Articles by "Lam-me"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lam-me. Hiển thị tất cả bài đăng

Chị em nên đi khám răng và kiểm tra nhóm máu để đảm bảo cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh, không gặp biến chứng.

dental-examinatio-3315-1442479034.jpg
Ảnh: hubspot.net.

Dưới đây là những yêu cầu sức khỏe phụ nữ cần kiểm tra trước khi có bầu, theo BoldSky:

Khám răng

Đến nha sĩ là điều chị em phải làm trước khi tính đến chuyện có thai. Các vấn đề răng miệng trong thai kỳ có thể đem đến nhiều rủi ro cho bà bầu và thai nhi vì bạn sẽ không được dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngoài ra, chữa răng lúc mang thai cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Kiểm tra nhóm máu

Bạn cần phải biết chắc chắn nhóm máu của mình và chồng nếu muốn mang thai. Trong trường hợp bạn có nhóm RH- và chồng là RH+, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì các kháng thể từ mẹ sẽ tấn công các tế bào máu của thai nhi do không tương thích.

Kiểm tra tuyến giáp trạng

Bạn cần kiểm tra hoạt động của tuyến giáp trước khi mang bầu để đề phòng tình trạng nhược giáp dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

Thăm khám tâm lý

Nếu đang bị lo âu căng thẳng, bạn hãy cố gắng thư giãn và tìm đến sự giúp đỡ của một nhà tâm lý. Trong thai kỳ, stress có thể trở nên rất nguy hiểm và khi đó bạn cũng không thể sử dụng loại thuốc giảm stress nào.

coconutwater-7792-1442479034.jpg
Ảnh: speakgreenms.org.

Kiểm tra huyết sắc tố

Kiểm tra huyết sắc tố và bổ sung axit folic để phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ là điều chị em nên nghĩ đến. Ngoài ra, vitamin B12 cũng được khuyên dùng.

Theo dõi cân nặng

Thừa cân sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Thậm chí, kể cả khi bạn có bầu, biến chứng cũng có thể xảy ra vì lượng cholesterol và huyết áp cao. Vì vậy hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức vừa phải trước khi quyết định có thai.

Kiểm tra lượng dưỡng chất cần thiết

Nếu đã chắc chắn về kế hoạch có con, bạn nên dừng mọi chế độ ăn kiêng và ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể có đủ các chất cần thiết. Nếu mẹ không có thể trạng tốt trước và trong khi mang bầu, con sẽ yếu cả về cơ thể lẫn tinh thần. Tệ hơn, bạn còn có nguy cơ ngã bệnh trước khi nhận tin vui. 

Theo VNE

Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, rau xanh, trái cây tươi…


ba-bau-an-gi-de-con-cao-khoe-thong-minh
Ảnh: Medicaldaily.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, cơ thể người phụ nữ khi mang bầu thường có những thay đổi lớn để phù hợp với thai kỳ. Việc bổ sung dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động và chuyển hóa bình thường của cơ thể mẹ đồng thời giúp thai nhi và các phần phụ bé phát triển hoàn chỉnh. Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ cũng giúp mẹ có đủ sữa cho con bú sau khi ra đời.

Thực tế không phải người mẹ nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những chị em lần đầu có con. Theo bác sĩ Nguyệt, về cơ bản để đứa trẻ sinh ra cao khỏe, thông minh, người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, giữ cho tinh thần thoải mái cùng chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, không để bị stress. Riêng về chế độ dinh dưỡng, chị em cần đảm bảo khẩu phần nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển và các loại rau xanh, trái cây tươi.

Bác sĩ nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng của trẻ nên được quan tâm ngay từ khi còn trong bụng mẹ chứ đừng đợi cho đến khi bé chào đời. Thực tế cho thấy bà mẹ trong trạng thái tốt về thể chất, được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết thì đứa con sinh ra sẽ khỏe mạnh, đủ cân và phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Ngược lại trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng có nguy cơ chậm phát triển trí não và thể chất, hạn chế phát triển tầm vóc…

Lưu ý riêng trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển chậm, mỗi ngày chỉ tăng khoảng một g. Nếu người mẹ không có hiện tượng nghén thì chỉ cần đảm bảo mỗi ngày ăn 3 bữa và bổ sung thêm một chút thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Một số dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ này như axit folic, chất sắt và đừng quên uống nước thường xuyên.

Từ khi đứa trẻ sinh ra, nguồn sữa mẹ cần phải được duy trì trong 6 tháng đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong nửa năm đầu ít bị bệnh nhiễm trùng hơn các bé bú sữa bình. Khi đã cứng cáp hơn, bé cần được cho ăn bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D, kẽm, sắt… đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào các mô. Các dưỡng chất này có nhiều trong sữa mẹ, rau, củ, quả, thịt, cá, ánh nắng mặt trời và sữa. Dù vậy, bác sĩ khuyên thai phụ và sản phụ cần thiết lập chế độ ăn đầy đủ và cân đối, không nên thiếu hay thừa dinh dưỡng đều không tốt cho cả mẹ và con.


