Articles by "Digital-marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Digital-marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Google đang thay đổi một loạt chính sách để ngăn chặn các cú nhấp chuột tình cờ vào nội dung quảng cáo di động.

Google hiện đang cố gắng nâng cao giá trị của quảng cáo trên điện thoại di động bằng cách loại bỏ việc "nhấp chuột tình cờ" của người dùng lên các quảng cáo. Lí do được Google đưa ra là một số nghiên cứu gần đây cho thấy 50% trường hợp nhấp vào quảng cáo là do tình cờ hay do tưởng nhầm.
Điều này sẽ dẫn đến các nhà quảng cáo phải chi trả nhiều hơn cho các đối tác như Google, Facebook để quảng bá sản phẩm của mình nhưng người dùng lại chưa thực sự quan tâm đến việc mua những gì mà các công ty đó bán.
Quảng cáo di động đang là "mỏ vàng" với những nhà cung cấp dịch vụ như Google.

Vì vậy, Google đang tiến hành một số thay đổi để ngăn chặn những cú "click" quảng cáo do vô tình. Một trong số những cách đó là ngăn chặn cách nhấp chuột diễn ra ở phần ranh giới của hình ảnh quảng cáo. Người dùng nếu quan tâm có thể khai thác thêm thông tin bằng cách nhấp vào phần trung tâm của hình ảnh quảng cáo.
Google cũng ngăn chặn trình trạng nút "cài đặt quảng cáo" nằm cạnh icon của ứng dụng vì đây là những chương trình quảng cáo mà chỉ cần một cú nhấp chuột của người dùng thì nó đã được cài đặt lên thiết bị của họ. Ngoài ra, Google cũng ngăn chặn hiện tượng khi người dùng thoát ra khỏi một quảng cáo lại vô tình nhấp vào nút tải về một ứng dụng không cần thiết cho thiết bị của họ.
Google ngăn chặn việc click quảng cáo thành công tại vùng ranh giới của hình ảnh quảng cáo.
Google ngăn chặn việc click quảng cáo thành công tại vùng ranh giới của hình ảnh quảng cáo.

Và sự cải thiện cuối cùng của Google là thêm thời gian một quảng cáo được hiển thị trước khi người dùng có thể tắt chúng. Điều này sẽ giúp cho người dùng có cơ hội đọc lướt qua nội dung quảng cáo và quyết định xem nội dung đó có cần thiết cho mình hay không để "click" vào hay tắt chúng đi. Song song đó, việc ngăn chặn các quảng cáo có thể "click ngay lập tức" cũng tiết kiệm các chi phí cho các công ty vì không phải chi tiền cho hành vi vô tình bấm vào quảng cáo nhưng không quan tâm đến sản phẩm của họ.
Người dùng sẽ không phải đối mặt với nguy cơ tải về nhấm các ứng dụng không mong muốn khi cài đặt hay thoát một ứng dụng khác.
Người dùng sẽ không phải đối mặt với nguy cơ tải về nhấm các ứng dụng không mong muốn khi cài đặt hay thoát một ứng dụng khác.

Theo Google, những cải thiện của họ đã tăng tỷ lệ nhấp quảng cáo có mục đích lên 15%. Việc loại bỏ các cú "click" quảng cáo do tình cờ còn giúp nhà quảng cáo tiếp cận được với nhiều khách hàng có tiềm năng hơn. Khi công ty có kết quả tốt hơn nhờ quảng cáo di động, họ sẽ quay lại và dành nhiều ngân sách hơn cho nhà cung cấp dịch vụ, đây là điều mà Google mong muốn.
Theo GenK

YouTube đã qua mốc 10 tuổi và trở thành biểu tượng mà gần như bất kỳ ai trên thế giới cũng biết tới nhưng thật sự, mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất thế giới này vẫn đang khiến Google phải đau đầu với bài toán: Nuôi mãi mà không lớn.

Ít ai biết rằng dù nắm giữ vị thế số 1 trong thế giới chia sẻ video nhưng YouTube vẫn chưa thể mang lại một đồng lãi nào cho công ty mẹ Google. Đáng ngại hơn, tình cảnh này rất có thể sẽ còn kéo dài trong tương lai.
YouTube: Những con số đáng tự hào
Đã từ lâu, cộng đồng cư dân mạng đã lựa chọn ra những "nhà vô địch" cho thế giới web: nhắc đến tìm kiếm là nhắc tới Google, nhắc tới thương mại điện tử là nhắc tới Amazon, nhắc tới bản đồ là nhắc tới Google Maps... Và dĩ nhiên, nhắc tới video là nhắc tới YouTube – dịch vụ chia sẻ video số 1 hành tinh với hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng (số liệu tháng 2/2015).
Với hơn 10 năm tuổi, lịch sử của YouTube có thể coi là một trong những câu chuyện thú vị nhất, tiêu biểu nhất cho cuộc cách mạng Internet. Thành lập vào năm 2005, YouTube vượt qua mọi trở ngại để trở thành một thế lực thực sự trên thế giới web với 100 triệu video và 200 triệu người dùng hàng tháng khi được Google mua lại với giá 1,65 tỷ USD. Lúc đó, tiềm năng của YouTube lớn tới mức không chỉ Google mà cả các ông lớn khác như Microsoft, Yahoo và News Corp. cũng đã "dòm ngó" mạng chia sẻ video này.

Trải qua nhiều năm, YouTube dần lớn mạnh dưới bàn tay chăm sóc của Google. Năm 2011, YouTube đạt 4 tỷ lượt xem mỗi ngày. Đến năm 2014, mạng chia sẻ video này chính thức cán mốc 1 tỷ người xem hàng tháng với số lượt xem video là 7 tỷ lượt mỗi ngày. Đến cuối năm 2016, số lượt xem video mỗi ngày của YouTube được dự tính sẽ sớm chạm mốc 8 tỷ USD.
Thế nhưng, YouTube chưa bao giờ thực sự thành công
Điều đáng ngạc nhiên là dù vẫn đứng đầu mảng chia sẻ video toàn cầu nhưng YouTube chưa bao giờ mang lại một đồng lãi nào cho Google. Năm 2013, mạng chia sẻ video này đạt doanh thu 3 tỷ USD. Năm 2014, con số đó tăng lên thành 4 tỷ USD. Thế nhưng, bất chấp những khoản doanh thu khổng lồ của từng năm, Google vẫn chưa bao giờ được hưởng một đồng lãi nào từ YouTube: Wall Street Journal khẳng định doanh thu 2014 là chỉ vừa đủ để Google thanh toán hết chi phí, trong khi IT Pro Portal gọi mạng chia sẻ video số 1 thế giới là "dịch vụ con đi đầu về... lỗ" của gã khổng lồ tìm kiếm.
Nguyên nhân khiến cho tình cảnh trái ngược này xảy ra là khá đơn giản: video hiện vẫn đang là loại nội dung số có dung lượng "nặng" nhất được chia sẻ hàng loạt trên Internet. Một đoạn video được chia sẻ hiển nhiên là sẽ tiêu tốn nhiều băng thông hơn so với ảnh tĩnh, nhạc hay các bài viết văn bản thuần túy. Với một mạng chia sẻ video có 7 tỷ lượt xem mỗi ngày như YouTube, doanh thu quảng cáo khó lòng bù lấp cho mức chi phí mà Google phải bỏ ra để đầu tư vào hạ tầng.

