Articles by "Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Các thương hiệu và công ty quảng cáo đều đánh giá cao hiệu quả mà công nghệ Programmatic (tự động hóa) mang lại, đặc biệt ở góc độ định giá truyền thông.
Khả năng mở rộng qui mô, cách nó mang lại lợi nhuận nhanh chóng cũng như khả năng chỉ rõ cách các thông điệp được tối ưu hóa cũng là những đặc tính khiến công nghệ Programmatic được yêu thích.
Nhưng thực tế áp dụng Programmatic không chỉ toàn “màu hồng”. Đằng sau những lợi ích rõ ràng kể trên còn có nhiều điều Marketer cần nhận thức một khi quyết định áp dụng Programmatic cho các chiến lược mua truyền thông.

Xu hướng tự vận hành Programmatic của các thương hiệu

Nghiên cứu do AOL thực hiện hồi tháng 10/2015 chỉ ra rằng có đến 68% các nhà quảng cáo thương hiệu có kế hoạch chuyển hoàn toàn sang tự vận hành (in-house) công nghệ Programmatic trong 12 tháng tới.
Hình minh họa
Điều này thực sự đòi hỏi quyết tâm lớn bởi thương hiệu phải suy xét cẩn thận cách thức cơ cấu lại ngân sách quảng cáo, cơ cấu tổ chức cũng như cách thiết lập mảng công nghệ và quản lý dữ liệu”, JoAnna Foyle, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng vận hành và dịch vụ khách hàng của AOL nhận định.
Theo Tim Waddell, Giám đốc tiếp thị sản phẩm kiêm Chuyên gia Programmatic tại Adobe, thì việc thiếu tính minh bạch trong định giá là một trong những nguyên nhân khiến các thương hiệu đi theo xu hướng “tự vận hành”.
Các thương hiệu ngày càng quan tâm đến xu hướng tự quản trị truyền thông bởi chính đội ngũ của mình. Họ muốn hiểu rõ chi phí công nghệ và truyền thông đã chi ra thay vì tình trạng mơ hồ khi giao dịch thông qua các bên trung gian như trước. Các trung gian quảng cáo đã nhận ra xu hướng này và biết rằng tính minh bạch giờ đây là điểm mấu chốt để họ có thể tồn tại trên thị trường“, Tim giải thích.

Thiết lập một thị trường riêng (Private Marketplaces) không hề đơn giản

Một số doanh nghiệp chuyển hướng ngay vào sử dụng công nghệ Programmatic, đặc biệt là tham gia vào các thị trường riêng (Private marketplaces) bởi vì nghĩ đó là việc dễ dàng. Họ tưởng sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả và giảm được đáng kể chi phí truyền thông ngay sau những bước thiết lập đầu tiên. Thực tế không đơn giản như vậy. Theo Joe Laszlo, phó chủ tịch mảng sáng tạo của IAB thì “nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng Private marketplaces là một giải pháp ‘chìa khóa trao tay’ – nghĩa là đã được thiết lập hoàn chỉnh và sẵn sàng sử dụng. Tuy nhiên có rất nhiều bước điều chỉnh cần được thực hiện.”
Trên thực tế, Private marketplaces có thể mang lại lợi ích đáng kinh ngạc cho cả bên mua và bên bán, nhưng cũng có rất nhiều việc phải làm nếu muốn thiết lập được một thị trường riêng vận hành chính xác để các bên tham gia đều có lợi. Năm ngoái, IAB đã công bố một danh mục những thứ cả bên mua và báncần phải làm trong quá trình thiết lập dữ liệu để tham gia vào một Private marketplaces. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng thiết lập Private marketplaces không đơn giản chỉ là ‘bật công tắc và chi phí ngay lập tức được tiết kiệm’. Nó là quá trình đòi hỏi nhiều nỗ lực, cân nhắc để lên kế hoạch vận dụng một cách thành công”, Laszlo bổ sung.
Hình minh họa: TapSense

Programmatic không minh bạch

Trong khi công nghệ Programmatic ra đời nhằm mục tiêu biến mọi thứ trở nên hiệu quả hơn, thì không có nghĩa là nó giúp mọi thứ minh bạch hơn. Thậm chí theo một cách nào đó, Programmatic có thể khiến quá trình giao dịch (mua và bán hàng hóa quảng cáo) càng trở nên không rõ ràng. Đây là thách thức ngành quảng cáo đang phải đối mặt.
Dĩ nhiên không nên để thách thức này cản bước chúng ta áp dụng Programmatic, nhưng mọi người cũng nên nhớ rõ điểm này một khi muốn tối đa hóa giá trị của các giao dịch tự động hóa”, Laszlo cho biết.
Tính không minh bạch kể trên đặc biệt rõ ràng đối với các dữ liệu vị trí (location data). Khi một doanh nghiệp giao dịch thông qua công nghệ Programmatic và thông tin về không gian quảng cáo gắn kèm các dữ liệu vị trí, tự động sẽ có sự ngờ vực về dữ liệu này vì chúng ta không thực sự biết nó xuất phát từ đâu. Dữ liệu vị trí có thể chính xác nếu tạo ra nhờ công nghệ định vị GPS trên thiết bị với các thông tin của người dùng sau cùng; hoặc cũng có thể là các thông tin tự tạo của bên bán khi họ biết được có thể đạt được giá thầu (thông qua đấu giá RTB) cao hơn một chút bằng cách tạo nên một vị trí giả và gắn nó vào các mô tả về hàng hóa quảng cáo khi chào bán.
Tóm lại, cơ chế tự động hóa đang mang lại nhiều luồng dữ liệu trực tuyến mới, giúp người mua quảng cáo tự tin hơn rằng họ đang tiếp cận được những đối tượng có nhiều khả năng quan tâm đến những thông điệp của mình. Nhưng nguồn gốc của các dữ liệu này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Do đó luôn cần có một mức độ tin tưởng nhất định giữa các bên – giữa người mua quảng cáo và DSP (nền tảng hỗ trợ bên mua), giữa DSP và các DMP (nền tảng quản trị dữ liệu tích hợp), và nhiều đối tác khác trong chuỗi phân phối truyền thông trực tuyến – khi làm việc với nhau”, Laszlo đúc kết.

Programmatic phức tạp

Nhiều thương hiệu xem Programmatic như một giải pháp thần kỳ có thể giải quyết mọi vấn đề họ gặp phải khi tiếp thị. Nhưng cơ chế này đòi hỏi cao về mặt công nghệ, dữ liệu và khả năng xây dựng tập người dùng tiềm năng.
Waddell cho rằng “vấn đề đầu tiên là làm sao để công nghệ Programmatic có thể hoạt động hài hòa với các công nghệ hiện có của doanh nghiệp. Đội ngũ vận hành, IT và các bộ phận khác trong tổ chức đều có liên quan ở một mức độ nào đó. Và đối với các doanh nghiệp quyết định tự vận hành Programmatic, vấn đề này còn nan giải hơn. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm đúng người bởi vì rõ ràng đội ngũ chuyên gia về mảng này không dồi dào và có sẵn trên thị trường để chờ bạn đến thuê”.
Hình minh họa: Alist
Thậm chí, thách thức sẽ còn tiếp tục kể cả khi công nghệ đã được thiết lập và sẵn sàng đi vào hoạt động. Dữ liệu cũng là một vấn đề gây đau đầu. Dữ liệu là yếu tố quan trọng khi áp dụng công nghệ Programmatic, tuy nhiên Marketer vẫn đang phải vật lộn với việc thu thập và vận dụng dữ liệu chính xác. Theo Waddell, Marketer cần sử dụng dữ liệu để xây dựng các hồ sơ người dùng tiềm năng cho hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo.
Một khi sở hữu tập khách hàng tiềm năng được xác định rõ ràng, thương hiệu sẽ cần đến một nền tảng quản trị dữ liệu tích hợp (DMP) và một ai đó biết cách vận hành công nghệ Programmatic, bất kể họ thuộc nội bộ hay đến từ các Agency. Ngoài ra một hệ thống phân tích hỗ trợ công việc cũng là công cụ không thể thiếu. Sau khi biết chính xác đối tượng muốn tiếp cận, vấn đề còn lại chính là lựa chọn kênh tương tác – tìm kiếm, hiển thị, mạng xã hội, email hay TV? Hoặc video và trên di động? Thương hiệu có thể chạy thử nghiệm ở mỗi kênh một ít. Đó là lúc thương hiệu cần đến công nghệ có thể kết nối tất cả các nguồn dữ liệu khác nhau”, Waddell cho biết.

