copywriter nổi tiếng dành thời gian "mát-xa" tiêu đề nhiều y như thời gian họ dành để edit cả bài viết. Nếu tiêu đề không hay, công chúng mục tiêu sẽ không quan tâm tới nội dung bên trong. Đó chính là lí do để những người khởi tạo nội dung vô cùng cân nhắc về tiêu đề của mình.

Nên thuê những người có kinh nghiệm viết tiêu đề ngắn gọn, gây được sự chú ý. Điều quan trọng là họ phải viết tốt và thật sự sáng tạo. Bạn chẳng có thể dạy ai phải sáng tạo như thế nào, nên tốt hơn hết là thuê người đã có máu đó trong người.

7. Bạn không nhất thiết phải viết để nhận được thành quả

Một khi trang của bạn đã đạt được một độ lớn nhất định, bạn có thể tăng traffic bằng việc sử dụng bài viết từ nguồn khác. Có rất nhiều nội dung hay và hữu ích trên mạng chưa được nhiều người chú í tới. Đây là trường hợp đôi bên cùng có lợi (win-win situation), bạn giúp quảng bá nội dung đó, và ngược lại cũng có nội dung hay cho trang của mình.

Song song với đó, vẫn phải chú tâm khởi tạo những nội dung của riêng mình. Và khi đăng lại bài viết của ai thì phải ghi rõ nguồn kèm họ tên, vài lời giới thiệu, thể hiện sự tôn trọng của mình với tác giả bài viết.

8. Cố gắng mang nội dung đi mọi nơi có thể

Khó khăn nhất là khoảng thời gian mới khởi tạo blog, khi mà chẳng ai biết gì về bạn cả. Lúc ấy, bạn phải bằng mọi cách có thể đưa nội dung tới tay công chúng mục tiêu. Nhờ những người bạn, gửi email, chạy Facebook Ads, SEO vv.. hãy làm mọi điều có thể cho những đứa con của mình.

Nguồn: Mix Digital

Liệu chúng ta có đang quá tập trung vào từ content, mà quên đi phạm trù marketing quan trọng hơn đằng sau nó? Bài viết dựa trên ý kiến chủ quan của Stephen Downes nhưng cũng đáng làm cho các marketer phải suy nghĩ về định nghĩa marketing nội dung.

Stephen Downes – thành viên sáng lập hội Wellmark, hiện đang là hiệu trưởng của QBrand Consulting,và giảng viên cao học về marketing và quảng cáo đã xác định những sai lầm Marketer có thể gặp phải khi làm content marketing:Nói đến thuật ngữ marketing nội dung, chẳng có ai nghĩ đến việc tạo dựng, lựa chọn và phát triển newsletter, tạp chí, hay thông cáo báo chí cả.

Chúng ta cũng không coi marketing nội dung là việc phát triển và thuê một bên thứ 3 phát triển một chương trình hội nghị nghiên cứu phục vụ cho kế hoạch đưa ra một dòng thuốc mới, hay khi ngồi suốt đêm trong một khách sạn tại một hội nghị quốc tế để viết một newsletter nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng phòng khám trong một trung tâm đa chức năng thử nghiệm, và fax chúng tới những bác sĩ ở Úc trong ngày hôm sau. .

Và cũng chẳng ai nói “content marketing” là công việc của tôi khi tôi có một vài ý kiến nhỏ được đăng trên các tạp chí kinh doanh hay đang designthêm một cột “Ý kiếncủa giám đốc điều hành” trong newsletter cho khách hàng.Nhưng tất cả những điều trên đều là ví dụ của việc quản lý “truyền thông quan hệ chiến lược” để đạt được mục tiêu truyền thông -được định hướng bởi chiến lược marketing.

Tuy nhiên, đáng lo là, trong rất nhiều những điều tôi được đọc về content marketing, dường như mọi người thường đặt khái niệm “content” lên trước nhiều và chỉ một ít là về marketing. Tôi đã đọc được vô số blog post từ những “chuyên gia” nội dung với những bài báo như “10 ý tưởng hay cho nội dung” hay “tips cho nội dung”, mặc dù những bài viết này chủ yếu đua nhau về số lượng chứ không phải về chất lượng. Tệ hơn nữa khi một trong những bậc thầy mô tả marketing nội dung như một “chiến lược”, và cho rằng nó rất “tiết kiệm chi phí và dễ dàng”...mà thậm chí không kèm dẫn chứng chứng minh nào. Và các phương pháp marketing nội dung có giá trị dường như chỉ có thể được làm rõ qua những ví dụ về cách tạo content qua những case study thực sự, nơi mà chúng ta có thể kiểm nghiệm được hiệu quả marketing cũng như ROI.

