Latest Post

Phân tích của comScore trên 400 chiến dịch quảng cáo cho thấy yếu tố sáng tạo của mẫu quảng cáo có hiệu quả gấp bốn lần kế hoạch truyền thông của chiến dịch.
Nó có tác động tích cực trong việc nâng cao độ nhận diện thương hiệu, sự liên hệ của thông điệp, sự yêu thích dành cho thương hiệu và ý định mua hàng ở người xem.

>>> Xu thế Marketing mạng xã hội so với Marketing truyền thống
Trong khi đó, những mẫu quảng cáo kém sáng tạo lại gây tác dụng ngược, khiến độ nhận diện thương hiệu giảm 2,7%, sự yêu thích dành cho thương hiệu tụt mất 4,9%, và giảm 4% ý định mua hàng của người xem.

Làm thế nào những mẫu quảng cáo sáng tạo mang lại hiệu quả cao nhất cho thương hiệu?

Theo eMarketer, trong hai năm trở lại đây, thời gian đọc báo và xem tạp chí trung bình của một người Mỹ đã giảm hơn 25%, trong khi thời gian dành cho internet tăng 10% và dành cho di động nhảy vọt đến 50%. Sự thay đổi này đòi hỏi các chuyên gia quảng cáo phải nghĩ ra nhiều phương thức mới để tiếp cận người tiêu dùng

Phân tích hơn 300.000 mẫu quảng cáo sáng tạo từ kho dữ liệu của MediaMind, comScore phát hiện ra tỷ lệ dừng và tổng thời gian dừng ở một mẫu quảng cáo là một trong những thước đo thuyết phục nhất bởi mức độ nhận diện thương hiệu của người xem được nâng cao gấp 3 lần trong khi 70% người xem sẵn sàng vào thăm trang chủ của thương hiệu được quảng bá.
Theo comScore, sau đây là 5 hình thức quảng cáo hiệu quả nhất:

Sidekick

Nếu muốn có không gian rộng để hiển thị thương hiệu mà không khiến người xem phải rời khỏi trang web đang xem, Sidekick chính là hình thức quảng cáo phù hợp.

Theo các chuyên gia của IAB (Hiệp hội Quảng cáo tương tác gồm 500 công ty truyền thông và công nghệ hiện chiếm 86% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Mỹ), Sidekick là một trong 6 “ngôi sao mới nổi” trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Khi người dùng nhấp chuột vào mẫu quảng cáo ở hình thức Sidekick, nội dung trang web mà họ đang xem sẽ được nhẹ nhàng dời sang một bên để dành vị trí trung tâm màn hình cho nội dung quảng cáo về thương hiệu.
Kết quả đạt được rất mỹ mãn. So với một banner chuẩn, Sidekick có điểm về tỷ lệ dừng cao hơn 60% và tổng thời gian dừng cao hơn 37%.

Pushdown

Bạn có bao giờ chú ý điểm nhìn của mình khi mở một trang web không? Nó thường nằm ở phần đầu trang. Chính vì thế, đây khu vực có tính chiến lược nhất đối với công ty chủ quản trang web cũng như các công ty quảng cáo.
Khi người xem kích hoạt mẫu quảng cáo, Pushdown sẽ đẩy nội dung trang chủ xuống, nâng cao hiệu quả của điểm tập trung này đồng thời mở rộng không gian để truyền tải thông điệp của thương hiệu.
Dù chiếm một diện tích khá lớn của màn hình, nhưng nếu người dùng muốn trở lại với trang nội dung đang xem, họ chỉ cần sử dụng thanh cuộn để dời phần nội dung lên trên.
Cũng giống như Sidekick, Pushdown cũng là một trong 6 “ngôi sao mới nổi” của IAB. Tỷ lệ dừng của hình thức quảng cáo này cao hơn 164% so với các banner truyền thống.

 Chiếm chọn trang chủ

Hình thức này là cách tuyệt vời để mang đến một trải nghiệm thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn. Nó thường được chọn cho các chiến dịch giới thiệu sản phẩm, bộ phim mới, một phần nhờ vào tỷ lệ dừng cao hơn 32% và tổng thời gian dừng cao hơn 67% so với các mẫu banner truyền thống.

