Articles by "Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Một cụm từ mới xuất hiện gần đây là Automation Marketing. Đúng như ý nghĩa của từ này, nó là Marketing tự động. Nhưng chính chữ “tự động” đã mang lại không ít hiểu nhầm cũng như việc thực hiện sai cách đối với hình thức Marketing này.
Vậy Automation Marketing là gì? Đó chính là việc sử dụng phần mềm để giúp bạn tự động hoá hành động marketing của mình. Phần mềm này được thiết kế để giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên và thực hiện các công việc marketing một cách trơn tru và hiệu quả hơn. Mục tiêu lớn nhất của Automation Marketing là giúp bạn bán được hàng, mang lại doanh số cao hơn cho công ty, thông qua việc lôi kéo traffic về website, chuyển đổi số lượt truy cập đó thành khách hàng tiềm năng và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng, tiếp tục bán hàng cho khách hàng hiện tại và giữ chân khách hàng trung thành.
Liệu 1 phần mềm tự động có thể giúp bạn làm ngần ấy việc và bạn chỉ việc ngồi khoanh tay chờ tin nhắn báo tiền chảy vào tài khoản? Chắc chắn trên đời không có phần mềm nào như vậy. Automation Marketing phụ thuộc rất nhiều vào một chiến lược Inbound Marketing tổng thể, trong đó chiến lược nội dung đóng một vai trò quan trọng. Bạn cần phải sử dụng những nội dung có giá trị, mang tính cá nhân hoá cao để tương tác một cách “tế nhị” với người dùng nhằm biến khách vãng lai thành khách có nhu cầu và thành khách hàng. Hay nói cách khác, marketing tự động không phải là “bán hàng” mà là “nuôi dưỡng khách hàng”. Vậy nó hoạt động ra sao?
Có thể tóm lược Automation Marketing một cách đơn giản như sau: Trong tổng thể hoạt động Inbound Marketing cho doanh nghiệp của bạn, bạn đang đầu tư vào Content Marketing, tại một “touch point” nào đó, bạn cho phép khách hàng đăng ký hoặc bạn gửi đi thư mời đăng ký nhận một Content nào đó mà bạn sở hữu (ví dụ ebook). Sau khi khách hàng đăng ký, bạn gửi cho họ một email cảm ơn, và không quên nhắc nhở họ là bạn còn có nhiều tài nguyên, content khác có thể phù hợp với họ (hãy khôn ngoan đặt các “Call to Action” hợp lý trong email). Sau đó, bạn có thể tiếp tục gửi thư cho những người đã download nội dung của bạn để mời họ truy cập tiếp vào những nội dung có liên quan mà họ có thể quan tâm. Nếu có bất kỳ một khách hàng nào trong danh sách này hưởng ứng và tiếp tục tải/tương tác với các nội dung của bạn, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo để giữ chân họ, có vẻ như họ đã sẵn sàng nhập cuộc để tham gia vào quá trình mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
6a00e54ee3905b883301901e946152970.jpg
Ảnh: salesforce.com
Xuyên suốt quá trình này, điểm quan trọng nhất là bạn phải đối xử với từng khách hàng ở mức độ cá nhân nhất có thể, và bạn tiếp cận với họ hoàn toàn dựa trên việc phân tích hành vi tương tác của họ đối với nội dung của bạn. Có thể khách hàng A thích nội dung AA và khách hàng B thích nội dung BB. Bạn không thể gửi cho khách hàng A một lúc cả nội dung AA và nội dung BB. Làm như vậy bạn sẽ vi phạm trọng tội số 1 của Automation Marketing là “Spam”. Hay một ví dụ vô cùng đơn giản khác là mỗi khách hàng của bạn có 1 ngày sinh nhật riêng, và bạn không thể gửi cùng 1 email chúc mừng sinh nhật cho 1000 khách hàng trong cùng 1 ngày. Ngoài ra, có khách hàng chỉ muốn nhận email của bạn vào cuối tuần, khách hàng khác lại muốn nhận vào đầu tuần, khách hàng khác nữa lại chỉ muốn nhận được email liên quan đến một nội dung hoặc một sản phẩm nhất định nào đó chứ không phải là tất cả những gì mà bạn có.
Lợi ích lớn nhất của Automation Marketing là giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn và khách hàng hiểu rõ bạn hơn, từ đó bạn có thể “nuôi dưỡng” được lượng khách hàng tiềm năng chất lượng hơn. Nói là tự động nhưng có vẻ như hình thức marketing này khiến bạn phải nỗ lực hơn, bù lại, khách hàng tiềm năng của bạn chất lượng hơn, bạn bán hàng tốt hơn và nâng doanh số nhanh hơn.
Có mấy điểm cơ bản bạn cần phải nắm rõ khi áp dụng Automation Marketing, đó là: AM không phải là email marketing, mặc dù email marketing chiếm phần lớn trong câu chuyện này. Nhiều người đồng nhất AM với Email Marketing nên sau khi có được cơ sở dữ liệu email khách hàng, họ gửi đi 1 loạt thư chào mời sản phẩm và gần như không dành thời gian để phân tích hành vi và tương tác của người dùng đối với nội dung của họ. Tối kị gửi đi email hàng loạt với nội dung chung chung giống nhau. Bạn cố gắng thu hẹp phạm vi và nội dung nhất có thể, hướng tới tính cá nhân của khách hàng. Và cũng đừng lãng quên khách hàng hiện tại của bạn. Hãy tạo ra nội dung tương tác và gửi nó tới những người đã, đang là khách hàng của bạn, đây chính là nhóm duy trì và tiếp tục tăng doanh số cho bạn.
Tóm lại, tự động mà không tự động. AM chỉ giúp bạn giảm bớt các công việc “chân tay”, những việc thường xuyên lặp lại để bạn tập trung vào những công việc có chất lượng hơn như là đầu tư kỹ hơn để tiếp cận khách hàng, tăng tính gắn kết của khách hàng với thương hiệu của bạn để có được lượng khách hàng tiềm năng có chất lượng, chứ không phải là tự động hoá công việc của bạn để giúp bạn ngồi mát ăn bát vàng. Bí quyết để giúp bạn gỡ rối khi áp dụng AM là hãy sử dụng AM đi kèm một chiến dịch tương tác có sử dụng content marketing.
Những ngành được cho là phù hợp để áp dụng AM là phần mềm và Internet, viễn thông, máy tính, thiết bị điện tử, y tế, dược, các ngành dịch vụ… Mới, không dễ áp dụng và dễ áp dụng sai cách nhưng những doanh nghiệp đã thử nghiệm AM thì đều cho rằng AM nâng cao chất lượng khách hàng tiềm năng, có hiệu quả thực sự và cuối cùng là giúp tăng doanh số bán hàng. Ở VN, xu hướng này là vô cùng mới mẻ nhưng đã bắt đầu được áp dụng ở những site thương mại điện tử lớn. Vì nó là một kênh hiệu quả, nên chúng tôi không thể không giới thiệu tới các bạn.
Theo Blog Timeuniversal

Theo Forbes, việc thôi dựa dẫm vào một công cụ tìm kiếm, hướng tới thiết bị di động và mạng xã hội... là những xu hướng phổ biến của 'marketing số' trong năm nay.