Tôi đã từng nghiên cứu rất nhiều năm về rất nhiều lĩnh vực và nhận ra nên cẩn trọng thế nào khi thêm một thuật ngữ khác sau từ “marketing”. Marketing là marketing. Những từ ngữ sáng tạo, kênh truyền thông mới và các chuyên gia marketing đến và đi, nhưng nguyên tắc cơ bản của marketing là bất biến.”Marketing nội dung” không phải là một lĩnh vực marketing mới. Hiểu theo nghĩa phức tạp, nó là về một số công cụ truyền thông mới, hiểu theo nghĩa đơn giản, nó chỉ là tránh cầm đèn chạy trước ô tô, để cho mọi thứ theo đúng thứ tự hợp lí.

Bạn có đang nhầm tưởng về content marketing?

Và tôi thực sự rất không thích từ “nội dung”. Nó chỉ mang nghĩa của một không gian chứa thông tin hoặc chỉ là một chỗ trống để lấp đầy, cũng tương tự như một cô tiểu thuyết gia nói với nhà xuất bản rằng “Đây là cuốn tiểu thuyết 500 trang của tôi, bây giờ tôi chỉ cần điền chữ vào đó thôi”. Rộng hơn, những người làm việc với “nội dung” thường sẽ phải đối mặt với rủi ro rằng họ chỉ được coi như là những “nhà cung cấp nội dung”. Thuật ngữ “marketing nội dung” không hề chỉ ra người cung cấp nội dung có nguồn hiểu biết về chiến dịch marketing, hoặc kĩ năng viết và sáng tạo thương mại, và nó cũng không chỉ ra rằng nội dung đó phải tuân theo một mục đích chiến lược cụ thể.

Như tôi đã đề cập ở trên, nội dung trong marketing là một khái niệm đã có từ rất lâu, và không chỉ trong những lĩnh vực như marketing cho ngành thuốc. Trước khi web và Facebook trở nên phổ thông, các marketer trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tìm rất nhiều cách để mở rộng phạm vi khách hàng sử dụng những phiếu khuyến mãi họ nhận được sau khi mua hàng: Ví dụ mỗi thanh chocolate Ripple Cake được mua ở vùng ngoại thành đồng nghĩa với hai hộp bánh Arnott’s Choc Ripple đã được bán. Những người thu thập tem đã được động viên để tham gia câu lạc bộ Junior Philatelists và nhận được thông tin tem hằng quý. Đây là những ví dụ cổ điển về việc những gì ngày nay chúng ta vẫn gọi là “nội dung”, nhưng được dẫn dắt bởi một mục tiêu rõ ràng có thể đưa tới thành công thực sự.

Hãy nhớ rằng marketing là về giá trị. Nếu nội dung của bạn không giúp bạn tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng và từ đó làm giảm đi lợi thế cạnh tranh, thì liệu nó có giá trị không? Và nếu nội dung của bạn thực sự được khách hàng đánh giá cao, thì tại sao bạn lại không đưa nó đến so sánh với đối thủ và khách hàng của họ?

Hơn nữa, tạo lập và quảng bá các nội dung chất lượng có cái giá của nó, hay ít nhất là chi phí cơ hội thậm chí nếu bạn chỉ ngồi ở bàn làm việc và tự tạo nội dung.

Mọi người tham gia vào quá trình lên kế hoạch, thiết kế, phát triển và quảng bá nội dung phải biết tại sao mỗi phần nhỏ trong nội dung đó lại được tạo nên, và chúng góp phần gì phục vụ cho mục tiêu chiến lược. Cụ thể hơn, nội dung ảnh hưởng đến khách hàng nào và hành vi nào của họ, và bằng cách nào? Và, trong một thế giới đầy những nội dung, tại sao khách hàng lại chú ý đến bạn?

Chỉ bởi vì chúng ta có sân chơi mới là social media không có nghĩa là marketer hay “những kiến trúc sư tạo nội dung” hay bất cứ điều gì chúng ta được gọi trong thời điểm này có thể chối từ đi những nguyên lí cơ bản của marketing và truyền thông tiếp thị.

Theo wellmark.com.au

Khi làm SEO website có lẽ bạn đã nghe quá nhiều những câu nói như “ Content is the King” nội dung là vua, nên tập trung vào tạo ra nội dung chất lượng. ..”

Nhưng vấn đề là làm thế nào để tạo nội dung website chất lượng? tiêu chuẩn nào để đánh giá một page có nội dung chất lượng?

Để trả lời cho vấn đề này tôi nghĩ câu trả lời từ chính một công cụ tìm kiếm nào đó sẽ có trọng lượng hơn. Và ở bài viết này những thông tin từ Bing công cụ tìm kiếm của Microsoft hi vọng sẽ có giá trị cho bạn.


Nội dung chất lượng – Ai công nhận?

Có 2 thước đo chính để đánh giá nội dung chất lượng.