Programmatic không bao giờ thay thế được con người

Giám đốc điều hành của công ty quảng cáo Mobext – Warren Zenna cho rằng hoạt động mua truyền thông sẽ không bao giờ được vận hành hoàn toàn bằng máy móc.
“Mua truyền thông bằng cách giao dịch trực tiếp sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, đặc biệt nếu thương hiệu không chỉ quan tâm đến thông điệp quảng cáo mà cả môi trường phân phối thông điệp. Mặc dù hiện nay chúng ta có các hình thức thị trường riêng (PMP – Premium Private Marketplaces) giúp thực hiện mong muốn trên, nhưng thực tế nó vẫn chưa hoàn toàn là thị trường được chọn lọc – nơi chỉ phân phối không gian quảng cáo của các Publisher phù hợp. Vì vậy cách tốt nhất hiện giờ vẫn là tham gia trực tiếp vào các mạng lưới Publisher theo cách mà chúng ta biết chắc sẽ thành công”, Zenna cho biết.
Đó cũng là lý do tại sao mặc dù công nghệ Programmatic hoạt động hiệu quả đối với các chiến dịch nhắm mục tiêu doanh số trong ngắn hạn (direct response), nó không thích hợp với các chiến dịch xây dựng hình ảnh thương hiệu trong dài hạn (branding). “Chúng tôi nhận thấy nhiều khách hàng thương hiệu của mình quan tâm đến mục tiêu branding hơn là direct response, và các giao dịch truyền thông được tự động hóa đã không thực sự giúp họ đạt được điều họ muốn”, Zenna chia sẻ.
Theo ANTS

Rất nhiều doanh nhân và doanh nghiệp vẫn còn quan niệm rằng marketing là sự lãng phí thời gian và tiền bạc, vì vậy không hề đầu tư vào công tác này.
Họ chưa hiểu rằng marketing là động lực chính tạo ra lợi nhuận, và cái gọi là “lãng phí” đơn giản chỉ vì họ đang làm marketing cho nhầm người.
Theo các chuyên gia marketing, mấu chốt để duy trì giá trị của marketing là sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan với việc làm khảo sát để tìm hiểu sâu hơn về khách hàng của mình. Dưới đây là 7 mẹo giúp công ty làm marketing đúng đối tượng và mang lại tỷ lệ ROI cao:

1. Đừng “quăng lưới” quá rộng

Trong quá trình phân tích ban đầu, các doanh nghiệp thường rất muốn tiến vào một thị trường rộng lớn nơi có nhiều khách hàng. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng tấn công vào các thị trường ngách (niche market) sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Doanh nghiệp cần xác định được đâu là thị trường mục tiêu có thể mang lại nền tảng vững chắc cho đầu ra của sản phẩm/dịch vụ, từ đó đặt ra những tiêu chí cụ thể để quản lý chặt chẽ các hoạt động marketing.
Ảnh: Build your niche list

2. Đầu tư vào những từ khóa long-tail

Tâm lý chung của các doanh nghiệp khi làm marketing trên công cụ tìm kiếm là chọn những cụm từ khóa phổ biến. Điều này có nghĩa là họ đã tự đặt mình vào thế đối đầu với các thương hiệu lớn hơn. Ngoài ra, người dùng cũng có xu hướng lọc ra những kết quả hữu ích bằng cách đặt ra những yêu cầu cụ thể hơn khi tìm kiếm. Vì thế, việc của người làm marketing là xác định rõ ràng ý định của khách hàng, sau đó tìm ra những cụm từ/câu văn cụ thể để loại bỏ bớt sự cạnh tranh và dễ lên top trong các trang tìm kiếm.
Long-tail là những từ khóa dài và cụ thể mà khách hàng có thể sử dụng khi họ sắp thực hiện hành vi mua một sản phẩm nào đó. Những từ khóa này, dù ban đầu trông không được đẹp mắt, sẽ có giá trị rất lớn nếu biết cách sử dụng.
Ví dụ: công ty bán đồ nội thất cổ điển, trang web của công ty có thể sẽ không bao giờ hiện lên top đầu của organic search với từ khóa “nội thất”, bởi có quá nhiều sự cạnh tranh. Nhưng nếu công ty chuyên về nội thất đương đại, thì từ khóa như “ghế phòng khách hình bán nguyệt nội thất đương đại” sẽ dễ dàng hiện lên trên trang tìm kiếm của khách hàng đang muốn mua sản phẩm đó.

3. Đầu tư vào khách hàng thực sự tiềm năng

Doanh nghiệp nào cũng cần tập trung vào khách hàng tiềm năng và cố gắng biến họ thành khách hàng thực sự. Nhưng sẽ là sai lầm nếu tốn quá nhiều công sức vào những đối tượng tiềm năng nằm quá cao trên phễu bán hàng (sales funnel).
Một khách hàng có đủ năng lực là người có lý lịch, danh tính và ngân sách rõ ràng. Nếu biết khách hàng đang cần tìm một chiếc máy quay dưới nước để phục vụ cho buổi câu cá sắp tới, bạn sẽ dễ dàng sáng tạo những nội dung hay và mang lại nhiều cơ hội thành công hơn.
Ảnh: Rising Stream

4. Sáng tạo nội dung phù hợp với đặc điểm kinh doanh

Khi bán một sản phẩm nào đó, bạn cần biết rõ về khách hàng của mình. Họ là ai? Ở đâu? Bao nhiêu tuổi? Vấn đề của họ là gì? Bạn đã giải quyết được những vấn đề nào cho họ?
Một doanh nghiệp chuyên cung cấp gạch ngói không được làm marketing cho khách hàng muốn mua sắt thép, một công ty chuyên đào tạo dạy nghề không thể làm marketing cho khách hàng muốn đi du học… Nếu bạn đã xác định được các thông tin chính xác về khách hàng, việc làm nội dung để tiếp thị sẽ trở nên rất dễ dàng.

5. Phân loại dữ liệu marketing

Người làm marketing nên phân loại dữ liệu email marketing của công ty thành hai phần: Những người muốn mua, và những người đã từng mua. Nếu công ty có cửa hàng, hãy phân thành hai phần là khách hàng online và offline. Chia khách hàng ra sẽ giúp công ty biến những người chưa mua hàng bao giờ thành khách hàng thực sự, cùng với đó, đừng quên gửi những nội dung hay liên quan đến sản phẩm cho khách hàng của mình.
Song song với đó, hãy xác định thông tin về những khách hàng mà bạn chưa rõ nhu cầu của họ.

6. Tái chuyển đổi khách hàng hiện tại. Tại sao không?

Rất nhiều doanh nghiệp bỏ công sức để chăm chút những khách hàng tiềm năng mới, nhưng lại bỏ quên vô số khách hàng tiềm năng có sẵn trong danh sách của mình. Thực tế đã chỉ ra là bán hàng cho khách hàng hiện hữu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Bạn có thể tận dụng các chương trình ưu đãi, coupons và nâng hạng thành viên để tái chuyển đổi khách hàng hiện tại và mang lại nhiều doanh thu hơn.

