Articles by "Social-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Social-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Bài học làm Social Media Marketing từ Ford

Bạn đang làm social media marketing như thế nào? Hãy xem cách Ford, một hãng sản xuất ô tô đứng thứ năm trên thế giới với bề dày lịch sử hơn 110 năm phát triển, thực hiện để vẫn giữ được sự phù hợp, hấp dẫn và tiếp cận từ xa đến với khách hàng trong thời đại kỹ thuật số cách dễ dàng là vậy trong bài viết này nhé.

Ford đã viết nên câu chuyện thần tiên khi tận dụng nhiều kênh social media khác nhau để kết nối chuẩn xác với khách hàng ở mỗi kênh với từng nội dung và ngữ điệu thích hợp. Những gì Ford đã làm trong vài tháng qua minh chứng cho thấy social media thực sự là công cụ marketing mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tiếp cận đến với khách hàng theo cách họ mong muốn doanh nghiệp phải như vậy đồng thời qua đó cũng thể hiện sự khéo léo, sáng tạo cần có nơi người làm marketing trong thời đại kĩ thuật số này.

Vine
Vine là nơi cho phép ta tạo ra những đoạn video cực ngắn, chỉ tính bằng giây. Bởi lẽ đó, chúng thường không được đánh giá cao về mặt marketing vì chẳng lí do gì để doanh nghiệp đầu tư lấy một khoản kinh phí lớn cho những thứ chỉ kéo dài vỏn vẹn vài giây như thế.

Để đạt hiệu quả (về mặt marketing), bắt buộc người làm video cần có sự sáng tạo, óc hài hước và duyên dáng ngay cả trong những khía cạnh nghiêm túc nhất của doanh nghiệp. Và Ford là một trong những thương hiệu đã làm tốt điều này với Vine.
Các video của Ford trên Vine thực sự rất vui nhộn...
Cực kỳ sáng tạo...

Cộng tác cùng những người dùng khác trên Vine để làm ra những video cho thương hiệu đồng thời quảng bá cho kênh Vine của người dùng...

Vine đã truyền cảm hứng cho Ford thỏa sức thể hiện cá tính, sức hấp dẫn và trí tưởng tượng. 

Tumblr
Ford cũng lập một trang mới trên Tumblr và lôi kéo tới đó được một lượng đối tượng trẻ trung năng động.


Tumblr là nền tảng mạng xã hội hoàn hảo cho công tác content marketing, đặc biệt là những nội dung hấp dẫn, bắt mắt người dùng. Và vì là nền tảng dạng "tiểu-blog", Tumblr hướng tới những nội dung dạng ngắn như GIF, meme, hình ảnh, infographic vốn thường thu hút được nhiều tương tác nhất. "And is Better", tạm dịch "Và thì tốt hơn", là tên trang Tumblr của Ford với chủ đích quảng bá cho một chiến dịch mới cùng tên của Ford. Rõ ràng, phải lựa chọn "hoặc/hoặc là" không thể hấp dẫn hơn "và", sự đồng thời mới là tiêu chí chúng ta mong muốn, là thứ người dùng trông đợi.


Ford đang khéo léo lôi kéo người dùng Tumblr bằng những thứ thú vị như kì lân (unicorn) với thịt xông khói bacon). Đó cũng là một ý tưởng hợp lí khi kết hợp cách chuyển ngữ và tu từ vốn rất thu hút với một nhóm người dùng nhất định trên Tumblr.


Khá giống Pinterest, Tumblr vẫn hiệu quả cho thương hiệu của bạn thậm chí cả khi bạn không có nhiều nội dung, cũng như Tumblr vẫn có thể được dùng để chia sẻ những thứ có thể giúp xây dựng nên bản sắc thương hiệu của bạn.


Instagram

Điều tuyệt vời nhất ở kênh Instagram của Ford nằm ở chỗ nội dung của họ không bị trùng lặp ở bất kì nơi nào. Nếu bạn là fan của Ford hoặc đơn giản muốn chiêm ngưỡng lại toàn bộ những hình ảnh đep của những dòng xe Ford đã sản xuất từ thời kì đầu cho đến nay thì chắc chắn đây là kênh bạn không thể bỏ qua được. Nội dung ở đây thõa mãn được sự mong đợi của hầu hết người dùng Instagram, tất cả hình ảnh rất rõ nét và đẹp mắt, tận dụng khai thác tối đa các bộ lọc của Instagram.

Xu hướng đậm chất cổ điển hoặc hoài cổ.


Đằng sau hậu trường lịch sử của Ford


Và nhiều quảng cáo cổ điển khác

Ford đã biến Instagram thành một kênh khá phong phú và đa dạng, khác hẳn tất cả các kênh xã hội khác của Ford.

Facebook
Ford đang thực hiện một chiến dịch khá thú vị tại thời điểm này, " Hãy cho Ford biết điều tồi tệ nhất với bạn , ví dụ như ổ gà...".


Đây chỉ là ảnh mới được đăng tải những đã nhận được rất nhiều bình luận bởi Ford biết đây không đơn thuần là vấn đề của riêng tài xế nào. Ngoài ra, bài viết cũng liên kết tới website của Ford, nơi Ford cho đăng tải những ví dụ về những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra với xe. Đi kèm sau mỗi ví dụ là những đoạn video và văn bản đưa ra hướng dẫn chi tiết cách phải kiểm tra như thế nào khi chẳng may cán phải ổ gà và làm sao để thoát ra khỏi đó.

Dĩ nhiên Facebook chẳng còn là Facebook nếu thiếu đi tương tác và với 2,2 triệu fan của mình, Ford biết không thể mãi quảng cáo thương hiệu mà không có những cuộc đối thoại với khách hàng. Cộng với sự thay đổi thuật toán gần đây của Facebook, Ford không thể liều lĩnh để mất đi sự quan tâm của fan với thương hiệu của mình và thật may mắn khi Ford là một nhà sản xuất xe hơi thích tán gẫu.


Đây không chỉ là những trả lời bâng quơ, chiếu lệ mà thực sự đội ngũ social media của Ford đã đọc những bình luận, những câu hỏi và trò chuyện liên tục với khách hàng, làm cho cuộc nói chuyện trở nên sinh động và hữu ích thật sự.

Đó là một lời cam kết lớn của Ford và tới nay vẫn luôn được duy trì thực hiện như mong muốn của Ford là được nhìn thấy cách thân thiện và phù hợp với mọi loại đối tượng của mình.

Twitter
Ford là một trong những công ty đầu tiên được sử dụng giao diện mới của Twitter, và họ đã nhanh chóng tối ưu hóa ảnh đại diện và ảnh tiêu đề cho phù hợp với định dạng mới.


Cũng giống như Facebook, Ford dùng Twitter như một kênh tương tác. Đó là một nỗ lực thật sự mà các công ty khác có thể học hỏi. Với giao diện mới, bạn chỉ việc nhấn vào chuyển đổi giữa "Ford's tweets only" và "Ford's tweets and replies", và bạn có thể thấy một lượng lớn những cuộc nói chuyện mà Ford đã tương tác cùng các follower của mình. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất có lẽ ở chỗ Ford đã xin quyền sử dụng những hình ảnh về Ford do những người theo dõi đã tweet để quảng bá thêm trên các kênh khác, một bước đi đầy khôn khéo.


Ford thấu hiểu giá trị của khách hàng và biến họ thành đại sứ thương hiệu của mình thông qua việc retweet hình ảnh từ chính khách hàng của mình, từ đó nuôi dưỡng lòng trung thành sâu sắc của khách hàng lên một tầm cao mới.

