Articles by "Chia-se"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chia-se. Hiển thị tất cả bài đăng

Hoa cưới không chỉ là một phụ kiện làm đẹp mà còn thể hiện tính cách, cá tính của tân nương.

>> Nha hang tiec cuoiDich vu cuoi hoi 

1. Hoa cưới tông hồng pastel

Cô gái thuộc tuýp người này rất chu đáo, luôn quan tâm, chăm sóc những người xung quanh. Bạn đã mơ về ngày cưới của mình từ khi là một cô bé. Đám cưới của bạn sẽ là một đám cưới lãng mạn, thơ mộng như truyện cổ tích.

Trong ngày trọng đại, bó hoa cưới mềm mại tông hồng phấn dịu dàng từ hoa mẫu đơn, hoa hồng, lan tường cùng lá phong lữ, lá bạc sẽ hoàn thiện giấc mơ công chúa của bạn.



2. Hoa cưới "bất quy tắc"

Cô dâu lựa chọn bó hoa cưới phá cách, không theo quy tắc về màu sắc, phom dáng thường thấy là người sống hết mình, ghét sự nhàm chán. Những việc mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ luôn mang lại cảm hứng làm việc cho bạn. Bên cạnh đó, bạn luôn tìm mọi cách để đạt được những dự định, ước mơ của mình. Tuy nhiên, đôi lúc bạn sống quá bản năng và nóng tính.

Trong ngày trọng đại, bó hoa cưới của bạn sẽ là tâm điểm của sự chú ý bởi sự độc đáo, lạ mắt.


title-1

3. Hoa cưới bohemian

Những cô dâu thích hoa cầm tay phong cách bohemian thường yêu tự do, thích đi du lịch và ghét cuộc sống tẻ nhạt, nhàm chán. Bạn không giỏi tranh cãi và thường thích chịu thiệt thòi về mình.

Đám cưới trong mơ của bạn sẽ được tổ chức bên bãi biển hoặc một nơi gần gũi với thiên nhiên.


title-2

4. Hoa cưới rực rỡ

Chủ nhân của bó hoa cưới với những gam màu nóng, nổi bật là người luôn căng tràn sức sống, tự tin và thu hút người khác giới. Bạn luôn mang đến niềm vui, nụ cười cho những người xung quanh và hiếm khi vắng mặt ở những bữa tiệc. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và một số bạn bè thân thiết.

Không chỉ hoa cầm tay, đám cưới của bạn sẽ được trang trí bởi một khu vườn màu sắc nhiệt đới vui tươi, ấn tượng.


[Caption]

5. Hoa cưới trắng tinh khôi

Cô dâu chọn hoa cưới màu trắng trong đám cưới thuộc tuýp người cổ điển, không thích mạo hiểm. Bạn luôn chân thành và mang tới cho người thân cảm giác an toàn. Tuy nhiên, trong công việc, bạn là người hay do dự, không quyết đoán.

Đám cưới trong mơ của bạn sẽ có màu trắng là tông màu chủ đạo.
Theo Ngôi Sao

Xem sảnh tiệc có còn trống trong ngày dự định tổ chức cưới hay không là điều quan trọng nhất mà cô dâu chú rể cần quan tâm.

Tiệc cưới là phần tiêu tốn nhiều ngân sách nhất trong đám cưới nên uyên ương vì vậy cô dâu chú rể cũng cần quan tâm nhiều nhất. Trước khi quyết định địa điểm, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và xem xét mọi dịch vụ, cảnh quan tại sảnh.


01sanhtiec.jpg
Sảnh tiệc với các trang trí đơn giản, sắc màu hiện đại. Ảnh: Linh Phạm.

Tham khảo: 


1. Sảnh tiệc còn trống vào ngày cưới của tôi không?

Khi cô dâu chú rể tìm bất cứ dịch nào, câu hỏi này là quan trọng nhất. Dù sảnh tiệc có đẹp, rộng, hoàn hảo bao nhiêu mà họ không còn lịch trống vào ngày đám cưới của bạn thì bạn nên tìm địa điểm khác.

2. Sảnh tiệc chứa được bao nhiêu người?

Nếu chỉ nhìn vào sảnh tiệc, chưa chắc cô dâu chú rể đã tính được chính xác số lượng khách mà nơi đó chứa được. Bạn phải hỏi rõ người quản lý sảnh tiệc để có câu trả lời đúng nhất. Không chỉ tính số lượng khách ngồi, mà bạn còn tính số lượng khách đi lại, đứng chuyện trò, từ đó tìm ra địa điểm đãi tiệc thoải mái nhất.

3. Giá thuê là bao nhiêu và bao gồm những dịch vụ gì?

Sau khi đã tìm được nơi ưng ý, cô dâu chú rể cần hỏi giá tiền thuê và với giá đó, sảnh tiệc sẽ cung cấp cho bạn những gì.

4. Địa điểm đỗ xe cho khách ở đâu?

Việc đỗ xe không ảnh hưởng trực tiếp đến cô dâu chú rể, nhưng lại ảnh hưởng đến khách mời và ấn tượng của họ tới đám cưới.