Quảng cáo trên công cụ “chat”

Nhỏ những vô cùng hiệu quả, mang đến trải nghiệm trọn vẹn về thương hiệu chỉ trong một diện tích giới hạn và không cần phải chuyển sang trang chủ của thương hiệu.
Các mẫu quảng cáo trên công cụ chat tận dụng khoảng thời gian người dùng chờ bạn mình trả lời để truyền đi một thông điệp quảng cáo. Tỷ lệ dừng của hình thức quảng cáo này cao hơn 193% so với các banner truyền thống, trong khi tổng thời gian dừng cũng vượt trội 163%.

Mở rộng video

Các mẫu quảng cáo dạng này thường rất thu hút người xem bởi họ có thể chơi đùa với các đoạn video, mở rộng chúng đến bất kỳ kích thước nào họ muốn mà video vẫn tiếp tục hiển thị trong suốt quá trình đó.
So với các banner quảng cáo truyền thống, hình thức này có tỷ lệ dừng cao hơn 103% và tổng thời gian dừng dài hơn 39%.
 Nguồn: LantaBrand

 Khi mới bắt đầu kinh doanh, không nhiều người biết cách tạo nên một website chuyên nghiệp. Thay vào đó, họ tạo một fanpage trên Facebook. Làm thế nào để sau 1 năm, Fanpage của bạn có thể thu hút hàng trăm nghìn fans, thu thập được hàng chục ngàn địa chỉ email và thu về hàng triệu đô doanh thu. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn điều đó.