Đầu tiên là người dùng. Liệu họ có cảm thấy nội dung bạn viết ra có chất lượng cao hay không? Họ có tương tác với nội dung hay không?

Nếu câu trả lời của bạn đơn giản là: “ Có, họ vẫn đến website của tôi, và tôi vẫn nhận được nhiều visitor” hãy cẩn thận bởi những dấu hiệu an toàn đó không có nghĩa là mọi việc đều ổn như bạn nghĩ.

Hãy thử nghĩ xem nếu một visitor ở lại website bạn chỉ một vài giây liệu họ có thực sự tiêu hóa hết nội dung bạn có trong một khoảng thời gian ngắn như vậy hay không?

Chất lượng là do sự đánh giá của visitor và thời gian ở lại trên web ngắn có thể chỉ ra rằng nội dung không nắm bắt được sự quan tâm của visitor. Nội dung có điều gì đó không lôi kéo được sự chú ý của họ.

Thứ 2 là search engine. Những cỗ máy thu thập dữ liệu ( crawlers) từ search engine đóng vai trò như visitor nhưng trong hầu hết trường hợp thì chúng có thể tiêu hóa hết nội dung mà chúng tìm thấy. Từ đó đưa ra vài dấu hiệu đánh giá về chất lượng nội dung của bạn.

Nếu bạn đã hoàn tất mọi thứ trên một trang và chờ để được index nhưng vẫn không thấy search engine đả động tới những trang này đó có thể là dấu hiệu cho thấy những trang này có nội dung chất lượng thấp.
Chất lượng của page đề cập ở đây không nhất thiết phải là về mặt thẩm mỹ cũng như cảm nhận. Page có thể trông rất đẹp và có đủ các loại hình tương tác nhưng nội dung của nó lại không tạo ra được sự khác biệt để lôi kéo người dùng.

Điều này có thể xảy ra với những website sử dụng nội dung lại từ những nguồn khác. Website ecommerce là ví dụ điển hình do việc sử dụng mô tả sản phẩm từ nhà sản xuất tràn lan trên internet. Về cơ bản nội dung kiểu này thiếu đi tính duy nhất, một dấu hiệu của nội dung chất lượng thấp.

Như vậy cả visitor tới website và search engine có thể đưa ra những phản hồi về thế nào là nội dung chất lượng.

nguoi-dung-va-search-engine-thich-noi-dung-chat-luong

Cả người dùng và Search Engine đều thích nội dung chất lượng

Đây là một vài trọng điểm khác bạn cần tránh khi tạo ra nội dung:

Nội dung trùng lặp: Đừng sử dụng những bài viết hoặc nội dung đã xuất hiện ở một nơi khác. Hãy viết nội dung duy nhất của chính bạn.

Nội dung mỏng: Đừng tạo ra những trang chỉ với một vài nội dung liên quan thưa thớt. Hãy viết sâu hơn nữa khi tạo nội dung, nghĩ về “uy tín” khi tạo trang của bạn. hãy đòi hỏi chính mình tạo ra những bài viết sẽ được xem xét là uy tín trong tất cả các bài viết về cùng chủ đề đó.

Tránh việc toàn chữ hoặc toàn hình: Hãy tạo ra sự cân bằng trong bài viết . Hình ảnh sẽ giúp minh họa rõ nghĩa cho nội dung hoặc sử dụng text để diễn đạt cho hình ảnh. Hãy nhớ chữ nằm bên trong hình sẽ không thể đọc được bởi crawler.

Không thể chia sẻ: Đừng tự khép kín nội dung của mình, hãy tạo ra cách để người đọc có thể dễ dàng chia sẻ lên mạng xã hội.

Không kiểm tra kỹ trước khi xuất bản: Khi hòan thành việc viết nội dung, hãy dành thời gian kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp và sự trôi chảy. Liệu bạn có cảm thấy vấp váp khi một từ bị lặp lại quá nhiều? Hãy bỏ bớt chúng đi, viết lại và thay thế bởi những từ khác.

Tránh video quá dài: Nếu bạn sản xuất nội dung trên video hãy làm cho nó dễ tiêu hóa. Một video ngắn 3-4 phút vẫn có thể truyển tải đủ nội dung hữu ích mà bạn làm cho nó dài tới 20 phút là quá kinh khủng. Không chỉ làm tăng thời gian download mà còn dẫn tới visitor không hài lòng vì phải chờ quá lâu để load. Hơn nữa nếu bạn có làm transcription cho video hãy cố gắng ngắn gọn đừng quá dài dòng.

Tạo những page nội dung quá dài: Nếu nội dung bạn dài hãy tách nó làm 2 trang. Người đọc cần điểm ngắt để có thể tiêu hóa hết nội dung vì thế hãy chú ý tạo sự cân bằng ở đây. Hãy đảm bảo giải pháp phân trang phù hợp tránh trùng lặp nội dung.