Thời gian đầu hoạt động của YouTube cũng chứng kiến khá nhiều rắc rối pháp lý do tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan, chưa kể tới những khó khăn gây ra bởi những công nghệ phát video khá "thô sơ" của thời kỳ này mà điển hình là Adobe Flash. Thực tế, sau nhiều năm chịu lỗ thì mức hòa vốn của năm 2013 và năm 2014 có thể được coi là những tín hiệu đáng mừng đối với YouTube.
Qua những năm khó khăn này, YouTube cũng đã thực hiện một số thay đổi đáng kể để kiếm tiền tốt hơn, ví dụ như chương trình trả tiền cho các đối tác tạo nội dung (mà điển hình nhất là PewDieDie và trào lưu Let's Play) hoặc các thỏa thuận với các hãng đĩa lớn do VEVO đại diện để sử dụng YouTube làm kênh quảng bá lớn cho các đĩa đơn mới. Tương lai có vẻ đang mở ra xán lạn, nhưng tình cảnh của YouTube hiện tại có thể đã rất, rất khác nếu như cộng đồng mạng không chứng kiến những cơn bão rộng khắp như Facebook, Snapchat hay Vine.
Facebook là kẻ ảnh hưởng đến YouTube rõ ràng nhất...
Google không phải là đế chế duy nhất tận hưởng thành quả từ cuộc cách mạng smartphone. Ra mắt từ năm 2005, Facebook đã tận dụng rất tốt cơ chế Notification/Thông báo trên smartphone để tạo ra một cơn nghiện có quy mô... 1,5 tỷ người. Trái lại, mạng xã hội Google+ chỉ "nổi" được một thời gian ngắn rồi chết tức tưởi khi cha đẻ Vic Gundotra buộc phải ra đi khỏi công ty sau khi chiến lược tích hợp Google+ vào tất cả các sản phẩm Google gặp thất bại nặng nề.
Khi đã ở vị thế thống trị, Facebook trở thành một giải pháp liên lạc gần như hoàn hảo của người dùng cá nhân. Bạn có thể thông báo với bạn bè mình về suy nghĩ, trạng thái hiện tại của bạn; có thể thực hiện nhắn tin cá nhân; có thể đăng ảnh; có thể "khoe" địa điểm đang ghé thăm...

Cũng chính từ vị trí đó mà Facebook cùng smartphone đã cùng tạo ra một cuộc sống số khá hoàn chỉnh cho người dùng và cùng lúc "tước" đi của YouTube một loại nội dung quan trọng: video đời thường. Nếu như trước đây người ta sẽ đăng tải video quay cảnh em bé tập nói hay chú mèo dễ thương đang leo trèo lên YouTube thì ngày nay, vị trí đó thuộc về Facebook. Ai cũng nhận ra rằng, Facebook là một công cụ chia sẻ với bạn bè dễ dàng hơn là YouTube, và bởi vậy nên trừ trường hợp bạn là một "ngôi sao" chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, động lực để chia sẻ (và nhận lời khen) trên Facebook cũng lớn hơn khá nhiều so với động lực chia sẻ lên YouTube.
Tính năng tự động chơi video trên bảng tin ứng dụng di động do Facebook và công ty con Instagram tiên phong càng làm gia tăng sức hút của các đoạn video trên 2 mạng xã hội này. Các nhà quảng cáo hiểu rõ rằng Facebook giờ cũng đã là một kênh quan trọng để chia sẻ video, và trong khi phần đông người dùng vẫn lên YouTube để xem MV Hello mới được Adele ra mắt, không khó để nhận ra rằng những đoạn video "chế" từ MV này đang được tự động chơi nhan nhản trên Facebook cũng là một kênh để quảng bá cho Adele. Thị phần quảng cáo của YouTube cũng vì thế mà bị bớt đi một chút cho Facebook.
Mới gần đây, Facebook tuyên bố đã đạt tới 8 tỷ lượt xem video mỗi ngày, cao hơn 1 tỷ lượt so với con số gần nhất mà YouTube công bố. Cần phải chỉ ra rằng con số của Facebook đưa ra có phần hơi... gian lận, bởi mạng xã hội này sẽ tính một lượt xem chỉ sau 3 giây trong khi YouTube sẽ chỉ tính một lượt xem sau 30 giây. Thế nhưng, bất kể là cách tính của hai bên có khác nhau, sự thật vẫn là Facebook đã chiếm mất của YouTube một lượng video viral không hề nhỏ.
... nhưng không phải kẻ duy nhất khiến YouTube khốn khổ
Câu chuyện về sự vươn lên của Facebook không phải là ví dụ duy nhất về các lỗ hổng mà Google đã tạo ra trên chiến trường ứng dụng smartphone – một chiến trường mà trớ trêu thay chính gã khổng lồ tìm kiếm đang đứng đầu về thị phần. Thử lấy một ví dụ khác ngoài lĩnh vực mạng xã hội: nhắn tin OTT. Mới gần đây, ứng dụng nhắn tin ảnh/video Snapchat tuyên bố đã đạt được tới 6 tỷ lượt xem video mỗi ngày, kém YouTube chỉ 1 tỷ lượt xem (theo thống kê của Forbes).
Thành quả mà Snapchat đạt được trên mảng video cũng chính là nhờ tận dụng tốt tính năng camera tự sướng trên điện thoại rồi dần dần mở rộng ra các tính năng khác như tin nhắn video, "câu chuyện" video (Stories), các kênh thông tin dạng video ngắn (Discover) dành cho các nhãn hàng, các trang tin cũng như các sự kiện đang diễn ra.

Trái lại, Google Hangouts cùng rất nhiều các dịch vụ trước đó như Google Talk hay Huddle chưa từng là một đối thủ đáng gờm trên cuộc chiến video. Tiềm năng mở rộng YouTube qua các kênh OTT vì thế mà cũng trở nên quá bé nhỏ.
Hoặc, một đối thủ mới nổi lên gần đây là Vine cũng cho thấy sự nghèo nàn về ý tưởng của Google và YouTube. Với mức giới hạn 6 giây, Vine đặt người dùng vào một bối cảnh sáng tạo hoàn toàn khác biệt, khuyến khích họ tận dụng tối đa giới hạn này để tạo ra các nội dung có ý nghĩa. Các đoạn video hài hước theo phong cách GIF hay các giai điệu vui tươi sinh ra từ chính mức giới hạn 6 giây này. Trong khi Facebook đã sớm có đòn đáp trả bằng cách tung ra tính năng quay video 15 giây trên Instagram, Google có vẻ sẽ không nhảy vào thị trường micro-video sau khi đã bị cả 2 đối thủ mạng xã hội bỏ xa.
Ví dụ cuối cùng về sự chậm chân của Google và YouTube có thể kể đến là mảng game. Dù đã góp phần lớn giúp tạo ra trào lưu Let's Play nhưng Google lại để cho đối thủ Twitch (nay đã thuộc về Amazon) bỏ xa tới 4 năm trên mảng phát trực tiếp (livestream) các trận đấu e-sport hay các màn chơi đơn ấn tượng. Đến tận năm 2015, Google mới có thêm dịch vụ YouTube Gaming để cạnh tranh trực tiếp với Twitch. Lúc này, mạng chia sẻ video chơi game của Amazon đã thu được tới 1,5 triệu game thủ thực hiện nội dung và 100 triệu người ghé thăm mỗi tháng. Điều đáng nói là Google trước đó đã từng có ý định mua lại Twitch nhưng cuối cùng lại phải từ bỏ vì lo ngại các rắc rối pháp lý liên quan tới độc quyền.
YouTube: Sẽ mãi là gã khổng lồ thoi thóp?
Trong năm nay, doanh thu của YouTube được dự tính sẽ vào khoảng 7 tỷ USD. Thế nhưng, có lẽ Google vẫn sẽ không công bố mức lỗ/lãi của YouTube, và trang chia sẻ video này cũng sẽ lại nằm trên ranh giới mong manh giữa lỗ và lãi trên sổ kế toán cuối năm của Google.
Không khó để nhận ra rằng YouTube đã vươn lên vị trí số 1 mà chẳng đem lại thành quả thiết thực gì cho Google và rồi sau đó lại sớm bị một loạt các đối thủ non trẻ "cướp" mất rất nhiều phần doanh thu. Có lẽ, vị thế thống trị của YouTube đã sớm khiến Google chủ quan và không nhận ra rằng có rất nhiều cách khác biệt để kiếm tiền từ video.
Nói như vậy nhưng YouTube có lẽ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và vẫn sẽ vững chắc ở vị trí số 1 thế giới. Mạng chia sẻ video này vẫn còn nắm giữ nhiều loại hình nội dung quan trọng, ví dụ như video ca nhạc (đặc biệt là sau sự ra đời của YouTube Music), video phóng sự/truyền hình thực tế thời lượng dài hay các "đặc sản" như các ngôi sao cover và các ngôi sao Let's Play. Các đột phá về công nghệ như độ phân giải 4K cùng tốc độ truyền tải vượt trội cũng là lý do chính để người dùng ở lại với YouTube khi cần xem các loại nội dung ấn tượng.