7. Hãy tìm kiếm khách hàng và đến với họ

Khi bước vào một thị trường ngách, mọi thứ đều sẽ rất mới lạ. Điều đầu tiên người làm marketing cần làm là tìm kiếm khách hàng của mình, nhận biết được họ đang ở đâu và tìm cách kết nối với họ.
Những diễn đàn và cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau trên internet thực sự là mỏ vàng của các marketer, bởi lẽ đây là nơi khách hàng giãi bày những vấn đề của bản thân. Đây là nguồn thông tin khổng lồ để các marketer đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo những nội dung quảng cáo thiết thực, tạo ra các chiến dịch inbound marketing hiệu quả (tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm).
Trong công tác marketing, đôi khi, chỉ với những công cụ miễn phí và một chút công sức bỏ ra, bạn đã có thể tạo ra những kết quả ngoài mong đợi. Khách hàng tiềm năng hoàn toàn sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm của bạn, vì vậy hãy tự tin chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Chi phí marketing bỏ ra vì thế sẽ không còn là sự lãng phí, mà là một cơ hội giúp công ty gặt hái được nhiều thành công mới.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Bạn đang tìm kiếm những chiến lược giúp nâng tầm các hoạt động tiếp thị của mình trong năm tới? Hãy xem xét một số xu hướng chủ đạo – có thể giúp Marketer đi từ con số không lên vị trí dẫn đầu trong thế giới tiếp thị số.
Dù các chỉ số tài chính kinh doanh của công ty có khả quan hay không thì chúng ta cũng sắp sửa kết thúc một năm hoạt động. Điều quan trọng là thiết lập những mục tiêu lớn hơn cho năm tới. Riêng đối với các giám đốc tiếp thị (CMO), có lẽ thách thức muôn thuở chính là “thoát khỏi những tư duy theo lối mòn” để tìm kiếm những phát kiến mới mẻ và có thể tạo nên khác biệt đột phá cho hoạt động tiếp thị của thương hiệu.
Thương hiệu của bạn đang xếp thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm? Giao diện Web trên di động của bạn có vẻ tốt hơn năm ngoái? Đội ngũ Marketing của bạn đang chạy các chiến dịch chặt chẽ và có cơ sở dựa trên các nền tảng AdWords, Facebook, Twitter hay Bing? Bạn luôn có thể tối ưu hóa giữa các nền tảng này, tuy nhiên việc luân phiên thay đổi giữa chúng sẽ không thể mang lại kết quả đột phá mà bạn đang trông đợi.
Vậy câu hỏi là phải làm gì kế tiếp?
Dưới đây là 7 lãnh địa CMO (và Marketer nói chung) nên tập trung vào trong thời gian sắp tới nếu muốn thay đổi hoàn toàn diện mạo hoạt động tiếp thị của mình. Có thể doanh nghiệp chỉ có lợi thế ở một hoặc một số lĩnh vực trong số này, nhưng bất kỳ xu hướng nào trong số chúng cũng đại diện cho một cơ hội lớn nếu bạn chưa khám phá và phát huy hoàn toàn tiềm năng của chúng.

Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX)

Liệu các quảng cáo có phản ánh đúng những trải nghiệm mà người dùng mong đợi trên Website hay ứng dụng (App)? Trang đích (Landing Page) có đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng? Con đường dẫn khách hàng đến hành động chuyển đổi sau cùng có rõ ràng và trực quan?
Hầu hết các câu hỏi này đều quan trọng đối với các chiến dịch tiếp thị, nhưng chỉ có việc triển khai theo dấu và phân tích đúng cách mới có thể mang lại câu trả lời chính xác và giúp Marketer tạo nên những khác biệt đáng kể trong trải nghiệm người dùng.
Với nền tảng miễn phí Google Analytics (GA), Marketer có thể có bước khởi đầu khá tốt để theo dõi cách người dùng gắn kết với trang, nơi họ sống, chiến dịch nào mang lại những lượt truy cập hiệu quả hơn, và nhiều thông tin khác nữa. Nhưng mặt khác, GA có hơi rối rắm và không chuyên biệt nên Marketer cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các nguồn lực phân tích, để giúp chuyển tải được những luồng dữ liệu bất tận về trải nghiệm người dùng.

Tính khả dụng của thiết bị di động

Nói đến trải nghiệm người dùng, thật ngạc nhiên là nhiều thương hiệu hàng đầu rõ ràng đã không phản ánh đúng quan điểm của người dùng trên Web di động. Ví dụ bên dưới là bằng chứng.
Có thể bạn không tin nhưng giao diện bên trên của nhãn hàng bánh donut Dunkin được đánh giá là ‘thân thiện với thiết bị di động’ (Mobile friendly), đơn giản vì nó vượt qua được thuật toán mới cập nhật của Google – MobileGeddon – chuyên nhắm đến việc đánh giá thứ hạng các Web có giao diện Mobile friendly để trả về kết quả tìm kiếm phù hợp.
Sau “Mobile-friendly”, giao diện Web di động sẽ phát triển đến bước kế tiếp là “Mobile-oriented” (giao diện Web định hướng di động). Thiết kế Web di động lúc này sẽ tập trung vào “tâm lý di động”, nghĩa là đảm bảo người dùng luôn tìm thấy thứ gì đó hữu ích để làm mỗi khi truy cập Web.
Có vài thứ Marketer phải nhớ khi thực hiện tối ưu hóa cho Web di động đó là: người dùng di động không có thời gian rảnh; họ muốn giao diện Web cho họ thấy rõ thứ họ cần làm; họ không muốn điền một mẫu đơn trực tuyến quá dài; và họ thực sự không muốn dành thời gian cho việc nhận biết đâu là nút bấm, đâu là nơi có thể nhấp chuột hoặc những thứ đại loại như vậy.
Do đó, hãy làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng, nhanh chóng và như một lẽ hiển nhiên. Nếu bạn muốn nhiều hơn từ người dùng, hãy gắn chặt các trải nghiệm Web trên nền tảng desktop thông qua những hình thức coupon (phiếu giảm giá) hay bản cập nhật tin tức (newsletter). Còn nếu muốn tận dụng một số yếu tố kỹ thuật để triển khai tốt nhất trên di động, Marketer có thể tham khảo thêm bài viết này.

Hoạt động theo dấu trên di động

Giả sử doanh nghiệp xây dựng một ứng dụng vào năm 2014, ra mắt nó năm 2015 và bắt đầu theo dõi chặt chẽ quá trình tải ứng dụng này. Qua đó Marketer biết được đâu là kênh giao tiếp giúp mang lại lượng lớn người dùng có khả năng tải ứng dụng cao, và tiến hành phân bổ ngân sách cho những kênh này.
Quá trình trên cho thấy doanh nghiệp đã đón đầu bước ngoặt của thị trường, tuy nhiên còn một quãng đường dài nữa phải đi.
Ảnh: Search Engine Watch
Chỉ theo dõi hoạt động tải ứng dụng không chưa đủ. Marketer thực sự cần biết những thông tin sâu hơn như: người dùng gắn kết với ứng dụng như thế nào – Họ tải ứng dụng, dùng thử một lần và quên ngay sau đó? Hay họ tiếp tục sử dụng ứng dụng, gặp cùng khó khăn cũ và quyết định từ bỏ ứng dụng?Trong số những người tải ứng dụng, những ai có gắn kết sâu nhất và làm thế nào công ty có thể nhân rộng dạng người dùng này khắp các phân khúc khác nhau trong tập khách hàng tiềm năng (Audience) của mình?
Với những kênh giao tiếp tính phí thông qua lượt nhấp chuột (CPC), việc chi quá nhiều để kéo lượt truy cập (traffic) đến những trang đích có giao diện nghèo nàn là một quyết định thấy trước thất bại. Điều này cũng tương tự như việc chi nhiều ngân sách cho các quảng cáo tính phí dựa trên lượt cài đặt (CPI – cost per install) trong khi ứng dụng sau đó không được sử dụng.
Marketer chỉ có thể biết được những điều này nhờ các dữ liệu thu được từ quá trình theo dấu trên di động. Hãy sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) – và một số công cụ khác nữa – để đảm bảo hoạt động theo dấu được kích hoạt và bạn có thể phản ứng với những thang đo KPI có ý nghĩa (như CPC hay CPI ở trên).