Xem thêm: 


Vì sao kiêng kỵ không cưới trong ngày cuối tháng âm?

9 bí quyết bỏ túi tổ chức đám cưới hoàn hảo

6 điều cần biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới
Tiết kiệm đúng cách khi chuẩn bị cưới

5. Tôi có được thuê dịch vụ ngoài không?

Nếu muốn trang trí thêm hay thuê người quan phim, chụp ảnh, cô dâu chú rể cần đề cập ngay với người quản lý, vì nhiều nơi không cho mang dịch vụ ngoài vào.

6. Tôi có thể sảnh tiệc để chuẩn bị từ bao giờ?

Nếu muốn có một đám cưới cầu kỳ, cô dâu chú rể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị. Nhiều nơi chỉ cho bạn vào sắp đặt mọi thứ trước đám cưới khoảng 2-3 tiếng, ví dụ nếu tổ chức cưới buổi tối, bạn chỉ được đến từ sau 12h trưa vì sáng họ còn muốn tận dụng không gian cho sự kiện khác.

7. Nếu cưới ngoài trời, có phương án dự phòng không?

Việc tổ chức đám cưới ngoài trời không còn xa lạ với cô dâu chú rể Việt Nam. Nhưng đây là đám cưới khá mạo hiểm và để tổ chức chu toàn, bạn phải có kế hoạch dự phòng khi trời mưa hay thời tiết bất lợi. Lúc nào, hãy cân nhắc tới các địa điểm có sảnh tiệc dự phòng hay lo liệu cho bạn được phương án đối phó hợp lý.

8. Có nơi nào hạn chế không hay tôi được sử dụng tất cả?

Nếu ở trong địa điểm cưới có nơi không được sử dụng, cô dâu chú rể cần biết trước để có cách sắp xếp hợp lý.

9. Có hạn chế nào về âm thanh ánh sáng không?

Không được bật nhạc to, sảnh tiệc quá tối là những điều sẽ làm đám cưới của bạn kém vui. Để tránh những điều này, cô dâu chú rể cần hỏi kỹ về cơ sở vật chất cũng như hạn chế tiếng ồn.

10. Có phòng thòng thay đồ của cô dâu chú rể không?

Nhiều cô dâu muốn thay đổi nhiều váy cưới, vì vậy phòng thay đổi gần như bắt buộc phải có. Nhưng không phải tất cả các sảnh tiệc đều có không gian này. Bạn cần hỏi và kiểm tra kỹ phòng thay đồ, xem có đảm bảo sạch và gần nơi cử hành hôn lễ không.

11. Tiền đặt cọc và thanh toán như thế nào?

Các nhà hàng, khách sạn sẽ yêu cầu cô dâu chú rể đặt cọc trước để giữ chỗ. Nhưng đặt cọc bao nhiêu và lúc nào thanh toán nốt là điều bạn cần quan tâm.

12. Nếu bạn hủy sau khi đã đặt cọc thì sao?

Trong nhiều trường hợp, cô dâu chú rể không thể tổ chức đám cưới vào ngày đã định hay tìm được địa điểm khác tốt hơn, muốn hủy địa điểm cũ. Trước khi đặt tiền, bạn cần hỏi rõ xem chính sách hủy như thế nào.

Sau khi đã hỏi kỹ tất cả những điều trên, điều quan trọng cuối cùng là mọi thỏa thuận đều phải soạn thành văn bản, có chữ ký của hai bên và người làm chứng. Như vậy, nếu trong trường hợp xảy ra sai sót, cô dâu chú rể mới có thể thỏa thuận và giải quyết rõ ràng.

Nếu có những dấu hiệu này trong cuộc tình của bạn thì chúc mừng, chàng chính xác là định mệnh cuộc đời của bạn.