Theo VNE

11 dấu hiệu chỉ báo dưới đây sẽ cho bạn biết liệu bạn có đang làm “nô lệ” cho con hay không

Bố mẹ nào cũng muốn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời? Tuy nhiên, đôi khi, niềm đam mê con cái và sự nhiệt tình của chúng ta có thể dẫn tới sự bao bọc quá mức. Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, chắc chắn là bạn đang bao bọc con đến mức “nô lệ” cho con.
1. Giúp con khi con không nhờ
Trẻ bị rơi mũ, quai cặp bị tuột… thường được cha mẹ ngay lập tức nhặt lên cho hoặc sửa lại giùm. Nếu bạn thường hành động như vậy, bạn thuộc tuýp cha mẹ quá bảo bọc con. Lời khuyên được đưa ra là cha mẹ nên lùi lại một chút và chờ đứa trẻ lên tiếng nhờ giúp đỡ.
Mô tả ảnh.
Nếu bạn giúp con khi con không nhờ thì bạn thuộc tuýp cha mẹ quá bảo bọc con.
2. Bạn hay bực bội
Chúng ta nài nỉ, hối thúc, nhắc đi nhắc lại, kỳ kèo nhưng chẳng có tác dụngvà cuối cùng đành vác túi đựng đồ của con ra xe. Khi bạn thực hiện thay con những việc mà bạn biết lẽ ra chúng nên làm, bạn cảm thấy bất công, bực bội và không được trân trọng.
3. Bạn hay mệt mỏi
Điều này là đương nhiên. Vì bạn đang sống cho cuộc đời của hai người: chính bạn và con mình. Cả ngày bạn làm công việc của hai người và gánh hai trách nhiệm.
4. Con bạn hay buộc tội và chê trách bố/mẹ
Nếu con bạn luôn đổ lỗi cho bố/mẹ về những vấn đề chúng gặp phải, đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã phục vụ chúng quá nhiều. Rõ ràng là trẻ đã tin rằng bạn là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng.
5. Con bạn luôn đòi hỏi
Nếu thấy con liên tục đưa ra những yêu cầu như "Buộc giày cho con", "Lấy nước ngọt cho con", "đưa con đi chơi"... thì có lẽ bạn đã bao bọc con quá nhiều rồi.
Mô tả ảnh.
Bao bọc con quá nhiều sẽ khiến con bạn ỉ lại.
6. Con bạn chống đối khi phải làm gì đó
Nếu bạn phục vụ con quá nhiều, trẻ sẽ thấy mình không thể làm được gì và chống đối khi bị yêu cầu làm những việc cho chính mình. Điều này càng khiến bạn tin rằng con chưa thể làm được chứ không phải là không muốn làm, nên lại gánh vác thay cho trẻ.
7. Bạn sốc khi biết những điều con mình có thể làm khi không có mẹ bên cạnh
Bạn có thể sốc hoặc thậm chí cảm thấy tổn thương khi mình phải vật lộn mỗi sáng để đứa con tuổi teen dậy đúng giờ rồi tới trường, trong khi đi cắm trại, trẻ dậy từ 6h sáng mà chẳng cần mẹ giúp.
8. Cuộc sống của bạn mất cân bằng
Nhiều bố mẹ quá tập trung vào việc nuôi dạy con cái để bản thân cảm thấy bận rộn. Tuy nhiên, có lẽ họ thực sự trốn tránh một vấn đề của chính mình. Bạn sẽ là ai khi bạn không còn bận với vai trò làm mẹ? Dạy con là một phần quan trọng trong đời chúng ta nhưng nếu bạn biến nó là tất cả cuộc sống của mình, bạn sẽ đánh mất ý thức về bản thân và đặt áp lực lên con cái.
9. Bạn khó khoan dung với những stress và lo âu
Nếu bạn không thể chấp nhận sự thất vọng, những giọt nước mắt, nỗi buồn bực, các lỗi sai và sự không hoàn hảo ở con, có lẽ chính bạn có nỗi lo âu lớn mà không tự đối mặt giải quyết được.
Mô tả ảnh.
Bạn bao bọc con một cách thái quá sẽ trở thành "nô lệ"cho con.
10. Bạn có yêu cầu quá cao
Trẻ đang lớn lên và phát triển nên không thể tránh được sự chậm chạp, vụng về và cả mắc lỗi. Nếu có tiêu chuẩn cao, bạn có thể ngay lập tức muốn chỉnh sửa, làm lại, giúp con giải quyết các vấn đề. Rõ ràng, nếu con làm đổ nước, việc của bé là lau khô nhưng bạn không tin vào khả năng của con hoặc đang sẵn cây lau nhà trong tay nên làm luôn. Bạn có cho phép con tự chọn đồ mà bạn thấy không phù hợp? Bạn có cáu giận khi thấy vết mực trên áo con? Hãy thả lỏng một chút và hạ thấp các yêu cầu để bạn và con cái đều dễ thở hơn.
11. Bạn chẳng giống ai
Bạn thử nhìn xung quanh xem có ai lau mũi cho con họ - khi trẻ đã lên lớp 8 không? Nếu bạn không chắc liệu con mình có khả năng làm việc gì đó không, hãy hỏi bác sĩ nhi và đơn giản nhất là chú ý tới những trẻ cùng độ tuổi với con bạn.
Theo Phunutoday

Lời hứa trong tình yêu rất quan trọng đặc biệt là đối với con gái. Nhưng chị em phải cực tỉnh táo để hiểu khi đâu là thật lòng là giả dối nhé.