Những phương pháp thử nghiệm tiên tiến

Chúng ta đã tiến hành chạy A/B tests trong nhiều năm qua; và dĩ nhiên nó không còn mới mẻ nếu tiếp tục áp dụng cho năm 2016.
Nhưng liệu Marketer biết bao nhiêu về các mức độ thử nghiệm chuyên sâu hơn, như thử nghiệm đa biến (multivariate testing)? Thử nghiệm đa trang nội dung (Multiple-page testing)? Cấu trúc các chiến dịch để nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học? Hay dành ngân sách để thử nghiệm và phát triển những kênh giao tiếp hoặc những hiểu biết mới về khách hàng tiềm năng?
Marketer có thể lựa chọn hợp tác với Optimizely hay sử dụng nền tảng Google Website Optimizer và Visual Website Optimizer để tối ưu hóa các sáng tạo. Các nền tảng này cung cấp những hiểu biết theo thời gian thực vô cùng hiệu quả trong việc cải tiến mọi loại hình thiết kế, dù là cho Landing Page hay banner quảng cáo.
Cấu trúc chiến dịch và ngân sách thử nghiệm, tuy phụ thuộc nhiều vào triết lý kinh doanh nội bộ và yêu cầu của khách hàng, nhưng rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp liên tục tìm ra các cơ hội mới để tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo.

Mô hình đa kênh (Attribution)

Attribution, nói ngắn gọn là khả năng tiếp cận với giá trị của từng điểm tương tác trên hành trình mua sắm của người dùng, xuyên suốt các kênh giao tiếp và thiết bị. Qua đó giúp Marketer có thêm thông tin hỗ trợ cho hoạt động phân bổ ngân sách hợp lý. Có thể tóm lược tình trạng vận dụng mô hình đa kênh của Marketer hiện nay:
Marketer chắc chắn đã từng sử dụng mô hình Attribution, ít nhất ở mức độ cơ bản như thông qua nền tảng Google Analytics. Marketer có thể gặp phải vấn đề lớn nếu cố tìm kiếm một mô hình Attribution hoàn hảo, hoặc thay đổi liên tục qua lại giữa các mô hình đa kênh như U-Shaped, Econometric hay Time Delay. Nếu đang triển khai mô hình Last-touch Attribution truyền thống (mô hình Tương tác cuối cùng – phân bổ 100% giá trị chuyển đổi cho kênh cuối cùng mà khách hàng đã tương tác trước khi mua hàng hoặc chuyển đổi), thì Marketer có thể đánh giá quá cao những kênh cuối trong phễu mua hàng (bottom-funnel – SEM), đánh giá thấp những kênh xây dựng và phát triển mức độ nhận thức của người dùng, và dĩ nhiên sẽ không có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về cách người dùng di động di chuyển giữa các giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.
Có một vài phương pháp ‘cây nhà lá vườn’ Marketer có thể đưa vào áp dụng. Nhưng nếu có đủ ngân sách, Marketer nên thử nghiệm một số mô hình, qua đánh giá xem đâu là mô hình phù hợp nhất có thể giúp phân bổ ngân sách quảng cáo tối ưu.

Mảng công nghệ

SDK, DSP, SSP, DMP, MMP... Marketer có thể biết các từ viết tắt này đại diện cho công nghệ nào, cách thức chúng hoạt động ra sao, nhưng liệu đã từng làm việc với bất cứ nhà cung cấp nào của một trong số chúng hay chưa? Hay chi tiết hơn, Marketer có biết các nhà cung cấp này đang hoạt động như thế nào không?
Khi các kênh giao tiếp và thiết bị ngày một bùng nổ, hoạt động theo dấu và mua truyền thông cũng ngày càng phức tạp. Kéo theo đó, việc chọn đúng đối tác công nghệ và duy trì mối quan hệ tin tưởng, có trách nhiệm lẫn nhau trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của một đội ngũ tiếp thị được xem là “trưởng thành”.
Đặc biệt, với vai trò một Agency, nhiệm vụ của bạn là phải liên kết những chiến dịch khác nhau để tạo nên một chương trình tiếp thị hoàn chỉnh cho khách hàng thương hiệu của mình. Tuy nhiên, một công nghệ có thể hiệu quả đối với chiến dịch này nhưng có khả năng phá hủy hoàn toàn một chiến dịch khác. Hay trong khi một số thương hiệu trung thành với Kenshoo thì số khác lại tín nhiệm nền tảng của Marin (hai công ty nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp công nghệ Marketing – Martech).
Chính vì vậy, Agency phải am hiểu và làm việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nền tảng công nghệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu và mang lại kết hợp tốt nhất cho khách hàng thương hiệu của mình.

Mạng xã hội không phải chỉ có Facebook

Nếu đội ngũ Marketing của bạn đang khai thác tối đa Facebook, bạn đang đi đúng hướng.
Với những bước phát triển đáng kinh ngạc, Facebook đang được các Marketer tận dụng như một kênh tiếp thị vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên thực tế Marketer vẫn có thể trích một phần từ ngân sách để thử nghiệm điều mới mẻ hơn, ví dụ chạy quảng cáo trên kênh Twitter, hay các nền tảng mạng xã hội mới nổi khác như Pinterest và Instagram – các cộng đồng chia sẻ ảnh vốn dĩ có thể mang lại cho Nhà quảng cáo nhiều khả năng targeting (nhắm mục tiêu quảng cáo) tương tự như Facebook.
Dĩ nhiên, có thể những nền tảng này chẳng có gì quá vượt trội hay hoàn thiện hơn Facebook. Nhưng ít nhất, với những doanh nghiệp sớm nhận ra và tận dụng nó – đặc biệt kết hợp với khả năng sáng tạo dồi dào trong đội ngũ Marketing nội bộ của mình – thì sẽ có cơ hội rất lớn để tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội đầy tiềm năng với chi phí thấp (cho tới khi nào mà thị trường bắt đầu sôi động với nhu cầu cho các nền tảng này ngày một tăng và giá bị đẩy lên).
Cuối cùng, nếu Marketer cảm thấy bị quay mòng mòng với những xu hướng ở trên, hãy bình tĩnh và xem xét thật cẩn thận. Mỗi một lĩnh vực có những bước đi nhỏ giúp Marketer có thể dựa vào để lên kế hoạch tiếp thị một cách chi tiết. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ đơn giản (và cốt yếu) như việc tìm được một đối tác thực sự hay thiết lập được đúng mục tiêu kỳ vọng.
Theo ANTS Blog

Hầu hết các ông lớn trong làng công nghệ như Google, Twitter và Facebook sẽ có những bước phát triển đột phá trong năm 2016.
CEO Applico Alex Moazed và người đứng đầu của nền tảng Nick Johnson và là đồng tác giả của cuốn sách Độc quyền kiểu mới đã có những dự đoán về bức tranh công nghệ 2016.
Theo ông Alex Moazed, vì hiện nay các công ty công nghệ thành công nhất trên thế giới sử dụng nền tảng kinh doanh hiện đại. Vì thế sẽ có 5 xu hướng sẽ tác động đến sự hình thành và nền tảng hoạt động của các công ty trong năm 2016.

1. Sẽ có “Facebook Famous”

Chiến lược phát triển ứng dụng theo nhóm của Facebook đã nhận được rất nhiều sự chú ý trong vài năm gần đây, kể từ khi công ty thử nghiệm một loạt các ứng dụng độc lập bên cạnh ứng dụng chính là Facebook. Tuy nhiên chỉ có ứng dụng tin nhắn - messenger trên Facebook là thực sự mang lại thành công.
Dự đoán chung là Facebook sẽ phát hành một ứng dụng chia sẻ video độc lập để cạnh tranh trực tiếp với Youtube. Nhưng có lẽ dự đoán trên không mấy khả quan khi gần đây có thông tin rằng Facebook sẽ mở rộng các ứng dụng chia sẻ trực tiếp như Facebook Live.
Ảnh: Conference Basics
Với ứng dụng này Facebook sẽ đủ sức lấn sân để cạnh tranh với Meerkat, Periscope, YouNow, Twitch and YouTube trong chia sẻ.
Sự phổ biến của nền tảng hiện tại đã chứng minh rằng Livestreaming rất có giá trị sử dụng. Giờ đây Facebook sẽ tận dụng lượng người dùng khổng lồ của mình để tạo ra những nội dung trực tiếp tốt nhất.
Cho đến thời điểm này Facebook vẫn chưa làm tốt công việc tạo ra những “ngôi sao” nổi tiếng. Hiện nay không có một “Facebook Celebrity” như ta thường thấy trên Youtube, Instagram, Snapchat, và Vine.
Hi vọng với Livestreaming sẽ có người đầu tiên trở thành "Facebook Famous."