Bạn nghĩ đến chàng đầu tiên trong mọi hoàn cảnh
Khi bạn buồn, khi bạn vui, hạnh phúc, đau đớn... hay đơn giản là khi bạn đi ngủ và mở mắt khi thức dậy, người đầu tiên bạn nghĩ đến là chàng thì chúc mừng, chàng chính là người bạn yêu và tin tưởng nhất. Đây là biểu hiện của yêu thương và mong muốn gắn bó giữa hai người.
Tình cảm khăng khít dù đã yêu nhiều năm
Có những cặp đôi thường cảm thấy yêu nhau thời gian đầu, sau đó sẽ phai nhạt khi thời gian yêu quá lâu. Tuy nhiên, bạn với chàng thì không thế, bạn luôn thấy say mê, nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu với chàng dù hai bạn đã bên nhau nhiều năm.
Không có ghen tuông
Hai người khao khát thời gian dành cho nhau nhưng vẫn luôn có không gian của riêng mình. Giữa hai người không có sự ghen tị đối với các mối quan hệ khác bởi cả hai không chìm vào nhau theo cách quên đi thế giới xung quanh.
Khi không ở bên nhau, hai người không cảm thấy căng thẳng, lo sợ, càng không bao giờ để “bóng ma” quá khứ ám ảnh. Mỗi người vẫn có thời gian cho công việc, bạn bè, thú vui riêng và khi được ở bên nhau điều đó như một phần thưởng lớn.
Dành thời gian làm những điều cả hai cùng thích
Còn gì tuyệt vời hơn khi được làm điều mình thích? Nhưng càng tuyệt vời hơn khi được cùng người ấy thực hiện. Vợ chồng tôi kết hôn được 4 năm mới có thể thật sự tìm thấy những thứ cùng sở thích và dần dần thấu hiểu nhau như: cùng nhau đạp xe đạp, leo núi, chơi bóng ném cực kì vui vẻ.
Được gia đình ủng hộ
Một trong những cách hay để nhận biết mối quan hệ này nên hay không nên tiếp tục thì hãy nhìn vào phản hồi từ gia đình và bạn bè của mình. Bởi vì những lời nhận xét của người ngoài cuộc thường sáng suốt hơn và họ cũng chỉ muốn dành những thứ tốt đẹp cho bạn mà thôi. Nếu có quá nhiều người phản đối chàng/nàng thì bạn nên cân nhắc về sự tiến xa với họ, ngược lại nếu mọi người đều đồng tình và dành tình cảm yêu quý cho chàng/nàng thì bạn có thể yên tâm về điều này rồi.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Bạn vẫn là bạn
Thật vui mừng khi chàng không muốn thay đổi ở bạn bất kì điều gì. Dù cho hai bạn có bên nhau nhiều năm thì họ cũng chỉ muốn bạn là chính bạn mà thôi.
Nâng đỡ nhau
Hai người giúp cho nhau hoàn thiện, vươn lên, phát triển được hết khả năng của mình ở mức cao nhất không chỉ trong công việc mà còn ở nhiều mặt khác của cuộc sống. Có nhiều điều trước đó bạn không tin là mình làm được, khi có người ấy mọi thứ trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.
Bạn chấp nhận mọi thử thách mà không sợ thất bại, mối quan hệ cho ta lòng dũng cảm và tiến bộ là tuyệt vời nhất. Nếu tình yêu của bạn dựa trên sự ngưỡng mộ và cảm hứng mạnh mẽ dành cho nhau, bạn đã tìm thấy một viên ngọc quý cho mình rồi đấy.
Ở bên nhau, bạn thấy yên bình
Đây là cảm giác tuyệt vời nhất mà tình yêu mang lại, đó là sự bình yên. Khi bạn gặp chuyện hay những khi mệt mỏi, chỉ cần được bên chàng, dựa vào vai chàng thôi bạn cũng đã thấy rất an yên và hạnh phúc rồi.
Nói với nhau về những dự định tương lai
Yêu nhau mà không xác định tương lai thế nào thì chắc chắn người ấy chỉ muốn đùa giỡn với bạn hoặc chưa có ý định nghiêm túc cho việc kết hôn. Hãy ở bên một người mà có thể chỉ cho bạn thấy rằng 5-10 năm nữa các bạn sẽ làm những gì, có những gì. Một người đàn ông vững vàng tâm lý mới có thể khiến bạn an tâm mà dựa vào.
Theo Phunutoday

Theo quan niệm của người Việt, ngày cưới hỏi nên kiêng chọn vào ngày mùng 1, Rằm hay năm cùng tháng tận…

>> Nha hang tiec cuoiDich vu cuoi hoi 


Trong đám cưới, tùy từng địa phương có rất nhiều điều kiêng kị: Kiêng cưới ngày cùng tháng tận, kiêng dừng xe khi đi đón dâu, kiêng phụ nữ ngồi lên giường cưới, kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu… Nhiều người thấy vô lý nhưng ít người dám làm trái vì lo ngại cô dâu chú rể “đứt gánh giữa đường”. Vì sao lại có những kiêng kị này?
Đầu tháng và cuối tháng âm là kiêng kỵ?
Quan niệm xưa có câu: "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông", vì vậy khi muốn tổ chức cưới, hai gia đình sẽ căn cứ vào tuổi của cô dâu. Hầu hết các vị phụ huynh sẽ tránh cưới cho con đúng vào năm tuổi Kim Lâu của cô dâu.

Xem thêm: 