Ford chỉ là ví dụ tiêu biểu trong số nhiều thương hiệu đang tận dụng tốt sức mạnh của social media làm công cụ tiếp thị, quảng bá để kết quả cuối cùng họ có là một hình ảnh đẹp hơn, thân thiện, dễ gần và mới mẻ hơn trong lòng công chúng.

 Nguồn: Chiến lược Marketing


Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

6 câu hỏi cần trả lời trước khi bắt tay xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn

Bạn muốn xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Nếu thế hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi sau trước khi bắt tay xây dựng cộng đồng trực tuyến, dù đó có thể là cộng đồng khách hàng hay cộng đồng mạng xã hội cho doanh nghiệp.

1. Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì?
Với câu hỏi đầu tiên này, bạn hãy nghĩ lại mục tiêu kinh doanh hiện tại. Có thể có những mục tiêu đã có trong chiến lược marketing hiện hữu, vì thế câu hỏi lúc này nên hỏi là: làm thế nào để đạt được những mục tiêu bạn đang thực hiện nếu có thêm mạng xã hội vào trong chiến lược chung? Để có thể đo lường được hiệu quả của mạng xã hội thì những mục tiêu này phải cụ thể, có thể đo lường và có khả năng thực hiện được.

Bạn chỉ nên bắt đầu xây dựng mạng xã hội nếu có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và có khả năng đạt được chúng từ cộng đồng trực tuyến này.


2. Thị trường mục tiêu của bạn là ai?
Trả lời được câu hỏi này tức là bạn đã hiểu cần xây dựng cộng đồng trực tuyến này cho ai, và tập trung mọi thứ hướng vào đó.

Mạng xã hội chỉ có ý nghĩa khi có người tham gia.

Năm 2012, hãng phân tích thị trường Gartner đã dự đoán đến năm 2014 sẽ có tới 70% cộng đồng trực tuyến thất bại trong hoạt động. Một trong những lí do chính cho việc này bởi sự thiếu vắng một kế hoạch rõ ràng để xây dựng cộng đồng hướng tới ai và ai sẽ được lợi từ cộng đồng ấy. Khi có một ai vào cộng đồng thì họ phải thấy mình được chào đón và như thể họ thuộc về cộng đồng đó. Còn nếu họ vào mà phải lưỡng lự liệu họ có phù hợp, hoặc không chắc về vị trí của mình trong cộng đồng đó thì hẳn họ sẽ rời khỏi và cộng đồng sẽ không thể phát triển được.

3. Các thành viên sẽ muốn gì ở cộng đồng mạng xã hội?
Để các thành viên còn trở lại với cộng đồng thì họ cần được tương tác và cộng đồng của bạn cần nhắm đến mục tiêu phục vụ cho được nhu cầu của các thành viên trong này. Trong cộng đồng mà bạn xây dựng không chỉ để nói lên những thông điệp của riêng bạn mà phải có chỗ cho các thành viên được lên tiếng, được thể hiện suy nghĩ của họ. Ngoài ra, khi xây dựng nội dung, bạn cũng chú ý đến xây dựng những nội dung hướng đến nhóm khách hàng chính, nhóm khách hàng trung thành, có như vậy mới đảm bảo bạn vừa được tương tác vừa giữ lại được khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của mình.


4. Bạn có được sự đồng thuận trong doanh nghiệp?
Động lực đứng sau thành công của bất kì cộng đồng nào chính là sự đồng thuận trong công ty. Social nên được trải rộng trong lòng doanh nghiệp, nghĩa là những người đứng đầu phải hiểu rõ mục đích của cộng đồng trực tuyến ấy và lợi ích doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ đó là gì. Nếu sự đồng thuận không có được từ ban lãnh đạo cho đến nhân viên bên dưới thì mọi nỗ lực bạn thực hiện sẽ không nhận được đánh giá đúng mức cũng như doanh nghiệp khó có thể có được sự hỗ trợ từ nỗ lực này và cuối cùng, thành công sẽ chỉ là điều xa vời đối với một cộng đồng như thế.

5. Tôi có thể dành bao nhiêu thời gian cho cộng đồng này?
Vấn đề quản lí được cộng đồng không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ và có thể chiếm trọn thời gian của bạn. Nếu cá nhân bạn không thể làm việc này do vướng bận công việc khác, hoặc không rõ phải làm thế nào thì nên nghĩ đến tìm một người thay bạn để quản lí cộng đồng. Và đây cũng là câu hỏi tiếp theo của chúng ta.

6. Tôi có nên thuê người quản lí cộng đồng?
Có nhiều khía cạnh để trở thành một người quản lí cộng đồng (hay còn có tên gọi thân thiện là admin) và đó thực sự không phải là công việc dễ dàng hay chỉ là việc vặt của trẻ con. Tìm một người có kinh nghiệm và kiến thức làm admin cần phải qua sự cân nhắc kĩ lưỡng, thậm chí bạn sẽ cần đến nhiều admin hơn nữa để làm công tác quản lí nếu đó là một cộng đồng lớn.


Admin là người có vai trò quan trọng để thực thi chiến lược social của bạn, và có thể chiếm cả vai trò quan trọng trong toàn tổ chức. Bạn cần tinh tế chọn ra đúng người ngay từ đầu và cùng họ lập kế hoạch thực hiện nếu muốn cộng đồng phát triển và phát triển đúng hướng với mục tiêu của doanh nghiệp.

Một vấn đề cũng cần phải nói qua là chi phí. Nếu chi phí cho người quản lí cộng đồng trở thành vấn đề khó khăn trở ngại, thì có thể chọn ra những tình nguyện viên trong chính cộng đồng để giúp bạn quản lí và đảm bảo cộng đồng sinh ra vì người dùng, không phải vì doanh nghiệp.

Tóm lại, để nhận thức được lợi ích của mạng xã hội, bạn phải thực sự hiểu được đối tượng của mình, phân bổ nguồn lực đúng và đủ, có sự đồng thuận từ những người có tầm ảnh hưởng trong công ti cùng một chiến lược vững chắc trong tay. Xây dựng một cộng đồng trực tuyến sẽ tốn không ít quĩ thời gian của bạn để lập kế hoạch, cống hiến và làm việc liên tục và không nên bị xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng đắn thì kế hoạch ấy có thể nâng doanh nghiệp lên tầm cao mới và mang lại lợi ích lớn lao cho cả doanh nghiệp.

Và dĩ nhiên, còn nhiều câu hỏi khác nữa cần được suy xét và không phải câu hỏi nào trong đó cũng dễ trả lời. Khía cạnh nào bạn nghĩ là quan trọng nhất cần xem xét khi xây dựng cộng đồng trực tuyến của mình? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây nhé.

 Nguồn: Chiến lược Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook

Bạn đã tốn hàng giờ đồng hồ cho kênh truyền thông xã hội nhưng không nảy ra những ý tưởng để dẫn đến thành công?

Khách hàng của bạn vẫn thường xuyên hỏi han về những kết quả mà Social Media mang lại ?

Bạn chưa làm được điều này, vì vậy bạn cần tìm một chiến lược để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI- Return On Investment) trong chiến dịch truyền thông xã hội của bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các công cụ và các tip để đo lường ROI trong nỗ lực truyền thông của bạn.

Tại sao cần phân tích ROI?
ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Khách hàng và người giám sát cần biết là bạn đã làm chiến dịch thành công như thế nào… và bạn cũng cần biết điều đó.

Điều này rất quan trọng đối với một công ty truyền thông xã hội, nhà tư vấn và nhân viên tham gia trong một tổ chức.

Thử thách chính trong đo lường ROI là bắt kịp với những thay đổi trong thuật toán. Sử dụng những công cụ đánh vào thị trường và chứng minh cho khách hàng của bạn thấy rằng họ đang tận dụng tối đa hóa sự đầu tư của họ vào bạn.