Lời hứa của đàn ông có ba dạng. Thứ nhất là rất thích hứa nhưng hiếm khi thực hiện lời hứa. Thứ hai là không bao giờ hứa, chỉ làm. Cuối cùng là hứa vừa đủ và làm gần đủ.
Không khó để nhận ra dạng thứ nhất
Thường thì người ta vẫn gọi là hứa cho vui mồm. Những lúc gần bên nhau, cảm xúc mãnh liệt hoặc mong cầu một điều gì đi xa hơn giới hạn bình thường, đàn ông có thể tung chiêu hứa hẹn. Những lời hứa lúc này thốt ra từ miệng đàn ông lúc nào cũng ngọt như đường như mật, giúp cho sự hung phấn của đối phương tăng lên cao vút, và đương nhiên là mục đích cũng dễ dàng đạt được hơn. Nhưng thường thì cái gì nói nhanh nói vội cũng được quên đi nhanh chóng.
Đừng tin vào cách đàn ông hứa, hãy nhìn vào cách họ làm!
Phụ nữ thông minh phải tỉnh táo trước mọi "lời hứa"
Có thể sáng hứa chắc như đinh đóng cột, ngay khi chiều gặp lại đã bị bỏ quên mất rồi. Phụ nữ thông minh thường không tin vào những lời hứa hươu hứa vượn này, mà chỉ lắng nghe rồi… cười ruồi. Gã đàn ông nào múa mép áp dụng dạng lời hứa ảo này cũng nhanh chóng được đưa vào black list – tuyệt giao không muốn gặp mặt lại thêm lần nào nữa. Bởi chẳng ai quý mến hay đem lòng yêu thương nổi một gã chuyên hứa lèo, đúng không?
Dạng lời hứa thứ hai là
Không bao giờ hứa hẹn gì cả, chỉ chuyên tâm làm mà thôi. Ví như biết bạn gái thích món này món nọ, xem, ngắm nhìn, rồi ghi nhớ kỹ, hiện tại chưa có điều kiện thực hiện thì sẽ để sau này thực hiện, miễn là sẽ làm cho cô ấy vui, làm cho cô ấy hạnh phúc. Những người đàn ông này không phải là không biết hứa hay là không thích hứa, mà đơn giản là muốn đem lại bất ngờ cho người mình yêu thương, đồng thời không muốn tạo sự trông chờ quá lớn từ người yêu để rồi tự tạo áp lực cho bản thân. Chính ra đây lại là cách an toàn nhất và cũng là khôn ngoan nhất. Không hứa thì sẽ không thất hứa, nhưng làm được những điều không hứa hẹn thường được đánh giá cao hơn hẳn một bậc, vì khi đó sẽ được xếp vào hàng: đàn ông tinh tế!
Dạng lời hứa thứ ba
Thì giữ chữ tín vừa đủ. Nghĩa là biết mình làm được những gì, và sẽ làm được đến đâu. Đồng thời cũng ý thức được rằng chuyện nào nên hứa hẹn, chuyện nào không. Đàn ông sở hữu lời hứa kiểu này thường biết suy tính trước sau, cũng biết tôn trọng người con gái mà mình yêu, không muốn vì thất hứa mà làm cho cô ấy bị tổn thương, cũng không muốn cợt nhả tình cảm để trở về dạng lời hứa gió bay như dạng thứ nhất. Bởi vậy, đàn ông nói được làm được luôn hấp dẫn trong mắt người khác giới, không chỉ vì uy tín của họ được đánh giá cao, mà bởi phụ nữ thường nghe và ghi nhớ rất lâu, chỉ cần thực hiện đúng lời hứa với cô ấy, cô ấy có thể sẽ theo bạn cả đời.
Đừng tin vào cách đàn ông hứa, hãy nhìn vào cách họ làm!
Đàn ông à! Đã hứa thì phải "tận tâm tận lực" mà hoàn thành lời hứa đó
Phụ nữ đa phần thích nghe lời hứa, vì họ ưa nịnh ngọt. Cho dù họ biết đàn ông chỉ là đang khua môi múa mép thì họ vẫn cứ thích nghe. Trước mặt Thị Nở anh vẫn có thể khen cô ta xinh quá, đôi môi thật quyến rũ như Naomi Campbell, ánh mắt lúng liếng đưa tình may ra chỉ có Angenlina Jolie mới sánh được.
Chính vì phụ nữ thích nghe hứa, nên họ rất dễ cảm động nếu anh thủ thỉ vào tai nàng rằng anh sẽ luôn yêu nàng, luôn bên nàng, mãi mãi. Thỉnh thoảng, phụ nữ ngồi lại với nhau, và họ nói rằng họ chúa ghét mấy thằng cha dẻo mỏ, nói như hát hay, đấy là biểu hiện của sự không chân thành. Nhưng họ lại thích nghe những lời không thành thật ấy, ít ra trong phút giây ngắn ngủi đó, họ thấy hình ảnh mình được photoshop lung linh hơn thường nhật. Nó như cái phao giữa biển. Phụ nữ thích bám níu vào một thứ gì đó, nó khiến họ yên tâm hơn cảm giác chơi vơi khi tay chân thừa thãi. Vì thế nên cô gái nào cũng thích ôm người yêu, lúc ngủ, lúc đi ngoài đường. Bất cứ lúc nào.
Thành ra lời hứa đôi khi để thõa mãn người phụ nữ và cũng để tự thỏa hiệp với bản thân của cánh đàn ông. Vì thế, tốt nhất các chị em phụ nữ nên tỉnh táo, hãy hiểu rằng… Đừng tin vào cách đàn ông hứa, hãy nhìn vào cách họ làm!
Theo Phunutoday

Bà bầu tháng cuối thai kỳ thường gặp các bệnh như đau lưng, mỏi mệt… Dưới đây là cách chữa đau lưng cho bà bầu tháng cuối thai kỳ bạn nên biết.

1. Nguyên nhân

Đau lưng và hông là một dấu hiệu khó chịu khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kì. Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:

- Khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn.

Mô tả ảnh.
Đau lưng và hông là một dấu hiệu khó chịu vào những tháng cuối của thai kì.

- Trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.

- Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị thay đổi về hình dạng cột sống. Thai càng lớn thì cột sống càng bị tăng sức nặng nhiều hơn và gây nên những cơn đau.

2. Cách khắc phục

- Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.

- Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…)

- Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp, không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.

Mô tả ảnh.
Mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ nên luyện tập các các bài thể dục nhẹ.

- Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp.

- Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ cũng giúp bạn hạn chế đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối.

- Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.

3. Chữa đau lưng bằng một số mẹo dân gian

- Dùng ngải cứu: Bạn dùng lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng. Cách làm như sau: Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên. Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải. Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp.

Mô tả ảnh.
.Muối và ngải cứu là phương giảm đau lưng khá hiệu quả.