Tạo nội dung chỉ vì mục đích cho có nội dung: Nếu bạn đang hướng tới bài viết chuẩn SEO hãy đảm bảo nó giá trị. Đừng chỉ thêm chữ vào để tạo ra những trang dài lê thê vô giá trị. Hãy đảm bảo có chữ, hình ảnh, video tất cả liên quan với nhau.

Như vậy làm thế nào để tạo ra nội dung chất lượng?

Hãy bắt đầu với sự tập trung. Một kế hoặch chi tiết. Nếu bạn tập trung vào việc đảm bảo mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất cho visitor thì bạn sẽ cố gắng để lấp đầy những khoảng trống cho họ khi đến với website. Bạn sẽ đáp ứng câu trả lời của visitor về những chủ đề mà họ đang tìm kiếm.
viết nội dung chất lượng như thế nào

Nội dung phải mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất

Lấy ví dụ về nội dung làm SEO cho website thương mại điện tử. Giả sử bạn đang bán một máy khoan không dây. Tất cả những gì bạn có chỉ là những mô tả chung từ nhà cung cấp. Bạn phải làm gì?
Đầu tiên là làm vài nghiên cứu để hiểu giá trị liên quan mà nội dung có thể mang lại cho bạn. Nếu mức lợi nhuận hợp lý thì đáng để tối ưu. Về cơ bản giá trị bạn đạt được là những chuyển đổi bạn có được khi đầu tư vào nội dung. Đó là những gì bạn nên cố gắng để hiểu.

Hãy bắt đầu từ những thông tin cơ bản mà nhà cung cấp đã cho nhưng hãy mở rộng nó ra. Đi vào mô tả chi tiết sản phẩm. đừng chỉ nói trọng lượng với những con số khô khan mà hãy liên hệ nó với những thứ độc giả có thể hình dung.

Nói với tôi nó nặng 1kg7 không có ý nghĩa nhiều với tôi. Nói với tôi nó nặng tương đương với thứ gì đó như cái búa quen thuộc chẳng hạn sẽ dễ dàng hình dung hơn.

Mô tả chi tiết những gì người mua sẽ nhận được. Giải thích chế độ bảo hành. Giải thích chi tiết từng bộ phận với nhiều hình ảnh. Thậm chí bạn có thể chỉ ra công dụng của khoan được sử dụng để khoan trên những chất liệu khác nhau. Một video ngắn sẽ làm người dùng dễ hiểu nó được sử dụng như thế nào cho phù hợp với mục đích của họ.

Trong ví dụ trang ecommerce trên, vấn đề lớn nhất bạn đối mặt là qui mô sản phẩm (bởi vì site ecommerce rất nhiều sản phẩm). Hãy xem xét những số liệu để xác định những trang nào để đầu tư thời gian. Không phải mọi dự án và mọi trang đều đáng giá mà lao đầu vào làm. Nhắm mục tiêu những trang chuyển đổi tốt nhất mà bạn nhận được kết quả tốt nhất để đầu tư.

Chỉ cho chúng tôi biết nội dung của bạn

Cho dù bạn gọi nó là rich snippets hay những cái tên nào đó thích hợp hơn, thì hành động đánh dấu nội dung để chỉ cho Search engine biết chi tiết hơn về nội dung là một sự đầu tư khôn ngoan. Bằng cách tuân theo những hưỡng dẫn tại Schema.org bạn có thể chèn những thẻ meta xung quanh nội dung của bạn.

Visitor không nhìn thấy nhưng search engine sẽ thấy, cho phép chúng tôi hiểu nội dung của bạn và sử dụng chúng duy nhất để tạo ra nhiều trải nghiệm tìm kiếm hơn. Hãy dành thời gian tìm hiểu về vấn đề này để xem bạn có thể tận dụng nội dung giá trị bạn đang tạo theo cách mới hay không.

Kết luận.

Hãy nắm lấy cách tiếp cận sâu hơn này để viết nội dung web, trang mà visitor bắt gặp sẽ được xem như một trang uy tín về chủ đề đó. Mục tiêu bạn cần tập trung là làm sao khi một visitor đến với trang của bạn, nội dung sẽ trả lời được tất cả những gì họ cần. Khuyến khích họ thực hiện hành động tiếp theo để ở lại với bạn. Nếu nội dung của bạn không lôi kéo họ ở lại họ sẽ bỏ đi.

Search engine có thể biết đuợc điều này bằng cách xem dwell time ( thời gian ở lại). dwell time là khoảng thời gian khi một user click một link từ trang kết quả tìm kiếm cho tới khi họ quay trở lại từ website của bạn.
Một phút hay 2 phút là khoảng thời gian hợp lý để có thể dễ dàng xác định visitor đã tiêu thụ hết nội dung trên trang. Ít hơn 1-2 giây có thể xem là một kế quả xấu. Và đó không chỉ là yếu tố chúng tôi đánh giá khi xác định chất lượng, nó là dấu hiệu để chúng tôi xem xét xếp hạng.

