tháng 5 2018

Mùa cao điểm thủy đậu có thể khan hiếm vắc xin, việc tranh thủ chủng ngừa sớm, đủ liều, trước hoặc sau đợt dịch giúp phòng bệnh hiệu quả.

Thủy đậu là bệnh dễ thành dịch do lây qua đường hô hấp, thường bùng phát vào mùa đông xuân khi thời tiết ấm. Theo Cục Y tế Dự phòng, số ca bệnh thủy đậu có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Từ đầu năm 2018 đến nay, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng nghìn trẻ đến thăm khám và chữa trị. Riêng năm 2017, cả nước ghi nhận gần 40.000 ca, tăng gần 50% so với năm 2016.

Thời điểm bùng phát, phụ huynh thấy trẻ hoặc bạn bè cùng lớp mắc bệnh nên cho con nghỉ học và đi chích vắc xin ngừa thủy đậu. Tuy nhiên, virus Varicella-Zoster gây bệnh có thể lây nhiễm từ giai đoạn ủ bệnh trước đó 10-14 ngày, nghĩa là khi chưa phát hiện ra ca bệnh nào trong lớp.

Số bệnh nhân bắt đầu tăng từ tháng 1, đạt đỉnh vào tháng 3 với khoảng 8.000 ca năm 2017. Tháng 5 là cuối mùa cao điểm thủy đậu, song bệnh có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Trung bình mỗi tháng còn lại, có dưới 3.000 trường hợp mắc bệnh thủy đậu.

Phần lớn người bị thủy đậu thường tự khỏi và không để lại sẹo, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể gây những hậu quả dây chuyền như chuỗi domino: viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm não, thậm chí tử vong.


Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể xảy ra lần hai với người có hệ miễn dịch yếu.

Không ít người nghĩ rằng, thủy đậu chỉ xảy ra một lần trong đời, song bệnh hoàn toàn có thể xảy ra lần hai với người có hệ miễn dịch yếu. Nhiều trường hợp khỏi bệnh thủy đậu khi còn nhỏ, nhưng virus vẫn có thể tồn tại trong các hạch cảm giác của cơ thể, sau đó gây bệnh Zona (giời leo).

Virus gây bệnh có thể phát tác lúc cơ thể suy yếu miễn dịch, hoặc khi thời tiết chuyển mùa để phát tán qua không khí.

Năm ngoái, chị Thu Hương (31 tuổi, TP HCM) cố đợi đến tháng 6, qua mùa cao điểm các bệnh truyền nhiễm mới cho bé con 2 tuổi đi gửi lớp mầm non đầu tiên. Thế nhưng, đi học được một tuần bé đã ốm sốt, đến tuần thứ hai thì mang bệnh thủy đậu về nhà. Trẻ dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có thể nhiễm virus Varicella-Zoster quanh năm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được hoàn toàn căn bệnh này. Khoảng 5-10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng song thường nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng.

Tiêm vắc xin là cách phòng thủy đậu hiệu quả. (Ảnh: Ctidoma).

Việc tiêm chủng ngừa phòng bệnh cho trẻ trước hoặc sau mùa dịch cũng đóng một phần quan trọng, giúp cha mẹ tránh được tình trạng khan hiếm vắc xin, chen chúc tại các trung tâm tiêm chủng. Điều này cũng giúp trẻ có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến.

Trẻ 1-12 tuổi cần được tiêm một liều vắc xin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều, cách nhau ít nhất 6 tuần để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Âm thanh của đàn Ukulele nghe rất vui nhộn và trong trẻo. Có thể solo lẫn đệm hát bằng Ukulele. Vậy thì mới chơi Ukulele chúng ta cần nên biết những điều gì?


Đàn Ukulele

Đầu tiên hãy chọn cho mình loại Ukulele phù hợp nhất trong 4 loại Saprano, Concert, Tenor và Baritone. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích của từng người để có thể lựa chọn.

Sau đó, hãy tìm hiểu cấu trúc của đàn Ukulele, bao gồm các bộ vẫn chính như sau:

- Đầu đàn: là nơi đặt bộ chỉnh đàn, là bộ phận phía trên cùng của cần đàn.
- Bộ chỉnh: gồm 4 khóa đàn được quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh dây.
- Cần đàn: nơi đặt phím đàn và là nơi bạn chơi hợp âm và các nốt nhạc.
- Phím đàn: là khoảng trống được chia bởi miếng kim loại hay gỗ mỏng trên cần đàn.
- Thân đàn: là nơi âm thanh tạo tiếng vang và có lỗ thoát âm ở giữa.
- Lược và Ngựa đàn: là nơi giữ dây đàn.

Những lưu ý khi mới tập chơi Ukulele:

1. Cách cầm Ukulele:

Nếu bạn thuận tay phải, đặt ngón tay cái bên tay trái lên phía sau cần đàn để các ngón tay khác chơi hợp âm và thay đổi phím dễ dàng, sử dụng tay phải để gảy dây đàn. Có thể Ukulele sẽ hơi nhỏ so với tay của nhiều người, nên phải chú ý thế tay sao cho giữ được Ukulele chắc chắn và thoải mái nhất có thể để không dịch chuyển quá nhiều trong lúc đánh.


Cách cầm đàn Ukulele thoải mái


2. Lên dây đàn Ukulele:

Bạn có thể sử dụng máy chỉnh dây (Tuner) hay sử dụng các phần mềm có sẵn, tải về điện thoại để chỉnh dây đàn cho chính xác đối với từng loại Ukulele. Phải luôn nhớ chỉnh dây trước khi chơi để âm thanh mang lại tốt nhất có thể.

Đàn Ukulele Chất Lượng Giá Rẻ


3. Tìm hiểu các hợp âm


Hợp âm là sự kết hợp các nốt. Dù là solo hay đệm hát thì bạn cũng phải biết được đoạn bài nhạc bạn đang chơi theo vòng bao gồm những hợp âm như thế nào, cấu tạo và thế bấm ra sao. Vậy nên điều trước tiên là bạn phải tập bấm được các hợp âm cơ bản khi chơi Ukulele.

4. Các kỹ thuật khi chơi


Trước khi muốn sử dụng các kỹ thuật để chơi thì bạn phải nắm được hoặc ít nhất tự cảm nhận được nhịp của bài nhạc bạn đang định chơi. Sau đó bạn có thể áp dụng nhiều điệu đánh khác nhau bằng cách quạt hoặc rải tùy ý thích của mỗi người.

Đàn Ukulele Chất Lượng Giá Rẻ


Tham khảo thêm:

Tham khảo thông tin từ Khám Phá Info

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.