2. Twitter - “ Đứa trẻ đi lạc”

Twitter như một đứa trẻ bị bỏ lại giữa rừng mà không có la bàn định hướng. Mấu chốt của vấn đề là không ai muốn thay đổi trên Twitter thêm nữa bởi vì nó đã tồn tại qua thời kì khó khăn giữa cộng đồng phát triển suốt những năm qua. Có nhiều ý tưởng giá trị và sự đổi mới đã diễn ra nhưng với Twitter thì vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Vậy Twitter nên làm gì? Dự đoán của chúng tôi là trong năm 2016 Twitter sẽ tạo ra một trải nghiệm riêng biệt khác với những gì đã có. Mạng xã hội này đã có trải nghiệm sâu sắc về việc kết nối cao với các thành viên, nhưng thực sự nó không có giá trị với những người dùng vãng lai.
Ảnh: Bidness Etc
Công ty đã đặt cược rất nhiều vào ứng dụng Moment, nó bao gồm việc đưa ra chiến dịch quảng cáo trên truyền hình để thúc đẩy các tính năng, nhưng vẫn chưa đủ sức hút với người chưa dùng ứng dụng.
Moment giúp các sự kiện lớn được hiển thị trên trang nhất, nhưng việc tìm kiếm những nội dung thú vị trên Twitter vẫn rất khó khăn. Giống như Facebook trước đây Twitter cần tìm trên Newfeed nhưng vấn đề là cách sắp xếp của Twitter quá lộn xộn và không có quy mô về chất lượng.
Chúng ta hy vọng dưới áp lực của sự thay đổi thì Twitter sẽ chuyển mình tích cực trong năm 2016. Với sự thay đổi theo đúng trào lưu, hi vọng người dùng sẽ quay trở lại trải nghiệm những điều tuyệt vời mà Twitter mang đến để vào thời điểm này sang năm sẽ là một Twitter rất khác.

3. Google vẫn đi đầu trong việc cải thiện ứng dụng App Discovery

Hiện tại App Apple Discovery mới còn trong giai đoạn sơ khai. Mặc dù cả Apple store và Google store đều khởi đầu khá tốt nhưng khi phát triển lên đến hàng triệu ứng dụng, thì việc tìm kiếm cơ bản, các bảng xếp hạng không còn nhiều ý nghĩa.
Kết quả là ngày càng nhiều ứng dụng được ra đời đi kèm với nó là sự lựa chọn khó khăn cho người sử dụng. Và nếu muốn hiển thị tất cả các ứng dụng trên hình nền thì màn hình phải rộng hơn.
Ảnh: Sourcebits
Cuối cùng việc sử dụng ứng dụng phải thuận tiện. Như kiểu một bộ phim có trailer. Một ca khúc cần có demo hoặc teaser. Tuy nhiên cho đến nay các ứng dụng chưa làm được điều đó. Tải thử 50Mb của một ứng dụng là không thể thực hiện được. Dùng thử ứng dụng trực tuyến hứa hẹn sẽ nở rộ trong năm 2016.
Google đã ra mắt ứng dụng trực tuyến với quy mô giới hạn vào năm 2015, và nó tiếp tục được triển khai trong năm tới. Vậy Google có thể sử dụng lợi thế là người đi tiên phong để gây áp lực lên Apple?
Những công ty khác cũng có thể tham gia cuộc chơi này. Chúng ta có thể được chứng kiến “Ứng dụng của Youtube” vào cuối năm và nó sẽ làm cho việc tìm kiếm ứng dụng trở nên thú vị hơn giống như cách chúng ta khám phá và tương tác với những nội dung khác, thông qua chia sẻ trực tiếp với cộng đồng trực tuyến.

4. Thêm các “kì lân công nghệ” ra đời

Phát triển công nghệ ngày càng giống như trò chơi Lego. Tại Applico chúng tôi luôn đánh giá cao các công nghệ mới nhất, cho phép các nhà phát triển tính năng tán gẫu hoặc theo dõi nhân viên chỉ với vài câu lệnh đơn giản.
Số lượng các công cụ, dịch vụ và nền tảng có thể sử dụng để khởi động một dự án kinh doanh toàn cầu là rất hứa hẹn. Và hầu hết dịch vụ này được chia sẻ thông qua điện toán đám mây và được truy cập qua APls.
Ảnh: GMO Cloud
Bằng cách kết hợp các dịch vụ mở rộng với tiềm năng tăng trưởng của các nền tảng và các hệ thống chúng tôi tin rằng năm 2016 sẽ mang tới cho chúng ta một cái gì đó mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Một huyền thoại tỷ đô sẽ ra đời cùng với nó.
Có lẽ không phải là một nhưng cũng sẽ ít hơn con số 5. Việc khởi nghiệp này chắc chắn mang lại doanh thu cũng như việc xây dựng các công ty kinh doanh, các tổ chức bán hàng đều cần có thời gian và nhân lực. Một số ít những nhà sáng lập có tầm nhìn và thích đầu tư mạo hiểm, khi đó ý tưởng sẽ được thực hiện.

5. Ngành dịch vụ phục vụ tận nhà sẽ phát triển top

Năm 2015 đã khép lại cùng với những tổn thất lớn trong nền kinh tế “phục vụ nhu cầu”. Mới nhất là trường hợp của Sidecar, một đối thủ cạnh tranh với Uber đã ra thông báo vào ngày 29/12 là họ sẽ dừng hoạt động vào cuối năm 2015.
Với sự dẫn đầu của Uber và đứng ngay sau đó là Lyft, rất khó có chỗ cho một công ty thứ ba chen chân vào ngành kinh doanh vốn rất chặt chội này. Không ai muốn một kết cục giống như “Window Phone” vì vậy Uber và Lyft đang cạnh tranh rất khốc liệt trong cuộc chiến dành thị phần. Không có vị trí độc quyền trong ngành nghề thật khó để có được lợi nhuận như mong muốn.
Trong năm 2016 chúng ta sẽ thấy nhiều hơn ngành kinh doanh theo yêu cầu sẽ được tiếp tục củng cố. Những ngành nghề thuộc top đầu sẽ thuộc về lĩnh vực dịch vụ tận nhà như giao hàng, vận chuyển và chăm sóc sức khỏe.
Ngành công nghiệp này sẽ nổi lên một hoặc hai nền tảng thống trị (nếu chưa có) chúng có thể được mua lại, phá sản hay nhận ít đầu tư hơn và bi kịch nhất là rơi vào trạng thái trì trệ trong việc duy trì sự tồn tại.
Theo Trí Thức Trẻ

Làm Marketing nhưng không thực sự hiểu đúng về Marketing. Không làm Marketing nhưng cứ nghĩ mình giỏi Marketing. Thích Marketing nhưng nhầm Marketing với nghề khác…

Theo tổng hợp của Markus, dưới đây là 4 lầm tưởng phổ biến về Marketing mà nhiều người mắc phải nhất.

Liệu bạn có tự tin mình hiểu đúng về nghề Marketing?

slide ​

I. Lầm tưởng 01: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị, v…v…

Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.

4 lam tuong pho bien ve marketing
Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…???
Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:
  • Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
  • Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v…) đều là hợp lý.
  • Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.
  • Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận. Cho đi là nhận lại đó!
II. Lầm tưởng 02: Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất tốn kém

Có một sự thật đáng buồn là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có phòng Marketing trong công ty. Họ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, còn vừa và nhỏ thì cứ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi.