Dưới đây là 5 bước cho chiến thuật đo lường ROI.

1. Đặt ra mục tiêu truyền thông xã hội
ROI có thể được đo lường bằng nhiều cách: qua khách hàng có được, tìm kiếm khách hàng, số click chuột, doanh thu, tham gia cuộc thi, v.v. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của riêng bạn. Trước khi bạn có thể tìm ra và đo lường chỉ số ROI, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn, từ đó bạn mới biết được những nhân tố nào bạn cần đo lường và thành công đối với bạn là gì.

Top 5 cách đo để phân tích ROI trong Marketing truyền thông xã hội: Đằng sau doanh thu, tham gia truyền thông xã hội có nhiều lợi ích đi kèm cho Doanh nghiệp ví dụ như hỗ trợ dịch vụ khách hàng và thu hút quan hệ công chúng.

Lượng tương tác (reach), lượng truy cập (traffic), vị trí dẫn đầu (leads), khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) là cách đo của Pamela Vaughan trên Hubspot, những điều gợi ý này bạn nên quan tâm đến khi nói về thành công Marketing truyền thông xã hội.

Đo lường chỉ số ROI Online bằng 6 bước đơn giản: Troels Kjems, một nhà tư vấn thâm niên của công ty Think! Digital, chia sẻ nhiều ví dụ về mục tiêu chuyển đổi website (được gọi là hành động khao khát) mà bạn muốn trình bày cho khách ghé thăm (visitor).

Những điều này bao gồm giao dịch Online, thông tin liên lạc, số clicks vào đường link, số đăng ký nhận bản tin (newsletter signups), tải file PDF, tương tác xã hội, lượt xem video…


Ba bước sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy mục tiêu chiến dịch của bạn và đo lường kết quả cho khách hàng.

Một khía cạnh tiếp theo là: Làm thế nào nào để đặt ra mục tiêu về Social Media, hãy kiểm tra lại qua bài viết MarketingProfs của Laura Patterson.

Patterson yêu cầu bạn định lượng rằng bạn đang hướng đến điều gì và thiết lập mục tiêu. “Nếu kết quả kinh doanh như mong đợi liên quan đến việc thu hút được khách hàng hay mở rộng khách hàng, mục tiêu hoạt động cho chiến dịch…có thể bao gồm một số yêu cầu, những cuộc hẹn hay thậm chí là những yêu cầu về bảng báo giá.”

2. Xác định đúng nền tảng/ platforms
Mục tiêu và chiến lược chạy kết quả cho Social Media phải phù hợp với những nền tảng bạn sử dụng. Một số fan thì dựa trên Twitter, số khác lại dựa trên Facebook, Pinterset hay Instagram. Hãy tìm những nơi khách hàng của bạn bỏ thời gian vào, vì vậy việc xác định kế hoạch sẽ giúp bạn sẽ thành công.

Làm thế nào để chọn nền tảng Social Media: Infographic này được Melissa Leiter chia nhỏ thành những nền tảng khác nhau như: Pinterest, Twitter, Facebook, Instagram, Google+ và Linkedln.

Khi bạn xác định được nền tảng cho Social Media, bạn phải nghĩ ra được chúng là những thứ gì, nền tảng nào họ thích hơn và cần tốn thời gian bao lâu cho những thứ đó. Bạn có thể nhận ra những nền tảng phù hợp với mục tiêu của bạn.


Social Media: Bạn có biết khách hàng của bạn đang nằm ở đâu không? Heidi Cohen chia sẻ những nghiên cứu về thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng trên Social Media ở Mỹ. Cô ấy đã đề nghị một số tips Marketing có thể hoạt động được trên Facebook, Twitter, Pinterest, Tumblr và Instagram, dựa trên những kết quả đạt được.

3. Theo dõi chiến dịch
Bạn cần theo dõi về thời gian tiêu tốn, chi phí của quảng cáo, v.v cũng như các hoạt động và chiến dịch mà bạn nhắm vào như một phần của Marketing truyền thông xã hội. Có nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để thực hiện.

7 công cụ phân tích đa nền tảng trong Social Media: Việc giám sát Social Media là cần thiết để xác định ROI của bạn. Trên RazorSocial, Ian Cleary chia sẻ về chi phí, chức năng và những lợi ích của các công cụ đo lường từ miễn phí như Google Analytics đến trả phí như Socialbakers và Simply Measured.


Chỉ số ROI của Social Media:

11 công cụ miễn phí đo lường thành công Social Media: Theo nghiên cứu của Engine Watch, Chuck Price chia sẻ 11 công cụ quản lý miễn phí trên Social Media.

Danh sách này gồm có HootSuite (không nằm trong kế hoạch), Social Mention (công cụ cho phép bạn theo dõi hoạt động người sử dụng) và Bitly (công cụ cho phép bạn tùy biến các link rút gọn vì vậy bạn có thể theo dõi mọi thứ bạn chia sẻ).


4. Báo cáo những khám phá mới
Đừng quan tâm là bạn đang báo cáo cho một giám sát viên hay cho chính bạn, bạn cần xác định cách báo cáo kết quả của bạn. Bạn cũng muốn khám phá/thực hiện với một khung thời gian hợp lý: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay tất cả trên.

Top 5 những báo cáo Google Analytics cho Marketer Social Media: Convince and Convert có một nguồn dữ liệu tuyệt vời, quan trọng được đưa vào báo cáo của Google Analytics. Chris Sietsema chia sẻ một số bài tập cổ điển và mới để đo sự tác động của Social đến các chiến dịch của bạn.


The Perfect Social Media Report—Tips and Tricks to Get the Best Results: Báo cáo bởi Alexandra Cojocaru trên Blog uberVu mang tính toàn diện hơn một chút, điều này sẽ làm hoàn hảo hơn cho phần thuyết trình.

Nó bao gồm sự phân bổ các nền tảng, cũng như đo lường về số lượng và chất lượng, cảm tính/ý kiến và những kết quả cho sites Social rõ ràng.


Học cách làm thế nào tạo báo cáo ROI cao nhất từ blog Ubervu.com. Dưới đây là giao diện Báo cáo trên Facebook, cũng như là các mẹo truyền thống để báo cáo và một giao diện bạn có thể cho Twitter, Linkedln và một blog từ Rachel Melia.

5. Kết quả đánh giá và tái thiết lập mục tiêu
Một khi bạn nhìn thấy những thống kê trước mắt bạn, bạn có thể tính toán ROI của bạn và xem những kết quả của Marketing để thấy đã và chưa làm được gì. Nếu bạn thực hiện những quảng cáo phải trả tiền thì việc đo lường rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến chi phí.

Một hướng dẫn cụ thể trong việc Làm thế nào để tính toán ROI của chiến dịch Social Media: Chuyên gia Marketing trên 60Second, Jamie Turner chỉ cho bạn việc chỉ định một giá trị cho khách hàng của bạn và sử dụng những minh họa để xác định chiến dịch truyền thông xã hội bạn tiêu tốn. Sau đó, Jamie dẫn dắt bạn bằng cách sử dụng các phép đo để dẫn dắt những thay đổi trong chiến dịch truyền thông.


ROI trong Social Media là trò chơi của con số: Bài viết này định nghĩa những việc cần làm khi phân tích ROI- đừng bận tâm đến kết quả như thế nào. Nichole Kelly, nhà nghiên cứu về Social Media, nói chuyện về hiểu biết trong toán học, thích nghi và xác định lại mục tiêu.

 Nguồn: Làm Marketing

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Thợ săn thưởng trên fanpage và món gân gà
5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?