1. Bắt đầu từ việc nhỏ
Quảng cáo cũng giống như trong bóng chày, quay cuồng trong cú ném đầu tiên rất hiếm khi đem lại một cú homerun. Vì vậy hãy bắt đầu từ từ cho đến khi bạn cảm thấy sẽ thu được một giá trị nhất định nếu đầu tư vào quảng cáo trên Facebook. Với một ngân sách nhỏ, bạn nên cân nhắc để tạo nên một chiến dịch quảng cáo trên Facebook tổng hợp. Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ có thể điều hướng được lượng truy cập tới các fanpage đơn lẻ, hoặc các trang của sản phẩm, và thế là đủ. Nhưng trên thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Tự thỏa mãn có thể đưa đến một chiến dịch thất bại, vì vậy nếu dựa vào những mục tiêu riêng lẻ sẽ gây mất thời gian, công sức và tiền bạc. Vì thế, trước khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo, bạn cần có nhiều sản phẩm để bán và nhiều cách để bán chúng.
2. Có một kế hoạch kiểm soát lượt truy cập
Bạn phải thực hiện từng bước để có thể theo dõi và thu hút nhiều lượng truy cập hơn. Vậy cụ thể là làm gì ? Bạn nên biết rằng, thậm chí trước khi site của bạn có thể đạt đỉnh thì bạn đã phải có một kế hoạch sẽ làm gì với khách hàng của bạn khi họ tới. Một kế hoạch có tầm nhìn ngắn hạn sẽ luôn kết thúc thất bại. Một lượng lớn khách hàng được thu hút ngay từ ban đầu có thể sẽ là một điều phước lành nhưng cũng có thể là một lời nguyền. Bạn có thể có hàng ngàn fans ca ngợi bạn vì những giá trị mà bạn đem lại, nhưng cũng có thể có hàng nghìn fans ngồi đó và hỏi :” Tôi đang ở đây… Rồi sao nữa ?”. Thu hút sự chú ý của fans là một điều rất dễ, nhưng để làm cho họ có thể phân biệt được bạn với các thương hiệu khác lại là một chuyện khác. Lượng truy cập có thể rất quan trọng trong một giai đoạn ngắn, nhưng mục tiêu cuối cùng là phải biến những lưu lượng đó thành lợi nhuận.
3. Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả
Facebook đã cung cấp cho bạn một vài ví dụ và hướng dẫn việc đăng quảng cáo mà bạn có thể tìm thấy ở link dưới đây : https://www.facebook.com/ad_guidelines.php.  Ngoài ra cũng có 1 số khóa học đào tạo cho việc triển khai quảng cáo trên facebook. Bằng cách làm theo các bài học này, bạn có thể tìm ra cách để đạt được những giá trị cao từ lượng truy cập với chi phí thấp nhất thông qua việc tận dụng các lợi thế từ Facebook. Về cơ bản, bạn có thể dùng tiền của Facebook để làm việc cho bạn. Dành một vài phút tìm hiểu các trang web này có thể coi là một sự đầu tư tốt nhất của bạn.
4. Hãy để mọi người nói về bạn
Nút “like” trên facebook  có thể coi là một gợi ý quảng cáo tốt nhất cho thương hiệu của bạn. Người dùng click “like” bởi vì họ muốn bạn bè của họ biết rằng họ đang rất hứng thú với nó. Hãy cho khách hàng của bạn có cơ hội để nói về thương hiệu của bạn. Bằng cách đưa quảng cáo đến fanpage của bạn hoặc đặt nút “like” bạn đã có thể tạo ra cơ hội cho fans của bạn nói về mình. Quảng cáo một trang fanpage trên Facebook và nút like được tự động đưa vào sẽ cho phép bạn có được cả nghìn fans một cách nhanh chóng.
5. Tận dụng tối đa diện tích quảng cáo của bạn
Điều gì sẽ thu hút được sự chú ý của người dùng? Các màu sắc sáng. Khuôn mặt cười…Bất cứ điều gì nổi bật mà khi được sử dụng sẽ khiến người  dùng click vào, từ đó giảm chi phí quảng cáo cho bạn. Sử dụng các bản sao, càng ngắn càng tốt. Bạn không cần nói quá nhiều để thu được sự chú ý của mọi người, vì vậy đừng lo lắng về việc sử dụng các ký tự được facebook cho phép. để thu hút được người dùng, hãy đi thẳng vào vấn đề.
Cơ hội thành công đơn giản chỉ là một cú click chuột. Facebook là một nền tảng có thể giúp định vị thương hiệu của bạn trước hàng ngàn cặp mắt – nếu bạn biết tận dụng những lợi thế từ hệ thống này. Điều cần thiết là nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi đi vào thực tế, để khi cơ hội đến thì bạn đã luôn sẵn sàng chớp lấy. Người dùng luôn luôn đón chào các giá trị thực sự mà lại có thể có được bằng một cách dễ dàng. Hãy làm cho thương hiệu của bạn trở thành một trong những nguồn giá trị đó và nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng gặt hái được các lợi ích từ một chiến dịch với chi phí được sử dụng hiệu quả.
Nguồn: Lantabrand

Google mới đây vừa lên tiếng xác nhận rằng họ đang thử nghiệm để đưa các banner quảng cáo có diện tích cực lớn lên các kết quả tìm kiếm trên Google Search. Các banner này nhiều khả năng chỉ áp dụng khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm liên quan tới một thương hiệu cụ thể.

>>> Lịch sử phát triển của Digital Marketing
Banner này lần đầu tiên được phát hiện bởi hãng làm Digital marketing có tên Synrgy, sau khi hãng này tiến hành tìm kiếm trên Google với từ khóa Southwest Airlines (tên một hãng hàng không).
googlesedatbannerquangcaodientichlon1 Google sẽ đặt banner quảng cáo diện tích cực lớn ở đầu trang tìm kiếm
Như chúng ta có thể thấy ở hình ảnh trên, Google trả về các kết quả trong đó có hình banner quảng cáo rất to, tương đương với một bức ảnh Cover của Facebook, được đặt ở đầu trang. Ngay dưới đó là một số đường link dẫn về website của Southwest.
Google cho biết hiện việc đặt banner này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, và họ mới chỉ áp dụng tại thị trường Mỹ, với quy mô hạn chế mà thôi.
Việc đặt banner này nhiều khả năng sẽ đẩy traffic truy cập tới nhà quảng cáo nhiều hơn so với cách làm (quảng cáo bằng từ khóa tìm kiếm) truyền thống, tuy nhiên, nó cũng sẽ đẩy các kết quả tìm kiếm liên quan xuống xa hơn so với những gì chúng ta thường thấy trên Google.