Sao bé mãi không lớn?
Sao bé mãi không lớn?

Dù vậy nhưng có một thực tế không thể chối bỏ là sau thời gian bùng nổ ban đầu, các sản phẩm và các con số gần đây của YouTube đã không còn gây ấn tượng như thời gian trước: YouTube Gaming hay YouTube Music cũng chỉ có thể coi là những sản phẩm "tổ hợp lại" từ trải nghiệm YouTube truyền thống, và con số 1 tỷ người xem cũng có thể coi là chẳng mấy ý nghĩa trong thời đại phổ cập công nghệ như ngày nay.
Điều đó cho thấy YouTube, cũng giống như tìm kiếm Google, hệ điều hành Windows hay trải nghiệm mua hàng Amazon, đều đã trở thành một sản phẩm có phần cũ kỹ, để lại vai trò tạo lập ấn tượng sâu sắc cho các đối thủ mới mẻ hơn như Facebook và Snapchat. Vị trí số 1 chắc chắn vẫn sẽ ở lại, nhưng giờ là lúc Google cần phải tích cực làm mới YouTube hơn bao giờ hết để giúp trang chia sẻ video của mình có thể thoát khỏi tình trạng "lềnh bềnh" như hiện nay.
Theo Genk

Đâu là điểm cân bằng giữa một bên là mải miết chạy theo xu hướng và bên còn lại là dậm chân tại chỗ để rồi bị bỏ lại đằng sau?
Tiếp thị số (Digital Marketing) là lĩnh vực liên tục thay đổi. Nếu nắm bắt và dự đoán được những xu hướng mới, thì bạn có thể sẽ đánh bại được các đối thủ cạnh tranh. Song việc luôn theo kịp xu hướng của lĩnh vực đầy biến động này dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Vậy đâu là điểm cân bằng giữa một bên là mải miết chạy theo xu hướng và bên còn lại là dậm chân tại chỗ để rồi bị bỏ lại đằng sau?
Thật may mắn là điểm cân bằng ấy tồn tại. Nếu bạn có thể xác định những xu hướng hiện hành, thiết lập chiến lược hợp lí và hành động theo, bạn sẽ có nhiều khả năng thành công. Sau đây là 9 xu hướng mà bạn nên nhớ trong vòng vài tháng tới hoặc thậm chí là vài năm tới trong lĩnh vực digital marketing.
1. Đừng quá dựa dẫm vào Google
Hình như có chút gì nhầm lẫn ở đây?? Sự thật là không hề, bởi vì Google vẫn đang giữ ngôi vương của mình nhưng sau hơn một thập kỉ thống trị thì có thể nó sẽ đi xuống vào một ngày nào đó. Những công cụ tìm kiếm mới nổi như Duck Duck Go còn xa mới có thể soán ngôi của Google. Song, sự trỗi dậy của chúng là biểu hiện cho việc người dùng đã và đang mong muốn có lựa chọn thay thế để không phải dựa dẫm quá nhiều vào Google.
Nation-of-google-and-facebook-the-anti-social-media


Các marketer nên lưu ý điều này, bởi Google có thể là một cái rổ lớn, nhưng bạn không nên để hết trứng vào một rổ. Vì nó sẽ xảy ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quan trọng, nhưng giờ đây người dùng vẫn có thể tìm kiếm được mà không cần tới Google. Các Digital marketer nên chuyển hướng ít dựa vào Google hơn và tập trung nhiều vào các cách tương tác trực tiếp với người dung trong phân khúc thị trường của mình.
2. Sự lên ngôi của thiết bị di động
Theo dự đoán của Google, tới cuối năm2015 số lượng các chiến dịch truyền thông chạy trên di đông sẽ tăng lên gần 50% và chiếm tới 29 tỉ đô la tổng doanh thu từ Digital Marketing. Tới năm 2019, thị phần quảng cáo di động sẽ chiếm 72% tổng số thị trường quảng cáo.
Điều này vô cùng dễ hiểu bởi thời gian sử dung di đông của người dùng đang ngày càng tăng lên. Họ sử dụng nó mọi lúc mọi nơi vào mọi hoạt động của mình. Theo Emaketer, năm 2014, trung bình 1 người Mỹ trưởng thành dành 2h51p mỗi ngày cho viêc sử dụng di động và con số này đang không ngừng tăng lên.
Các thiết bị di động cùng với chứng nghiện sử dụng thiết bị di động của người dùng chính là trọng tâm của marketing trong những năm sắp tới và nó cũng chính là xu thế của đám đông, và do đó, bạn nên dành sự ưu tiên xứng đáng cho nó.
3. Chuyển đổi qua mạng xã hội
Ta đã nghe quá nhiều về sức mạnh của mạng xã hội. Song, ta lại chưa nghe nhiều về tầm quan trọng của tỉ lệ chuyển đổi qua mạng xã hội. Đối với thương mại điện tử và các trang tạo khách hàng tiềm năng, mạng xã hội cung cấp cơ hội lớn lao để tăng cường tỉ lệ chuyển đổi và tạo ra kênh chuyển đổi mới.
4. Các phương thức thanh toán mới
Với phát minh về thẻ tín dụng EVM (viết tắt của Europay, MasterCard and Visa – là chuẩn quốc tế cho thẻ tín dụng gắn chip vi tính và công nghệ xác nhận các giao dịch) dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi vào tháng 10/2015, công chúng sẽ đón nhận những thay đổi mới liên quan đến phương thức thanh toán. Những thay đổi này sẽ có những tác động liên hoàn đối với các trang thương mại điện tử và thanh toán online. Các vấn đề bảo mật sẽ là mối quan tâm lớn nhất, và các digital marketer sẽ có vai trò trấn an, giáo dục khách hàng trong giai đoạn chuyển đổi này.
vms-emv-blog-feature


5. Quảng cáo trả tiền vẫn thịnh hành
Cho dù muốn hay không, bạn sẽ vẫn cần phải trả tiền cho quảng cáo. Nhiều marketer cho rằng Quảng cáo Pay-per-click đang giãy chết, nhưng các hình thức quảng cáo trả tiền khác lại đang thế chỗ nó. Lấy ví dụ Buzztala, mặc dù họ cung cấp quảng cáo video organic, nhưng chung quy lại thì vẫn là quảng cáo và vẫn phải chi tiền. Các phương thức quảng cáo organic trả tiền đang gia nhập vào chiến lược marketing của một số thương hiệu, báo hiệu một xu hướng mới.
6. Marketing Tự động (Marketing Automation)
Tự động hóa trong Marketing không phải là điều gì mới, nhưng lại lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nếu như cách đây không lâu những tổ chức sử dụng tự động hóa marketing chỉ là các công ty lớn với thương hiệu nổi tiếng thế giới. Thì giờ đây Marketing Autumation dễ sử dụng và chi phí vừa đủ để bất cứ marketer với ngân sách eo hẹp vẫn có thể sử dụng.
7. Các nhà sáng tạo nội dung trở nên cần thiết hơn hết
Kể từ khi kỉ nguyên Web 2.0 bắt đầu, thì nội dung đã trở nên thịnh hành. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người xuất bản nội dung. Bất cứ ai có tiếng nói cũng có thể có chỗ đứng trên thế giới Internet.
Hiện nay, có nhiều chuyên gia về nội dung lại cho rằng, có quá nhiều nội dung và nó đang khiến người xem quá tải. Liệu có đúng là như vậy? Nội dung vẫn luôn đươc coi là “ Vua”, là một phần không thể thiếu với tiếp thị số tới mức khó thể nói là nó sẽ lỗi thời vào một ngày nào đó. Vì thế cho dù nội đang có trở nên quá tải với người dùng thì nó vẫn luôn tồn tại và giữ vai trò quan trọng. Do đó, sẽ luôn có nhu cầu lớn cho những nhà sáng tạo nội dung như copywriter, developer, video producer, ….
8. Các thuật toán sẽ thay đổi
Các thuật toán tìm kiếm sẽ luôn có những thay đổi. Điều này sẽ khiến bạn bực dọc, hoang mang, hay thất vọng. Nhưng cũng không cách nào khác ngoài việc bạn cũng cần phải thường xuyên cập nhật và có những sự chuẩn bị kỹ càng cho mình. Đồng thời bên cạnh việc sử dụng và chú ý tới Google, bạn cũng cần cân nhắc thuật toán tìm kiếm của Facebook, Bing, hay thậm chí là là thuật toán kết hợp của Twitter và Google.
9. Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization)
Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi là quá trình tối đa hóa những người theo dõi trang chuyển đổi thành khách mua hàng. Bằng việc hiểu rõ tâm lý người dùng và kiểm tra phân tách các thay đổi trên website, các marketer có thể xác định yếu tố nào của một website hoặc trang đích sẽ tạo ra con số khách hàng chuyển đổi cao nhất.
Quá trình này rất đáng tiền. Thay vì chi nhiều cho việc đặt quảng cáo và tăng lượng traffic, thì marketer có thể tập trung chuyển đổi lượng traffic sẵn có thành sales nhiều hơn.