4 lam tuong pho bien ve marketing 2
Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing?

Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!

Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!

Nhớ nhé, cùng 1 mức chi phí, sự thành công của chiến dịch tỷ lệ thuận với tư duy, trình độ của Marketer!

III. Lầm tưởng 03: Phải thật sáng tạo!!!

  • Vì sao em thích làm Marketing?
  • Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
  • Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
  • Thôi thôi. Em không có nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!

Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất. Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing.

Markus cũng lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights và behaviour của khách hàng bạn nhé.

4 lam tuong pho bien ve marketing 3

Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, bạn nên theo ngành Quảng cáo thay vì Marketing

IV. Lầm tưởng 04: Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing

“Chúng tôi là Marketer, và chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội.”

Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền. Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.

Giả dụ một ngày facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?) Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?!

4 lam tuong pho bien ve marketing 4
Hoặc là bạn có Tư duy, hoặc là lại lếch thếch đi học công cụ

Vừa đi hết 1 chặng đường dài qua 4 sai lầm phổ biến về Marketing, đọc đến đây chắc các bạn đã hoang mang không ít. Liệu bạn đã hiểu đúng về Marketing? Bạn đã tự có câu trả lời cho mình rồi đúng không.

Vì sao lại là tư duy? Theo anh Quách Tĩnh (giảng viên của khoá học Thinking) chia sẻ: “Với người làm Marketing thì tư duy Marketing theo mình là cái quyết định trình độ của họ. Nó chính là sự thể hiện trí tuệ của người làm Marketing. Bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào khi gặp phải một thách thức mới trong công việc là vấn đề ở mặt tư duy. Không có tư duy Marketing khoa học thì khi đứng trước một vấn đề sẽ rất loay hoay, không biết bắt đầu từ đâu, làm mãi mà không đúng, không được việc.”

Theo Think Markus​

Bạn đang tìm kiếm những chiến lược giúp nâng tầm các hoạt động tiếp thị của mình trong năm tới? Hãy xem xét một số xu hướng chủ đạo – có thể giúp Marketer đi từ con số không lên vị trí dẫn đầu trong thế giới tiếp thị số.
Dù các chỉ số tài chính kinh doanh của công ty có khả quan hay không thì chúng ta cũng sắp sửa kết thúc một năm hoạt động. Điều quan trọng là thiết lập những mục tiêu lớn hơn cho năm tới. Riêng đối với các giám đốc tiếp thị (CMO), có lẽ thách thức muôn thuở chính là “thoát khỏi những tư duy theo lối mòn” để tìm kiếm những phát kiến mới mẻ và có thể tạo nên khác biệt đột phá cho hoạt động tiếp thị của thương hiệu.
Thương hiệu của bạn đang xếp thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm? Giao diện Web trên di động của bạn có vẻ tốt hơn năm ngoái? Đội ngũ Marketing của bạn đang chạy các chiến dịch chặt chẽ và có cơ sở dựa trên các nền tảng AdWords, Facebook, Twitter hay Bing? Bạn luôn có thể tối ưu hóa giữa các nền tảng này, tuy nhiên việc luân phiên thay đổi giữa chúng sẽ không thể mang lại kết quả đột phá mà bạn đang trông đợi.
Vậy câu hỏi là phải làm gì kế tiếp?
Dưới đây là 7 lãnh địa CMO (và Marketer nói chung) nên tập trung vào trong thời gian sắp tới nếu muốn thay đổi hoàn toàn diện mạo hoạt động tiếp thị của mình. Có thể doanh nghiệp chỉ có lợi thế ở một hoặc một số lĩnh vực trong số này, nhưng bất kỳ xu hướng nào trong số chúng cũng đại diện cho một cơ hội lớn nếu bạn chưa khám phá và phát huy hoàn toàn tiềm năng của chúng.

Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX)

Liệu các quảng cáo có phản ánh đúng những trải nghiệm mà người dùng mong đợi trên Website hay ứng dụng (App)? Trang đích (Landing Page) có đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng? Con đường dẫn khách hàng đến hành động chuyển đổi sau cùng có rõ ràng và trực quan?
Hầu hết các câu hỏi này đều quan trọng đối với các chiến dịch tiếp thị, nhưng chỉ có việc triển khai theo dấu và phân tích đúng cách mới có thể mang lại câu trả lời chính xác và giúp Marketer tạo nên những khác biệt đáng kể trong trải nghiệm người dùng.
Với nền tảng miễn phí Google Analytics (GA), Marketer có thể có bước khởi đầu khá tốt để theo dõi cách người dùng gắn kết với trang, nơi họ sống, chiến dịch nào mang lại những lượt truy cập hiệu quả hơn, và nhiều thông tin khác nữa. Nhưng mặt khác, GA có hơi rối rắm và không chuyên biệt nên Marketer cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các nguồn lực phân tích, để giúp chuyển tải được những luồng dữ liệu bất tận về trải nghiệm người dùng.

Tính khả dụng của thiết bị di động

Nói đến trải nghiệm người dùng, thật ngạc nhiên là nhiều thương hiệu hàng đầu rõ ràng đã không phản ánh đúng quan điểm của người dùng trên Web di động. Ví dụ bên dưới là bằng chứng.
Có thể bạn không tin nhưng giao diện bên trên của nhãn hàng bánh donut Dunkin được đánh giá là ‘thân thiện với thiết bị di động’ (Mobile friendly), đơn giản vì nó vượt qua được thuật toán mới cập nhật của Google – MobileGeddon – chuyên nhắm đến việc đánh giá thứ hạng các Web có giao diện Mobile friendly để trả về kết quả tìm kiếm phù hợp.
Sau “Mobile-friendly”, giao diện Web di động sẽ phát triển đến bước kế tiếp là “Mobile-oriented” (giao diện Web định hướng di động). Thiết kế Web di động lúc này sẽ tập trung vào “tâm lý di động”, nghĩa là đảm bảo người dùng luôn tìm thấy thứ gì đó hữu ích để làm mỗi khi truy cập Web.
Có vài thứ Marketer phải nhớ khi thực hiện tối ưu hóa cho Web di động đó là: người dùng di động không có thời gian rảnh; họ muốn giao diện Web cho họ thấy rõ thứ họ cần làm; họ không muốn điền một mẫu đơn trực tuyến quá dài; và họ thực sự không muốn dành thời gian cho việc nhận biết đâu là nút bấm, đâu là nơi có thể nhấp chuột hoặc những thứ đại loại như vậy.
Do đó, hãy làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng, nhanh chóng và như một lẽ hiển nhiên. Nếu bạn muốn nhiều hơn từ người dùng, hãy gắn chặt các trải nghiệm Web trên nền tảng desktop thông qua những hình thức coupon (phiếu giảm giá) hay bản cập nhật tin tức (newsletter). Còn nếu muốn tận dụng một số yếu tố kỹ thuật để triển khai tốt nhất trên di động, Marketer có thể tham khảo thêm bài viết này.