Xem tuổi cô dâu có phạm Kim Lâu không
Vì sao kiêng kỵ không cưới trong ngày cuối tháng âm?
Đám cưới kiêng kỵ rất nhiều điều
Nếu muốn cưới vào những năm Kim Lâu thì phải đợi qua ngày Đông Chí, là ngày rơi vào dịp cuối năm.Ngoài ra, người miền Bắc cũng kiêng cưới xin vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch, còn người miền Nam kiêng cưới vào ngày rằm, mùng một hay ngày Phật đản vì đó là những ngày ăn chay, nhiều người sẽ không tới dự tiệc cưới mặn, và đặc biệt thì những ngày rằm mùng 1 còn kiêng chuyện động phòng, không chọn ngày cưới vào những ngày này.
Chọn Tháng đẹp để cưới gả
Tháng tốt nhất, đẹp nhất là tháng đại lợi ( tháng đại lợi là tháng tốt nhất, có nhiều lợi nhất, lợi về tiền bạc, công danh, con cái...) , sau đó là tiểu lợi ( Có lợi nhưng không lớn). Nếu không cưới và Đại lợi, tiểu lợi, mà cưới vào các tháng còn lại, thì phải tránh các trường hợp như trong bảng hướng dẫn dưới đây
Vì sao kiêng chọn cưới ngày mùng 1, Rằm?
Ông Đỗ Khuê (Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam) cho rằng, ngày mùng 1 và Rằm theo Nho giáo không chỉ kiêng kị tình dục mà còn phải kiêng kị cả sát sinh. Ngày cưới mọi người tề tựu, chúc phúc cho cô dâu, chú rể, sát sinh cỗ bàn linh đình sẽ phải giết hại nhiều sinh linh. Chưa kể ngày này còn cúng tế mời gia tiên về dự, có những “năng lượng lạ” kích hoạt tính “Tham - Sân - Si” gây ra nhiều rắc rối, không nên làm.
Các nhà tâm linh không chọn cưới vào ngày mùng 1 và Rằm, vì đó là ngày lễ của Phật, kiêng “quan hệ” vào ngày đó vì có thể đem đến những vận hạn không may. Ngày nay quan niệm đó không còn nặng nề, nhưng vẫn tồn tại. Nhiều cặp tân nương, tân lang vẫn được các cụ già dạy kiêng khem và đại kỵ chuyện ấy vào ngày Rằm, mùng 1. Trong sách “Tố nữ kinh” có viết: Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1, ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch. Phạm vào những cấm kỵ này khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì "không giương lên được", trong mình lúc đó bị giục hỏa thiêu trung - nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, giảm tuổi thọ.
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người), vào những ngày trăng tròn (tức ngày Rằm), áp lực máu bên trong cơ thể và bên ngoài huyết quản có sự chênh lệch (bên trong huyết áp thấp, bên ngoài áp lực không khí cao) dễ làm nảy sinh những tai biến trong hệ thống tim mạch, nguy hiểm đến tính mạng, có khi gây ra tử vong bất ngờ (y học gọi là đột quỵ). Vì thế người xưa đã than rằng: “Nguyệt viên nhân khuyết” (Trăng tròn người khuyết - khi trăng tròn thì con người rất dễ mất mạng), số các vụ tự sát, rối loạn tâm thần, các hành vi phạm tội, ăn cắp, trấn lột thường xảy ra vào ban đêm, vào các ngày trăng tròn (ngày rằm). Vì vậy người ta kiêng cưới hỏi vào dịp này.
Vì sao kiêng kỵ không cưới trong ngày cuối tháng âm?
Chọn được ngày đẹp đón dâu, còn phải chọn giờ Hoàng đạo để chú rể xuất phát. Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý Hoàng Dương Bình – Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân cho rằng, trong phong tục cưới hỏi trước nay vẫn có câu rằng: "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông". Vì vậy, ngày giờ tổ chức lễ cưới được tính toán dựa trên giờ tuổi của cô dâu là chủ yếu. Ngoài ra, một số gia đình truyền thống cũng kiêng không tổ chức lễ cưới vào các ngày nhất định theo văn hóa vùng miền. Miền Bắc kiêng cưới vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch, còn người miền Nam kiêng cưới vào ngày Rằm, mùng 1 hoặc ngày Phật đản vì đó là những ngày ăn chay. Vì vậy mời ăn tiệc mặn ngày này khách là Phật tử có thể dự mà không ăn.
Thực tế, việc kiêng kỵ này là theo yếu tố tâm linh. Còn việc cưới vào những ngày này không đem lại hạnh phúc thì không hẳn. Hạnh phúc gia đình yên ấm, suôn sẻ cả đời không phụ thuộc vào ngày đẹp mà phụ thuộc vào cách sống của các cặp vợ chồng. Vì vậy, dù có kiêng kỵ nhiều thứ trong đám cưới, chọn ngày có tốt đến mấy nhưng khi sống với nhau mà không cảm thông, chia sẻ với nhau thì đời sống hôn nhân khó yên lành. Nếu như vợ chồng mà hòa thuận thì xấu cũng chuyển thành tốt.
Những quan niệm về chọn ngày cưới
Chọn được ngày đẹp đón dâu, còn phải chọn giờ Hoàng đạo để chú rể xuất phát. Tới nhà cô dâu cũng phải giờ Hoàng đạo mới được vào đón dâu. Đón xong về đến nhà chú rể lại phải chờ giờ Hoàng đạo mới được vào nhà. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm cô dâu ở tuổi kim lâu – tuổi có số đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi… Ngoài ra, tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly, cộng với thời tiết mưa bão nên cũng ít người chọn.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
Theo Phunutoday

Có nhiều kinh nghiệm, mẹo vặt bạn cần ghi nhớ khi tổ chức tiệc cưới, trong đó 9 điều dưới đây sẽ rất thực sự hữu ích cho bạn. Hãy tham khảo và lưu giữ những thông tin sau nhé:

>> Trung tâm tiệc cưới - Dich vu cuoi hoi

1. Lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức đám cưới một cách có hệ thống

Một mẹo nhỏ cho bạn là chia việc tổ chức đám cưới ra nhiều bước. Ví dụ như bước 1 là phần nghi lễ cưới, bước 2 là phần đón khách, v.v…Với mỗi giai đoạn như vậy, hãy nghĩ về cách thiết kế, hoa trang trí, âm nhạc, đồ ăn thức uống và những thứ khác.