- Dùng rượu gừng: Dùng gừng tươi kết hợp với rượu trắng. Cách làm: Gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày . Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

The Phunutoday

Dưới đây là 10 dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần chú ý bổ sung ngay từ trước và trong thai kỳ để giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

1. Axit folic
Có nhiều trong: các loại hạt vỏ cứng, đậu, trái cây họ cam và rau lá xanh. Axit folic hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương ở thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo phụ nữ nên uống viên uống bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất một tháng với liều dùng hàng ngày ở mức 400 mg.
2. Canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở em bé. Khi mang thai nếu người mẹ không có đủ canxi sẽ dễ bị nhiều biến chứng như vọp bẹ, nhức xương răng, con có thể bị còi xương.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể con người cần bổ sung 100mg canxi /ngày với phụ nữ mang thai là 1.300mg/ngày.
Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, tôm, cua, cá hồi, cải thìa.. cũng là những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi.
Mô tả ảnh.
Nhóm thực phẩm bổ sung canxi.
3. Sắt
Có nhiều trong: đậu đỏ, hàu, đậu lăng, rau bina, vừng. Các chuyên gia dinh dưỡng biết, người bình thường mỗi ngày cần bổ sung đầy đủ 15mg chất săt, với bà bầu nhu cầu về sắt tăng lên gấp đôi.
Để có đủ sắt, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các nhóm thực phẩm như: các loại thịt màu đỏ đặc biệt là thịt bò, gan động vật, khoai tây.
4. Vitamin C
Có nhiều trong: dâu tây, cam, kiwi, xoài, quả việt quất. Lượng bổ sung khuyến cáo hàng ngày là 90 mg cho nam giới và 75 mg cho nữ giới, và nên được tăng lên vào thời kỳ mang thai.
5. Kẽm
Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt bò, gan bò, các ngũ cốc thô, rau của quả…
Người bình thường nếu thiếu kẽm sẽ làm rối loạn các chức năng trong cơ thể. Với bà bầu, thiếu kẽm dễ bị nôn ói kéo dài, rối loạn thai nhi, dị dạng bào thai, giảm cân nặng và chiều cao ở trẻ.
Các bác sĩ cho biết, lượng kẽm của một người bình thường là 100mg/ngày, với bà bầu số lượng tăng gấp đôi. Nếu thông qua ăn uống không đủ, mẹ cần uống thêm thực phẩm bổ sung kẽm và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
6. Omega – 3
Có nhiều trong: quả óc chó, cá hồi, cá mòi. Omega-3 không chỉ có nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai mà còn có tác động tích cực tới sự phát triển não bộ của thai nhi.
Các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung ít nhất khoảng 200 mg omega – 3 mỗi ngày trong suốt thai kỳ của mình.
Mô tả ảnh.
Quả óc chó chứa nhiều dưỡng chất Omega - 3.
7. Vitamin D
Khi mang thai, nếu cơ thể người mẹ không có đủ Vitamin D dễ bị tiểu đường, nhiễm trùng âm đạo và có nguy cơ bị tiền sản giật cao, rất nguy hiểm cho mẹ và con.
Đối với thai nhi, thiếu vitamin D trẻ dễ bị nhẹ cân, sâu răng, nguy cơ bị hen suyễn cao, các bệnh về hô hấp, sau khi sinh trẻ dễ bị bẹp đầu do hộp sọ bị mềm. Không những thế, với những em bé thiếu vitamin D trong bụng mẹ khi sinh ra chậm phát triển về trí tuệ…
Việc bổ sung đẩy đủ vitamin D trong suốt quá trình thai kỳ vô cùng có ích cho sự phát triển hệ xương của em bé những năm về sau.
Vitamin D có nhiều nhờ hấp thu từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra vitamin D còn có nhiều trong gan, trứng, cá biển, dầu gan cá.
8. Vitamin E
Thiếu vitamin E trong thai kỳ dễ bị sẩy thai và sinh non. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin E trong thai kỳ là rất cần thiết, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ Vitamin E bằng cách ăn nhiều lòng đỏ trứng, gan, đỗ tương và những sản phẩm làm từ đỗ tương, dầu gan cá, dầu thực vật...
Mô tả ảnh.
Thiếu vitamin E trong thai kỳ dễ bị sẩy thai và sinh non.
9. Vitamin B1
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của hệ thần kinh trung ương của em bé trong bụng mẹ. Thiếu Vitamin B1 trong thai kỳ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù ảnh hưởng đến tim và phổi của bé.
Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1 là: các loại ngũ cốc, mầm lúa mạch và trứng…
10. Vitamin B6
Vitamin B6 thích hợp cho mẹ bầu bị ốm nghén hoặc bị hoa mắt chóng mặt trong thai kỳ. Có thể uống với khoảng 10 - 25mg/3 lần/ngày, không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Theo Phunutoday

Làm thế nào để có nhiều sữa cho con bú luôn là mối quan tâm bậc nhất của các bà mẹ. 6 bài thuốc dưới đây sẽ là bí kíp giúp mẹ cực lợi sữa.