Liên hệ nếu bạn muốn tìm dịch vụ SEO uy tín và chuyên nghiệp
Theo Trí Thức Trẻ

Lần đầu tiên Google thừa nhận có tới 56,1% quảng cáo hãng này cung cấp không hề được người dùng ngó ngàng.


Theo Business Insider (BI), số lượt người xem luôn là quan tâm hàng đầu của cả nhà cung cấp lẫn người mua quảng cáo online. Để xác minh tính hiệu quả của dịch vụ cung cấp, hãng Google sử dụng công nghệ Active View để tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng tới số lượt truy cập.
Kết quả do Google công bố hồi đầu tháng 12 có thể gây sốc nhiều người: Họ đang lãng phí hơn nửa số tiền bỏ ra khi có tới 56,1% số quảng cáo hãng này cung cấp không được người dùng để mắt tới.
Không biết thông tin này ảnh hưởng thế nào tới khoản lợi nhuận thường niên khoảng 55 tỉ USD từ quảng cáo của Google, nhưng chắc chắn sẽ khiến bên mua quảng cáo cẩn trọng hơn khi rút ví.
Theo phân tích từ kết quả nghiên cứu, có 3 yếu tố ảnh hưởng tới số lượt xem quảng cáo.
Thứ nhất là vị trí đặt quảng cáo. Nhiều người lầm tưởng quảng cáo ở vị trí cao nhất trên trang trình duyệt sẽ thu hút người xem đông hơn cả, nhưng thực tế không phải. Theo Google, điểm đặt quảng cáo đắc địa nhất là góc gấp phía trên bên phải giao diện.
Thứ hai là kích thước quảng cáo. Ở điểm này không ngạc nhiên khi các quảng cáo nằm dọc trang trình duyệt sẽ hút người xem hơn vì không bị biến mất ngay cả khi kéo chuột dọc xuống trang.
Yếu tố thứ 3 là những nội dung quảng cáo khác nhau sẽ thu hút lượt xem khác nhau. Những nội dung thường hút người xem là game, các cộng đồng trực tuyến và thông tin tham khảo. Trong khi đó những thông tin quảng cáo liên quan tới thực phẩm, đồ uống, tin tức hay bất động sản ít được quan tâm hơn.
Theo D.KIM THOA
Doanh nhân Sài Gòn

Những thống kê từ The Richest hé lộ bí mật ít người biết đến về gã khổng lồ tìm kiếm, ví dụ chế độ đãi ngộ cho nhân viên, hay những tính năng thú vị trên Google Search.

10 sự thật gây sốc về Google

1. Cái tên "Google" là do lỗi chính tả
Theo David Koller từ Đại học Stanford, những nhà sáng lập của Google bao gồm cả Larry Page và Sergey Brin đã ngồi cùng nhau để đặt tên cho công nghệ tìm kiếm của mình. Khi ấy, Sean Anderson đã đề nghị lấy tên “googolplex” (10100) để ám chỉ số lượng dữ liệu lớn mà công cụ tìm kiếm này xử lý. Sau đó, mọi người thống nhất rút ngắn tên này thành "googol", song khi tra cứu tên miền đã đăng ký trên Internet, Anderson lại gõ nhầm thành "Google". Điều thú vị là Larry Page rất thích cái tên này và chỉ vài giờ sau, "google.com" đã được đăng ký.
10 sự thật gây sốc về Google

2. Google từng phải trả 2.250 USD cho một phụ nữ do chụp ảnh cô này trong tình huống nhạy cảm
Đó là vào tháng 10 năm nay, khi chiếc xe Street View của Google chụp lại ảnh của Mary Pia Grillo lúc cô đang cúi mình về phía trước ở trước cửa nhà, làm lộ một phần bộ ngực của người phụ nữ này. Mary đã khởi kiện Google và lập luận rằng mình đã bị trầm cảm do những đồng nghiệp nam giới săn tìm bức ảnh và trêu chọc cô. Google thì phản bác rằng vị trí chụp ở đây là vị trí công cộng, song án phạt tiền vẫn được đưa ra.
10 sự thật gây sốc về Google

3. Google sở hữu hàng loạt tên miền tương tự với "google.com"
Đây là nỗ lực để tránh việc cái tên nổi tiếng của hãng bị lợi dụng vào mục đích xấu. Bên cạnh đó, việc người dùng gõ sai tên của Google cũng rất đáng lưu tâm, nhất là từ "googel" với 5 triệu lượt gõ sai mỗi tháng. Do đó, gã khổng lồ tìm kiếm muốn chuyển hướng các trang truy cập như thế về trang web chính thức để tiện lợi cho người dùng. Chưa hết, Google cũng sở hữu cả tên miền "466453" - con số tương đương với tên của hãng.
10 sự thật gây sốc về Google

4. Google đã tung ra dự án khinh khí cầu giúp truy cập Internet trên toàn thế giới
Trên thực tế, vẫn có khoảng 2/3 số dân toàn cầu chưa thể tiếp cận với Internet vì nhiều nguyên nhân. Do đó, dự án có tên "Project Loon" này là vô cùng có ý nghĩa, khi mỗi kinh khí cầu có thể giúp những người nằm trong phạm vi diện tích 1.000 km xung quanh nó kết nối với Internet. Tháng 6/2013, dự án này đã được thử nghiệm thành công ở New Zealand và đến tháng 6 năm nay là ở Brazil. Đây cũng có thể coi là một phương pháp cung cấp dịch vụ Internet khác cho tất cả mọi người, bên cạnh hình thức sử dụng cáp truyền thống.
10 sự thật gây sốc về Google

5. Google cung cấp cho nhân viên của mình những đặc quyền tuyệt vời nhất
Chẳng thế mà tạp chí Fortune xếp Google ở vị trí "Công ty tốt nhất để làm việc" trong 5/8 năm gần đây, bao gồm cả 2014. Bên cạnh mức lương cao (trung bình 100.000 USD mỗi năm), nhân viên ở đây còn nhận được rất nhiều đãi ngộ đáng mơ ước khác như chăm sóc y tế, bữa ăn nhẹ miễn phí, cắt tóc, giặt đồ, nhà trẻ miễn phí...
10 sự thật gây sốc về Google

6. Trụ sở của Google rất hoành tráng
Với diện tích gần 300.000 mét vuông (và đang tiếp tục được mở rộng), trụ sở của gã khổng lồ tìm kiếm có tên “Googleplex” nằm ở Mountain View, Santa Clara County, California, Mỹ. Nơi đây có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và cũng rất thân thiện với môi trường để phục vụ nhân viên, bao gồm cả vườn rau, khu tập thể thao, mô hình khủng long T-Rex hay màn hình khổng lồ trình chiếu những gì người dùng đang tìm kiếm trên Google ở khắp nơi trên thế giới...
10 sự thật gây sốc về Google

7. Hệ thống lưu trữ đầu tiên của Google được bọc bằng các khối lego và chỉ có dung lượng 40 GB
Tức là, nó còn không bằng một chiếc iPod hiện nay. Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, đây đã có thể coi như một siêu máy tính. Việc sử dụng các khối lego để bọc phần cứng là một giải pháp nhằm chuẩn bị sẵn cho trường hợp lắp thêm các ổ lưu trữ. Hiện hệ thống này đang được trưng bày ở trung tâm Jen-Hsun Huang Engineering Center, thuộc Đại học Stanford.
10 sự thật gây sốc về Google