Hoạt động theo dấu trên di động

Giả sử doanh nghiệp xây dựng một ứng dụng vào năm 2014, ra mắt nó năm 2015 và bắt đầu theo dõi chặt chẽ quá trình tải ứng dụng này. Qua đó Marketer biết được đâu là kênh giao tiếp giúp mang lại lượng lớn người dùng có khả năng tải ứng dụng cao, và tiến hành phân bổ ngân sách cho những kênh này.
Quá trình trên cho thấy doanh nghiệp đã đón đầu bước ngoặt của thị trường, tuy nhiên còn một quãng đường dài nữa phải đi.
Ảnh: Search Engine Watch
Chỉ theo dõi hoạt động tải ứng dụng không chưa đủ. Marketer thực sự cần biết những thông tin sâu hơn như: người dùng gắn kết với ứng dụng như thế nào – Họ tải ứng dụng, dùng thử một lần và quên ngay sau đó? Hay họ tiếp tục sử dụng ứng dụng, gặp cùng khó khăn cũ và quyết định từ bỏ ứng dụng?Trong số những người tải ứng dụng, những ai có gắn kết sâu nhất và làm thế nào công ty có thể nhân rộng dạng người dùng này khắp các phân khúc khác nhau trong tập khách hàng tiềm năng (Audience) của mình?
Với những kênh giao tiếp tính phí thông qua lượt nhấp chuột (CPC), việc chi quá nhiều để kéo lượt truy cập (traffic) đến những trang đích có giao diện nghèo nàn là một quyết định thấy trước thất bại. Điều này cũng tương tự như việc chi nhiều ngân sách cho các quảng cáo tính phí dựa trên lượt cài đặt (CPI – cost per install) trong khi ứng dụng sau đó không được sử dụng.
Marketer chỉ có thể biết được những điều này nhờ các dữ liệu thu được từ quá trình theo dấu trên di động. Hãy sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) – và một số công cụ khác nữa – để đảm bảo hoạt động theo dấu được kích hoạt và bạn có thể phản ứng với những thang đo KPI có ý nghĩa (như CPC hay CPI ở trên).

Những phương pháp thử nghiệm tiên tiến

Chúng ta đã tiến hành chạy A/B tests trong nhiều năm qua; và dĩ nhiên nó không còn mới mẻ nếu tiếp tục áp dụng cho năm 2016.
Nhưng liệu Marketer biết bao nhiêu về các mức độ thử nghiệm chuyên sâu hơn, như thử nghiệm đa biến (multivariate testing)? Thử nghiệm đa trang nội dung (Multiple-page testing)? Cấu trúc các chiến dịch để nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học? Hay dành ngân sách để thử nghiệm và phát triển những kênh giao tiếp hoặc những hiểu biết mới về khách hàng tiềm năng?
Marketer có thể lựa chọn hợp tác với Optimizely hay sử dụng nền tảng Google Website Optimizer và Visual Website Optimizer để tối ưu hóa các sáng tạo. Các nền tảng này cung cấp những hiểu biết theo thời gian thực vô cùng hiệu quả trong việc cải tiến mọi loại hình thiết kế, dù là cho Landing Page hay banner quảng cáo.
Cấu trúc chiến dịch và ngân sách thử nghiệm, tuy phụ thuộc nhiều vào triết lý kinh doanh nội bộ và yêu cầu của khách hàng, nhưng rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp liên tục tìm ra các cơ hội mới để tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo.

Mô hình đa kênh (Attribution)

Attribution, nói ngắn gọn là khả năng tiếp cận với giá trị của từng điểm tương tác trên hành trình mua sắm của người dùng, xuyên suốt các kênh giao tiếp và thiết bị. Qua đó giúp Marketer có thêm thông tin hỗ trợ cho hoạt động phân bổ ngân sách hợp lý. Có thể tóm lược tình trạng vận dụng mô hình đa kênh của Marketer hiện nay:
Marketer chắc chắn đã từng sử dụng mô hình Attribution, ít nhất ở mức độ cơ bản như thông qua nền tảng Google Analytics. Marketer có thể gặp phải vấn đề lớn nếu cố tìm kiếm một mô hình Attribution hoàn hảo, hoặc thay đổi liên tục qua lại giữa các mô hình đa kênh như U-Shaped, Econometric hay Time Delay. Nếu đang triển khai mô hình Last-touch Attribution truyền thống (mô hình Tương tác cuối cùng – phân bổ 100% giá trị chuyển đổi cho kênh cuối cùng mà khách hàng đã tương tác trước khi mua hàng hoặc chuyển đổi), thì Marketer có thể đánh giá quá cao những kênh cuối trong phễu mua hàng (bottom-funnel – SEM), đánh giá thấp những kênh xây dựng và phát triển mức độ nhận thức của người dùng, và dĩ nhiên sẽ không có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về cách người dùng di động di chuyển giữa các giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.
Có một vài phương pháp ‘cây nhà lá vườn’ Marketer có thể đưa vào áp dụng. Nhưng nếu có đủ ngân sách, Marketer nên thử nghiệm một số mô hình, qua đánh giá xem đâu là mô hình phù hợp nhất có thể giúp phân bổ ngân sách quảng cáo tối ưu.

Mảng công nghệ

SDK, DSP, SSP, DMP, MMP... Marketer có thể biết các từ viết tắt này đại diện cho công nghệ nào, cách thức chúng hoạt động ra sao, nhưng liệu đã từng làm việc với bất cứ nhà cung cấp nào của một trong số chúng hay chưa? Hay chi tiết hơn, Marketer có biết các nhà cung cấp này đang hoạt động như thế nào không?
Khi các kênh giao tiếp và thiết bị ngày một bùng nổ, hoạt động theo dấu và mua truyền thông cũng ngày càng phức tạp. Kéo theo đó, việc chọn đúng đối tác công nghệ và duy trì mối quan hệ tin tưởng, có trách nhiệm lẫn nhau trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của một đội ngũ tiếp thị được xem là “trưởng thành”.
Đặc biệt, với vai trò một Agency, nhiệm vụ của bạn là phải liên kết những chiến dịch khác nhau để tạo nên một chương trình tiếp thị hoàn chỉnh cho khách hàng thương hiệu của mình. Tuy nhiên, một công nghệ có thể hiệu quả đối với chiến dịch này nhưng có khả năng phá hủy hoàn toàn một chiến dịch khác. Hay trong khi một số thương hiệu trung thành với Kenshoo thì số khác lại tín nhiệm nền tảng của Marin (hai công ty nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp công nghệ Marketing – Martech).
Chính vì vậy, Agency phải am hiểu và làm việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nền tảng công nghệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu và mang lại kết hợp tốt nhất cho khách hàng thương hiệu của mình.

Mạng xã hội không phải chỉ có Facebook

Nếu đội ngũ Marketing của bạn đang khai thác tối đa Facebook, bạn đang đi đúng hướng.
Với những bước phát triển đáng kinh ngạc, Facebook đang được các Marketer tận dụng như một kênh tiếp thị vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên thực tế Marketer vẫn có thể trích một phần từ ngân sách để thử nghiệm điều mới mẻ hơn, ví dụ chạy quảng cáo trên kênh Twitter, hay các nền tảng mạng xã hội mới nổi khác như Pinterest và Instagram – các cộng đồng chia sẻ ảnh vốn dĩ có thể mang lại cho Nhà quảng cáo nhiều khả năng targeting (nhắm mục tiêu quảng cáo) tương tự như Facebook.
Dĩ nhiên, có thể những nền tảng này chẳng có gì quá vượt trội hay hoàn thiện hơn Facebook. Nhưng ít nhất, với những doanh nghiệp sớm nhận ra và tận dụng nó – đặc biệt kết hợp với khả năng sáng tạo dồi dào trong đội ngũ Marketing nội bộ của mình – thì sẽ có cơ hội rất lớn để tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội đầy tiềm năng với chi phí thấp (cho tới khi nào mà thị trường bắt đầu sôi động với nhu cầu cho các nền tảng này ngày một tăng và giá bị đẩy lên).
Cuối cùng, nếu Marketer cảm thấy bị quay mòng mòng với những xu hướng ở trên, hãy bình tĩnh và xem xét thật cẩn thận. Mỗi một lĩnh vực có những bước đi nhỏ giúp Marketer có thể dựa vào để lên kế hoạch tiếp thị một cách chi tiết. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ đơn giản (và cốt yếu) như việc tìm được một đối tác thực sự hay thiết lập được đúng mục tiêu kỳ vọng.
Theo Brandsvietnam