Nếu bạn sản xuất nội dung chất lượng, cả visitor và search engine đều thích. Visitor tới website chia sẻ những gì họ đã tìm thấy ở đây, tăng giá trị cho bạn và chỉ cho search engine biết website bạn có giá trị. Search engine có thể thấy được các liên kết đang được xây dựng, sự tương tác xảy ra khi bạn xếp hạng trong kết quả tìm và những hành động người dùng thực hiện khi họ click và kết quả của bạn

Viết nội dung chất lượng và tương lai của bạn được đảm bảo. Tạo nội dung web giá trị thấp bạn đã định trước kết thúc cho mình trong hàng triệu kết quả tìm kiếm giá trị thấp mà không bao giờ nhìn thấy bất kì traffic nào.

Nguồn: Taka.com.vn

Năm 2013, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của content marketing trong chiến dịch marketing của các công ty và thương hiệu trên toàn thế giới. Vậy trong năm 2014 này, những xu hướng content marketing nào sẽ tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế? Các công ty và thương hiệu cần đặc biệt chú ý đến những xu hướng nào nhằm xây dựng cho mình một chiến dịch content marketing hoàn chỉnh và hiệu quả? Hãy điểm qua 50 dự đoán cho các xu hướng content marketing trong năm 2014 từ Content Marketing Institue.

1.    2014 sẽ là năm của  âm thanh, hình ảnh và video với thời lượng ngắn… những hình thức nội dung ngắn gọn này sẽ được truyền tải rộng rãi và nâng cao tính gắn kết với người xem thông qua những đoạn hình ảnh động dưới dạng gifs hay các video trên Vine và Instagram một cách hiệu quả hơn các đoạn video có thời lượng dài.  Các agency quảng cáo và truyền thông sẽ phải cạnh tranh xem ai có thể kể những câu chuyện ngắn nhất nhưng lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

JULIE FLEISCHER
Giám Đốc, Quan Hệ Khách Hàng và Truyền Thông tại KRAFT FOODS

2.    Các công ty sẽ ngày càng chú trọng hơn trong việc tạo ra các chiến lược content, đầu tư kinh phí để sở hữu các nội dung hấp dẫn và có ích. Và 2014 sẽ là năm mà các công ty bắt đầu chính thức lập nên những phòng ban nội bộ để quản lý chiến lược Content marketing.

ROBERT ROSE
Giám Đốc Chiến Lược, CONTENT MARKETING INSTITUTE

3.    Các thương hiệu cần làm nhiều hơn là quảng bá sản phẩm của mình để chiếm ưu thế khi cạnh tranh với nhau. Hy vọng rằng, những công ty khôn ngoan sẽ bắt đầu nhìn nhận content như một động cơ để mở rộng câu chuyện thương hiệu hơn là quảng cáo. Những content thể hiện đặc tính riêng biệt của thương hiệu sẽ được chú trọng. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến những công cụ mới (ví dụ như ứng dụng Buffer) để tự động hóa và sản xuất nội dung rộng rãi.

MITCH JOEL
Giám Đốc tại TWIST IMAGE

4.    Thành công của một doanh nghiệp càng lớn thì số lượng nội dung update cần vừa phải và chất lượng, đây là phương châm mà tôi mong muốn những người phụ trách marketing nội dung sẽ phát huy trong năm 2014. Ngày càng nhiều công ty tiếp cận khách hàng một cách có chiến lược hơn nhằm tăng doanh số và tăng chất lượng khách hàng tiềm năng, chúng ta sẽ thấy các brand marketers tạo nên nội dung liên quan đến thương hiệu để thiết lập mối quan hệ vững chắc với khách hàng trung thành thông qua việc đăng ký nhận thông tin từ brands. Đây là những đối tượng khách hàng luôn đòi hỏi những nội dung có chất lượng, được cung cấp đều đặn và chia sẻ rộng rãi.

ANDREW DAVIS
Tác Giả của Brandscaping; Diễn Giả Marketing

5.    Vào năm 2014, nhiều thương hiệu sẽ bắt đầu hợp tác với các publisher nhiều hơn là chỉ mua quảng cáo đơn thuần. Tôi không nói về những hình thức quảng cáo tự nhiên (native ads) mà người tiêu dùng có xu hướng lờ đi, ở đây tôi muốn đề cập đến khía cạnh liên kết phát triển nội dung thật sự mà qua đó thương hiệu và publisher sẽ hợp tác để cùng tạo ra nội dung cho website, mạng xã hội của thương hiệu và các publisher (bao gồm cả paid, owned và earned media)

MICHAEL BRENNER
Phó Giám Đốc Chiến Lược Marketing và Content tại SAP

6.    Content sẽ trở thành đơn vị tiền tệ của xu hướng bán hàng chuyên nghiệp hiện đại trong năm tới. Nhân viên bán hàng sẽ sử dụng nội dung như một phần của quá trình người mua tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ (57% quá trình mua hàng được thực hiện trước giai đoạn xúc tiến bán hàng). Người bán hàng chuyên nghiệp trong thời hiện đại là một người am hiểu nội dung cũng như là người truyền đạt thông tin và làm nổi bật cá tính thương hiệu.