8. Google sử dụng những con dê để làm cỏ ở trụ sở chính
Phương pháp này được cho là dễ chịu hơn hẳn so với việc dùng máy cắt. Theo đó, Google ký hợp đồng thuê định kỳ khoảng 200 con dê đến dọn sạch cỏ và bụi rậm tại Mountain View. Chúng thường ở đây trong một tuần và hoàn thành nhiệm vụ của mình khá tốt. Theo lời quan chức của Google, việc sử dụng dê có chi phí xấp xỉ như thuê máy cắt cỏ song dễ thương hơn rất nhiều.
10 sự thật gây sốc về Google

9. Khẩu hiệu chính thức của Google là: "Đừng trở thành cái ác" (Don't be evil)
Đây là slogan được đưa ra bởi Paul Butcheit, trong cuộc họp về giá trị doanh nghiệp đầu những năm 2000. Butcheit sau đó giải thích rằng đây "giống như một cái đâm vào các công ty khác", nhất là những đối thủ cạnh tranh, khi cáo buộc Google đã khai thác người dùng trên một mức độ nào đó. Tuy nhiên, khẩu hiệu này cũng được nhắc đến để phê phán chính bản thân Google, như khi Microsoft cho rằng Google đã từ bỏ tinh thần trong khẩu hiệu của hãng, khi nhất định không chịu tách riêng kết quả tìm kiếm và quảng cáo.
10 sự thật gây sốc về Google

10. Thanh tìm kiếm của Google ẩn chứa rất nhiều tính năng bí mật
Ví dụ như khi gõ một phương trình vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ tự động giải nó cho bạn. Hoặc khi gõ tên hai loại thực phẩm theo cú pháp "thực phẩm 1 vs thực phẩm 2", Google sẽ so sánh giá trị dinh dưỡng của chúng, ví dụ "apple vs watermelon" để so sánh táo với dưa hấu. Bên cạnh đó, khá nhiều hiệu ứng và trò chơi độc đáo cũng sẽ xuất hiện khi bạn gõ vào thanh tìm kiếm những từ khóa nhất định, ví dụ như “do a barrel roll” để  xoay vòng màn hình hay "tilt" để nghiêng màn hình đi một góc...
Theo Zing

Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều vào lĩnh vực Digital Marketing, đặc biệt là website và mạng xã hội. Có thể bạn đang sở hữu một website có giao diện hấp dẫn và có một lượng users trung thành, nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu website của bạn đã thật sự phát huy hết khả năng hay chưa?
Nếu câu trả lời là “Chưa” hoặc bạn chưa thỏa mãn với những gì đã đạt được, bạn nên bỏ chút thời gian để nghiên cứu về cách để Tối ưu hóa Trải nghiệm người dùng trên Website (UX – User Experience)

8 tips - Vietnamese version
Theo Blog Timeuniversal

Quảng cáo trả tiền vẫn chiếm ngân sách lớn với sự đa dạng của Display Ads và hỗ trợ đắc lực của Programmatic.
Với sự xuất hiện của Programmatic Ads – nền tảng công nghệ mới của quảng cáo trực tuyến, và phát triển phong phú của Display Ads cho thấy quảng cáo trả tiền vẫn sẽ chiếm một phần lớn ngân sách marketing trong năm tới. Tuy nhiên, việc mua quảng cáo ngày càng được “hệ thống hóa” và “tự động hóa” hơn trước đây. Đặc biệt Programmatic Ads cho phép người mua quảng cáo tiếp cận với người dùng theo những cách trước đây không thể làm được.Screen Shot 2015-10-13 at 16.09.06
Vietnam Digital Landscape 2015  Moore

Trước khi tìm hiểu về hình thức mới – Programmatic Ads, cần phải nhấn mạnh rằng Display Ads vẫn và sẽ phát triển mạnh chứ không “chết yểu” như nhiều người lầm tưởng. Nếu đánh đồng Display Ads với Banner Ads thì có thể nhận định đó là đúng. Nhưng Display Ads với rất nhiều biến thể, mà gần đây là xu hướng Sponsored Content xuất hiện trên feed của người dùng (phổ biến ở Facebook và Instagram), đang chứng tỏ nó hết sức hiệu quả. Nếu như Banner Ads chật vật với CTR thì Sponsored Content lại dễ dàng trong việc tạo ra traffic và nâng cao tỷ lệ này. Xu hướng Video Ads phát triển mạnh cộng với Sponsored Content sẽ là cú nhảy vọt cho Display Ads trong năm tới.
Và, Programmatic sẽ giúp tối ưu hoá hiệu quả của Display Ads. Nếu như Automation Marketing là tự động hoá việc làm marketing thì Programmatic là tự động hoá việc đấu giá và lựa chọn không gian hiển thị quảng cáo. Đây là một thay đổi lớn trong ngành quảng cáo online trên thế giới và trong năm vừa qua thị trường quảng cáo trực tuyến ở VN đã có những thay đổi đáng kể nhờ việc sử dụng hình thức này.
Programmatic Ads hoạt động như thế nào? Nếu bạn từng biết đến Real time Bidding (đấu giá quảng cáo tức thời), thì đây là một trong những nền tảng quan trọng nhất của Programmatic. Programmatic là cách bạn sử dụng phần mềm để tối ưu hoá việc mua quảng cáo, đó có thể là đấu giá, có thể là chọn chỗ, khai thác các tài nguyên quảng cáo… mà không phải trực tiếp liên hệ tới các Publisher, các AdNetwork, các AdExchange hay các SSP.
Một nền tảng đang được sử dụng rộng rãi của Programmatic tại VN là thông qua các Demand Site Platform (DSP). DSP cho phép bạn (doanh nghiệp/nhà quảng cáo hoặc agency) mua quảng cáo như… ngồi 1 chỗ gọi điện đến các siêu thị để mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho một bữa tiệc lớn. Bạn vào đó để tìm kiếm không gian quảng cáo, đấu giá, tối ưu hoá quảng cáo mà không phải liên hệ trực tiếp với bất kỳ bên nào. Tất cả chỉ cần qua 1 hệ thống duy nhất.