1. Ngừng dựa dẫm vào Google

Sau hơn một thập kỷ thống trị, "ông trùm" trong lĩnh vực công nghệ Google có thể đi xuống vào một ngày nào đó. Những công cụ tìm kiếm mới nổi như Duck Duck Go còn rất lâu mới có thể soán ngôi, nhưng sự phát triển đã chỉ ra vấn đề người tiêu dùng mong muốn có một lựa chọn thay thế để không phải phụ thuộc quá nhiều vào Google.
Các nhà tiếp thị cần lưu ý nếu coi Google như một cái giỏ lớn thì cũng không nên để hết trứng vào một giỏ. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quan trọng, nhưng giờ đây người dùng có thể tìm kiếm thông qua các phương tiện khác, không chỉ riêng với Google. Các nhà tiếp thị kỹ thuật số nên hạn chế dựa dẫm vào Google mà tập trung hơn vào các hình thức tương tác trực tiếp với thị trường mục tiêu.

2. Sự phổ biến của thiết bị di động

Thiết bị di động và internet đang tạo ra nhiều thay đổi trong kinh doanh trực tuyến.
Tầm quan trọng của tìm kiếm, tối ưu hoá, chuyển đổi trên thiết bị di động cùng với sự phổ biến rộng rãi của sản phẩm công nghệ này không thể phủ nhận.
Thiết bị di động cùng với chứng nghiện sử dụng của người dùng khiến sản phẩm này trở thành biểu tượng của kỷ nguyên tiếp thị hiện đại. Điện thoại di động là phương thức của toàn xã hội nên sẽ trở thành ưu tiên số một của các nhà tiếp thị.

3. Chuyển đổi qua mạng xã hội

Sức mạnh của mạng xã hội được nói đến quá nhiều ngày nay. Nhưng tầm quan trọng của chuyển đổi qua mạng xã hội vẫn chưa được đề cập đầy đủ.
Đối với thương mại điện tử và các trang web dẫn đầu xu hướng, mạng xã hội cung cấp cơ hội tiềm năng để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tạo các kênh mới.

4. Gia tăng các phương thức thanh toán mới

Với xu hướng thay thế thẻ tín dụng dùng chip EVM (từ tháng 10/2015) tại Mỹ, người dùng sẽ đón nhận những trải nghiệm mới trong phương thức thanh toán. Thay đổi này có tác động liên hoàn đối với thanh toán trực tuyến và các trang thương mại điện tử.
Vấn đề bảo mật sẽ là mối quan tâm chủ đạo, dẫn đến việc các nhà tiếp thị kỹ thuật số sẽ có vai trò trấn an, giáo dục và đào tạo khách hàng thông qua các quá trình chuyển đổi.

5. Quảng cáo trả tiền lên ngôi

Dù muốn hay không, bạn sẽ vẫn cần phải trả tiền cho quảng cáo. Nhiều nhà quảng cáo khẳng định mô hình PPC (trả tiền cho mỗi lần click) đang giãy chết, nhưng nhiều hình thức quảng cáo trả tiền khác đang thế chỗ nó.
Ví dụ như Buzztala cung cấp các quảng cáo video thuần tuý (không tài trợ), nhưng chung quy lại vẫn là quảng cáo và mất phí. Sự tăng trưởng của phương thức quảng cáo thuần tuý/trả tiền đang gia nhập vào chiến lược marketing của một số thương hiệu, báo hiệu xu hướng mới ngày càng phát triển.

6. Tiếp thị tự động

Tiếp thị tự động hóa không phải là điều mới mẻ, nhưng đang lớn mạnh hơn bao giờ hết. Cách đây không lâu, chỉ các công ty lớn với thương hiệu nổi tiếng thế giới mới đủ khả năng thực hiện tiếp thị tự động hoá. Giờ đây hình thức này đã trở nên dễ dàng với mức chi phí phải chăng khiến các nhà tiếp thị với ngân sách eo hẹp vẫn có thể sử dụng.
Hiện nay, tiếp thị tự động hoá gần như một yêu cầu không thể thiếu với doanh nghiệp muốn giữ vị trí tiên phong.

7. Vai trò thiết yếu của các nhà sáng tạo nội dung

Kể từ kỷ nguyên Web 2.0, lĩnh vực nội dung đang ở thời kỳ hoàng kim. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người xuất bản nội dung, ai có tiếng nói cũng có thể có chỗ đứng trên thế giới internet.
Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng có quá nhiều nội dung. Nội dung vẫn luôn đươc coi là “vua”, là một phần không thể thiếu với tiếp thị số tới mức không thể cho rằng nó sẽ lỗi thời vào một ngày nào đó. Nội dung đang quá tải với người dùng nhưng vẫn tồn tại.
Vì vậy thế giới luôn cần đến những nhà sáng tạo nội dung, bao gồm cả các nhà văn, nhà phát triển, nhà sản xuất video, chuyên gia ghi âm kỹ thuật số, phát ngôn viên…

8. Các thuật toán tiếp tục thay đổi

Thuật toán tìm kiếm của Google, công cụ tìm kiếm quyết định nội dung nào chiếm vị trí cao nhất trong các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Hiện nay người dùng cũng cần cân nhắc thuật toán tìm kiếm của Facebook, Bing, hay thậm chí là là thuật toán kết hợp của Twitter và Google.

9. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Điều này giúp tối đa hóa số lượng truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.Bằng việc hiểu rõ tâm lý người dùng và thử nghiệm phân tích các thay đổi trên website, nhà tiếp thị có thể xác định yếu tố nào của website hoặc trang đích sẽ tạo ra con số khách hàng chuyển đổi cao nhất.
Quá trình này rất đáng giá. Thay vì chi nhiều cho các vị trí quảng cáo và lưu lượng truy cập đơn thuần, các nhà tiếp thị có thể tập trung hơn vào chuyển đổi lượng truy cập sẵn có thành doanh số bán hàng.

10. Vấn nạn hacker

Một trong những xu hướng nổi bật nhất trong năm 2015 là sự bùng phát của vấn nạn hacker. Việc hacker lừa đảo gia tăng sẽ tiếp tục chứng tỏ sự tồn tại dai dẳng trong nền công nghiệp kỹ thuật số.
Theo VNE