Trong vòng 2 thập kỷ các thế hệ Web đã liên tục thay đổi từ 1.0 đến 2.0 và bây giờ là Web 3.0, đó là những thay đổi của cơ hội nhưng cũng là thách thức với truyền thông hiện đại.
Web 1.0 được tạo bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989/1990, nó bao gồm phần lớn là web tĩnh, các trang web này được phát triển bởi một số lượng nhỏ của các tác giả để cung cấp thông tin cho một lượng lớn khán giả. Người dùng có thể xem, đọc những thông tin trên đó nhưng không thể đăng tải một thông tin khác lên, hay bình luận, đánh giá những thông tin đó. Hiểu đơn giản hơn là Web 1.0 thì người sử dụng chỉ có thể đọc và xem.
Web 2.0 là thuật ngữ được giới thiệu vào năm 2004 và đề cập đến thế hệ thứ hai của World Wide Web. Web 2.0 không phải là điều gì hoàn toàn mới mà là sự phát triển từ web 1.0. Các website không còn là những “ốc đảo” mà trở thành những nguồn thông tin và chức năng, hình thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng web và người dùng. Blogs, Wikis, Facebook và MySpace là những ví dụ điển hình của web 2.0.
Web 3.0 chính là Web 2.0 nhưng được tiến hóa lên một bậc cao hơn, trong đó nhấn mạnh đến việc chia sẻ dữ liệu giữa các website với nhau hoặc các dịch vụ nói chung. Ngay cả việc trao đổi dữ liệu giữa một website với ứng dụng di động của chính website đó cũng có thể được xem như là một phần của Web 3.0.
Khi công nghệ đã tiến thêm một bước, HTML và FTP đang thay thế cho Flash/Java hay XML; Smart applications thay thế Web applications; Blogs, Wikis bị thay thế bởi Lifestream trong sự thể hiện tính cá nhân và đó là lý do cho sự lên ngôi của văn bản ngắn, hình ảnh đẹp, video sống động mang chất riêng của mỗi người. Sự thay đổi nhanh chóng này là những thách thức cho ngành truyền thông hiện đại để tiếp cận và định hướng người dùng tới sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ liên tục được nâng cấp, thay thế.
Môi trường truyền thông 3.0 sẽ là môi trường phát triển của kỹ thuật số (Digital), sự thân thiện với các thiết bị di động (mobile friendly), sự minh bạch, rõ ràng (transparent), sự nhạy bén, đúng thời điểm (real time), sự đa dạng về ngôn ngữ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu (multi-lingual), tính tương tác đa chiều (interactive), đa nền tảng (multi-platfrom), và môi trường truyền thông nhiều hướng (communication 3D). Đó là yêu cầu tất yếu xảy ra khi công nghệ đang tác động sâu rộng đến từng cá nhân. Với số liệu dự đoán năm 2016 thế giới sẽ có 22 tỷ thiết bị có khả năng kết nối được sử dụng, và có lẽ nào trong nấc thang đầu tiên của nhu cầu Maslow cần bổ sung thêm wifi và battery.
Theo số liệu của Hiệp hội báo chí thế giới WAN-IFRA cho biết, năm 2014, Việt Nam là nước có nhu cầu đồng thời về số hóa và tính tương tác cao hàng đầu thế giới, tương đương với Anh, Pháp, Italy, bỏ xa Mỹ, Canada và các nước châu Á khác. Việt Nam có tới 59% người dùng điện thoại di động sử dụng smart phone và tham gia internet mỗi ngày.
Với những thách thức và cơ hội như vậy, thì 10 dự đoán sẽ là xu hướng truyền thông toàn cầu đồng thời phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện tại.
Thứ nhất, Mobile & Beyond: Điện thoại và nhiều hơn nữa là xu thế tất yếu khi mỗi chúng ta đang phụ thuộc nhiều hơn vào thiết bị di động thông minh. Cập nhật tin tức, trò chuyện, giải trí, mua bán trao đổi, tất cả đều có thể chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet.
Thứ hai, Personalization: Nền tảng của Web 2.0 tính cộng đồng, nhóm được sử dụng nhưng với nền tảng Web 3.0, mỗi người là một đối tượng riêng biệt mà mọi phương thức truyền thông cần quan tâm và hướng tới để đạt được hiệu suất cao nhất.
Thứ ba, Social media impact: Truyền thông 3.0 cần sáng tạo, nhanh chóng nhưng luôn luôn giữ vững mục đích phát triển bền vững, và truyền thông mang tính xã hội là cách tốt nhất để xây dựng một nền móng vững chắc cho danh tiếng mỗi thương hiệu.
Thứ tư, Brand Journalism: Mỗi thương hiệu hãy tự xây cho mình một công cụ báo chí, truyền thông riêng biệt và độc lập. Trước khi tìm tới báo chí, cơ quan truyền thông lớn, doanh nghiệp hãy xây cho riêng mình một ngôi nhà nhỏ trước. Xây dựng một kênh cung cấp tin tức, chia sẻ những bí quyết hữu ích miễn phí, đều đặn cho khách hàng và có thể đồng thời truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp trên các kênh như fanpage, website, tạp chí,… đó là cách xây dựng thương hiệu bền vững với chi phí tối thiểu.
Thứ năm, “Always on” Crisis: Trong bối cảnh như hiện nay chưa bao giờ khủng hoảng truyền thông lại dễ dàng tới như vậy. Một phát ngôn gây sốc, một cử chỉ không đẹp, một nét chữ sai sót,… đều có thể gây nên một khủng hoảng cho doanh nghiệp. Việc đối mặt và xử lý khủng hoảng truyền thông nên là công việc luôn luôn được chuẩn bị trước để phòng tránh và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới doanh nghiệp.
Thứ sáu, Transparency: Tính minh bạch, nếu bạn là doanh nghiệp có chứng nhật VietGap hay hơn thế, hãy truyền thông quy trình để bạn có được chứng nhận đó, nếu bạn là doanh nghiệp thời trang, hãy truyền thông cách để doanh nghiệp tạo nên mỗi sản phẩm. Tính minh bạc, trung thực, rõ ràng luôn là yếu tố đầu tiên để xây dựng nền tảng niềm tin vững chắc từ khách hàng.
Thứ bảy, ROI Measurement: Truyền thông tạo nên nhiều giá trị vô hình trong khoảng thời gian khó xác định nên cách thức định giá hiệu quả của công việc truyền thông vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng ít nhất doanh nghiệp hãy lên kế hoạch, ngân sách truyền thông và đo lường tính hiệu quả cho nó.
Thứ tám, Visuality: “Đẹp tốt đưa ra” Hãy sử dụng nhưng công cụ mà doanh nghiệp đang có để hiển thị những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp tới khách hàng.
Thứ chín, Outcome-focus: Hãy tập trung vào kết quả của bạn. Chiến dịch truyền thông của bạn tốt tới đâu điều đó không quan trọng bằng việc cuối cùng chiến dịch đó sẽ làm được gì?
Cuối cùng, Intergration: Hội nhập là điều tất yếu khi Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa toàn cầu. Với truyền thông hiện đại thách thức và cơ hội là cân bằng, cơ hội chỉ dành cho ai thay đổi để phù hợp hơn. Tiếng Việt sẽ là chưa đủ, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, lối tư duy toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường hơn 7 tỷ người thay vì 90 triệu.
Doanh nghiệp nên kết thúc việc tập trung suy nghĩ làm sao bán được hàng mà hãy tham gia đồng hành cùng khách hàng. Xu hướng của truyền thông hiện đại là hướng về từng khách hàng, tạo ra những tương tác, những cảm xúc cho mỗi cá nhân và hướng về cộng đồng, môi trường, nhân đạo, trách nhiệm xã hội. Hãy ngừng bán, bởi khách hàng thích được mua thay vì bị mua. Hãy đồng hành vì khách hàng cần một người bạn thay vì cần một giao dịch. Bạn – Bàn – Bán, quy trình 3B tuy không mới nhưng vẫn luôn “hiện đại”.
Truyền thông 3.0 là một khái niệm không chỉ mới tại Việt Nam mà đây cũng là khái niệm còn nhiều mới mẻ trên thế giới. Việc tiếp cận những khái niệm mới, xu hướng mới sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt đón đầu các thay đổi, thúc đẩy, phát triển, tăng trưởng và bứt phá.
Theo DĐDN

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.