JILL ROWLEY
Phụ Trách Social Media tại ORACLE

7.    Thương hiệu bắt đầu nhận ra việc hiển thị (nội dung) hoặc những gì mà khách hàng xem cũng là một mặt hàng. Tất cả mọi người đang cùng đội một chiếc mũ tiếp thị nội dung. Thương hiệu đặt cược gấp đôi vào việc truyền đạt ý tưởng từ những thứ lôi cuốn chứ không phải từ việc áp đặt tư tưởng từ một người lãnh đạo nhất định. Nội dung càng nhiều sẽ tạo ra dư âm càng lớn:  không những giúp giữ  giá thành của sản phẩm dài hơi, mà còn để lại những kết quả lâu hơn.

FRANK STRONG
Giám Đốc Truyền Thông tại LEXISNEXIS

8.    Khi thị trường tiêu dùng ngày càng phát triển, công nghệ kỹ thuật tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu của mình, đây cũng là thời điểm các chiến lược content marketing sẽ kết hợp với công nghệ nhằm bảo đảm kết quả được tạo nên có thể đo lường được.

CRAIG HODGES
CEO tại KING CONTENT

9.    Số lượng content cần thiết để để thu hút sự chú ý của người dùng sẽ tăng vọt lên, vì thương hiệu nào tạo ra nhiều nội dung thì sẽ thúc đẩy thương hiệu khác tạo ra nhiều nội dung hơn nữa. Do vậy, các dạng nội dung ngắn, thân thiện với mobile sẽ là chiến lược cực kỳ được ưa thích trong thời gian đến; với sự hỗ trợ của Instagram, Vine, SnapChat và những ứng dụng dẫn đầu khác trong ngành. Trong nỗ lực để biên tập khối lượng nội dung dồi dào trên, chúng ta sẽ chứng kiến việc các thương hiệu sẽ cố gắng đẩy mạnh các hoạt động marketing theo thời gian thực (real-time marketing), tuy nhiên phần lớn trong số họ sẽ cảm thấy vô cùng sai lầm và khờ khạo khi làm vậy.

JAY BAER
Giám Đốc tại CONVINCE & CONVERT

ppc-content-marketing

10.    Marketing theo thời gian thực (real-time marketing) sẽ trở thành mục tiêu mới của các công ty trong quá trình tham gia vào công cuộc đối thoại với khách hàng, thay vì chỉ gửi content đến khách hàng theo lịch trình được xếp trước của riêng từng công ty.

MIKE WEIR
Giám Đốc Phát Triển Nhóm Công Nghệ Toàn Cầu tại  LINKEDIN

11.    Có một xu hướng rõ ràng trong việc tiếp nhận nội dung đơn giản. Não bộ của con người không phải lúc nào cũng có thể tiếp thu được quá nhiều nội dung trong một thời lượng ngắn, tuy nhiên nếu nội dung được chia nhỏ ra thì chúng ta có khả năng thu nạp hiệu quả hơn. Điều này lý giải cho sự ra đời của Vine (chia sẻ video ngắn 6s), Infographic và thậm chí là Pinterest, những hình thức chia sẻ nội dụng đơn giản, thu hút sự chú ý về mặt thị giác một cách dễ đàng mà không cần phải trải qua quá nhiều quá trình.

MARK W. SCHAEFER
Giám Đốc Điều Hành Tại SCHAEFER MARKETING SOLUTIONS

12.    Tôi dự đoán rằng nhu cầu dịch nội dung sẽ gia tăng và có thể tăng theo cấp số mũ vào năm 2014. Ngày càng nhiều khách hàng đang dịch những nội dung mà họ đọc mỗi ngày. Thật khó mà chấp nhận được khi chúng ta tiếp cận thị trường quốc tế chỉ với một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh.

VAL SWISHER
Founder & CEO tại CONTENT RULES,INC.

13.   “Miếng bánh” thị phần trong ổ bánh content marketing sẽ phát triển trong 2014. Khi các thương hiệu bắt đầu tạo ra những nội dung dồi dào, việc chọn lựa nội dung sẽ chuyển dần từ nội dung “tốt nhất” sang sự phân phối thông minh nhất và hàng loạt giải pháp được thiết kế để tăng cường khả năng tiếp cận nội dung từ đại chúng.