Trong vòng 3 – 4 năm vừa qua, Mobile chưa bao giờ lọt ra ngoài danh sách xu hướng Digital Marketing của năm kế tiếp. Tuy vậy, năm 2016 mới thực sự là một năm mà các marketer không thể làm ngơ đối với Mobile Marketing nếu như không muốn bị hất ra ngoài cuộc chơi.
Lại vẫn là Google dẫn dắt sân chơi này. Với việc đánh tụt hạng các website không thân thiện với các thiết bị di động trong năm vừa qua, giờ đây Google ngày càng niềm nở hơn với các Mobile Site và đánh dấu (Indexing) đối với cả Mobile App. Mặc dù Mobile App chưa thể một sớm một chiều thay thế toàn bộ các Mobile Site nhưng động thái này của Google sẽ khiến Mobile App thực sự bùng nổ. Cho tới lúc đó thì các chủ doanh nghiệp, những người làm marketing không thể chần chừ việc đầu tư cho Mobile Marketing.
Screen Shot 2015-10-13 at 16.08.26
Vietnam Digital Landscape 2015  Moore
Theo thống kê của Google thì lượng traffic đến từ Mobile đã vượt qua traffic từ Desktop. Chỉ mơ ngủ các Marketer mới bỏ qua thông tin này. Cho nên Mobile Optimization (tối ưu hoá cho các thiết bị di động) là yếu tố sống còn. Gần như mọi hoạt động của người dùng internet hiện nay đều được thực hiện qua thiết bị di động: gửi tin nhắn, đọc báo, mua sắm, đặt chỗ, chuyển tiền, tìm kiếm khách hàng, đối tác, học tập, tra cứu… Tỷ lệ người dùng mua sắm và chuyển tiền qua mạng ngày càng tăng. Đôi khi khách hàng từ chối một nhà cung cấp nào đó chỉ bởi họ không có Mobile App trong khi nhà cung cấp khác lại có. Và nếu truy cập của người dùng trên trang của bạn bị gián đoạn chỉ bởi vì website của bạn không được hỗ trợ tốt trên thiết bị di động thì nguy cơ bạn mất khách hàng đó mãi mãi khá cao. Các ngành như ngân hàng, các dịch vụ đặt chỗ, đào tạo, thanh toán, mua bán… nếu không nhanh chóng đầu tư cho Mobile App sẽ phải đối diện với việc mất khách hàng vào tay những đối thủ sớm nhìn ra vấn đề.
Mobile Marketing còn phát triển tới mức nhiều doanh nghiệp/website thậm chí không có bản desktop mà chỉ có bản dành cho mobile. Khi các thiết bị đi động càng trở nên phổ biến và công nghệ ngày càng tối ưu thì việc đầu tư cho Mobile Marketing là việc cần phải làm.
12167122_10208124707139145_1767939805_n
Ngày 7/10/2015, Blog chính thức của Google đã thông báo việc công ty này ra mắt dự án Accelerated Mobile Pages với mục tiêu cải thiện tốc độ mở trang trên các thiết bị di động. Với dự án này, Google tung ra mã nguồn mở Accelarated Mobile Pages dành cho các đơn vị sản xuất nội dung và các công ty công nghệ, nhằm cải thiện tốc độ của các mobile web, hỗ trợ tốt các webpage có chứa Rich Content như Videos, Animations, Graphics mà mục đích cuối cùng là nhằm hiển thị tốt các Smart Ads, trong đó có Video Ads. Dự án này dựa trên ngôn ngữ AMP HTML, một nền tảng mở cho phép xây dựng các webpage siêu nhẹ. Hiện nay Google mới chỉ bắt tay với các Publisher và các công ty công nghệ hàng đầu như Twitter, Pinterest, WordPress.com, Chartbeat, Parse.ly, Adobe Analytics và Linkedin để bước đầu triển khai dự án này. Với tham vọng của Google, AMP HTML sẽ là một “chuẩn mới” cho website trong thời gian tới.
Dù vậy, Google không phải là người đầu tiên lo lắng tới việc tải nội dung nhanh nhất đến thiết bị di động của người dùng. Facebook trước đó đã ra mắt Instant Articles cho phép các Publisher hiển thị bài báo tốt nhất trên Facebook App. Với tính năng này, nội dung (bài báo, video) được xuất hiện trên FB App nhanh gấp 10 lần so với trên một mobile web tiêu chuẩn. Cho dù có rất nhiều quy định nghiêm ngặt dành cho Publisher khi sử dụng Instant Articles, Facebook đã tạo một cơ hội mới cho các Publisher và các nhà marketing trong việc đưa thông tin và quảng cáo đến với người dùng Mobile. Facebook đang cho phép các Publisher đăng ký để lần lượt được sử dụng tính năng này. Ở một nơi mà quảng cáo thông qua các Publisher vẫn là một xu hướng chính như Việt Nam thì khi tính năng này được mở cho toàn bộ Publisher, đây sẽ là một địa chỉ không thể không để mắt tới.
Theo Blog Timeuniversal