1. Bài thuốc 1: Quả mít non
Theo kinh nghiệm dân gian, các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, thông sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Canh mít hợp với tôm và thịt nạt băm.
Mít non nấu canh: Quả mít non 200 - 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc xay 100g (hoặc 100 gram tôm tươi bóc vỏ), gia vị vừa đủ. Cho hành tỏi băm vào xào sơ thịt xay hoặc với tôm chừng 3 phút, sau đó cho mít non bỏ vỏ xắt miếng nhỏ vào xào thêm 3 phút, cho nước lạnh vào đủ ăn nguyên ngày. Nấu đến khi miếng mít chín mềm, cho hạt nêm và hành lá xắt nhuyễn vào cho thơm. Khi ăn nhớ ăn cả miết lẫn uống hết nước.
Mô tả ảnh.
Các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa.
Mít non xào thịt: Quả mít non 200 - 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt lợn nạc 100g cho thịt vào nồi xào chín tới thì cho mít đã thái nhỏ vào. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.
2. Bài thuốc 2: Xội nếp và sữa tươi
Ăn cơm nếp (xôi nếp) và uống sữa tươi đun nóng: Mỗi ngày ăn 1 cữ cơm nếp với ruốc (chà bông) hoặc với muối đậu, muối vừng, và uống từ 2 – 3 ly sữa tươi nóng (cho sữa vào lo vi sóng quay 2 phút, hoặc đổ sữa vào bát to và cho vào nầu cơm lúc cơm đã gần chín để hâm nóng sữa)
3. Bài thuốc 3: Uống nước lá mít
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mít non tươi mỗi ngày nấu nước uống; dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít) sắc uống sẽ giúp nguồn sữa về dồi dào.
Cách làm: Lấy 2 nắm tay lá mít non tươi, vò nát cho vào nồi, thêm vào từ 1,5 – 2 lít nước nấu cho sắc xuống (còn 1-1,5 lít) uống hết trong ngày. Nên uống liên tục 1 tháng cho sữa về thật nhiều và lâu dài. Thông thường các mẹ mới sanh trong 3 tháng đầu chỉ cần uống 3- 5 ngày là đã thấy sữa về nhiều.
Mô tả ảnh.
Uống bia kết hợp sữa đặc có đường giúp sữa về dồi dào hơn.
4. Bài thuốc 4: Uống bia và sữa
Mỗi ngày, uống 2 lần sữa đặc có đường (sữa ông thọ) pha với 1/2 lon bia, pha nữa lon bia với khoảng từ 3 – 4 thìa café sữa đặc (có thể pha ngọt hơn tùy theo khẩu vị). Uống trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng hay sau cữ bú của con, mẹ sẽ không lo mùi bia lẫn trong mùi sữa mẹ.
5. Bài thuốc 5: Uống nước 5 loại đậu
Dùng 200gram cho mỗi loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng), trộn lẫn và cho vào chảo to để rang sơ cho nghe dậy mùi thơm là được. Cho vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi tối lấy 1 -2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt (bình thủy), cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác. Nước của 5 loại đậu rang có mùi rất thơm, rất dễ uống.
Mô tả ảnh.
Nước của 5 loại đậu rang có mùi rất thơm, rất dễ uống.
6. Bài thuốc 6: Hạt rau mùi
- Hạt mùi 20g. Sắc đặc, uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần. Muốn uống vị nhạt hơn thì lấy Hạt mùi 10g cho vào ấm cùng 200ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày trong 2 tuần.
- Hạt mùi 15g với 30 gram gạo nếp, nấu nhừ thành cháo đặc để ăn. Ăn cách ngày, trong 2 tuần.
Theo Phunutoday

Vốn không còn xa lạ gì trong mỗi bữa ăn của người Việt vì dưỡng chất mà ngao đem lại, nhưng nhiều bà bầu thắc mắc không biết ăn ngao được không?

Bà bầu ăn ngao được không?

Ngao là một trong những món hải sản giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều nguồn năng lượng cho sức khỏe của mọi người. Không chỉ vậy, ngao còn là một trong những món ăn hấp dẫn ngay cả với những bà bầu đang trong thời kỳ thai nghén. Dù biết những dưỡng chất lớn mà ngao đem lại, nhưng bà bầu ăn ngao liệu có tốt cho sức khỏe và thai nhi? Để giải đáp được những thắc mắc của các mẹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Các mẹ có biết trong ngao có rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của các mẹ bầu và các thai nhi như: protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những khoáng chất. Cụ thể: protein 10,8%; lipid 1,6%; carbuahydrat 4,65%; calcium, sắt, phosphor, vitamin A, B1, B2, PP… Vậy chúng ta hãy tìm hiểu rõ những công dụng của của các dưỡng chất:
Mô tả ảnh.

Bà bầu nên ăn ngao để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể

Hàm lượng phôtpho cao: Trong ngao có photpho - chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Không chỉ vậy,  phôtpho cũng là một trong những chất giúp cơ thể mẹ hấp thụ được nguồn vitamin tốt hơn.
Hàm lượng protein: Các mẹ có biết, trong ngao có một hàm lượng lớn protein, hàm lượng này cao hơn nhiều so với thịt. Protein giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai bởi vì đây là loại protein ít kalo nên các mẹ bầu đừng quá lo khi sử dụng nhé.
Nguồn năng lượng dồi dào từ chất sắt trong ngao sẽ giúp ích hiệu quả cho phụ nữ mang theo, nhất là trong thời gian mang bầu thì khả năng thiếu máu sẽ tăng cao.
Năng lượng chính từ kali: giúp cho người mẹ duy trì huyết áp và ổn định được chức năng của tim.
Nguồn Viatamin A  và axit béo omega 3 giúp các mẹ có làn da khỏe mạnh, hỗ trợ phát triển thị giác và xương cho các thai nhi của các mẹ nhé.
Ngoài ra, ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu.
Tác dụng của ngao đối với bà bầu
Cung cấp nguồn năng lượng cho các bé phát triển khỏe mạnh: Với một lượng photpho cần thiết ngao đã giúp cơ thể của các mẹ "điều khiển" hiệu quả các loại vitamin. Không chỉ vậy, hàm lượng cholesterol có trong ngao rất có lợi trong cơ thể mẹ bầu cũng được duy trì khi mẹ ăn nghêu.
Mô tả ảnh.
Ngao rất tốt đối với các bà bầu
Giúp cho sự sự hình thành xương và răng của các thai nhi trở nên vững chắ; Omega 3 hỗ trợ sự phát triển của bộ não của bé và giúp tăng khả năng thị giác của các bé yêu nữa đấy các mẹ.
Món ăn giúp các mẹ giảm căng thẳng và mệt mỏi:
Như đã thông tin với các mẹ, trong ngao có hàm lượng protein ít kalo, nên ngao đã cung cấp dưỡng chất cho các mẹ nhưng tuyệt đối không tăng cân. Do đó mẹ bầu ăn ngao hai lần một tuần có thể kiểm soát được cân nặng của mình.
Không chỉ vậy, một tác dụng tuyệt vời của ngao sẽ giúp các mẹ giải thiểu những căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền – những hiện tượng rất dễ xảy ra với các mẹ bầu. Vì vậy, khi ăn ngao sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy sảng khoái, vui vẻ. Vậy sẽ thật tuyệt cho các mẹ nếu các mẹ muốn có một tâm trạng mỗi ngày luôn tươi mới và yêu đời thì hãy lưu ý đến món ngao này nhé.
Nguồn cung cấp canxi không thể thiếu:
Các mẹ có biết mức canxi cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu sẽ tăng dần theo mức: 800mg, 1.000mg, 1.500mg. Bởi vậy, canxi đóng góp một lượng lớn năng lượng giúp các mẹ duy trì các hoạt động của cơ thể; tăng sự phát triển ở xương, da và tế bào thần kinh cho các thai nhi nữa nhé. Bởi vậy, nếu các mẹ ăn ngao sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu canxi ở mẹ bầu.
Giảm thiểu tình trạng thiếu máu:
Một nỗi lo của các bà bầu là khả năng thiếu sắt tăng cao, theo một số nghiên cứu nếu thiếu sắt trong khi mang bầu sẽ dẫn đến các nguy cơ như dị tật ống thần kinh, sinh non, trẻ nhẹ cân… Vậy các mẹ hãy lưu ý về những công dụng từ ngao nhé.
Lưu ý nhắc các mẹ bầu khi ăn ngao
Đối với các mẹ bầu, thì tuyệt đối không được ăn sống hải sản, đặc biệt là ngao. Khi ăn ngao thì nhất thiết phải nấu chín, không để hiện tượng chín tái hay còn sống.
Trên đây là những lưu ý cho các mẹ về công dụng hay những điều cần lưu ý khi sử dụng ngao. Nếu ăn ngao đúng cách và hợp lý thì các mẹ bầu đã cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho chính mình và thai nhi nữa nhé!
Theo Khỏe và Đẹp