JOE CHERNOV
Phó Chủ Tịch tại CONTENT HUBSPOT

14.    Những thương hiệu nỗ lực hoàn thiện chiến dịch content marketing của mình bằng cách chuyển dịch từ việc gia tăng số lượng sang cải thiện chất lượng của nội dụng sẽ tiến xa hơn nữa qua việc cung cấp những câu trả lời hữu ích cho khách hàng trong năm 2014.  Ngày càng nhiều thương hiệu công bố và quảng bá trên nhiều kênh tương tác khác nhau để trập trung vào trải nghiệm của khách hàng nhằm thu hút, gắn kết và thay đổi hành vi tiêu dùng của họ.

LEE ODDEN
CEO tại TOPRANKMARKETING.COM

15.    Các content marketers sẽ nhận ra rằng để tạo nên một chiến dịch content marketing thành công, việc chỉ xuất bản nội dung không thôi là chưa đủ.

ARDATH  ALBEE
Chiến Lược Viên B2B Marketing tại MARKETING INTERACTIONS, INC.

16.    Trong năm 2013, các công ty bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc sản xuất content. Vào năm 2014, các công ty sẽ cân nhắc kỹ hơn nữa trong việc xây dựng đội ngũ của riêng của mình. Cơ cấu và tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực “Content marketing” sẽ là một chủ đề rất lớn trong năm nay.

JESSE NOYES
Giám Đốc tại CONTENT MARKETING KAPOST

17.    Các marketers nội dung sẽ ngày càng trở nên nhuần nhuyễn hơn trong quá trình tự động hóa và phân tích các hoạt động marketing, tối đa hóa hiệu suất và kết nối nội dung của chiến dịch content với kết quả kinh doanh.

PAUL ROETZER
CEO tại PR 20/20

Content-Marketing-Explosion_Content-Marketeer-Link-Roundup-2.10.122

18.    Năm ngoái, tôi dự đoán các thương hiệu sẽ nghiêm túc về việc lập kế hoạch content marketing. Nhưng họ vẫn chưa làm đủ và tôi hi vọng là mình đã không dự đoán sai.  Trong năm 2014, tôi cho rằng sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc của quá trình tự động hóa trong marketing, cùng với các phương thức để đo lường hiệu quả mà content marketing mang lại.

WILL DAVIS
Giám Đốc Marketing – Technology tại RIGHT SOURCE MARKETING

19.    Chúng tôi dự đoán các marketers thương hiệu sẽ sử dụng video và các dạng truyền thông đa phương tiện khác để  tạo gắn kết sâu sắc với  khách hàng của mình. Truyền thông xã hội và  các dạng tin nhắn ngắn trên mobile sẽ không chỉ sử dụng để lan tỏa thông điệp của thương hiệu mà hơn hết là để thúc đẩy  sự gắn kết với nội dung dạng video và các dạng content phong phú khác.

BARRY HARRIGAN
Chủ Tịch của PURE INCUBATION

20.    Marketer sẽ trở nên khôn ngoan hơn trong việc tạo ra một nội dung hoàn chỉnh và sau đó chuyển tải nội dung này thật ngắn gọn, qua vô số hình thức dễ tiếp thu khác nhau. Quá trình chuẩn bị, thông tin nghiên cứu nhằm tạo ra 16 trang viết dày đặc thông tin hữu ích sẽ được biên tập và chuyển đổi dưới dạng video ngắn, inforgraphic, blog post, thông tin cập nhật trên Linkedln, những trích dẫn liên quan đến quá trình thực hiện, các khảo sát, thông tin sơ bộ của các cuộc khảo sát…

Theo Blog Time Universal

Nhiều bạn muốn tạo cho mình một website riêng nhưng khi ai đó hỏi đến vấn đề này thì lại trả lời " Tôi cần một chủ đề trước khi bắt tay vào làm, thật khó để tìm ra". Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin và mọi người đều dùng internet để tìm kiếm thông tin nghiên cứu. Vấn đề cần thiết bây giờ là phải viết một chủ đề mà bạn quan tâm, bạn am hiểu, và người khác muốn biết về nó. Sau đây là 3 bước lên kế hoạch để tìm kiếm một chủ đề hoàn hảo và định hướng cho website của bạn.

Điều gì khiến bạn thức dậy vào buổi sáng?
3 bước để xác định hướng đi nội dung cho website mới
Để tìm kiếm một chủ đề bạn phải có cái nhìn bao quát và thấy được nơi nào cần bắt đầu. Để có thể giữ vững được website bạn cần phải sáng tạo nội dung thường xuyên về một chủ đề nào đó, bạn không muốn đi lạc chủ đề hay chủ đề của bạn sẽ trở nên nhàm chán một cách nhanh chóng đâu, nên hãy có một dự định lâu dài, bạn phải nghĩ về một chủ đề mà bạn có nhiều kinh nghiệm, khiến thức và niềm đam mê về nó.