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp mới thành lập, nguồn vốn hạn chế là một trong những bất lợi lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này thường không muốn chi nhiều tiền cho ngân sách Marketing. Thay vào đó họ sẽ dành tiền cho các hoạt động mà họ nghĩ là quan trọng hơn. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng, hoạt động Marketing có vai trò sống còn đối với thành công và hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, bởi đây chính là quá trình tạo ra khách hàng mới, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng.
Digital Marketing – kênh truyền thông được xem là phù hợp với mọi nguồn ngân sách đang trở  thành một xu hướng tiếp thị đáng quan tâm của các chủ doanh nghiệp. Digital Marketing có khả năng hỗ trợ cho công việc kinh doanh, đồng thời tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản ngân sách đáng kể. Có nhiều công ty/tổ chức sau khi áp dụng kế hoạch Marketing theo định hướng Digital đã mở rộng việc kinh doanh với doanh thu tăng gấp 2.8 – 3.3 lần so với bình thường.
Nếu bạn muốn đạt được kết quả tương tự thì điều mà bạn cần bắt tay vào làm ngay là thực hiện một chiến lược Digital Marketing. Cũng giống như bất kỳ một hoạt động nào khác, bạn cần phải nắm vững những yếu tố cần thiết để tạo nên một chiến dịch hiệu quả. Bài viết sau sẽ trình bày về 4 hoạt động quan trọng nhất – được xem là “tứ trụ” – của một chiến dịch Digital Marketing. Cụ thể, các hoạt động đó bao gồm:
  • Nghiên cứu Thị Trường;
  • Xây dựng chiến lược Marketing;
  • Thực hiện;
  • Phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing.
1. Nghiên cứu thị trường
Ngày nay, người tiêu dùng có thể mua hàng bằng vô số hình thức mà họ muốn. Hơn 80% đồng ý rằng hầu hết các kênh Digital mà họ đang sử dụng đều có thể phục vụ cho việc mua hàng. Ưu điểm của Digital Marketing là có thể gom những người trong cùng một phân khúc lại với nhau. Để xác định cụ thể phân khúc của bạn trên kênh online, hoạt động Nghiên cứu thị trường (NCTT) là vô cùng quan trọng.
shutterstock_120481156
Nghiên cứu thị trường là nền tảng đầu tiên để xây dựng một chiến dịch Digital Marketing thành công
1.1 Tại sao NCTT lại quan trọng?
  • NCTT giúp bạn thấu hiểu khách hàng tốt hơn.
  • NCTT giúp bạn xác định cụ thể đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • NCTT giúp bạn thiết kế một chiến lược Marketing phù hợp.
  • NCTT giúp bạn lập một kế hoạch Marketing ít rủi ro hơn.
  • NCTT giúp bạn tối ưu hóa các công cụ Digital Marketing dựa trên nguồn ngân sách mà bạn có.
1.2 Làm thế nào để thực hiện NCTT?
  • Xác định rõ sản phẩm/dịch vụ cốt lõi mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường.
  • Xác định rõ USP của sản phẩm/dịch vụ.
  • Xác định rõ đối tượng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ đang hướng tới (nhân khẩu học, giới tính, độ tuổi, sở thích, …)
  • Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch Digital Marketing (có thể là: dẫn đầu thị trường, tăng lượng Follower trên các kênh Social Media, đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số, …)
  • Xác định rõ đối tượng mục tiêu và kiểm tra lại các hoạt động họ vừa thực hiện trên các kênh Social Media hoặc các kênh Digital khác.
2. Xây dựng chiến lược Marketing
Đẩy mạnh truyền thông bằng cách tích hợp các công cụ Digital Marketing là một phương pháp được nhiều marketer áp dụng. Theo đó, các nhãn hàng thường có xu hướng tiến hành trên nhiều phương tiện khác nhau như Display Ads, Mobile, Social hoặc Viral Video. Tuy nhiên, để chiến dịch được triển khai một cách hiệu quả nhất, trước tiên, bạn cần xây dựng một chiến lược Marketing chặt chẽ.
chalkboard
Có một chiến lược Marketing hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa sức mạnh của các công cụ thực thi Marketing.
2.1 Tại sao chiến lược Marketing quan trọng?
  • Chiến lược Marketing cho bạn thấy được một lộ trình tổng quát nhất về Marketing.
  • Chiến lược Marketing giúp bạn tiếp cận mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng hơn.
  • Chiến lược Marketing giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.
  • Chiến lược Marketing cũng giúp bạn sử dụng nguồn ngân sách của mình một cách “khôn ngoan” nhất có thể.
  • Có một chiến lược Marketing tốt sẽ giúp bạn thúc đẩy hoạt động Marketing và tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.2 Làm thế nào để xây dựng một chiến lược Marketing?
  • Thiết lập mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn)
  • Lựa chọn cách tiếp cận: Marketing trực tiếp hay Marketing gián tiếp
  • Lựa chọn kênh Digital Marketing và chiến thuật
  • Thiết kế các chương trình chiêu thị hấp dẫn
  • Vạch ra cách thực hiện từng bước để triển khai trên từng kênh
2.3 Các chiến lược và kênh Digital Marketing nào được sử dụng nhiều nhất?
2.3.1 SEO (Search Engine Optimization)
SEO là quá trình làm cho webstie của bạn có thứ hạng cao trong trật tự xếp hạng của các cỗ máy tìm kiếm. Phương thức này thật sự quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing của bạn bởi đã có hơn 93% các doanh nghiệp đã và đang sử dụng Search Engine Optimization – Tối ưu hoá đối với các cỗ máy tìm kiếm. Quan trọng hơn, hơn 59% khách hàng đang sử dụng Search Engine để tự đáp ứng nhu cầu mua hàng mỗi tháng.
Kênh này nên được đầu tư nhiều đối với những doanh nghiệp có mục tiêu dài hạn là được xuất hiện trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm trên Google.
2.3.2 Social Media Marketing (tự nhiên hoặc trả tiền)
Social Media Marketing là quá trình sử dụng các mạng xã hội nhằm tăng độ phủ của thương hiệu, điều hướng nội dung và tối đa hóa việc kết nối các đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Số lượng người sử dụng Social Media đã tăng thêm 25% vào năm 2015, đó là lý do vì sao tại một số doanh nghiệp, ngân sách dành cho Digital Marketing đã được đầu tư tăng lên gấp rưỡi.
Kênh này dành cho những doanh nghiệp muốn tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận được với nhiều người, điều hướng thị trường, chuẩn bị tổ chức các cuộc thi hoặc chương trình chiêu thị.
2.3.3 Pay Per Click Marketing (PPC)
Pay Per Click Marketing là quá trình sử dụng các mẫu quảng cáo trả tiền như Google Adwords nhằm tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu sử dụng hoặc tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ưu điểm của PPC là có thể thu được một lượng traffic cao trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Phương pháp này được dành cho những doanh nghiệp muốn tăng lượng traffic một cách nhanh chóng, dẫn đầu thị trường, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.
2.3.4 Facebook Marketing
Facebook Marketing là quá trình sử dụng và tối đa hóa các nền tảng quảng cáo trên Facebook để thúc đẩy mức độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng online. Bạn hầu như có thể tiếp cận với hầu hết các phân khúc khách hàng nói chung bằng  cách nghiên cứu xem những Group và Page nào mà đối tượng mục tiêu của bạn thường xuyên lui tới.
Công cụ này sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp muốn sử dụng Facebook để tiếp cận thị trường. Khả năng gia tăng lượt traffic bằng công cụ này là rất tiềm năng.
3. Thực hiện
Quảng cáo truyền thống đang mất dần chỗ đứng. Bằng chứng là ngân sách dành cho hình thức quảng cáo này đang được rót dần sang các quảng cáo online thay vì quảng cáo trên truyền hình như trước đây. Dự báo xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục ở nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê, có 72% người dùng muốn tiếp cận với thương hiệu thông qua các kênh truyền thông Digital mang tính tích hợp, vì vậy, đây chính là lúc để bạn triển khai hoạt động thứ 3 của quá trình thực hiện một chiến dịch Digital Marketing – Quá trình thực hiện.
bigstock_Dancers_Small_2154518
Sử dụng linh hoạt các công cụ Marketing và bám sát chiến lược Marketing đã đề ra để tối ưu hóa hoạt động truyền thông
3.1 Ba điều lưu ý khi thực hiện chiến dịch Marketing
  • Xác định rõ cách làm (từng bước) và những nguyên tắc khi thực hiện Marketing
  • Bám sát kế hoạch và chiến lược đã đề ra
  • Triển khai các hoạt động một cách nhất quán
3.2 Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một quá trình khám phá và tạo ra những từ khóa phù hợp, mang tính ứng dụng cao. Với Semantic Search, nó sẽ giúp bạn chuyển đổi những từ khóa phổ thông thành những từ khóa có đuôi dài hơn và phù hợp ngữ nghĩa.
Vậy, làm thế nào để nghiên cứu từ khóa?
3.2.1 Top các công cụ nghiên cứu từ khóa thường được sử dụng
  • Google Adwords Keyword Planner
  • Ubersuggest
  • Bing Keywords Research Tool
3.2.2 Công thức để xác định một từ khóa phù hợp
  • Xuất phát từ từ khóa gốc (ngắn)
Ví dụ: Từ khóa gốc của công ty bạn là: “Digital Marketing”
Ta lấy từ khóa gốc + “công ty” => “Công ty Digital Marketing”
Hoặc từ khóa gốc + “dịch vụ” => “Dịch vụ Digital Marketing”
  • Công thức cho những từ khóa có đuôi vừa hoặc dài
Từ khóa gốc có lượng truy xuất cao, thường bao gồm 1 – 2 từ (Ví dụ: Du học, Digital Marketing, …)
Từ khóa có đuôi vừa có lượng truy xuất trung bình, thường bao gồm 2 – 3 từ (Ví dụ: Du học Đức, Digital Marketing Agency, …)
Từ khóa có đuôi dài có lượng truy xuất thấp, thường bao gồm 3 – 5 từ (Ví dụ: thủ tục du học Mỹ, Digital Marketing Agency tuyển dụng, …)
3.3 Xây dựng content đột phá
Content có tính đột phá là điều rất quan trọng và được xem là cốt lõi trong mỗi chiến dịch Digital Marketing. Đó chính là lý do vì sao 73% những người làm Marketing cho các công ty B2B đều có những chiến lược phát triển nội dung riêng cho mình. Content là công cụ hỗ trợ đắc lực cho thành công của một chiến dịch Digital Marketing, vì vậy, bạn nên đầu tư một nguồn lực đáng kể vào việc xây dựng những nội dung hấp dẫn.