Nếu có một giải đấu bóng đá thường niên mà hết năm này qua năm khác chức vô địch luôn thuộc về một đội bóng, giải đấu đó chắc sẽ rất nhàm chán. Ban tổ chức sẽ đau đầu vì không thể gạt bỏ một đội bóng chỉ vì họ luôn vô địch. Dường như đây cũng là tình cảnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tổ chức các cuộc thi có thưởng trên fanpage (trang dành cho người hâm mộ) như một phần trong chiến lược tiếp thị trực tuyến.

May mắn cho bóng đá là thường có sự bất ngờ khi các đội bóng dưới cơ, vào một ngày đẹp trời nào đó, có thể chơi như lên đồng và chiến thắng đối thủ mạnh hơn. Các cuộc thi trên fanpage thì ít có may mắn như vậy khi phải đương đầu với những “thợ săn thưởng” càng lúc càng chuyên nghiệp và có tính cộng đồng hơn. Vấn đề với nhiều doanh nghiệp là đa số những thợ săn này không phải là khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới do họ tìm và săn các giải thưởng của bất kỳ thương hiệu nào. Sự trung thành của họ với thương hiệu có cuộc thi là rất thấp.

Khái niệm “thợ săn thưởng trên mạng” (online promotion hunter) dễ làm liên tưởng ít nhiều đến “thợ săn tiền thưởng” (bounty hunter), là những người đi săn lùng tội phạm truy nã để lấy tiền thưởng từ chính quyền địa phương ở nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.


Chân dung thợ săn thưởng

Khác với một “bounty hunter” xinh đẹp, dữ dội và có phần bí ẩn như nhân vật Domino của cô đào Keira Knightley trong bộ phim cùng tên của Hollywood, thợ săn thưởng trên fanpage có lý lịch khá rõ ràng trên Facebook.

M. là một bà mẹ trẻ ở nhà chăm con nhỏ. Sẵn có máy tính nối mạng Internet, chị vào các trang mạng chia sẻ kinh nghiệm chăm con và tình cờ thấy các bà mẹ khoe chiến lợi phẩm từ cuộc thi ảnh cho trẻ em.

Rồi chị lên Facebook kết bạn, học hỏi kinh nghiệm và tham gia các hội săn thưởng. Chị trau chuốt cho con và đưa con đến tiệm chụp ảnh chuyên nghiệp để thi ảnh trên fanpage của một công ty thời trang trẻ em. Chị cũng mở tài khoản trên các diễn đàn (forum) và tham gia bình luận. Sau khi tạo được chút tên tuổi, chị kêu gọi các thành viên forum vào “like” ảnh con mình trên fanpage. Chị cũng làm tương tự với họ để trả ơn trong các cuộc thi khác.

Ngày nay, cùng với sự gia tăng số lượng fanpage, số lượng thợ săn thưởng trên mạng cũng tăng đáng kể, thậm chí, một số coi đây là nghề. Các thợ săn còn liên kết với nhau lập nên các hội kín và hội mở trên Facebook, hoạt động theo nguyên tắc có qua có lại.
Rồi chị bắt đầu thắng các giải thưởng. Ban đầu chỉ là chiếc áo mưa hay hộp sữa, dần dà, chị nhắm đến những cuộc thi với giải thưởng có giá trị như iPad, iPhone... Càng thi nhiều chị càng có kinh nghiệm và quyết tâm tăng thêm bộ sưu tập giải thưởng của mình. Do kết bạn nhiều, trúng thưởng nhiều và rất năng nổ trên mạng, chị nghiễm nhiên có nhiều người quan tâm (followers). Các nội dung đăng tải của chị bỗng trở nên có ảnh hưởng trên fanpage.

Nhìn chung, các thợ săn thưởng trên fanpage là người có thời gian và tần suất sinh hoạt trên mạng xã hội cao. Họ thường xuyên cập nhật thông tin giải thưởng mới, nhất là từ các công ty về hàng tiêu dùng nhanh, thời trang, ăn uống, và họ rất chịu khó đầu tư cho cuộc thi. Nếu dạo một vòng trên Facebook của họ, có thể thấy những status như “Cả nhà ơi, vào bình chọn cho bé Cà Ri nhé”, “Ôi, một em iPhone 5s đã về với mình”, và cả những phàn nàn về một cuộc thi nào đó. Họ có khả năng tạo ra ảnh hưởng nhất định tới khách hàng khác nhờ những hiểu biết về công ty, sản phẩm và luật chơi. Có thợ săn thu hút hàng chục ngàn followers trên tài khoản Facebook cá nhân.

Doanh nghiệp nghĩ gì về thợ săn thưởng?

Câu hỏi đặt ra là sự tham gia của các thợ săn thưởng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Như nhiều thứ khác, thợ săn thưởng đem đến cả lợi và hại. Một số doanh nghiệp lớn thuê công ty tiếp thị mạng (agency) quảng cáo sản phẩm thì thường quan tâm đến số lượng hơn là chất lượng fan. Do đó, đôi khi công ty tiếp thị thực hiện các thủ thuật câu “like” bằng cách trả tiền cho các thợ săn tham gia để tạo tiếng vang. Tuy nhiên, với chính sách hạn chế câu like gần đây của Facebook, điều này trở nên khó khăn hơn và doanh nghiệp chuyển hướng sang việc bổ sung một số điều lệ như mời thêm người tham gia. Tuy vậy, theo nhân viên của một công ty tiếp thị, tiêu chí “like” vẫn được doanh nghiệp lớn ưu tiên dù họ đã được tư vấn các tiêu chí khác công bằng hơn.

Doanh nghiệp muốn tổ chức một cuộc thi ấn tượng trên fanpage thì giải thưởng cần có giá trị. Điều này thu hút các thợ săn thưởng tham gia. Cái khó của doanh nghiệp là vẫn muốn các thợ săn thưởng tham gia để tạo tiếng vang nhưng đồng thời cũng cần người thắng giải có chất lượng và có hiệu ứng PR (quan hệ công chúng) tốt. Sẽ là một thất bại về mặt hình ảnh khi tên tuổi người thắng cuộc đăng tải lên báo chí lại là một thợ săn thưởng chuyên nghiệp.


Doanh nghiệp có thể bị tai tiếng vì không có chiến lược tiếp cận và làm việc với các thợ săn. Một doanh nghiệp về thời trang trẻ em cho biết họ từng dính đến rắc rối với thợ săn khi thay đổi điều lệ cuộc thi giữa chừng nhằm tạo ra sự công bằng cho người tham gia. Ai dè thợ săn đã in màn hình (print screen) điều lệ và bắt đầu phát tán các thông tin tiêu cực về cuộc thi và doanh nghiệp. Tệ hơn là các nhóm thợ săn mâu thuẫn chống đối nhau gay gắt khiến cuộc thi rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm thợ săn cũng khiến cho những người dự thi một cách công bằng cảm thấy bị uy hiếp và không có khả năng cạnh tranh, dẫn đến bỏ cuộc. Hệ quả là ảnh hưởng tiêu cực đến nhãn hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Các phương thức để tạo ra một cuộc chơi công bằng hơn có thể bao gồm sự chuẩn bị chi tiết thể lệ và điều kiện cuộc thi; định nghĩa rõ ràng “like thật” và “like ảo”; tổ chức các trò chơi hỗ trợ (minigame) trên fanpage và các cuộc thi lớn trên ứng dụng (app) của Facebook; nhận dạng SMS khi đăng ký tài khoản và giới hạn số lần đăng ký điện thoại hay e-mail. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chia cuộc thi thành tối thiểu hai vòng: vòng 1 lấy 50% bình chọn từ người chơi và 50% từ ban giám khảo; vòng 2 do ban giám khảo chọn. Tuy nhiên, theo một nhân viên tiếp thị, hiệu quả vẫn chưa cao và khả năng chiến thắng của các thợ săn là trên 60%.