Louis Vuitton, Fendi, Gucci, Bottega Veneta và Valentino đang nằm trong top những thương hiệu thời trang “hot nhất”. Doanh số bán hàng họ kiếm được thông qua các kênh quảng cáo đôi khi vượt xa so với chi phí họ bỏ ra, Luca Solca cho biết.
Độ “hot” của một thương hiệu, chính là tỷ lệ giữa tần suất xuất hiện trên báo chí và chi phí cho các ấn phẩm quảng cáo. Trên thang đo độ hot của thương hiệu, nhiệt độ bằng 0 khi chi phí in ấn quảng cáo bằng với tần suất thương hiệu được xuất hiện trên báo chí.
Những thương hiệu chiếm được nhiều không gian, tần suất trên các bài báo hơn là chi phí bỏ ra thì được xếp hạng “hot” hoặc ngược lại, nhãn hiệu mà chi phí quảng cáo cao hơn với tần suất được xuất hiện thì nhiệt độ được xem như là “nguội”.
Nói cách khác, một thương hiệu “hot” có thể gặt hái được lợi nhuận cao hơn hẳn so với một thương hiệu “ nguội”.
Khi nhiệt độ tăng cao đồng nghĩa với sức mua tăng lên thì giá thành sản phẩm có thể được đẩy cao hơn bình thường thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ và năng suất ra sản phẩm cũng sẽ lớn hơn đối với các cửa hàng phân phối trực tiếp.
Nó kéo theo lợi nhuận tăng thêm của thương hiệu và giúp người bán hàng vừa tăng trưởng hữu cơ vừa mở rộng thị phần. Ngược lại, một thương hiệu “nguội” sẽ nhận được tất cả các số liệu xấu đi cùng một lúc.
Sức nóng của mỗi thương hiệu có thể được cải thiện theo thời gian, chiến lược marketing tốt có thể đưa nó trở thành thương hiệu được nhận biết hàng đầu. Nhưng khi gặp một điểm bão hòa, marketing không duy trì được sức nóng của thương hiệu thì nó dần bị “nguội đi”. Nếu không có biện pháp tiếp thị mạnh mẽ, nhiệt độ của nó sẽ lao dốc trở về điểm bắt đầu.
Bảng đo nhiệt độ của thương hiệu tiết lộ các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp cùng ngành khi họ đang có xu hướng đầu tư vào các thương hiệu nhỏ nhưng nhiệt độ đang nóng lên.
Một vài thương hiệu vẫn còn nhiều “dấu chấm hỏi” như LVMH, Richemont và Kering cũng đang chào mời các nhà đầu tư khi đưa ra các cơ hội hợp tác của họ. Các nhà đầu tư rất thận trọng đối với các thương hiệu đang bị “nguội đi” vì nó dẫn dến sự sụt giảm hiệu quả về kinh tế cũng như uy tín của chính bản thân họ.
Thông thường, các thương hiệu Louis Vuitton, Fendi, Gucci, Bottega Veneta và thời trang thiết kế của Ý như Armani, Valentino và Versace đều có lợi nhuận hàng năm cao hơn 20% từ chương trình in ấn quảng cáo (bao gồm chi phí in ấn và mở rộng thị phần báo chí).
Louis Vuitton, Bottega Veneta và Gucci đang dẫn đầu về sức nóng khi họ liên tục phủ sóng trên báo chí, quảng cáo. Đây chính là xu hướng rất hiệu quả cho các nhãn hàng xa xỉ trên thế giới.
Tuy nhiên, một số thương hiệu thời trang của Mỹ, đặc biệt là DKNY, Ralph Lauren, Guess và Calvin Klein hay như là Burberry, Salvatore Ferragamo và Diesel ở châu Âu thì ngược lại, họ chú trọng đầu tư cho chi phí tiếp thị thông qua kênh kỹ thuật số nơi mà hầu hết những người tiêu dùng thích thú tiếp cận.
Trong cuộc đua giành vương miện của các thương hiệu, Louis Vuitton, Gucci và Bottega Veneta đang tỏa sức nóng hơn bao giờ hết. Trong khi đó, Prada, Burberry đang ngày dần “nguội đi”.
Theo Trí Thức Trẻ

Nguyên nhân một fanpage bị xóa có thể đến từ sự cạnh tranh thiếu lành mạnh hoặc từ chính lỗi chủ quan của quản trị viên (admin).

Thời gian gần đây, việc một số fanpage lớn tại Việt Nam bất ngờ bị Facebook sờ gáy và xóa sổ khiến cộng đồng người dùng không khỏi lo lắng. Nguyên nhiên khiến những fanpage có tiếng này bị xóa cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, tuy nhiên dưới đây là ba viễn cảnh có thể để lại hậu quả đáng tiếc này.

1. Bị báo cáo xấu report với số lượng lớn

fp2-7e63d

Facebook có một cơ chế báo cáo (report) sai phạm để người dùng báo cáo những cá nhân, fanpage đăng tải nội dung không phù hợp, có ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng chung. Khi Facebook nhận được đủ số lượng report cần thiết, mạng xã hội này sẽ tiến hành xem xét và sau đó tùy thuộc vào mức độ vi phạm, fanpage đó sẽ bị khóa tạm hoặc xóa vĩnh viễn fanpage. 

Trong trường hợp bạn chưa biết, Facebook đã xây dựng được một đội ngũ quản trị nội dung riêng với khả năng đọc hiểu 24 ngôn ngữ để hoàn thành nhiệm vụ này. Thông thường, nhóm quản trị nội dung có quyền tự "định đoạt" các báo cáo xấu, tuy nhiên nếu vượt quá thẩm quyền, các báo cáo sẽ được chuyển trực tiếp đến nhân sự tại trụ sở của Facebook để xử lý. 

Đội ngũ này sẽ làm việc dựa trên một bộ quy tắc chung mà Facebook đưa ra. Tuy nhiên, quy tắc cũng được điều chỉnh để phù hợp với văn hóa vùng miền của từng quốc gia.

fp3-b3291

Lượng báo cáo sai phạm càng lớn thì khả năng fanpage bị xóa sổ càng cao, do đó, các fanpage lớn luôn nằm trong nhóm nguy cơ cao bị Facebook sờ gáy nếu không "được lòng" cộng đồng người dùng theo dõi. 

Thỉnh thoảng, bạn sẽ nhìn thấy lời kêu gọi report một fanpage nào đó dẫn đến lầm tưởng cho rằng chỉ cần nhiều người tham gia report, Facebook sẽ xóa bỏ fanpage đó. Tuy nhiên. Facebook sẽ không vô cớ xóa bỏ một fanpage nào cả. 

Một số ý kiến cho rằng có những công cụ auto report nhằm phục vụ việc "xóa sổ" một fanpage nào đó. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả của những công cụ report này. Mọi report không hợp lý (cho dù với số lượng lớn) đều có thể được giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán với Facebook.

2. Tài khoản quản trị bị tấn công

fp-6a5cc

Trong các trường hợp fanpage lớn tại Việt Nam bị xóa gần đây, không loại trừ khả năng tài khoản Facebook của quản trị viên đã bị tấn công trực tiếp. Sau khi tiếp cận được tài khoản quản trị viên, chỉ cần một vài click đơn giản ở mục Settings trên Fanpage, một người đã có thể "Unpublish Page" (page không còn được công khai với cộng đồng, chỉ quản trị viên mới nhìn thấy) hoặc "Delete Page" (xóa trang). 

Đối với tùy chọn xóa fanpage, tài khoản quản trị viên có thời gian 2 tuần để thay đổi quyết định xóa. Sau thời điểm này, Facebook sẽ yêu cầu quản trị viên xác nhận có xóa vĩnh viễn fanpage không. Nếu xác nhận, fanpage lúc này sẽ bị xóa vĩnh viễn và không có cách nào khôi phục được.

Hiện nay, cơ chế bảo mật thông tin người dùng của Facebook được đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên, chỉ với một vài bất cẩn, người dùng cũng có thể bị "hack" tài khoản.

3. Lỗi từ chính quản trị viên

fp4-d3f12

Một lý do cũng có thể khiến một fanpage bị Facebook xóa thẳng tay là khi Facebook phát hiện ra các đội ngũ quản trị viên sử dụng một số thủ thuật để "câu" like bẩn. ví dụ như sử dụng các ứng dụng có nội dung kích thích, tò mò, nội dung không lành mạnh mà người dùng buộc phải like mới có thể xem được.