Nguồn: Cafebiz

 Trong điện ảnh thường những nhân vật kiểu “người hùng”, mà thường là nhân vật chính diện được ngợi ca và mê hoặc khán giả, như James Bond trong Điệp viên 007, Hunt trong Nhiệm vụ bất khả thi. Và trong điện ảnh cũng không thể thiếu những nhân vật phản diện, những “vai phụ” làm nền cho các vai người hùng.




Khán giả theo dõi phim Tam Quốc chí có chung nhận xét: Không có một Chu Du mưu lược hơn người để đấu trí thì làm sao Gia Cát Lượng có “đất” để thăng hoa trí tuệ siêu phàm? Người xem thường ghét, sợ, nhưng đôi lúc lại ngưỡng mộ các nhân vật phản diện.
Xem ra phim điện ảnh có nhiều điểm tương đồng với quản trị thương hiệu. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những thương hiệu dẫn đầu với vai trò dẫn dắt, định hướng thị trường và thường được ưa thích.
Chẳng hạn như iPhone trong lĩnh vực smartphone, Manchester United trong môn bóng đá, hay Viettel trong lĩnh vực viễn thông. Có vẻ như đây là những “nhân vật chính”, những “người hùng” và khi nhắc đến những tên tuổi này, người ta lại nghĩ ngay đến các thương hiệu đối thủ: Samsung, Manchester City và VNPT.
Thương hiệu dẫn đầu và kẻ thách thức, đều rất cần có nhau để tạo động lực phát triển cho chính mình.
Nhân vật chính diện và phản diện, vai chính và vai phụ, họ cần có nhau để tung hứng và làm nổi bật lẫn nhau. Thương hiệu dẫn đầu và kẻ thách thức, đều rất cần có nhau để tạo động lực phát triển cho chính mình.
Tại thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam, tuy sinh sau đẻ muộn so với VinaPhone và MobiFone của Tập đoàn VNPT nhưng hiện nay Viettel đã trở thành người dẫn đầu (chiếm gần 50% thị phần). Tuy vậy, lãnh đạo của Viettel chia sẻ rằng họ rất sợ VNPT suy yếu và tụt lại phía sau. Viettel cần một VNPT khỏe mạnh để làm đối trọng, qua đó làm động lực phát triển cho chính Viettel.
Trong điện ảnh, chiến thắng cuối cùng luôn thuộc về người hùng. Như James Bond chẳng hạn: bầm dập, tả tơi trong Skyfall; bị cướp người yêu trong Quantum of Solace; và bị lột quần áo, mất sạch tiền trong Casino Royale, nhưng kết thúc phim là kết thúc có hậu cho anh ta. Trên thương trường, thương hiệu “vai chính” không có được đặc ân đương nhiên “xa xỉ” như vậy.
Người chiến thắng phải là kẻ thực sự xuất sắc hơn. Không như trong điện ảnh, sự thắng hay thua của các nhân vật được quyết định bởi… đạo diễn. Trong cạnh tranh trên thương trường, doanh nghiệp thành hay bại là do khách hàng quyết định, khó khăn hơn nhưng cũng công bằng hơn.
Cuộc chiến về truyền thông thương hiệu giữa Apple (với iPhone 5) và Samsung (với Galaxy S4) minh họa rất rõ thực tế này. Trong năm 2012, Samsung đã bán hơn 212 triệu chiếc điện thoại trong khi Apple chỉ bán được 136 triệu chiếc.
Thị phần của Apple cũng sụt giảm, còn 23%, trong khi Samsung tăng lên 36%. Sự hụt hơi này của “diễn viên hạng VIP” Apple được lý giải bởi sự xuất sắc bất ngờ của “vai phụ” Samsung, nhất là trong lĩnh vực marketing.
Ngay sau khi Samsung trình làng Galaxy S4, Apple đã cho ra mắt chiến dịch “Why iPhone?” (Vì sao chọn iPhone?) trên trang chủ Apple. Thông điệp hướng vào người tiêu dùng thay vì chỉ hướng vào sản phẩm như trước đây. Trước đây, thông điệp quảng cáo của Apple là phô trương sức mạnh của iPhone: màn hình Retina siêu nét, thiết kế thanh lịch, độc đáo…
Sự thay đổi mang tính chiến lược này của “diễn viên chính” Apple bắt nguồn từ diễn xuất xuất sắc của “diễn viên phụ” Samsung, như thừa nhận của Ken Segall, người đứng sau chiến dịch “Think different” (Nghĩ khác biệt): Apple đã thua Samsung trên lĩnh vực quảng cáo.
“Trong khi quảng cáo của Samsung trẻ trung, gần gũi với mọi tầng lớp khách hàng, thì Apple lại quá chú trọng vào sự sang trọng, độc đáo của sản phẩm”, Ken nói.
Trong điện ảnh, kịch bản đã sắp đặt số phận các nhân vật. Người hùng mãi mãi là người hùng. “Vai ác” dù được diễn xuất ấn tượng đến đâu cũng vẫn mãi đóng khung với thân phận “làm nền” cho người hùng. Sẽ chẳng có sự “đổi ngôi” nào xảy ra. Cứ theo mãi mô típ này, nhiều lúc khán giả cũng thấy “buồn”.
Cuộc chiến giữa các thương hiệu khó đoán hơn và cũng sôi động hơn. “Nhân vật chính” ngày hôm qua có thể cam chịu cảnh “vai phụ” ngày hôm nay, rất chóng vánh và tàn nhẫn! Chẳng có chút thi vị nào, nhưng khách hàng – chủ thể quyết định “cuộc chơi” lại rất hào hứng theo dõi và thích thú hưởng lợi từ cuộc chiến khó đoán trước này.
Cuộc chiến giữa các thương hiệu khó đoán hơn và cũng sôi động hơn. “Nhân vật chính” ngày hôm qua có thể cam chịu cảnh “vai phụ” ngày hôm nay, rất chóng vánh và tàn nhẫn!
“Diễn viên” Kodak từ kẻ thống trị phim máy ảnh, nay đã gần như biến mất trên thị trường phim chụp ảnh. Nokia từ vị thế diễn viên hạng siêu VIP trong nhiều thập niên trên thị trường điện thoại di động, nay đã “xuống cấp” thành vai phụ, nhường sân cho Samsung và Apple.
Hiện Apple đang là nhân vật chính dưới ánh đèn sân khấu, nhưng họ ý thức rất rõ rằng đằng sau cánh gà luôn có kẻ sẵn sàng nhảy vào soán ngôi bất cứ lúc nào.
Nguồn: Brands Vietnam