Trong Tam Quốc, Tào Tháo thua trận muốn rút quân nhưng sợ mất mặt với chư hầu nên rất lưỡng lự. Tướng sĩ hỏi mật khẩu gác đêm, Tháo vô tình buột miệng “kê cân” (gân gà) do tình cảnh của Tháo giống như đang nhai món gân gà, bỏ đi thì tiếc mà chén cũng không ổn. Với nhiều doanh nghiệp, thợ săn thưởng trên fanpage đôi khi cũng giống như món gân gà vậy. Thực tế là chừng nào còn giải thưởng thì chừng đó còn thợ săn.

Doanh nghiệp nên học cách sống chung với thợ săn thưởng và cần có chiến lược để phòng ngừa tình thế nhai phải miếng gân gà!

Tiếp thị qua fanpage

Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, hàng xách tay, mỹ phẩm thường tự tạo fanpage nhằm tiếp thị sản phẩm. Doanh nghiệp lớn thì thường thuê công ty quảng cáo tạo fanpage. Cách làm này vừa nhanh vừa tiết kiệm nên hiện có khá nhiều fanpage trên Facebook.

Các cuộc thi được tạo ra khi doanh nghiệp lập fanpage nhằm thu hút fan. Sau một thời gian, số lượng fan sẽ đạt mức bão hòa và đứng yên, chưa kể rất nhiều fan bấm “like” vì những lý do không rõ ràng nên không có sự trung thành với fanpage. Doanh nghiệp muốn duy trì và tăng số fan sẽ mở các cuộc thi khác. Ngoài ra, tổ chức cuộc thi trên fanpage cũng là một thủ thuật tiếp thị để tạo tiếng vang, kích thích thảo luận về sản phẩm, thử sản phẩm, hoặc nhằm định hướng niềm tin vào sản phẩm.

Người quản trị của các fanpage thường là chủ doanh nghiệp, cần nhiều thời gian lên ý tưởng cho cuộc thi sao cho vừa phù hợp với hình ảnh nhãn hàng vừa khác biệt với đối thủ. Tất nhiên, họ còn phải lên chiến lược đối phó với các thợ săn thưởng.

 Nguồn: Kinh Tế Sài Gòn

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

5 số liệu bất ngờ về Social Media có thể thay đổi toàn bộ chiến lược của bạn
5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội

Social media đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Điều này hẳn là ai cũng biết.

Nếu bạn đang quản lý một kế hoạch marketing trên mạng xã hội, những số liệu được tập hợp cuối năm 2013 vừa qua hẳn sẽ rất có ích với bạn. Dưới đây là 10 số liệu có thể khiến bạn suy nghĩ lại chiến lược social media marketing của mình.

1. Độ tuổi có tốc độ phát triển mạnh nhất trên Twitter là 55-64

* Số người sử dụng Twitter trong độ tuổi này đã tăng 79% từ năm 2012 đến cuối năm 2013.

* Ngoài ra, số người dùng trong độ tuổi 45-54 có tốc độ tăng mạnh nhất trên Facebook và Google+.

* Nhóm người này đã tăng 46% trên Facebook và 56% trên Google+.


Trên đây là những số liệu ấn tượng phản bác lại quan niệm rằng mạng xã hội “chỉ dành cho tuổi teen”. Chúng cũng cho bạn một cơ hội chinh phục những đối tượng này nếu họ nằm trong những khách hàng mục tiêu của bạn.

Nghĩ lại: Đừng quên nghĩ đến những khách hàng cao tuổi khi sử dụng mạng xã hội. Tuổi tác ảnh hưởng lớn đến những quan tâm, gu thẩm mỹ, tâm lý của chúng ta. Vì vậy nếu bạn chỉ tập trung thỏa mãn những khách hàng trẻ tuổi, bạn có thể bỏ lỡ một số các khách hàng quan trọng.

2. 189 triệu người dùng Facebook chỉ lên trang này bằng điện thoại

30% lợi nhuận của Facebook đến từ những người dùng truy cập từ điện thoại. Tính từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2013, số người này tăng 7%.

Đồng thời, 25% những người dùng smartphone trong độ tuổi từ 15-44 cho biết họ không nhớ được lần cuối cùng họ không có chiếc smartphone của họ bên mình.

Nghĩ lại: Hãy chú trọng vào việc tạo những nội dung và thiết kế phù hợp với giao diện điện thoại.


3. Mỗi giây có thêm 2 người tham gia vào LinkedIn

LinkedIn vẫn đang phát triển từng giây. Trang mạng này ngày càng trở thành một phương thức giao tiếp hữu hiệu cho những người muốn gặp gỡ các đồng nghiệp của mình.

Nghĩ lại: Hãy bao gồm LinkedIn trong kế hoạch social media marketing của bạn. Nhất là nếu bạn muốn tìm những khách hàng, nhân viên mới. Đây là một môi trường tốt để bạn tạo thiện cảm và trở thành nguồn thông tin, kiến thức thân thiện với những người làm việc cùng lĩnh vực.


4. Mạng xã hội đã đánh bật các trang web phim cấp 3 để trở thành những hoạt động online thường làm nhất

Chúng ta đều biết mạng xã hội rất phổ biến, nhưng ít ai đoán trước được nó lại trở thành việc phổ biến nhất. Các mạng xã hội đang ngày càng trở thành một thói quen, một “môi trường sống” mới.

Nghĩ lại: Nếu trước giờ bạn chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức và ngân sách cho mạng xã hội, đã đến lúc bạn nên lập một chiến lược kỹ càng cho nó.

5. Dù 62% các thương hiệu có một chiếc blog, chỉ có 9% công ty ở Mỹ thuê blogger làm việc toàn thời gian

Blogging là một bửu bối quý báu cho mọi marketers muốn tận dụng mạng xã hội và content marketing. Trong blog riêng, bạn nắm toàn bộ quyền kiểm soát về chiến lược, nội dung, thiết kế… và có thể vừa bán hàng vừa cung cấp thông tin cần thiết hoặc thú vị cho người đọc. Tuy nhiên, blog cũng có thể tạo áp lực cho đội của bạn vì nó yêu cầu có những bài viết chất lượng và thường xuyên.

Nghĩ lại: Việc duy trì một chiếc blog có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức cho nhân viên của bạn, vì vậy hãy xem xét việc thuê một blogger chuyên nghiệp full-time.

 Nguồn: Mix Digital

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

5 sai lầm"giết chết" fanpage Facebook
Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội
Sử dụng Facebook marketing cho B2B

Làm truyền thông thương hiệu trên fanpage cũng là một kênh để góp xây dựng thương hiệu cho chính công ty mình. Nếu không làm đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng "giết chết" thương hiệu của mình.

Làm tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội là đưa lại thông tin có giá trị cho khách hàng thông qua các nội dung mang tính giáo dục, giải trí và các thông tin giảm giá, khuyến mại dành riêng cho những người theo dõi của bạn.

Barbara Walsh, một chuyên gia về chiến lược tiếp thị người Mỹ trên trang walshonemarketing.com, đã có nhiều bài viết về những bài học khi xây dựng fanpage thương hiệu. Theo Walsh, muốn xây dựng một fanpage thương hiệu thành công, bạn cần phải tuyệt đối tránh không mắc phải 5 sai lầm chết người.


 1. Trình bày cẩu thả, không hấp dẫn

Hãy giữ cho trang fanpage nhìn luôn hấp dẫn và chuyên nghiệp. Muốn thế, bạn hãy sử dụng những hình ảnh có chất lượng tốt, viết đúng ngữ pháp, chính tả và văn phong phù hợp.