Trao đổi với anh H., một người có nhiều kiến thức về Facebook, anh này chia sẻ fanpage có thể bị xóa vì quản trị viên dùng thủ thuật không trong sạch.

ab-6408f
Một ví dụ cho thấy các nút like ẩn được chèn khéo léo ra sao trên giao diện một website.

Giả sử một fanpage do một quản trị viên điều hành hoàn toàn sạch (nội dung tốt, không có những thủ thuật như chạy like "bẩn"), tuy nhiên quản trị viên này có thêm ba fanpage khác sử dụng những thủ thuật câu like không được Facebook cho phép. Khi bị phát hiện, Facebook có thể xóa bỏ tất cả các fanpage do người này quản lý, mặc dù theo lý thuyết có một fanpage hoàn toàn hợp lệ. 

Hiện nay, có nhiều người đang chào giá các dịch vụ tăng like Facebook giá rẻ và nguy cơ fanpage bị xóa sổ vì sử dụng những dịch vụ này không phải không có.

Nhìn chung, việc Facebook không có văn phòng đại diện hay đội ngũ chăm sóc khách hàng, giải quyết vấn đề tại Việt Nam đang làm các quản trị viên fanpage không khỏi lo lắng bởi họ không thể nhận được sự hỗ trợ trực tiếp và bởi những rào cản nhất định về ngôn ngữ khiến quá trình giải quyết khiếu nại nếu có thêm phần khó khăn.

Louis Vuitton, Fendi, Gucci, Bottega Veneta và Valentino đang nằm trong top những thương hiệu thời trang “hot nhất”. Doanh số bán hàng họ kiếm được thông qua các kênh quảng cáo đôi khi vượt xa so với chi phí họ bỏ ra, Luca Solca cho biết.
Độ “hot” của một thương hiệu, chính là tỷ lệ giữa tần suất xuất hiện trên báo chí và chi phí cho các ấn phẩm quảng cáo. Trên thang đo độ hot của thương hiệu, nhiệt độ bằng 0 khi chi phí in ấn quảng cáo bằng với tần suất thương hiệu được xuất hiện trên báo chí.
Những thương hiệu chiếm được nhiều không gian, tần suất trên các bài báo hơn là chi phí bỏ ra thì được xếp hạng “hot” hoặc ngược lại, nhãn hiệu mà chi phí quảng cáo cao hơn với tần suất được xuất hiện thì nhiệt độ được xem như là “nguội”.
Nói cách khác, một thương hiệu “hot” có thể gặt hái được lợi nhuận cao hơn hẳn so với một thương hiệu “ nguội”.
Khi nhiệt độ tăng cao đồng nghĩa với sức mua tăng lên thì giá thành sản phẩm có thể được đẩy cao hơn bình thường thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ và năng suất ra sản phẩm cũng sẽ lớn hơn đối với các cửa hàng phân phối trực tiếp.
Nó kéo theo lợi nhuận tăng thêm của thương hiệu và giúp người bán hàng vừa tăng trưởng hữu cơ vừa mở rộng thị phần. Ngược lại, một thương hiệu “nguội” sẽ nhận được tất cả các số liệu xấu đi cùng một lúc.
Sức nóng của mỗi thương hiệu có thể được cải thiện theo thời gian, chiến lược marketing tốt có thể đưa nó trở thành thương hiệu được nhận biết hàng đầu. Nhưng khi gặp một điểm bão hòa, marketing không duy trì được sức nóng của thương hiệu thì nó dần bị “nguội đi”. Nếu không có biện pháp tiếp thị mạnh mẽ, nhiệt độ của nó sẽ lao dốc trở về điểm bắt đầu.
Bảng đo nhiệt độ của thương hiệu tiết lộ các cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp cùng ngành khi họ đang có xu hướng đầu tư vào các thương hiệu nhỏ nhưng nhiệt độ đang nóng lên.
Một vài thương hiệu vẫn còn nhiều “dấu chấm hỏi” như LVMH, Richemont và Kering cũng đang chào mời các nhà đầu tư khi đưa ra các cơ hội hợp tác của họ. Các nhà đầu tư rất thận trọng đối với các thương hiệu đang bị “nguội đi” vì nó dẫn dến sự sụt giảm hiệu quả về kinh tế cũng như uy tín của chính bản thân họ.
Thông thường, các thương hiệu Louis Vuitton, Fendi, Gucci, Bottega Veneta và thời trang thiết kế của Ý như Armani, Valentino và Versace đều có lợi nhuận hàng năm cao hơn 20% từ chương trình in ấn quảng cáo (bao gồm chi phí in ấn và mở rộng thị phần báo chí).
Louis Vuitton, Bottega Veneta và Gucci đang dẫn đầu về sức nóng khi họ liên tục phủ sóng trên báo chí, quảng cáo. Đây chính là xu hướng rất hiệu quả cho các nhãn hàng xa xỉ trên thế giới.
Tuy nhiên, một số thương hiệu thời trang của Mỹ, đặc biệt là DKNY, Ralph Lauren, Guess và Calvin Klein hay như là Burberry, Salvatore Ferragamo và Diesel ở châu Âu thì ngược lại, họ chú trọng đầu tư cho chi phí tiếp thị thông qua kênh kỹ thuật số nơi mà hầu hết những người tiêu dùng thích thú tiếp cận.
Trong cuộc đua giành vương miện của các thương hiệu, Louis Vuitton, Gucci và Bottega Veneta đang tỏa sức nóng hơn bao giờ hết. Trong khi đó, Prada, Burberry đang ngày dần “nguội đi”.
Theo Trí Thức Trẻ

Trade marketing (tiếp thị tại điểm bán) là công cụ marketing hữu hiệu cho doanh nghiệp (DN) trong thời điểm khó khăn.