Hãy nhìn vào khoảng thời gian mà bạn có trong ngày, bạn làm gì lúc rảnh rỗi? Bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và làm thế nào để khám phá những thứ mà bạn đam mê và quan tâm? Những câu hỏi sau bạn nên suy nghĩ:

Bạn là ai?
Điều gì khiến các bạn thức dậy vào buổi sáng?
Bạn làm nghề gì?
Bạn thích làm gì?
Thói quen của các bạn là gì
Các bạn đam mê điều gì?
Ước mơ của các bạn là gì?
....

Hãy xác định rõ bạn đang đi theo hướng nào và đam mê của bạn là gì , sau đó hãy đặt ra cho mình những câu hỏi xung quanh một vấn đề như: ai? cái gì? ở đâu? làm gì? khi nào? tại sao? làm cách nào?... từ đó tìm ra câu trả lời và cách kết hợp chúng để viết một chủ đề hoàn hảo.

Xác định kỹ năng, độ tin cậy và kinh nghiệm của bạn.

3 bước để xác định hướng đi nội dung cho website mới

Chỉ cần có niềm đam mê nó sẽ dẫn các bạn đến một cái kết có hậu. nhưng như thế chưa đủ, một điều các bạn cần phải nhìn lại kiến thức của mình và tập trung và một chủ đề độc nhất. Nói độc nhất thì có vẻ hơi khó và quá đáng nhưng cơ bản là vấn đề các bạn viết phải khác biệt so với đối thủ khác, để người đọc có thể tìm thấy sự đặc biệt trong cách viết của bạn, tạo nên một lý do để mọi người nên đọc những gì bạn vết mà không đọc của người khác.

Tìm kiếm những chủ đề độc nhất tức là các bạn hãy nhìn vào điểm mạnh của mình, những thứ bạn làm tốt hơn người khác. VẤn đề kinh nghiệm và độ tin cậy được xác định ở đây. có thể bạn có đam mê một vấn đề nhưng lại không giỏi về nó thì bạn sẽ không gây được sự chú ý của độc giả đâu.

Đôi lúc bạn sẽ nhận ra có nhiều chuyện người khác giải quyết một cách chật vật, nhưng chỉ một loáng bạn đã làm xong rồi. Những kỹ năng bạn có trong vấn đề đó sẽ tạo nên sự khác biệt của bạn với những người khác. Hãy viết ra những kỹ năng đó. Sau đây hãy trả lời một số câu hỏi mở rộng để xác định độ tin cậy và kinh nghiệm của bạn.


Bạn biết nhiều về điều gì?
Biệt tài của bạn là gi?
Bạn có kỹ năng và khả năng làm những gì?
Bạn biết cái gì khó vượt qua nhất không?
Bạn có biết thứ gì vừa quý hiếm vừa có giá trị không?
Bạn có kinh nghiệm vè vấn đề gì?
Chủ đề nào bạn thấy mình làm tốt hơn người khác?
...

Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi để thấy được mình đang ở đâu trong bản đồ kinh nghiệm về vấn đề bạn đang theo đuổi, kiến thức là vô tận nên các bạn phải nâng cao và không ngừng học hỏi, biết được mình đang ở đâu để có được hướng đi đúng cho đam mê của mình.

Tìm kiếm và xác định độc giả

3 bước để xác định hướng đi nội dung cho website mới

Một website thành công không phải được xây dựng trên đam mê và ý tưởng đơn độc. Việc có một chủ đề hoàn hảo theo cách nghĩ của bạn nhưng không chắc nó sẽ có độc giả. Để tìm ra một chủ đề hoàn hảo các bạn cũng phải xem xét thực tại trên thị trường các bạn đang nhắm đến, mức độ phổ biến của chủ đề đang viết và nhu cầu cần đến chủ đề của bạn.

Nói cách khác chủ đề của bạn nên viết về những gì bạn đam mê, bạn am hiểu, quan tâm về nó và bạn cần phải tìm ra những ai quan tâm và muốn có chủ đề đó.

Giờ hãy bắt đầu với website của bạn
Để tổng hợp lại những gì đã nói ở trên, các bạn có ba bước để tạo nên một chủ đề và hướng đi hoàn hảo:

Niềm đam mê: chủ để bạn thực sự yêu thích và quan tâm về chúng
Khả năng của bạn: chủ đề bạn thực sự giỏi và am hiểu về nó
Thị trường hiện tại: chủ đề đang được quan tâm và thu hút

Chúc các bạn sớm xác định hướng đi cho mình và thành công!

Nguồn: Thế Giới Seo

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.