2. Chú ý tới thời gian tổ chức đám cưới

Khi đặt địa điểm tổ chức tiệc cưới, bạn cần dự tính luôn thời gian bạn sẽ cần cho phần chuẩn bị để chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng vào ngày cưới. Đó có thể là buổi sáng hoặc buổi tối trước ngày cưới.

3. Trao đổi rõ ràng với những người có liên quan

Với bạn bè, đó có thể chỉ là những gạch đầu dòng. Còn với các nhà cung cấp dịch vụ cưới, hãy chắc chắn bạn đã nói rõ ý kiến và quyết định cuối cùng của bạn với họ, và đừng quên xác nhận mọi thứ qua email để tránh mọi nhầm lẫn hay tranh cãi về sau.

Xem thêm: 


6 điều cần biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới
Tiết kiệm đúng cách khi chuẩn bị cưới

Các điều cần làm ngay sau quyết định cưới
Lịch trình chuẩn bị cưới trong một năm




Đừng quên xác nhận mọi thứ với nhà cung cấp dịch vụ cưới qua email để tránh mọi nhầm lẫn hay tranh cãi về sau.

4. Không can thiệp quá sâu vào phần âm nhạc

Nếu bạn có hẳn một DJ cho đám cưới của mình, tốt hơn hết bạn để cho anh ấy/cô ấy làm việc độc lập và không cần thiết phải đòi hỏi một danh sách chi tiết các bản nhạc. Nếu không thì chẳng khác nào bạn “thuê” một cái máy iPod. Ngược lại, với ban nhạc, sẽ tốt hơn nếu bạn có danh sách bản nhạc dự kiến.

5. Ai cũng cần phải ăn

Trong ngày tổ chức đám cưới, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn để ý một chút tới chuyện ăn uống cho nhân viên trang điểm, nhiếp ảnh gia, và những ai đi cùng bạn cả ngày dài từ phần rước dâu tới tiệc cưới.

6. Xác định sẵn thứ tự các hoạt động của ngày cưới

Rất ít người kỹ càng như thế, nhưng nó thật sự rất hữu ích. Thiết lập trình tự của các hoạt động và trao đổi nó với các nhà cung cấp dịch vụ 2 tuần trước ngày cưới để họ hiểu được họ nằm đâu trong toàn bộ lịch trình của bạn. Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn nhiều trong ngày cưới vì mọi chi tiết đều đã được định sẵn. Một điều không thể quên là lưu tất cả thông tin liên lạc của các nhà cung cấp dịch vụ một chỗ để dùng khi cần.




Hãy thiết lập trình tự của các hoạt động và trao đổi nó với các nhà cung cấp dịch vụ 2 tuần trước ngày cưới.

7. Kiểm tra lại mọi thứ vào một tuần trước ngày cưới

Có thể các nhà cung cấp dịch vụ cưới sẽ hơi ngán sự cẩn thận của bạn, nhưng chỉ một tin nhắn để kiểm tra tình hình hoặc nhắc nhớ cũng sẽ giúp bạn có thể an tâm hơn nhiều. Đừng trông đợi vào may rủi nhé, đa số những thứ xảy ra ngoài dự kiến thường là không tốt lành gì!

8. Có mặt sớm và chuẩn bị sẵn sàng

Nên yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cưới đến sớm hơn  một giờ so với thời điểm thật sự cần đến sự có mặt của họ. Mọi thứ cần được chuẩn bị sẵn sàng ít nhất một giờ trước giờ đón khách.

9. Chú ý vấn đề đi lại của khách mời

Nếu bạn có nhiều vị khách ở xa tới và họ không thân thuộc lắm với khu vực tổ chức đám cưới, đặt biệt là ở miền quê hoặc tỉnh lẻ, bạn không nên để mặc họ với chuyện đi lại. Thay vào đó, hãy giúp đỡ họ trong việc xe cộ, điều này sẽ khiến họ rất cảm kích đấy.


Theo Marry

“Vì sao bạn chọn nhà hàng tiệc cưới A mà không phải nhà hàng B? Bởi vì… bởi vì… Chỉ có bạn mới trả lời được câu hỏi này. Vậy thì, hãy cho chúng tôi biết bạn đã chọn nó như thế nào nhé?”

Để chọn một nhà hàng tiệc cưới như ý, bạn hãy lưu ý những điểm sau:

1.Khách mời: Những vị khách mời của bạn và gia đình bạn là ai? Đó là những người họ hàng, bạn bè thân quen và bạn muốn một nơi ấm cúng dành cho gia đình. Đó là những đồng nghiệp, bạn bè người nước ngoài và bạn cần một nơi mang phong cách Tây phương. Hay gia đình bạn sẽ mời những vị khách lớn, quan trọng và bạn cần một nhà hàng có đẳng cấp. Định hướng khách mời của mình là ai bạn sẽ “khoanh vùng” những khách sạn, nhà hàng càng dễ dàng.