Tiếp cận và trợ giúp người mua

Nếu như marketing hướng đến khách hàng mục tiêu qua các phương tiện truyền thông thì trade marketing lại nhắm đến người tiêu dùng (NTD) và người bán tại từng điểm bán.
Thông thường, trước khi mua hàng, NTD thường tìm hiểu thông tin sản phẩm trên mạng, qua người thân, bạn bè,... thế nhưng họ vẫn có thể thay đổi quyết định ngay tại điểm bán.
Kết quả nghiên cứu do Deloitte Consulting thực hiện cho thấy, 70% quyết định mua hàng được đưa ra tại cửa hàng, 68% việc mua sắm trong cửa hàng dựa trên sự thôi thúc và 5% là do sự trung thành với thương hiệu của các nhóm sản phẩm.
Đặc biệt, thời gian dành cho việc mua sắm của NTD đang dần thu hẹp lại và họ thường lên kế hoạch mua hàng theo một danh sách đã vạch sẵn.
Tại cửa hàng, NTD sẽ làm gì trước khi mua hàng? Theo các chuyên gia marketing, tại điểm bán, người mua hàng thường quan tâm đến giá trị sản phẩm (chất lượng và sự yêu thích thương hiệu), giá cả (giá rẻ và sản phẩm có khuyến mãi)...
Họ rất cần sự trợ giúp để có thể chọn sản phẩm phù hợp nhất nhằm tiết kiệm thời gian và cũng cần những giải pháp nhanh chóng, tiện lợi từ các điểm bán.
Khách hàng tại điểm bán có rất nhiều dạng: người có nhu cầu mua hàng thật sự, người chưa có nhu cầu nhưng đến các cửa hàng để tìm hiểu sản phẩm và những người đến cửa hàng chỉ để trải nghiệm dịch vụ mua sắm như không gian, dịch vụ, sản phẩm...
Nghiên cứu của Cimigo chỉ rõ, trong cửa hàng có 3 điểm quan trọng mà khách hàng chú ý là: giá sản phẩm, cách trưng bày và trải nghiệm sản phẩm. Người mua chỉ có vài giây quyết định mua hàng.
Cụ thể, người mua có 12 phút nghiên cứu sản phẩm nhưng họ chỉ mất 2 phút lựa chọn và 2 giây để ra quyết định. Có đến 45% khách hàng có ý định mua sản phẩm trước khi đến cửa hàng, nhưng 11% trong số đó mua hàng theo cảm giác, định hướng tại cửa hàng.
Trong cửa hàng có 3 điểm quan trọng mà khách hàng chú ý là: giá sản phẩm, cách trưng bày và trải nghiệm sản phẩm. Người mua chỉ có vài giây quyết định mua hàng.
Tại điểm bán, hình thức mua hàng cũng như đối tượng khách hàng cũng khác nhau. Khảo sát của Nielsen công bố tháng trước cho thấy, hơn 2/3 số NTD Việt Nam (34%) thường xuyên đi mua sắm tại siêu thị, có 20,5% dân số đi mua sắm tại kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại) ít nhất 1 lần/tuần.
Điều này cho thấy tương lai nhiều hứa hẹn của kênh bán hàng này và đây là lý do khiến các nhà sản xuất ngày càng cố gắng tiếp cận người mua tại các kênh bán hàng hiện đại.

Am hiểu người mua

Theo ông Trần Hùng Thiện - Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường GCOMM, một người mua hàng tùy mục đích mua sắm sẽ có những hành vi khác nhau. Có những khách hàng mỗi tuần đi siêu thị 1 - 2 lần nên sẽ mua nhiều hàng để dự trữ, nhưng cũng có những người thường đi mua sắm cùng gia đình và họ coi việc đi siêu thị như là để thư giãn, giải trí. Bên cạnh đó còn có nhóm khách hàng mua nhanh tại cửa hàng.
Những hoạt động marketing cần dựa vào sự thấu hiểu hành vi của người mua hàng để xây dựng thương hiệu, kết nối với người mua hàng và làm cho khách hàng quyết định mua hàng cần được đẩy mạnh triển khai. Theo các chuyên gia bán hàng, DN phải xác định ai là người đi mua để đưa ra chiến lược phù hợp.
Trên thực tế, NTD và khách hàng chưa hẳn là người mua sắm. Để NTD trở thành người mua thì họ phải trải qua vai trò của người đi mua sắm, và đôi khi người mua hàng chưa hẳn là người sử dụng và ngược lại, người sử dụng sản phẩm không phải là người mua. Chẳng hạn như mẹ mua sữa cho con, vợ mua dầu gội, dao cạo râu cho chồng..
Vì thế, nếu các nhà quản trị marketing chỉ tìm hiểu mong đợi tiềm ẩn nơi NTD mà bỏ qua mong đợi của người đi mua thì sẽ thất bại. Bởi, quyết định mua hàng thường lệ thuộc vào cảm xúc của người xem hàng ngay tại điểm mua.
Do đó, làm thế nào để tác động đến người mua hàng ngay thời điểm họ chọn lựa sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, phải tạo ra sự gián đoạn và tác động khách hàng trong chế độ vô thức để họ thay đổi theo ý định của mình.
Trong đó, việc trưng bày hàng như thế nào, cách bán hàng ra sao là rất quan trọng. Lời khuyên của các chuyên gia là thực phẩm không để chung với hóa phẩm, thức uống không để chung với chất tẩy rửa, đồ nam không để chung với đồ nữ, đồ ăn không để chung với chất độc hại, mỹ phẩm không để chung với chất tẩy rửa...
Khi trưng bày, cần chú ý đến 4 yếu tố: dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy và dễ mua. Để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, cần thuộc lòng 4 chữ "C": Chào hỏi tươi cười, chăm sóc, cảm ơn chân thành và chuyên nghiệp.
Ngoài chiến dịch tiếp thị tại điểm bán, trưng bày hàng hóa để thu hút người mua, theo ông Nguyễn Hải Triều - Tổng giám đốc YouNet Media - DN cũng cần thực hiện các chiến dịch marketing "tiền bán hàng". Đó là các chiến dịch truyền thông trên các trang mạng xã hội để tạo ra các diễn đàn vì những lời nói của bạn bè có tác động rất lớn đến việc mua hàng của NTD.
"Nếu biết được người ta nói về sản phẩm của mình như thế nào, có định mua hàng hay không thì có thể tác động để khách hàng mua sản phẩm. Và thông qua những thông tin từ các kênh truyền thông mạng xã hội, internet..., DN có thể xây dựng được chiến lược bán hàng hợp lý”, ông Nguyễn Hải Triều tư vấn.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Thuật ngữ “quảng cáo so sánh” (comparative advertising) lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ năm 1930, khi Sears lấy những bản in quảng cáo để so sánh những mẫu trang sức của hãng với 8 nhãn hàng khác.
Năm 1931, Firestone lặp lại những gì Sears làm, nhưng những quảng cáo so sánh của Hãng đã bị rất nhiều tờ báo từ chối, trong đó có Chicago Tribune và New York Daily News.
Một năm sau, Plymouth phát hành một mẩu quảng cáo yêu cầu khách hàng “Nhìn ngắm cả ba”. Tháng 6 năm đó, doanh số của Plymouth tăng vọt lên 218% so với năm trước. Quảng cáo so sánh ra đời.
Cho dù không được những tập đoàn hay các công ty lớn ưa chuộng, nhưng quảng cáo so sánh vẫn là một hình thức thông dụng tại Mỹ, Canada, Anh, Thụy Điển và Úc. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã có sự gia tăng thị phần đáng kể thông qua quảng cáo so sánh.
Tuy nhiên, một số khách hàng không thích loại hình quảng cáo này. Hơn 41% cho rằng nó không “đúng”, 37% tin quảng cáo thường bị phóng đại quá mức, 36% nghĩ rằng các nhà quảng cáo nên nhấn vào những điểm mạnh của sản phẩm hơn là cố hạ thấp đối thủ.
1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáoVới William LaMothe - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Kellogg’s thì “quảng cáo so sánh là một cách làm lười biếng để bán sản phẩm”. Vậy khi nào thì nên và khi nào không nên sử dụng quảng cáo so sánh?
Trong cẩm nang 1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo, Luc Dopont - giáo sư khoa Truyền thông của Đại học Ottawa (Canada), chủ nhân của những chiến lược quảng cáo độc đáo bậc nhất - đã phân tích và trả lời cho câu hỏi trên. Ông nêu rõ, có 9 tình huống quảng cáo so sánh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp (DN).
1. Nếu sản phẩm của DN giữ thị phần nhỏ, DN là “tân binh” hoặc không nổi tiếng. Nhãn hàng đứng đầu đương nhiên chiếm ưu thế. Để đẩy mạnh hiệu quả, DN sẽ phải làm cho mọi người thay đổi suy nghĩ về nhãn hàng đứng đầu. Đây chính là chiến lược của Tylenol khi quảng cáo rằng aspirin có thể gây kích thích thành dạ dày. Tylenol hiện là thuốc giảm đau số 1 Hoa Kỳ với 30% thị phần.
2. Nếu bạn có thể chứng minh sản phẩm của mình tốt hơn. Tại Mỹ, Burger King đã rất thành công trong việc làm tăng doanh số bằng cách giải thích chính xác họ làm bánh hamburger như thế nào trên tivi. Tuy nhiên, tại Anh, quảng cáo của Hãng tiết lộ hamburger của Burger King chứa thịt bò nhiều hơn 41% so với hamburger của McDonald’s.
3. Nếu khách hàng không có sở thích đặc biệt hay lòng trung thành đối với riêng nhãn hiệu nào. Những khách hàng hay do dự luôn dễ tiếp nhận thông tin mới.
4. Nếu ngân sách của doanh nghiệp ít hơn đối thủ. Quảng cáo so sánh cho phép doanh nghiệp đặt mình ngang hàng với nhãn hàng đứng đầu, như Burger King đã làm với McDonald’s.
5. Nếu DN là nạn nhân của quảng cáo so sánh. Việc phản ứng lại đối thủ sẽ cho phép DN trả lời, đính chính và cuối cùng là cơ hội để vượt lên. Phản ứng của Hertz trước quảng cáo so sánh của Avis đã giúp Hertz lấy lại 5% trong số 10% thị phần đã mất trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vẫn có kết quả ngược lại. Ngay sau khi Coca-Cola đáp trả những đợt công kích của Pepsi, thị phần của Pepsi tăng từ 8% lên 18% tại Dallas. Những dẫn chứng nêu trên nhằm chỉ ra rằng ảnh hưởng của thị trường còn phụ thuộc vào phản ứng thực tế.
 Avis Hertz
6. Nếu sản phẩm của DN thực sự độc đáo. “Gas không chì” hay “Coca không đường” là những ví dụ điển hình cho việc làm cách nào những sản phẩm mới có thể so sánh với những loại truyền thống hơn.
7. Đối với quảng cáo công nghiệp. Khi độc giả muốn tiếp cận một cách hợp lý với quảng cáo của DN, những so sánh trực tiếp với các nhãn hàng khác thường mang lại kết quả tốt.
8. Khi đã thử nhiều cách mà vẫn không thành công. Sau một số chiến dịch quảng cáo không thành công, Vivitar quyết định thử cho hai nhãn hàng trưng bày cạnh nhau. Việc này đã đem lại doanh thu tăng vọt cho Vivitar, giúp họ sớm chiếm vị trí thứ hai với 10% thị phần.
9. Nếu đối thủ phải đương đầu với sự cố lớn. Tuy nhiên, Luc Dopont cũng lưu ý trong một số trường hợp, quảng cáo so sánh có thể kéo DN xuống vực thẳm. Đó là khi:
  • Doanh nghiệp đang ở thế áp đảo trên thị trường. Nếu sản phẩm đứng đầu thị trường sử dụng quảng cáo so sánh, tức là muốn làm tăng độ tin cậy của các nhãn hàng khác. Khi một sản phẩm đứng đầu theo sau những đối thủ, khách hàng sẽ hiểu được thông điệp là sản phẩm của họ tốt hơn.
  • Không có khác biệt gì giữa sản phẩm của DN và sản phẩm cạnh tranh.
  • Có kinh phí quảng cáo eo hẹp. Hầu hết những chiến dịch quảng cáo so sánh đều tốn kém, trong thời gian dài có khi lên đến hàng năm trời.
  • Nếu khách hàng mua sản phẩm của DN theo cảm tính.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Mỗi ngày, trung bình một người nhìn vào chiếc điện thoại của mình tới... 150 lần.
Điện thoại ngày nay đã trở thành một trong những vật bất ly thân của con người thời đại mới. Chính vì thế, nó đã trở thành 1 trong những công cụ hữu hiệu của các nhà tiếp thị trong đó hữu hiệu nhất phải kể tới SMS marketing.
SMS Marketing, là 1 kênh của Mobile Marketing, đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ công nghệ Di động. Một lý do không thể phủ nhận : Khi nhận được SMS, bất kỳ ai cũng phải đọc.
Infographic dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thú vị về lịch sử ra đời của SMS đồng thời dự đoán tương lại phát triển của kênh SMS marketing trong tương lai.
Theo Cafebiz