Vào những ngày hè nóng nực, thì bia luôn là sự lựa chọn hàng đầu của cả hai giới, nhưng liệu bà bầu uống bia có được không, ta cùng giải đáp nhé!

Bà bầu có nên uống bia không?

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ uống bia sẽ có một làn da căng tràn sức sống và cũng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đó là đối với những người bình thường, nhưng bia có thực sự tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong những tháng đang mang bầu? Và đó cũng chính là thắc mắc của các mẹ rằng có nên hay không nên uống bia khimang thai, để có thể giải đáp được những thắc mắc của các mẹ bầu, chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Mặc dù chưa có một tài liệu nào nói chính xác được tác hại của bia rượu đến sự phát triển của thai nhi nhưng hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên rằng trong thai kỳ các mẹ bầu lưu ý không nên sử dụng các loại thức uống có cồn.
Mô tả ảnh.

Các mẹ bầu nên cẩn thận với những ảnh hưởng từ bia tới thai nhi

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại không biết và cho rằng, trong bia có nồng độ cồn rất thấp, vậy nên sẽ không sao cả nếu uống một “chút chút”. Nhưng thực sự nếu có suy nghĩ trên thì các mẹ đã nhầm bởi theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, dù là rượu hay bia thì thai phụ cũng không được dùng, vì đó là những thức uống có cồn. Trước hết, cồn sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. Chính bởi vì những tác hại không ngờ tới của bia sẽ rất có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của be. Vậy nên, để phòng ngừa thì các mẹ cũng không nên uống bia trong giai đoạn mang thai nhé.
Các bà bầu cần lưu ý những gì khi uống bia?
Các mẹ bầu hãy loại bỏ những quan niệm cho rằng nếu uống bia trong thời gian mang bầu sẽ giúp con sau khi sinh ra sẽ trở nên trắng trẻo và có một làn da đẹp bởi vì đó chỉ là những quan niệm và chưa có một cơ sở kiểm chứng chắc chắn đâu nhé. Trong khi đó, rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tác hại của bia gây ra trong khi mang thai.
Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thức uống có cồn mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai có thể liên quan đến một số dị tật về mặt hình thái cũng như khiếm khuyết vận động ở thai nhi. Tất nhiên, uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, uống ít thì xác suất thấp hơn. Tuy nhiên, để “phòng còn hơn gặp phải” thì các mẹ hãy nên loại bỏ bia ra khỏi thực đơn và hãy kiểm chế để cho thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh cũng như loại bỏ được nỗi lo lắng của các mẹ nữa nhé.
Đối với những bà mẹ cho con bú, việc uống bia rượu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé vì một phần cồn mẹ hấp thụ sẽ truyền qua sữa và đi vào cơ thể bé, trong khi cơ thể bé lúc này còn rất non nớt và rất dễ bị tác động. Vậy nếu đã có những tác hại như vậy, liệu các mẹ có thể để các bé hấp thu được không?
Một lưu ý với các mẹ, nếu mẹ bầu nào cho rằng, uống nhiều bia sẽ làm tăng khả năng “kích sữa” sau sinh, thì các mẹ hãy cẩn thận nhé. Bởi vì trong bia có thành phần chủ yếu  là lúa mạch – chất này sẽ làm tăng hoóc-môn kích thích sản xuất sữa. Nhưng ngược lại, chính chất này cũng sẽ làm ức chế một loại hoóc-môn khác giúp tiết sữa. Vì vậy, các mẹ rất có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất sữa.
Lời khuyên cho các mẹ bầu vẫn đang thắc mắc không biết là mình nên uống gì là tốt nhất? thì câu trả lời cho các mẹ là:
Ngoài việc bổ sung các vitamin và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể mẹ thì các mẹ nên:
Mô tả ảnh.
Các mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng từ thiên nhiên nhé!
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây
- Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hạt
- Các loại nước: nước dừa, nước cam, nước ép cà rốt,….
- Các thực phẩm giàu protein: cá, tôm,….
- Các thực phẩm giàu canxi: trứng, sữa, pho mát,….
Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!
Theo Phunutoday

Canxi là dưỡng chất cần thiết để xây dựng hệ xương chắc khỏe cho trẻ em. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ.