2.Ngân sách: Không phải ai cũng “rủng rỉnh” tiền bạc trong túi để chi trả cho bất cứ địa điểm nào họ ưng ý. Nếu bạn cũng nằm trong 90% phó thường dân thì lên ngân sách cho việc chi trả tiền tiệc là một trong những điều cần quan tâm trước tiên. Kinh phí dự trù thường được tính dựa trên số tiền trung bình bạn có thể chi cho một bàn, ví dụ 2 triệu đồng/ một bàn.


6 "gạch đầu dòng" cần biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới

Chọn cho mình một mức giá chấp nhận được cho mỗi bàn tiệc và tìm kiếm nhà hàng xung quanh tiêu chuấn ấy!

Xem thêm: 

Tiết kiệm đúng cách khi chuẩn bị cưới

Các điều cần làm ngay sau quyết định cưới

Lịch trình chuẩn bị cưới trong một năm
Trình tự 6 nghi thức cưới truyền thống

3.Vị trí nhà hàng: Bạn muốn một nhà hàng tiệc cưới nằm ở trung tâm để tiện cho tất cả mọi người đến? Hay bạn muốn một nhà hàng gần khu vực bạn sống để tiện cho việc di chuyển của bạn và gia đình? Hay bạn thích một nơi xa trung tâm, tuy hơi xa nhưng tránh được việc kẹt xe kinh khủng? Cần chỉ ra được tiêu chí nào được ưu tiên hàng đầu bạn nhé. 

4.Phong cách tổ chức: Chắc chắn rằng có những nhà hàng sẽ có phong cách tổ chức nghi thức khác nhau. Có nơi chuộng sự màu mè, rườm rà như rước cô dâu vào sảnh bằng xe kéo chẳng hạn. Nhưng cũng có nhà hàng chuộng sự tinh tế, đơn giản. Tất cả tuỳ thuộc vào sự chọn lựa của bạn mà thôi.


6 "gạch đầu dòng" cần biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới

Mỗi nhà hàng, trung tâm tiệc cưới sẽ có những phong cách đãi tiệc khác nhau

5.Chất lượng thức ăn: Bạn hãy kiểm tra lại chính kinh nghiệm của bản thân bạn khi dự một đám cưới ai đó. Món ăn ngon một cách bình thường sẽ không khiến khách tham dự nhớ đến. Món ăn ngon tuyệt vời sẽ làm người ta nhớ khá lâu. Còn nếu món ăn dở tệ thì người ta sẽ ghi nhớ hoài. Và một thực đơn cưới hấp dẫn sẽ là điều mà khách mời sẽ nhớ nhất về đám cưới của bạn. Bạn có muốn điều ấy không? Hãy thăm dò ý kiến của thật nhiều người, từ ngoài đời cho đến trên mạng để chắc rằng thức ăn ở nhà hàng bạn chọn không quá tệ đến mức trở thành “giai thoại” cho khách tham dự.

6.Không gian nhà hàng: Bạn cần một nơi thật đẹp và rộng cho 1.000 khách mời? Hay bạn chỉ cần một sảnh nhỏ cho 20 bàn nhưng trang trí thật đẹp? Bạn thích một không gian ấm cúng với ánh đèn vàng hay một khoảng không gian mở với gió mát thổi vào từ bờ sông. Hãy suy nghĩ thật kỹ và chọn cho mình một nơi bạn thực sự mong mỏi sẽ trải qua những phút giây hạnh phúc ở đó.

Sau khi đã có rõ mong muốn của chính mình, hãy sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên để chọn. Chẳng hạn, nếu bạn chú trọng nhất đến phong cách tổ chức thì xếp nó lên nhất, kế đó là chất lượng thức ăn,… Sau đó, tương ứng với mỗi mong muốn bạn liệt kê ra những địa điểm đáp ứng được yêu cầu đó. Dùng phương pháp loại trừ để loại trừ những nơi không phù hợp. Cuối cùng bạn sẽ còn lại vài ứng viên sau cùng.

Tiếp theo là hãy trực tiếp đến những địa điểm ấy để kiểm tra lại không gian, giá cả, vị trí, ăn thử thức ăn,… Hãy nhớ, chắc chắn rằng sẽ khó có nơi nào thực sự đáp ứng hết tất cả những yêu cầu của bạn, vì thế đừng đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo 100% như bạn muốn nhé!


Theo Marry

Nhiều công việc bạn nên để dành cho các chuyên gia để đám cưới suôn sẻ và hoàn hảo nhất.

>> Nha hang tiec cuoi, Tiệc cưới 


hoa-2774-1379405129.jpg
Ảnh: Jame. C.B.