Cần phải tránh tuyệt đối dùng những ảnh nền rối mắt, nhòe nhoẹt, nội dung bài đăng lủng củng, hình ảnh mờ xấu… Nên nhớ rằng, hầu hết người theo dõi sẽ ngầm mặc định cách bạn trình bày fanpage giống như việc bạn chăm chút ra sao cho sản phẩm của mình.

2. Tự quảng cáo quá lố

Facebook là một nền tảng được sinh ra để kết nối và giúp mọi người giải trí.Khách hàng theo dõi fanpage của bạn là mong nhận được những thông tin được trình bày một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn và có chút ít tính giải trí chứ không phải để xem bạn tâng bốc chính mình.

Vì vậy, cách nhanh nhất để đánh mất người theo dõi là chẳng cần phải làm gì cả mà hãy liên tục tự khen mình.

Trước kia, quy luật đăng nội dung trên fanpage thường là 80/20(%), nhưng giờ đây tỷ lệ hợp lý sẽ là 70/20/10(%).

Trong đó, 70% là nội dung bạn chia sẻ lên fanpage là những thông tin thú vị từ các nguồn khác, 20% là các nội dung do bạn tự sản xuất (video, hình ảnh, bài viết PR… cho thương hiệu) và 10% để tự khen mình. Hãy nhớ, chỉ 10% là quá đủ.


3. Không trả lời các bình luận và những phản hồi tiêu cực

Sở dĩ ngành tiếp thị trên các công cụ mạng xã hội có thể phát triển được là vì nó tạo ra một nền tảng để làm dịch vụ khách hàng trực tuyến.

Nếu chừng nào bạn vẫn còn nghĩ rằng fanpage không giống như một diễn đàn chăm sóc khách hàng thì tốt nhất, bạn đừng mở fanpage.

Khách hàng biết rằng họ có thể phản hồi cho bạn ngay tại đây và họ cũng muốn nhận về phản hồi ngay tại đây, càng sớm càng tốt, nhất là những khi họ phàn nàn.

Có đôi khi khách hàng sẽ tế nhị nhắn riêng cho bạn nhưng cũng có khi họ sẽ bình luận thẳng thừng để tất cả mọi người đều thấy. Bất kể trong trường hợp nào, bạn phải chứng tỏ rằng bạn chuyên nghiệp và luôn coi khách hàng là thượng đế.

Hãy trả lời nhanh nhất, chuyên nghiệp, rõ ràng và cầu thị nhất. Đừng bao giờ tìm cách xóa bình luận phản ứng của khách mà hãy like, và tìm cách khéo léo để nói chuyện trực tiếp với khách như gọi điện thoại hoặc nói chuyện riêng.

Việc đó sẽ tránh cho khách nổi đóa giữa chốn công cộng, khiến thương hiệu của bạn bị thiệt đơn thiệt kép: vừa mang tiếng không chuyên nghiệp, vừa bị phơi bày chuyện không hay giữa ‘chốn ba quân’.

4. Admin fanpage có hồ sơ cá nhân xấu xí

Nên nhớ rằng, admin (người quản trị trang) chính là đại sứ cho thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Bạn cần có những đòi hỏi rõ ràng về hồ sơ cá nhân của họ trên Facebook, đừng để nó quá xấu xí, phản cảm hay chứa các nội dung không ổn. Một người mất uy tín trong cộng đồng mạng không phù hợp để làm admin fanpage.

Không có gì tệ hại bằng việc khách hàng phát hiện ra rằng admin quảng cáo trang fanpage này là một người thiếu chuyên nghiệp, nhiều tính xấu, có nhiều hình ảnh hoặc lời nói tiêu cực trên trang cá nhân… Thậm chí, khách hàng có thể tự suy theo kiểu ‘doanh nghiệp thế nào, nhân viên thế nấy’.

Đồng thời, bạn cần có những thỏa thuận rõ ràng với người quản trị nghiệp vụ giao tiếp, am hiểu về thương hiệu, kỹ năng giải quyết tình huống, khả năng quản lý rủi ro… để đảm bảo họ duy trì fanpage một cách chuyên nghiệp nhất.

5. Sự trì trệ

Nếu bạn đã mở một fanpage, hãy cố gắng duy trì hoạt động của nó càng đều đặn và thường xuyên càng tốt, dù nó đang có ít hay nhiều người theo dõi.

Nếu bạn không kham nổi việc này, tốt nhất hãy đóng trang fanpage lại, đừng để nó ở trong tình trạng phủ bụi hay ngắc ngoải chờ… khai tử. Bạn nên hiểu rằng, những gì bạn thể hiện trên fanpage rất dễ khiến người xem hình dung đến tình trạng của doanh nghiệp bạn. Vì vậy, thà không có fanpage, còn hơn là có một trang fanpage không đàng hoàng và chỉn chu.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Bài viết cùng chuyên mục Social Marketing

Làm thế nào để phân tích chỉ số ROI trong Social Media?
Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội
Sử dụng Facebook marketing cho B2B

Google +Post ads chính thức hoạt động

Bạn đã tốn hàng giờ đồng hồ cho kênh truyền thông xã hội nhưng không nảy ra những ý tưởng để dẫn đến thành công?

Khách hàng của bạn vẫn thường xuyên hỏi han về những kết quả mà Social Media mang lại ?

Bạn chưa làm được điều này, vì vậy bạn cần tìm một chiến lược để đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI- Return On Investment) trong chiến dịch truyền thông xã hội của bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ các công cụ và các tip để đo lường ROI trong nỗ lực truyền thông của bạn.

Tại sao cần phân tích ROI?
ROI là minh chứng cho những nỗ lực truyền thông bạn đang làm. Khách hàng và người giám sát cần biết là bạn đã làm chiến dịch thành công như thế nào… và bạn cũng cần biết điều đó.

Điều này rất quan trọng đối với một công ty truyền thông xã hội, nhà tư vấn và nhân viên tham gia trong một tổ chức.

Thử thách chính trong đo lường ROI là bắt kịp với những thay đổi trong thuật toán. Sử dụng những công cụ đánh vào thị trường và chứng minh cho khách hàng của bạn thấy rằng họ đang tận dụng tối đa hóa sự đầu tư của họ vào bạn.


Dưới đây là 5 bước cho chiến thuật đo lường ROI.

1. Đặt ra mục tiêu truyền thông xã hội

ROI có thể được đo lường bằng nhiều cách: qua khách hàng có được, tìm kiếm khách hàng, số click chuột, doanh thu, tham gia cuộc thi, v.v. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của riêng bạn. Trước khi bạn có thể tìm ra và đo lường chỉ số ROI, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn, từ đó bạn mới biết được những nhân tố nào bạn cần đo lường và thành công đối với bạn là gì.

Top 5 cách đo để phân tích ROI trong Marketing truyền thông xã hội: Đằng sau doanh thu, tham gia truyền thông xã hội có nhiều lợi ích đi kèm cho Doanh nghiệp ví dụ như hỗ trợ dịch vụ khách hàng và thu hút quan hệ công chúng.

Lượng tương tác (reach), lượng truy cập (traffic), vị trí dẫn đầu (leads), khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) là cách đo của Pamela Vaughan trên Hubspot, những điều gợi ý này bạn nên quan tâm đến khi nói về thành công Marketing truyền thông xã hội.

Đo lường chỉ số ROI Online bằng 6 bước đơn giản: Troels Kjems, một nhà tư vấn thâm niên của công ty Think! Digital, chia sẻ nhiều ví dụ về mục tiêu chuyển đổi website (được gọi là hành động khao khát) mà bạn muốn trình bày cho khách ghé thăm (visitor).

Những điều này bao gồm giao dịch Online, thông tin liên lạc, số clicks vào đường link, số đăng ký nhận bản tin (newsletter signups), tải file PDF, tương tác xã hội, lượt xem video…


Ba bước sau đây sẽ giúp bạn tìm thấy mục tiêu chiến dịch của bạn và đo lường kết quả cho khách hàng.