Tạp chí Forbes vừa có bài đánh giá về 7 xu hướng sẽ thống trị lĩnh vực tiếp thị trực tuyến trong năm 2014.
Nội dung nổi bật:
- 7 xu hướng trong năm 2014 bao gồm: Nội dung lớn hơn, truyền thông đa dạng hơn, tập trung sử dụng hình ảnh, thông điệp đơn giản, nội dung thân thiện với thiết bị di động, Quảng cáo theo dấu mục tiêu, SEO và mạng xã hội ngày càng gắn bó.

>>> Nielsen – “Gừng càng già càng cay”
Giữa kỷ nguyên công nghệ thông tin hiện tại, internet ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người, thay đổi gần như toàn diện cách thức chia sẻ và trao đổi thông tin. Chính vì thế, online marketing dần trở thành kênh tiếp thị quan trọng của mọi doanh nghiệp dù là tiếp thị B2B (Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp) hay B2C (Doanh nghiệp đối với khách hàng). Theo Forbes, để đáp ứng nhu cầu phát triển, doanh nghiệp cần nắm bắt rõ 7 xu hướng online marketing sau:
7xuhuongtiepthithongtri2014.1 7 xu hướng tiếp thị trực tuyến thống trị năm 2014

1. Nội dung lớn hơn bao giờ hết

Bằng cách sử dụng nhiều kênh truyền tải nội dung: mạng xã hội, bài viết trên website doanh nghiệp, thư điện tử thông tin (eNewsletter), video…, doanh nghiệp có thể phối hợp để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Các nội dung này gần như không còn bị giới hạn về thời gian, cách thức truyền tải. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể truyền đi một lượng thông tin khổng lồ mà hiệu quả sẽ lấn át các cách thức tiếp thị truyền thống như truyền hình và phát thanh.