Tự chuẩn bị, mua sắm và làm phụ kiện trang trí đám cưới là cách hữu hiệu được nhiều cô dâu chú rể áp dụng khi muốn tiết kiệm tiền. Nhưng không phải đôi uyên ương nào cũng là siêu nhân, có thể hoàn thành mọi việc tốt đẹp. Nhiều chuyên gia về đám cưới chia sẻ, nếu không nắm rõ việc chuẩn bị cho ngày trọng đại, tốt nhất bạn đừng mạo hiểm thử làm. Trong trường hợp sai sót, có khi bạn sẽ phải bỏ ra nhiều tiền để sửa chữa lại chính lỗi do bạn gây ra. Lúc đó, đám cưới sẽ không tiết kiệm mà ngược lại, còn có thể tốn kém gấp đôi. 

Ví dụ, cô dâu muốn mình tự kết cổng hoa cưới nên đã đi mua rất nhiều loại hoa nguyên liệu vì cho rằng, số tiền mua hoa này chỉ bằng một phần nhỏ nếu thuê dịch vụ trang trí đám cưới chuyên nghiệp. Nhưng vì không phải là người thường xuyên kết hoa, cô dâu và bạn bè không thể hoàn thành cổng hoa như ý muốn mà biến chiếc cổng thành sản phẩm xấu xí và lem nhem. Cuối cùng, hoa mua về không tận dụng được mà phải bỏ phí. Cuối cùng cô dâu lại phải chi khoản tiền lớn để thuê một cổng hoa khác từ nhà cung cấp chuyên nghiệp. Vì vậy, có những việc bạn có thể tự làm cho ngày cưới, nhưng có nhiều phần việc chỉ nên dành cho các chuyên gia để đám cưới diễn ra suôn sẻ nhất.

Xem thêm: 


Các điều cần làm ngay sau quyết định cưới

Lịch trình chuẩn bị cưới trong một năm

Trình tự 6 nghi thức cưới truyền thống
Những điều kiêng kị trong phong tục cưới hỏi truyền thống

Tự chuẩn bị cưới thông minh

- Thiệp cưới và các loại phụ kiện giấy: Nếu là người làm đồ họa hay công việc liên quan đến thiết kế, cô dâu chú rể có thể tự sáng tạo nên thiệp cưới. Hiện nay xu hướng tự làm thiệp cưới rất được ưa chuộng. Các mẫu thiệp không cần cầu kỳ mà chủ yếu để ghi dấu ấn cá nhân. 

Ngoài thiệp mời, trong đám cưới cũng sử dụng nhiều phụ kiện trang trí bằng giấy như các nhãn gắn trên bánh, số thứ tự bàn tiệc, phông trang trí với hoa giấy. Cô dâu chú rể có thể chuẩn bị các chi tiết này ngay khi có thời gian rảnh.

- Quà tặng khách mời: Nhiều cô dâu chú rể chu đáo chuẩn bị quà nhỏ xinh để dành tặng khách tham dự hôn lễ. Nếu là đồ trang trí, uyên ương có thể chọn mua dần dần hoặc mua làm nhiều lần để các kiểu quà tặng thêm phong phú. Hoặc khi có dịp đi du lịch tại các thành phố mua sắm lớn của các nước như Thái Lan, Malaysia, bạn có thể mua đồ lưu niệm tại đây để về làm quà cảm ơn. Ở những khu chợ tại Bangkok, Kuala Lumpur, những món quà xinh như tượng uyên ương, hoa đất sét, móc chìa khóa, túi thơm... có giá rẻ hơn tại Việt Nam.

- Nhạc cho đám cưới: Phần nhạc trong đám cưới tuy là chi tiết nhỏ, nhưng khi đầu tư đúng cách, cô dâu chú rể sẽ khiến đám cưới ấn tượng hơn. Thay vì nhạc có sẵn của khách sạn, bạn nên chuẩn bị một đĩa nhạc riêng, với các bài hát "phi truyền thống", bật ngay từ khi đón khách. Những bài hát nên có giai điệu vui vẻ, gợi cảm hứng tiệc tùng để tạo không khí rộn rã cho đám cưới. Các bài hát nên xen kẽ cả nhạc nước ngoài, nhạc Việt. 

Việc chọn nhạc nên được uyên ương nghĩ tới từ nhiều ngày trước đám cưới và không ai chọn nhạc hoàn hảo hơn chính bạn. Vì chỉ cô dâu và chú rể mới hiểu rõ gu âm nhạc của mình và của người bạn đời, cũng chính bạn mới biết được bài hát nào có ý nghĩa đặc biệt trong câu chuyện tình yêu của mình.


30-9973-1379405129.jpg
Ảnh: Wong.

Dành phần việc quan trọng cho nhà cung cấp chuyên nghiệp

- Đồ ăn: Tuần cuối cùng của đám cưới luôn là thời gian mệt mỏi vì có quá nhiều việc mà cô dâu chú rể cần chuẩn bị. Vì thế, wedding planner khuyên, bạn không nên nghĩ cách tự chuẩn bị đồ ăn cho đám cưới, trừ phi nếu bạn sở hữu cả một nhà hàng. Tiệc cưới nên đặt trọn gói tại khách sạn vì các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ biết cách làm tiệc cưới diễn ra suôn sẻ nhất.