Một khía cạnh tiếp theo là: Làm thế nào nào để đặt ra mục tiêu về Social Media, hãy kiểm tra lại qua bài viết MarketingProfs của Laura Patterson.

Patterson yêu cầu bạn định lượng rằng bạn đang hướng đến điều gì và thiết lập mục tiêu. “Nếu kết quả kinh doanh như mong đợi liên quan đến việc thu hút được khách hàng hay mở rộng khách hàng, mục tiêu hoạt động cho chiến dịch…có thể bao gồm một số yêu cầu, những cuộc hẹn hay thậm chí là những yêu cầu về bảng báo giá.”

2. Xác định đúng nền tảng/ platforms

Mục tiêu và chiến lược chạy kết quả cho Social Media phải phù hợp với những nền tảng bạn sử dụng. Một số fan thì dựa trên Twitter, số khác lại dựa trên Facebook, Pinterset hay Instagram. Hãy tìm những nơi khách hàng của bạn bỏ thời gian vào, vì vậy việc xác định kế hoạch sẽ giúp bạn sẽ thành công.

Làm thế nào để chọn nền tảng Social Media: Infographic này được Melissa Leiter chia nhỏ thành những nền tảng khác nhau như: Pinterest, Twitter, Facebook, Instagram, Google+ và Linkedln.

Khi bạn xác định được nền tảng cho Social Media, bạn phải nghĩ ra được chúng là những thứ gì, nền tảng nào họ thích hơn và cần tốn thời gian bao lâu cho những thứ đó. Bạn có thể nhận ra những nền tảng phù hợp với mục tiêu của bạn.


Social Media: Bạn có biết khách hàng của bạn đang nằm ở đâu không? Heidi Cohen chia sẻ những nghiên cứu về thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng trên Social Media ở Mỹ. Cô ấy đã đề nghị một số tips Marketing có thể hoạt động được trên Facebook, Twitter, Pinterest, Tumblr và Instagram, dựa trên những kết quả đạt được.

3. Theo dõi chiến dịch

Bạn cần theo dõi về thời gian tiêu tốn, chi phí của quảng cáo, v.v cũng như các hoạt động và chiến dịch mà bạn nhắm vào như một phần của Marketing truyền thông xã hội. Có nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để thực hiện.

7 công cụ phân tích đa nền tảng trong Social Media: Việc giám sát Social Media là cần thiết để xác định ROI của bạn. Trên RazorSocial, Ian Cleary chia sẻ về chi phí, chức năng và những lợi ích của các công cụ đo lường từ miễn phí như Google Analytics đến trả phí như Socialbakers và Simply Measured.


Chỉ số ROI của Social Media:

11 công cụ miễn phí đo lường thành công Social Media: Theo nghiên cứu của Engine Watch, Chuck Price chia sẻ 11 công cụ quản lý miễn phí trên Social Media.

Danh sách này gồm có HootSuite (không nằm trong kế hoạch), Social Mention (công cụ cho phép bạn theo dõi hoạt động người sử dụng) và Bitly (công cụ cho phép bạn tùy biến các link rút gọn vì vậy bạn có thể theo dõi mọi thứ bạn chia sẻ).


4. Báo cáo những khám phá mới

Đừng quan tâm là bạn đang báo cáo cho một giám sát viên hay cho chính bạn, bạn cần xác định cách báo cáo kết quả của bạn. Bạn cũng muốn khám phá/thực hiện với một khung thời gian hợp lý: hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay tất cả trên.

Top 5 những báo cáo Google Analytics cho Marketer Social Media: Convince and Convert có một nguồn dữ liệu tuyệt vời, quan trọng được đưa vào báo cáo của Google Analytics. Chris Sietsema chia sẻ một số bài tập cổ điển và mới để đo sự tác động của Social đến các chiến dịch của bạn.


The Perfect Social Media Report—Tips and Tricks to Get the Best Results: Báo cáo bởi Alexandra Cojocaru trên Blog uberVu mang tính toàn diện hơn một chút, điều này sẽ làm hoàn hảo hơn cho phần thuyết trình.

Nó bao gồm sự phân bổ các nền tảng, cũng như đo lường về số lượng và chất lượng, cảm tính/ý kiến và những kết quả cho sites Social rõ ràng.


Học cách làm thế nào tạo báo cáo ROI cao nhất từ blog Ubervu.com. Dưới đây là giao diện Báo cáo trên Facebook, cũng như là các mẹo truyền thống để báo cáo và một giao diện bạn có thể cho Twitter, Linkedln và một blog từ Rachel Melia.

5. Kết quả đánh giá và tái thiết lập mục tiêu

Một khi bạn nhìn thấy những thống kê trước mắt bạn, bạn có thể tính toán ROI của bạn và xem những kết quả của Marketing để thấy đã và chưa làm được gì. Nếu bạn thực hiện những quảng cáo phải trả tiền thì việc đo lường rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến chi phí.

Một hướng dẫn cụ thể trong việc Làm thế nào để tính toán ROI của chiến dịch Social Media: Chuyên gia Marketing trên 60Second, Jamie Turner chỉ cho bạn việc chỉ định một giá trị cho khách hàng của bạn và sử dụng những minh họa để xác định chiến dịch truyền thông xã hội bạn tiêu tốn. Sau đó, Jamie dẫn dắt bạn bằng cách sử dụng các phép đo để dẫn dắt những thay đổi trong chiến dịch truyền thông.


ROI trong Social Media là trò chơi của con số: Bài viết này định nghĩa những việc cần làm khi phân tích ROI- đừng bận tâm đến kết quả như thế nào. Nichole Kelly, nhà nghiên cứu về Social Media, nói chuyện về hiểu biết trong toán học, thích nghi và xác định lại mục tiêu.

 Nguồn: Làm Marketing

Bạn đã nhắm đúng mục tiêu cho doanh nghiệp mình.Bạn đang đấu tranh để tạo ra nhiều sự tham gia Facebook?

Facebook marketing có thể làm việc tốt cho các công ty B2B, nhưng bạn có thể phải suy nghĩ lại cách bạn sử dụng trang Facebook của bạn.

Trong bài viết này, bốn lời khuyên của mình giúp bạn thực hiện công việc trên Facebook cho công ty B2B của bạn hoặc khách hàng.

1. Hiểu người theo dõi bạn.
2. Tạo và giám sát mục nội dung chu đáo.
3. Xuất bản cập nhật Lịch online của khán giả của bạn.
4. Mục tiêu quảng cáo của bạn.


1. Hiểu người theo dõi bạn

Điều quan trọng là nhận ra rằng người theo dõi bạn trên Facebook có thể không giống như đối tượng theo dõi của bạn trên LinkedIn.

Biết đối tượng của bạn ở đâu - những gì họ quan tâm là bước đầu tiên đến thành công. Khi bạn đã biết những gì khán giả của bạn muốn, bạn có thể đưa cho họ cái mà họ cần (không được đoán).

Vì vậy, làm thế nào để bạn tìm ra ai là đối tượng Facebook của bạn là ai ? Sử dụng các công cụ có sẵn cho bạn và xem xét dữ liệu . Kiểm tra Facebook Insights , Google Analytics và thậm chí cả cơ sở dữ liệu của riêng bạn để có được một hình ảnh rõ ràng về đối tượng của bạn .

Facebook Insights theo dõi như thế nào khán giả của bạn tham gia với trang của bạn. Bạn có thể theo dõi sở thích của họ , xem như thế nào về nhân khẩu học đối tượng của bạn so sánh với Facebook như một toàn bộ hoặc theo dõi những người sử dụng phân đoạn bạn đang tiếp cận và tham gia với thường xuyên nhất.