Có được một video lan truyền (viral video) là mơ ước của bất kỳ người làm marketing nào. Nghiên cứu cho thấy, người xem các video được chia sẻ sẽ mua và giới thiệu sản phẩm cho bạn bè nhiều hơn so với những người xem video sau khi tìm kiếm trên internet.
Vì sao một số video lan nhanh như “cháy rừng”, còn một số khác lại nhanh chóng bị dập tắt?
Unruly, một công ty về công nghệ marketing đã có câu trả lời cho câu hỏi đó. Phân tích của Unruly trên 430 tỷ lượt xem video và 100.000 điểm dữ liệu người dùng cho thấy hai yếu tố mang tính quyết định cao nhất tới sự thành công của một video lan truyền là Phản ứng tâm lý (nội dung khiến họ cảm thấy như thế nào) và Động lực xã hội (tại sao bạn muốn chia sẻ chúng).
Cảm xúc mà các video mang lại càng lớn, người xem càng có xu hướng chia sẻ. Và đây cũng là hình thức “truyền miệng” trên môi trường mạng, một hình thức quảng cáo “bất khả chiến bại” từ trước tới nay.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì khiến các nội dung được chia sẻ nhiều nhất, bằng cách phân tích đoạn video có tên Puppyhood, một video thành công vang dội với 5 triệu lượt xem trong vòng 6 tuần sau khi ra mắt vào tháng 5. Trong đoạn video này, một anh chàng tình cờ bắt gặp và nhận nuôi một chú chó con, và cả hai đã nhanh chóng thân thiết với nhau như những người bạn cùng phòng.
Một khám phá thú vị là một phần nhỏ người dùng là tác nhân tạo ra phần lớn sự chia sẻ, và hầu hết những chia sẻ xuất hiện rất nhanh sau khi đoạn video được ra mắt.

Động lực chia sẻ

10 động lực chia sẻ video Puppyhood
Unruly đã phát hiện ra 10 động lực của hành động chia sẻ, trong đó chiếm tới ba phần tư là Hỏi ý kiến – OPINION SEEKING (Tôi muốn biết bạn tôi nghĩ gì). Tiếp theo là Muốn trò chuyện – CONVERSATION STARTING (Tôi muốn bắt đầu một cuộc đối thoại trên mạng), Chia sẻ tiện ích xã hội - SOCIAL UNILITY (Điều này có thể có ích với bạn của tôi).
Còn lại là các động lực khác như muốn thể hiện kiến thức, muốn chia sẻ đam mê, muốn đóng góp cho lợi ích cộng đồng…

Phản ứng tâm lý

Hầu hết mọi người nghĩ rằng sự hài hước sẽ thúc đẩy sự chia sẻ, nhưng đó là một phản ứng rất khó đạt được và khá nhạy cảm vì nó mang tính văn hóa. Các công ty nên tìm cách gợi mở những phản ứng tích cực để nội dung tạo được sự cộng hưởng, và phản ứng càng mãnh liệt càng tốt.
Video Puppyhood đã nhận được các phản ứng như sau:
4 cảm xúc tích cực:
  • Ấm áp – 58%
  • Hạnh phúc – 56%
  • Hài hước – 31%
  • Ngạc nhiên – 10%
4 cảm xúc tiêu cực:
  • Nhầm lẫn – 8%
  • Khinh thường – 8%
  • Chán ghét – 4%
  • Giận dữ - 1%

Những người “siêu chia sẻ” làm nên sự khác biệt

Gần 18% người dùng internet chia sẻ video ít nhất 1 lần mỗi tuần, và gần 9% chia sẻ mỗi ngày. Các công ty nên tìm cách tiếp cận được lượng người “siêu chia sẻ” này.