1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa rất giàu canxi. Một cốc sữa bò có khoảng 300mg canxi, bằng một cốc sữa chua, 1/9 cốc pho mát nguyên chất và 1/4 cốc pho mát chế biến. Với trẻ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho con dùng các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Tốt nhất là uống sữa nguyên chất nhưng hãy để con lựa chọn loại sữa có hương vị trẻ thích. 
Mô tả ảnh.
Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu canxi.
Nếu bé không thể hay không thích uống sữa bò thì còn nhiều loại thực phẩm bổ sung canxi khác, bao gồm sữa, pho mát, bơ, sữa chua, đậu nành…
2. Nhóm rau củ: Rau dền, rau chân vịt, súp lơ xanh, cà rốt…
Rau dền không chỉ có hàm lượng canxi vượt trội hơn cả sữa bò mà còn chứa lượng lớn nguyên tố khoáng chất và vitamin K giúp hấp thụ canxi.Súp lơ xanh rất giàu sắt, kẽm, canxi, vitamin E … có thể chế biến bằng cách hấp, xào mà không bị mất đi hợp chất chống ung thư chứa trong loại rau này.
Ngoài ra, rau chân vịt, cà rốt, cà chua, cái chíp cũng là những loại rau củ chứa một lượng lớn canxi, kali, vitamin và khoáng chất hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa canxi.
3. Nhóm các loại trái cây: cam, quất, dâu tây, chuối, kiwi
Cam là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách thực phẩm bổ sung canxi dễ dàng cho trẻ. Mỗi 100 g cam chứa 40 mg khoáng chất canxi. Trong cam còn chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khác bao gồm vitamin B1, chất xơ, folate, kali.
Mô tả ảnh.
Cam đứng đầu danh sách trái cây bổ sung canxi.
Ngoài ra, các loại trái cây khác như quất, dâu tây, chuối, kiwi…cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, canxi, phốt pho, sắt, kali, kẽm, crôm và khoáng chất rất tốt cho trẻ.
4. Nhóm xương thịt, trứng và hải sản
Xương và thịt của các loại động vật như lợn, bò, cừu là nguồn thực phẩm bổ sung canxi, protein, giúp cơ thể xây dựng các mô và xương bắp.
Trứng là nguồn cung cấp lượng protein cao, đặc biệt trứng có chứa vitamin B12 (riboflavin) giúp tăng chiều cao cho trẻ.
Các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, sò, hàu… chứa nhiều canxi và các chất hỗ trợ canxi như: vitamin D, K, B1…là những thực phẩm bổ sung canxi hữu hiệu cho quá trình phát triển của bé.
Đặc biệt là món cá hồi (với xương). Nửa chén cá hồi đóng hộp có chứa 402 mg canxi, được làm mềm xương, dễ tiêu hóa và cung cấp canxi cho cơ thể.
5. Nhóm ngũ cốc và tinh bột tăng cường canxi
Sử dụng ngũ cốc chế biến sẵn để ăn sáng được tăng cường canxi khoảng 1.000 mg cho mỗi suất ăn (khoảng 1,3 chén). Nên pha ngũ cốc với sữa bò hay sữa đậu nành tăng cường canxi thay vì chỉ bằng nước lọc.
Đậu hạt: Một chén đậu trắng nhỏ luộc hay rán cung cấp khoảng 130 mg canxi, gần bằng nửa cốc sữa. Một chén hạt đậu trắng đóng hộp có khoảng 190 mg canxi. Một chén đậu xanh đóng hộp chứa khoảng 80 mg canxi.
Đậu Hà Lan: chứa khoảng 45 mg canxi mỗi chén. Không chỉ vậy, đậu Hà Lan còn chứa vitamin K có thể tăng mật độ và sự dẻo dai cho xương, nó là nguồn cung cấp vitamin C, A và protein tuyệt vời.
Mô tả ảnh.
Nhóm các loại ngũ cốc cung cấp nhiều canxi giúp trẻ cao lớn.
Đậu nành: có chứa nhiều protein nhất trong tất cả các loại thực phẩm ăn chay, chúng có tác dụng cải thiện xương và khối lượng mô. Để tăng chiều cao, cần ít nhất 50g đậu nành mỗi ngày.
Khoai lang: Một củ khoai lang cung cấp khoảng 55 mg canxi và một bát khoai lang chín có khoảng 76 mg chất này. Bạn có thể chọn khoai lang làm thực phẩm bổ sung canxi hàng ngày bằng cách cho bé ăn khoai cùng pho mát hay sữa chua.
Theo Phunutoday

Phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg sắt mỗi ngày để duy trì sức khỏe tối ưu.

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ tăng gấp đôi thậm chí gấp ba so với bình thường.  Cùng với vitamin C, vitamin B, axit folic... sắt cũng là một trong những chất dinh dưỡng chính cần được bổ sung vào chế độ ăn uống cho thai phụ để duy trì sức khỏe của mình và cho thai nhi.

thai-phu-can-bao-nhieu-sat-trong-suot-thai-ky
Ảnh: teamsugar.

Tại sao sắt quan trọng cho thai phụ

Sắt là thành phần quan trọng góp phần hình thành các tế bào hồng cầu và hemoglobin. Các nghiên cứu cho rằng khi mang thai, người phụ nữ cần gấp đôi số lượng bình thường của sắt. Các chuyên gia nói rằng lượng máu trong cơ thể thai phụ cần tăng lên trong thời kỳ mang thai để hỗ trợ thai nhi. Do đó, bổ sung thêm sắt là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, sắt ngăn chặn tình trạng như thiếu máu, suy yếu hệ thống miễn dịch. Sắt cũng cần thiết để hỗ trợ nhau thai giúp bảo vệ em bé trong bụng mẹ khỏe mạnh. Thiếu sắt gây ra tình trạng như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, phát triển chậm...