Facebook marketing
Facebook Insights cung cấp một loạt các dữ liệu khán giả.​

Nếu bạn đang sử dụng Google Analytics , tôi khuyên bạn nên nâng cấp Analytics để bạn có thể sử dụng dữ liệu loại mối quan hệ. Dữ liệu này sẽ cho bạn biết những gì khán giả của bạn quan tâm tương tác và bạn có thể đáp ứng phù hợp bằng cách cung cấp nội dung có liên quan, tung ra các quảng cáo nhắm mục tiêu...

Dữ liệu là cách nhanh nhất của bạn để hướng đến khách hàng. Cơ sở dữ liệu khách hàng của bạn có thể cho bạn biết rất nhiều về khách hàng của bạn về những gì họ mua, các dịch vụ họ sử dụng và nhiều hơn nữa (tất cả tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn và làm thế nào cho đến ngày cơ sở dữ liệu của bạn).

Một khi bạn đã có các dữ liệu đối tượng của bạn lại với nhau, những vấn đề gì bạn cần để giải quyết là Nội dung gì là thú vị nhất đối với họ trong một bầu không khí thân mật? Bạn có thể cung cấp nội dung gì để giúp họ phát triển các mối quan hệ?

2. Tạo và giám sát mục nội dung chu đáo

Chủ đề của bạn, loại nội dung bạn chia sẻ và thậm chí cả cách bạn nhắm mục tiêu quảng cáo sẽ khác nhau trên Facebook. Đó là một hành động cân bằng để cung cấp nội dung đó là cả hai doanh nghiệp liên quan và đủ thú vị cho khán giả của bạn tương tác

Điều quan trọng là tránh những thứ khó bán trên trang của bạn. Đừng cố gắng để chuyển đổi các fan vào dẫn hoặc bán hàng ngay lập tức. Thay vào đó, tạo ra và tìm kiếm tổng hợp nội dung nào đó đưa đến người dùng của bạn trên một cuộc hành trình với thương hiệu của bạn theo thời gian.

Nghiên cứu "Tâm lý của Khách hàng chia sẻ phát hiện ra rằng nội dung mọi người chia sẻ họ cho là có giá trị. Giá trị có thể được tiếp thị do một nguyên nhân, cung cấp giải trí hoặc nuôi dưỡng các mối quan hệ".

Bài viết liên kết đến các nguồn khác khách hàng sẽ tìm thấy hữu ích.hãy tạo ra những thứ hữu ích cho họ.

Bất cứ điều gì giúp đối tượng của bạn xác định cho mình cho khán giả của mình (cho dù đó là bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp) là hấp dẫn. Nói cách khác, khán giả B2B của bạn có thể cố gắng để thúc đẩy bản thân như các chuyên gia và sẽ chia sẻ nội dung mà giúp họ đạt được mục tiêu đó.

Khi bạn hiểu làm thế nào khán giả B2B của bạn tương tác với nội dung trên Facebook, bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung mà họ muốn chia sẻ-các loại nội dung cho phép họ củng cố lợi ích và chuyên môn của mình.

3. Xuất bản cập nhật Lịch online của khán giả của bạn

Một chiến thuật quan trọng để tăng hiệu suất của trang Facebook B2B của bạn là để suy nghĩ về khi bạn đang xuất bản nội dung . Nó có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều trang bỏ lỡ cơ hội này.

Facebook Insights cho bạn thấy khi người hâm mộ của bạn đang online. Nó có ý nghĩa để gửi thông tin cập nhật khi người hâm mộ của bạn có nhiều khả năng là đang trên Facebook , phải không?

Facebook marketing 2Đồ thị giờ người hâm mộ online​

Đăng khi người hâm mộ của bạn có nhiều khả năng nhìn thấy nó làm gia tăng sự tham gia.

Thời gian không phải là tất cả mọi thứ, mặc dù. Nếu nội dung của bạn là không tốt,sẽ không ai tham gia với nó, không có vấn đề khi bạn đăng nó. Hãy chắc chắn để nhìn vào khung cảnh tổng quát khi lập kế hoạch nội dung và thời gian của bạn.

Sử dụng Insights để theo dõi thời gian bài , loại (ví dụ, văn bản, liên kết hoặc hình ảnh) và đính hôn. Khi bạn chỉ là bắt đầu, hãy nhìn vào những gì đang làm việc cho bạn trong tháng vừa qua. Đi về phía trước, xuất dữ liệu Insights của bạn vào một bảng tính Excel và theo dõi chủ đề và tham gia các xu hướng trong vài tháng để điều chỉnh nội dung của bạn.

Theo kinh nghiệm của tôi, các trang B2B có xu hướng để có được giá tốt nhất tham gia từ 12:30 pm-2: 00pm và 4:00 pm- 6: 00pm -thời gian khi mọi người đang hoặc nghỉ trưa tại nơi làm việc hoặc đang bắt đầu để thư giãn vào cuối trong ngày.

Dữ liệu và thời gian của bạn rất có thể sẽ khác nhau dựa trên công ty, nội dung và đối tượng của bạn.

4: Mục tiêu quảng cáo của bạn

Cho dù bạn đang cố gắng để tăng lượt thích trang hay tăng lưu lượng truy cập vào website của bạn hoặc tăng tương tác của bạn, mục tiêu của bất kỳ chiến dịch quảng cáo là để thu hút những người bên phải trong khi tối đa hóa ROI của bạn .

Facebook làm cho dễ dàng với các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo của họ. Bạn có thể nhắm mục tiêu loại lớn, lợi ích kinh doanh chung, khán giả đối thủ cạnh tranh, CRM qua khán giả tùy chỉnh và nhiều hơn nữa.

Nhắm mục tiêu quảng cáo Facebook của bạn để đạt được các nhóm cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn muốn tìm fan B2B và tiềm năng, bạn có thể chạy một quảng cáo nhắm mục tiêu vào các chủ doanh nghiệp nhỏ (rộng), người đọc Wall Street Journal (lợi ích kinh doanh nói chung) và hiện đang là người hâm mộ của một trang của đối thủ cạnh tranh (khán giả tùy chỉnh).

Bạn có thể tinh chỉnh khán giả nhiều hơn bằng cách nhắm mục tiêu bất cứ ai làm việc cho một công ty cụ thể hoặc đã tốt nghiệp với một loại văn bằng.

Lựa chọn của bạn là vô tận. Tận dụng lợi thế của nhắm mục tiêu của Facebook và làm cho quảng cáo của bạn làm việc cho bạn.

Kết luận 

Với một ít nghiên cứu và một số kế hoạch, các thương hiệu B2B có thể tìm thấy một lượng khán giả trên Facebook. Tất nhiên, trước khi bạn có thể tìm thấy đối tượng của bạn, bạn phải biết đối tượng của bạn.

Sử dụng các dữ liệu bạn có theo ý của bạn Facebook Insights, Google Analytics hoặc cơ sở dữ liệu của bạn để xác định những chủ đề nội dung cộng hưởng với khán giả của bạn, khi họ có nhiều khả năng để thấy rằng nội dung và cách nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn .

Hãy thông minh và tinh tế với nội dung của bạn. Tạo và nội dung hay không chỉ hấp dẫn cho khán giả của bạn, mà còn củng cố vai trò của mình như các nhà lãnh đạo tư tưởng gắn liền với thương hiệu của bạn. Họ sẽ chia sẻ nó chính là điều bạn muốn.

Bạn nghĩ gì? Bạn đã có kinh nghiệm với tiếp thị B2B trên Facebook? Những gì mẹo bạn có thể chia sẻ với những người khác? Để lại cho tôi một bình luận dưới đây.

Theo blog tienanhplus.blogspot.com​

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.