Lượng người “siêu chia sẻ” video Puppyhood lên tới 82,4%.

Yếu tố thời gian

Lượng chia sẻ trong hai tuần đầu càng cao, đỉnh điểm lan truyền của video sẽ càng ấn tượng và số lượng chia sẻ sẽ càng lớn. Các marketer cần cân nhắc thực hiện các chiến dịch ban đầu nhằm tối đa hóa lượt xem trong giai đoạn cửa sổ này. Ngày video ra mắt cũng sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt: Hầu hết các hoạt động chia sẻ diễn ra vào thứ Tư (ngày tối ưu), thứ Năm, và thứ Sáu.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Sự phổ biến của thiết bị di động sẽ đưa khoảng 50% giao dịch thương mại nói chung sẽ được thực hiện trên nền tảng này vào năm 2017.
Thương mại điện tử là thị trường quan trọng mang tính toàn cầu, ngày càng phát triển nhờ ứng dụng rộng rãi của các thiết bị di động. Báo cáo từ hãng phân tích số liệu Digi-Capital cho hay, thương mại di động sẽ là nguồn thu chính cho toàn ngành thiết bị cầm tay vào năm 2017. Riêng các hoạt động thương mại nói chung có thể tạo ra 516 tỷ USD doanh thu, tăng mạnh so với 133 tỷ USD của năm 2013.
Trong khi đó, thị trường các ứng dụng cho người dùng sẽ tương đương 74 tỷ USD và chi phí để quảng cáo trên di động khoảng 42 tỷ. Digi-Capital ước tính đến năm 2017, 50% giao dịch thương mại sẽ được tiến hành trên di động.
Với nhiều tiềm năng về doanh thu, các nhà tiếp thị cần đảm bảo thông điệp của họ xuất hiện đúng lúc và có liên quan đến trải nghiệm của khách hàng, làm tăng hứng thú mua sắm. Công ty chuyên về marketing trên di động OtherLevels đã khảo sát 5 nhóm người về sự không nhất quán trong cách tiếp cận khách hàng của thị trường.
Ngày càng nhiều người sử dụng thiết bị di động để mua sắm trực tuyến.
Mỗi nhóm đại diện cho khoảng 20% khách hàng. Một nhóm không nhận bất kỳ email hay tin nhắn quảng cáo nào. Số khác chỉ nhận được tin nhắn nhắc tham gia trở lại sau một thời gian không hoạt động. Các nhóm khác nhận được một tin nhắn vào giữa tuần, một vào cuối tuần, và tin nhắn “bám đuôi” nếu không có hành động gì sau hai tin trước.
Kết quả, càng nhận nhiều tin thì càng nhiều người dùng tham gia. Trên thực tế, việc có nhiều thông báo gia tăng mức độ sử dụng ứng dụng, tăng lần quét mã vạch và tăng lượt tham gia các chương trình dành cho khách hàng thân thiết. Tần suất xuất hiện tin nhắn cũng rất quan trọng. Có 28% người dùng nhận tin nhắn trong vòng 48 giờ quyết định dùng ứng dụng của công ty.
“Bám đuôi” - hành động gửi người dùng một tin nhắn sau thông điệp tiếp thị ban đầu, cũng khiến một vài chỉ số tăng lên. Một tin nhắn “bám đuôi” vào chủ nhật sau một tin nhắn vào thứ sáu làm tăng tỷ lệ phản hồi từ 36% lên 66%. Nhưng quá nhiều tin nhắn về cùng một chủ đề sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại.
Theo VNE

Gần đây nhiều bài báo đã viết nhiều về trade marketing/customer marketing (tiếp thị thương mại, tiếp thị ở điểm bán) ở dạng “khái niệm”, “tầm quan trọng” của nó được nâng lên ở mức độ “vũ khí tối thượng”. Tuy nhiên nếu dừng lại ở đó thì xem như chỉ tìm được “cái gì?” chứ chưa đi sâu vào “ như thế nào?” và “tại sao?”.
Làm thế nào để có một kế hoạch trade marketing tốt, hiệu quả và logic của việc xây dựng một kế hoạch làm sao không “bỏ sót” những cơ hội cũng như không “quá thừa” các hoạt động vì ngân sách lúc nào cũng bị giới hạn là một câu hỏi cần giải đáp.
Trước khi đi vào chi tiết của từng bước trong một kế hoạch marketing hiệu quả, chúng ta thiết nghĩ cần đi lại một chút khái niệm của trade marketing:
Trade marketing là hãy để người mua hàng trải nghiệm thương hiệu tại điểm bán (Unilever)
hay:
Trade marketing chính là giúp thương hiệu “chiến thắng” ngay giây phút lựa chọn của người mua hàng tại điểm bán (Diageo)
Vậy 6 bước đó là những bước nào?

Bước đầu tiên hẳn là “khám bệnh” (audit)