Thai phụ cần bao nhiêu sắt

Các chuyên gia cho biết, một phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg sắt mỗi ngày để duy trì sức khỏe tối ưu. Thai phụ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như rau bina, thịt gà, thịt bò, nho khô, đậu đỏ, đậu nành... Ngoài ra có thể bổ sung các viên sắt theo đơn của bác sĩ.

Theo VNE

Được đắm mình tắm trong làn nước mát lạnh ngày hè thật là tuyệt vời. Nhưng với các mẹ bầu, liệu tắm nước lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Nói không với nước lạnh
Nhiều người có thói quen tắm nước lạnh, đặc biệt là trong cái nóng đến nhễ nhại của ngày hè. Nhưng với bà bầu, đây là điều cấm kị. Thân nhiệt cơ thể con người thường cao hơn vào ngày hè, cộng thêm cái nóng thường có ở bà bầu, nhu cầu "giải tỏa" đi sự oi bức trong người là điều dễ hiểu, nhưng bạn tuyệt đối không xả nước lạnh vào người khi đang mang bầu.
Mô tả ảnh.
Bạn tuyệt đối không xả nước lạnh vào người khi đang mang bầu.
Cái lạnh đột ngột có thể dẫn đến một loạt các phản ứng tiêu cực, như tim đập nhanh, huyết áp tăng, cơ bắp rã rời, tinh thần trở nên khẩn trương, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Không những vậy, khi gặp lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể người mẹ co lại, cản trở sự lưu thông của máu cũng như quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khuôn mặt là phần mà bạn hoàn toàn có thể dùng nước lạnh để làm sạch trong bất kỳ thời gian nào. Nước lạnh sẽ kích thích sự lưu thông máu trên cơ mặt, rửa sạch bụi bẩn, tạo cảm giác sạch, thoáng và không nhờn cho da. Rửa mặt bằng nước lạnh giúp làn da sáng và có tính đàn hồi hơn.
2. Một vài lưu ý khi tắm mẹ bầu cần nhớ:
- Nhiệt độ tắm: Nên duy trì nhiệt độ vừa đủ, nên thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
- Gội đầu: Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống. Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thời gian tắm: Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi. Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
- Nên tắm bằng vòi hoa sen: Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non. Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Mô tả ảnh.
Bác sỹ khuyên bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì sử dụng bồn tắm.
- Tuyệt đối tránh tắm ngay sau khi ăn no: Bạn nên nhớ tuyệt đối không tắm sau khi "da bụng căng". Lúc này, tắm sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, bạn cũng đứng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi một chút để hạ nhiệt!
- Không tắm khi huyết áp xuống thấp: Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm hoặc nóng sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.
Theo Phunutoday

Được coi là một loại hải sản có đặc tính mát vào mùa hè, nhưng bà bầu có thể ăn được hến được không, chúng ta cùng giải đáp những thắc mắc nhé!

Bà bầu có thể ăn hến được không?

Vào những ngày hè nóng nực, nếu được ăn một bát canh hến có vị chua của dứa, của khế và vị ngọt của thịt hến thì còn gì bằng. Và đó cũng chính là những món ăn được ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu, tuy nhiên, liệu rằng các mẹ bầu khi ăn hến đã đúng cách hay chưa? Và hến có công dụng như thế nào với các mẹ bầu, các mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin sau nhé.

Dinh dưỡng dành cho các mẹ bầu từ hến

Hến là một trong những thực phẩm dễ chế biến thành các món ăn thanh mát, bổ dưỡng cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Các mẹ có biết trong hến chứa rất giàu sắt, selen, magiê, canxi, vitamin B12, axit béo…
Chất sắt có chứa trong hến là chất rất quan trọng để tái tạo tế bào hồng cầu mới.
Mô tả ảnh.
Liệu bà bầu ăn hến được không là câu hỏi của rất nhiều chị em
Không chỉ có sắt, Vitamin B12 giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, tổng hợp DNA, ngừa bệnh tim mạch.
Chất selen trong ngao rất cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp tạo các hợp chất chống oxy hóa, chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp;
Ngoài ra, trong ngao còn có những Axít béo giúp giảm lượngtriglycerides, hàm lượng chất này làm kìm hãm sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ
Đặc biệt các món từ hến còn rất tốt cho máu và hệ tim mạch, hỗ trợ cho hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho hệ thần kinh, xương và các hoạt động của tế bào nữa nhé các mẹ. Chính bởi vậy mà các mẹ nên bổ sung hến vào thực đơn dinh dưỡng của mình, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý một số đặc điểm dưới đây, nếu không những thực phẩm dinh dưỡng này sẽ mang lại tác dụng ngược, làm tại đến sức khỏe của các mẹ đấy nhé.
Mô tả ảnh.
Các mẹ cũng nên thật cẩn trọng khi ăn hến
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn hến
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nếu các mẹ bầu có bị những bệnh liên quan đến tiêu hóa hay hô hấp thì hãy lưu ý với hến nhé. Vì theo các nhà khoa học, trong hến có chứa virus Adonovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi. Virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người.
Các mẹ có biết, hến không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc. Bởi vậy, các mẹ hãy nên thật cẩn thận khi chọn hến.
Một lưu ý với các mẹ là phải nấu hến thật chín kỹ và phải sửa hến thật sạch rồi mới chế biến vì với những đồ ăn biển sống, tái chín còn chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Với những thông tin hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ để có thể bổ sung dinh dưỡng cho các mẹ và thai nhi trong những tháng mang thai nhé.
Theo Phunutoday

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.