Ý tưởng cho content:
  • Content phải hữu dụng và có liên quan đến đối tượng mục tiêu
  • Những ý tưởng và những thủ thuật cần phải được sử dụng đúng bối cảnh
  • Chỉ sử dụng những thông tin đáng tin cậy
  • Content cần được diễn đạt một cách dễ hiểu
  • Content cần được thiết kế, trình bày phù hợp với đối tượng mục tiêu
Các loại content thường gặp:
  • Infographic
  • Bài đăng trên Blog dưới dạng hướng dẫn thực hiện một việc gì đó
  • Whitepaper hoặc pdf
  • Video hoặc Animation
  • Meme hoặc hình ảnh hài hước
  • Podcast
3.4 Phát triển các liên kết
Phát triển các liên kết vẫn đang là một xu hướng SEO trong năm 2015, mặc dù Search Engine đã có sự thay đổi trong việc diễn dịch các backlink. Có bao nhiêu backlink đi chăng nữa không còn quan trọng, mà quan trọng là backlink đó được đến từ những nguồn nào.
Làm thế nào để tạo backlink:
  • Backlink phải được đính kèm trong nội dung và có liên quan đến nội dung.
  • Backlink không nên được tạo ra do SPAM hay được tạo ra từ những nguồn không chất lượng.
  • Backlink phải được tạo ra từ những website có liên quan đến lĩnh vực của công ty đang hoạt động.
Những cách tạo backllink thường gặp:
  • Content tương thích với nội dung của site (slideshare, infographics, memes, …)
  • Bài đăng của chuyên gia
  • Đăng bài trên các trang web 2.0
  • Sử dụng các trang quảng cáo rao vặt
  • Liên kết outreach
3.5 Social Media Marketing
92% người làm Digital Marketing tin rằng khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ được thu hẹp nếu thông tin được tiếp xúc thông qua các phương tiện Social Media. Cứ mỗi 6 phút online thì lại có 1 phút người dùng sử dụng mạng xã hội, vì vậy, chỉ cần tưởng tượng thôi cũng đủ thấy khả năng tiếp cận khách hàng qua kênh Social Media lớn đến mức nào.
Một chiến dịch Social Media Marketing thành công cần đảm bảo các yếu tố:
  • Tối ưu hóa (Optimization):
  • Tối ưu hóa profile của doanh nghiệp thông qua càng nhiều kênh Social Media càng tốt.
  • Thiết lập cover photo đẹp mắt, lôi cuốn.
  • Nuôi dưỡng (Cultivation):
  • Chia sẻ các bài viết và các hình ảnh có nội dung hấp dẫn, mang tính thách thức về mặt tư duy.
  • Nhất quán về mặt nội dung là cách tốt nhất để giữ fan trên các kênh Social.
  • Tham gia, chia sẻ những bài viết hay từ các Page có nội dung tương tự.
  • Trả lời các comment trong vòng 24 tiếng đối với Facebook và 2 tiếng đối với Twitter.
  • Paid Social Media Marketing:
  • Paid Marketing là cách nhanh và hiệu quả nhất để tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng Paid Marketing đối với kênh Facebook là cách hiệu quả để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
3.6 PPC Marketing
Theo một cuộc khảo sát trên diện rộng đối với những người làm SEO, có 88% số người được hỏi trả lời rằng Pay-Per-Click (PPC) Marketing là một trong những công cụ Digital Marketing hiệu quả nhất hiện nay. 64,6% lượt click được tạo ra từ PPC, và theo các chuyên gia nhận định, mức độ hiệu quả của công cụ này còn hơn hẳn cả SEO.
Làm thế nào để làm PPC Marketing?
Từ khóa:
  • Từ khóa cần phải liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó.
  • Từ khóa sử dụng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
  • Đối với mỗi sản phẩm/dịch vụ khác nhau, nên sử dụng những từ khóa riêng biệt, tránh trùng lặp.
Thông điệp quảng cáo:
  • Bao hàm thành phần và chức năng của sản phẩm/dịch vụ
  • Từ khóa phải được đặt đúng vị trí
  • Có “Call to Action”
Xây dựng Landing Page:
  • Headline thu hút
  • Đi thẳng vào vấn đề
  • Có “Call to Action”
USP:
  • Quyền lợi hấp dẫn dành cho khách hàng
  • Chương trình khuyến mãi chưa từng có
  • Sản phẩm/dịch vụ độc quyền
3.7 Facebook Marketing
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của mạng xã hội đã tạo ra một bước ngoặc mới cho hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sở hữu hơn 1.28 tỷ người dùng mỗi tháng, trong đó có hơn 1.01 tỷ người online bằng điện thoại di động – Facebook được xem là một miền đất hứa đối với lĩnh vực Digital Marketing. Đó chính là lý do vì sao 30 triệu doanh nghiệp đã và đang xây dựng Fanpage để bổ trợ cho hoạt động Marketing.
Làm thế nào thực hiện Facebook Marketing?
Xác định mục tiêu:
  • Chọn 1 – 2 mục tiêu cho kênh Facebook dựa trên mục tiêu Marketing đã đề ra.
  • Mục tiêu lựa chọn cho kênh Facebook phải được cân nhắc và khảo sát kỹ lưỡng.
Xác định thông điệp truyền thông:
  • Thông điệp truyền thông phải thể hiện được chức năng hoặc thành phần của sản phẩm/dịch vụ.
  • Phải có “Call to Action”
Xây dựng Lading Page:
  • Headline thu hút
  • Đi thẳng vào vấn đề
  • Có “Call to Action”
USP:
  • Quyền lợi hấp dẫn dành cho khách hàng
  • Chương trình khuyến mãi chưa từng có
Đối tượng mục tiêu:
  • Nơi sinh sống, làm việc
  • Độ tuổi
  • Vấn đề quan tâm
Loại hình mục tiêu muốn đạt được khi chạy quảng cáo trên Facebook:
  • Số lượng Click đến webstite
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website (Website Conversion)
  • Tăng lượt tương tác (engagement) với bài đăng
  • Tăng “Like” page
  • Tăng lượt cài đặt ứng dụng (app)
  • Tăng lượt tương tác (engagement) với ứng dụng (app)
  • Tăng số lượng người tham dự sự kiện
  • Thu hút mọi người nhận ưu đãi (Offer Claim)
  • Thu hút lượt xem video
Nghiên cứu kỹ phân khúc đối tượng mục tiêu:
  • Họ nằm trong giới hạn tuổi nào
  • Giới tính của họ
  • Ngôn ngữ họ sử dụng
  • Vấn đề họ quan tâm
  • Hành vi của họ trên Facebook
“Facebook Insight” là một công cụ chuyên cung cấp những thông tin về người dùng trên Social Media. Công cụ này giúp xác định được “like” của bạn đến từ đâu hay thậm chí, nó có thể nhận biết được “fan” của bạn đa số nằm trong độ tuổi nào. Điều này sẽ giúp cho bạn phát triển chiến dịch Facebook Marketing hiệu quả hơn.
4. Phân tích và tối ưu hoá các hoạt động Marketing
Trong khi có nhiều chiến dịch Digital Marketing đạt được những thành công nhất định thì cũng có những thất bại không được nhắc tới. Đôi khi, nguyên nhân của việc thất bại không phải đến từ bản thân chiến dịch thiếu tính sáng tạo hay do đội ngũ thiếu khả năng, mà là do quá trình phân tích và tối ưu hóa hoạt động chiến dịch.
mreporting-hero1
Đừng bao giờ quên việc phân tích và tối ưu hóa các hoạt động của chiến dịch
4.1 Tại sao phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing lại quan trọng đến vậy?
54% Marketers đã không thành công trong chiến dịch của mình vì không đầu tư đúng mức vào hoạt động phân tích và tối ưu hóa cho chiến dịch. Thông qua việc phân tích, kiểm tra và tối ưu hóa, doanh nghiệp có thể nhận được những giá trị sau:
  • Xác định được việc gì nên làm và việc gì không nên làm
  • Xác định được kênh nào sẽ cho nhiều lượt tương tác và chuyển đổi nhất
  • Nghiên cứu kỹ hơn về nhân khẩu học và hành vi của người dùng
  • Xác định được từ khóa nào mang lại nhiều lượt tương tác nhất (nhằm sử dụng cho hoạt động quảng cáo trả tiền về sau)
4.2 Ba lưu ý quan trọng nhất của việc phân tích và tối ưu hóa hoạt động Marketing
  • Sử dụng phân tích Web
  • Phân tích cơ sở dữ liệu
  • Tối ưu hóa các hoạt động và bổ sung kế hoạch dựa trên những dữ liệu sẵn có
4.3 Các công cụ hỗ trợ phân tích
  • Google Analytics: Đây là một ứng dụng miễn phí được cung cấp bởi Google, nó cho phép bạn tiếp cận đến những nguồn thông tin có giá trị như lượt tương tác hay các thông tin quan trọng khác về website của bạn.
  • Clicky: Đây cũng là một trang web hỗ trợ việc giám sát, phân tích, đồng thời phản ánh lượt tương tác trên Blog và Website trong khoảng thời gian người dùng ở trên website/Blog.
  • Statcounter: Đây là một công cụ miễn phí giúp giúp phân tích lượt tương tác trên website để giám sát các hoạt động của người dùng trong khoảng thời gian người dùng hoạt động trên website.
  • HubSpot: Đây là một nền tảng tốt cho việc tiến hành phân tích. Đây được xem là một công cụ lý tưởng dành cho các doanh nghiệp nhỏ để đo lường lượt tương tác và inbound marketing.
  • Adobe Marketing Cloude: Nền tảng tích hợp này có thể cung cấp cho bạn thời gian thực tế mà người dùng lưu lại trên website và những phân tích dự đoán liên quan đến hiệu suất website.
  • GoSquared: Đây là nền tảng cho việc giám sát thời gian người dùng lưu lại trên website. Công cụ này sẽ giúp bạn theo dõi doanh thu và ROI của một trang thương mại điện tử eCommerce.
  • Moz Analytics: Moz là một nền tảng phân tích toàn diện, được tích hợp giữa: Tìm kiếm, Social, Social Listening và phân tích Inbound Marketing.
  • Webtrends: Công cụ này giúp bạn có thể đo lường hoạt động trên nhiều kênh khác nhau như điện thoại di động, website, social.
4.4 Các nhân tố đáng quan tâm trong việc phân tích website:
  • Số lượng người ghé thăm – Visitor
  • Pageview
  • Traffic Referrals
  • Traffic Sources
  • Thời gian trung bình lưu lại trên website
  • Phần trăm phiên truy cập mới
  • Nhân khẩu học
  • Số lượng người dùng Mobile và số lượng người dùng PC
Hoạt động Marketing và kinh doanh trên thế giới đang phát triển liên tục. Để đi đầu trong một cuộc chơi và cạnh tranh hiệu quả trong thị trường của bạn, điều quan trọng là phải tận dụng tối đa các nguồn lực vốn có của Digital Marketing nhằm triển khai thành công một chiến dịch Marketing tổng thể. Định hướng doanh nghiệp của bạn đi đúng đường, bám sát vào 4 hoạt động chính đã nêu trên sẽ giúp cho bạn có một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả.
Theo Blog Timeuniversal

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.