Vậy chúng ta “khám” những gì? Nhìn vào hình trên ta thấy trade marketing chính là điểm giao thoa của ba đối tượng: thương hiệu, người mua hàng và điểm bán (siêu thị hay điểm bán lẻ). Ba đối tượng này cũng chính là ba đối tượng trong bước đầu tiên:
Đối tượng 1: Người mua hàng (người mua hàng và người sử dụng có thể là một, cũng có thể khác như mẹ mua sữa về cho con bú dặm). Có những câu hỏi chúng ta cần trả lời rất chân thực và chính xác đó là: họ là ai (độ tuổi, giới tính, thu nhập, cá tính, quan điểm sống, cách thức mua hàng), họ mua hàng như thế nào (chai dung tích bao nhiêu là thường mua nhất, mua ở siêu thị hay chợ/cửa hàng gần nhà, bao lâu mua một lần).
Trong 3 tháng qua, chúng ta sử dụng những thương hiệu nào trong ngành hàng mình tiêu dùng. Họ quan tâm đến đặc tính gì của sản phẩm. Họ ăn sữa chua vì họ tin là sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa hay hệ miễn dịch; có những hương vị trái cây đa dạng hay bổ sung lợi khuẩn. Khi mua dầu ăn thì họ quan tâm đến dầu đó có tốt cho sức khỏe như tốt cho tim mạch hay dễ tiêu hóa, chiên xong dầu có đổi màu hay không v.v.
Đối tượng 2: Khách hàng của công ty là các điểm bán. Tùy vào từng ngành hàng của công ty mà điểm bán có thể là: 1 quán ăn ven đường có bán thêm nước giải khát; đó cũng có thể là 1 tiệm tạp hóa ven đường; cũng có thể là 1 sạp trong chợ; đó cũng có thể là siêu thị to như Coopmart hay Maximark hay Big C hay Lotte; gần đây thì nổi lên các cửa hàng tiện lợi như Circle K hay Shop&Go hay B’smart hay Mediacare hay Guardian v.v.v
Rõ ràng, từng khách hàng như vậy chúng ta cũng có những ứng xử khác nhau và các hoạt động khác nhau. Sạp trong chợ thì chật, nhỏ nên ngay dụng cụ trưng bày hay vật phẩm quảng cáo sẽ khác với siêu thị. Vấn đề là khách hàng mục tiêu của chúng ta như đã nói ở phần trên là họ đi vào kênh bán hàng nào là nhiều. Có những sản phẩm người tiêu dùng như bia rượu thậm chí cà phê thì họ dùng kênh on (kênh tiêu dùng tại chỗ như quán nhậu, quán bar, quán cà phê) thì sau đó họ mới tin vào sản phẩm rồi mới ra kênh off (kênh cửa hàng, mua về nhà hay tiêu dùng khi đi trên đường).
Đối với mỹ phẩm, người tiêu dùng có khuynh hướng tin vào những sản phẩm bán trong siêu thị, mua trong siêu thị. Sau khi sử dụng thấy tốt thì mới về tiệm tạp hóa gần nhà mua vì họ nghĩ rằng dẫu sao thì siêu thị cũng kiểm tra đầu vào của hàng hóa chặt chẽ hơn là ở ngoài chợ. Từng kênh có những nhu cầu riêng của chính họ ví như tại cửa hàng, họ cần dụng cụ trưng bày có thể đẩy ra đẩy vào vì tối phải đóng cửa trong khi siêu thị thì không cần như vậy. Một cách khác nữa là phân loại khách hàng theo quy kinh doanh cỡ lớn, cỡ trung hay cỡ nhỏ.
Trên đây là phân loại theo khách hàng, chúng ta cũng có thể xem xét liệu công ty chúng ta có bao phủ hàng hóa trên phạm vi cả nước chưa (theo địa lý)? Nếu chưa thì bước kế tiếp chúng ta có những ưu tiên gì, tỉnh thành cụ thể nào cho kế hoạch tấn công năm tới.
Đối tượng thứ 3: Chính là ngành hàng của chúng ta. Ngành hàng mình bao phủ tới đâu? Thị phần từng nơi so với đối thủ ra sao? Có gì có thể làm tốt hơn không? Vậy nên đi theo 6P này.
Proposition: Định vị thị do marketing làm, nhưng định vị đó xuất hiện tại điểm bán như thế nào, có hấp dẫn người mua không? Xuất hiện ở đâu cho dễ thấy ấy chính là công việc của trade marketers.
Product: Danh mục hàng hóa có phù hợp chưa? Đủ chủng loại chưa? Cơ hội nào cho chúng ta?
Price: Chiến lược giá có phù hợp ở điểm bán không? Khuyến mãi nhiều quá, có làm bị giảm giá liên tục ngoài thị trường không? Tương quan giữa giá và định vị của chúng ta có còn phù hợp không? Kết hợp với marketers và phòng tài chính để làm. Trade marketers là người gần thị trường hơn nên sẽ dễ nắm bắt thông tin biến động của đối thủ.
Place: Sản phẩm của chúng ta có xuất hiện đúng chỗ có shoppers chưa? Làm gì để đơn giản hóa cái kệ cho gọn? Có cơ hội nào trưng bày ở vị trí thứ 2 thứ 3 không? Như Downy trưng bày ở quầy bán quần áo, Coca trưng bày ở quầy bán thức ăn liền, mua cơm chiên, gà quay … trong Big C, mua thức ăn ra khu công cộng ăn tiện thể lấy 1 chai nước Coca khỏi phải đi vô quầy chính.
Các kênh/tỉnh thành đã được khai thác hết chưa?
Promotion: Mỗi kênh mỗi khác nên các hoạt động truyền thông tại điểm bán cũng khác nhau. Kênh MT thì được chưa, có gì khai thác thêm không? Kênh GT tốt chưa? Có mở rộng thêm tỉnh thành nào không? Chứ promotion không chỉ chăm chăm vào khuyến mãi giảm giá hay tặng phẩm
Packaging: Tùy kênh thì có dung tích kích cỡ khác nhau. Sau khi rà soát lại, nhiều khi sẽ phát hiện ra mình còn cơ hội để phát triển sản phẩm mới bằng cách thay đổi dung tích cho phù hợp kênh. Một nhãn sữa tắm nọ ra loại 650ml và 1.2kg trong khi thị trường lẽ ra nên bắt đầu bằng loại bịch/túi (6ml) và 200ml lên 400ml để dẫn người tiêu dùng nâng cao lên. Thế mới vỡ lẽ ra tại sao mình bao phủ thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Họ phủ được 50.000 cửa hàng rồi mà mình chỉ có 10.000 cửa hàng. Công thức sản phẩm, thiết kế có sẵn, quảng cáo cũng có sẵn. Chỉ là thay đổi về dung tích để cho phù hợp vùng miền hơn ( nông thôn không tiền nhiều thì họ mua gói sữa tắm về tắm, hay chai 200ml thôi).Thậm chí loại 1.2kg chắc chắn không bán vô được kênh khách sạn, chỉ có loại bịch/túi 6ml mới vào được kênh này. Kích cỡ bao bì quan trọng vậy đó, nó ảnh hưởng đến chiến lược phân phối của chúng ta.
Chúng ta hoàn tất bước xét nghiệm, tầm soát… bệnh

Bước 2 chính là bước nêu ra việc cần phải làm (mục tiêu) cho năm sau

Từ một thực tại về khách hàng, người mua hàng và thương hiệu của chúng ta, chúng ta hẳn có rất nhiều mục tiêu cần hoàn thiện cho năm sau. Sau khi “khám” xong, chúng ta thấy rằng có nhiều vấn đề cũng như những cơ hội. Từ đó đưa ra những mục tiêu rất cụ thể cho năm sau (có số, có tỷ lệ % càng tốt để đo lường)

Bước 3 suy nghĩ ra tất cả những giải pháp có thể có

Để tránh những kết luận vội vã và đưa ngay ra các giải pháp, chúng ta không nên bó buộc mà hãy để nhiều ý tưởng “bay” ra. Để giải quyết nạn kem chảy khi người tiêu dùng mang về nhà, bạn có bao nhiêu cách? Có túi giữ nhiệt, có nhân viên giao hàng tận nơi, có thùng xốp….

Bước 4 chọn lọc những giải pháp ưu tiên nhất

Nhưng tới bước này thì thực tế hơn, có “tính toán” hơn. “Bay bổng” quá thì kéo xuống, còn ngân sách nữa. Vậy hãy chọn lọc nó

Bước 5 Hợp nhất lại với các phòng ban khác, đưa ra lịch trình của các hoạt động

Về mặt thời gian và đồng bộ, có những quyết định liên quan đến marketing và phòng Phát Triển Khách Hàng (sales), nên kế hoạch trade marketing cần có sự thống nhất để đạt hiệu quả tối đa, tránh mỗi phòng làm một đường thì lãng phí tiền bạc.

Bước 6 Dự phòng và theo dõi tiến độ

Triển khai, đánh giá và có những điều chỉnh cho phù hợp và có phương án dự phòng.
Nguồn: Sage

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.