2. Truyền thông xã hội cần đa dạng hơn

Cách đây vài năm, các doanh nghiệp không có nhiều kênh mạng xã hội để sử dụng làm công cụ truyền thông. Chúng chỉ giới hạn với Facebook, LinkedIn, Twitter. Tuy nhiên, giờ đây nhiều mạng xã hội dần trở nên phổ biến hơn và khẳng định vị thế, điển hình như: Pinterest, Google+, Tumblr và Instagram. Mỗi mạng xã hội có một thế mạnh về cách truyền tải thông tin. Vì thế, các chương trình tiếp thị trực tuyến của doanh nghiệp cần sử dụng nhiều mạng xã hội hơn, khai thác đúng thế mạnh của từng phương tiện.

3. Hình ảnh là trung tâm

Để người dùng nhanh chóng “tiêu hóa” các nội dung tiếp thị, doanh nghiệp cần tập trung sử dụng hình ảnh chứ đừng chú trọng vào các bài viết dài. Hình ảnh cần trực quan, sinh động để dễ dàng gây chú ý. Đặc biệt là các hình ảnh đồ họa chứa thông tin có tính tương tác cao. Nếu làm tốt, chỉ cần một ảnh đồ họa thông tin cũng đủ thay thế nội dung cả bài viết lớn mà người đọc còn dễ nhớ, dễ chia sẻ.

4. Thông điệp đơn giản

Một xu hướng đáng chú ý khác là đừng nên đưa các thông điệp tiếp thị phức tạp, sâu sắc mà hãy đơn giản hóa chúng. Theo Forbes, ngay cả các thương hiệu danh tiếng như Apple, Google cũng đưa ra thông điệp tiếp thị hết sức đơn giản. Vì thế, đừng khiến đối tượng mục tiêu phải “vò đầu bứt tai” suy nghĩ một thông điệp tiếp thị.

5. Nội dung thân thiện trên điện thoại di động

7xuhuongtiepthithongtri2014.2 7 xu hướng tiếp thị trực tuyến thống trị năm 2014
Theo Forbes, vào năm 2017, 87% doanh số thiết bị kết nối sẽ là điện thoại di động và máy tính bảng”. Nói như thế để hiểu rằng điện thoại di động đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống mọi người. Vì thế, doanh nghiệp cần tạo điều kiện tối đa để khách hàng có thể tiếp cận trên thiết bị cá nhân này. Giải pháp là phải đưa ra các phiên bản website thích hợp với điện thoại di động, chứa các nội dung đơn giản, dễ nhận biết.

6. Quảng cáo theo dấu mục tiêu

Đây là xu hướng đang nổi lên gần đây. Bằng cách dựa vào cookie của trình duyệt người dùng, cần đảm bảo rằng các khách hàng sẽ lại nhìn thấy quảng cáo về những sản phẩm mà họ đã xem, đã tìm hiểu. Điều này đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp sẽ luôn chiếm ưu thế trong tâm trí khách hàng khi nghĩ về một nhóm sản phẩm nào đó. Trước mắt, họ có thể chưa mua nhưng về lâu dài lại rất hữu ích.

7. SEO và mạng xã hội ngày càng gắn bó

Đối với tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trực tuyến, mạng xã hội ngày càng đóng vai trò cao hơn. Trước kia, kết quả tìm kiếm thường chỉ tập trung vào những website truyền thống thì nay đã có sự thay đổi đáng kể. Những kết quả tìm kiếm xuất phát từ mạng xã hội đang hiện diện ở khu vực “bề trên”. Thực tế này bắt nguồn từ việc ngày càng có nhiều người chia sẻ các nội dung gồm hình ảnh, video chất lượng cao nên dễ thu hút.

Nguồn: Cafebiz

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.