- Hoa trang trí: Tự kết một bó cầm tay hay hoa cài áo cho chú rể là điều mà cô dâu có thể tự làm, nhưng để trang trí cho toàn bộ đám cưới từ cổng hoa, bàn đón tiếp, bàn tiệc, sân khấu, không gian sảnh tiệc cưới... là điều không đơn giản. Hầu hết các wedding planner khuyên bạn không nên mạo hiểm với đám cưới của mình, dù bạn là một nhà thiết kế hoa. 

Vì hoa cần được sắp đặt vào trước giờ hôn lễ, như vậy hoa mới tươi đẹp, hoặc sớm nhất, bạn chỉ có thể trang trí hoa trước đám cưới một ngày. Nếu muốn tự tay trang hoàng đám cưới, bạn cần làm ít nhất những việc sau: Phân loại hoa, cắm hoa vào bình hoặc lẵng, đặt lên bàn tiệc hoặc bàn đón tiếp và sân khấu, phủ hoa đầy lên cổng đón tiếp. Cuối cùng việc dọn dẹp cũng tốn không ít thời gian.

Tuy những việc trên nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây cũng là thời điểm cô dâu chú rể bận nhất, không thể quán xuyến hết công việc của hôn lễ. Nên tốt nhất, uyên ương nên dành việc trang trí này cho các nhà cung cấp hoa để đám cưới được trang hoàng lộng lẫy, chỉn chu nhất.

- Ảnh cưới: Nhiều cô dâu chú rể chọn cách sử dụng chân máy (tripod) để chụp ảnh cưới. Một số cặp đôi khác lại chọn cách nhờ bạn bè chụp ảnh giúp. Nhưng đó cũng là điều mạo hiểm, vì không phải uyên ương nào cũng tự chụp hoặc nhờ được người chụp ảnh ưng ý. Nhất là với các cặp đôi cẩn thận, muốn sự hoàn hảo thì bộ ảnh cưới sẽ là hình ảnh đáng nhớ nhất cuộc đời. Cách tốt nhất để bạn giữ lại ấn tượng tốt về hôn lễ tới tận sau này là thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, lưu giữ lại những hình ảnh lung linh trong ngày cưới.


Theo Ngôi Sao

Uyên ương nên quan tâm tới những việc quan trọng, cần thực hiện sớm, để đảm bảo cho hôn lễ diễn ra suôn sẻ. 

>> Nha hang tiec cuoiDich vu cuoi hoi 


02-8867-1390192664.jpg
Ảnh: A.X.

Khi hai người yêu nhau quyết định cưới, đó là lúc cần lên kế hoạch cho hôn lễ. Thường các cặp đôi sẽ thấy bối rối vì có quá nhiều việc cần làm, nhưng có những điều quan trọng, cần thực hiện trước tiên, để đảm bảo cho hôn lễ diễn ra suôn sẻ. 

1. Thông báo về đám cưới

Ngay khi nhận lời cầu hôn của bạn trai, hầu hết các cô gái đều muốn thông báo tin mừng này cho bạn bè, người thân xung quanh, hoặc có vài người sẽ muốn giữ bí mật để tạo bất ngờ. Tuy nhiên dù muốn mọi người chung vui hay muốn giữ riêng tin mừng cho mình, cô dâu chú rể tương lai nên nói với cha mẹ là những người đầu tiên. Sau khi nghe ý kiến của hai bên gia đình mới nên báo cho người thân khác và bạn bè.

Đôi uyên ương có thể thông báo về lễ cưới qua điện thoại, email hay các mạng xã hội, tùy theo từng đối tượng người thân, bạn bè. Ngoài ra, nhiều người cũng chọn cách tổ chức một bữa tiệc nhỏ, như chia tay thời độc thân và có dịp thông báo cho nhiều người cùng một lúc.

2. Đề ra ngân sách

Ngân sách sẽ quyết định tất cả những điều bạn mong muốn trong đám cưới, từ phong cách, vị trí, cách trang trí, số lượng khách, tới váy áo, phụ kiện... Điều cần bàn bạc ở đây là liệu bạn có thể chi ra bao nhiêu tiền, liệu gia đình có thể đóng góp, giúp đỡ hai bạn hay không. Cô dâu chú rể tương lai cũng cần lưu ý một điều nữa, là trước khi bàn bạc với cha mẹ, hai người phải thống nhất với nhau về số tiền trong khả năng và sự ưu tiên dành cho những phần việc nào trong đám cưới.

Xem thêm: 


Lịch trình chuẩn bị cưới trong một năm

Trình tự 6 nghi thức cưới truyền thống

Những điều kiêng kị trong phong tục cưới hỏi truyền thống
Nghi thức cưới hỏi tại 3 miền Việt Nam

3. Xem ngày 


Theo phong tục Việt Nam, việc hợp tuổi giữa vợ chồng là điều quan trọng vì người Việt quan niệm khi tuổi tác tương hợp, vợ chồng sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Ngày lễ ăn hỏi và đón dâu trọng đại cũng phải tổ chức vào ngày đẹp, chính xác theo giờ Hoàng đạo. Việc xem ngày, giờ này cần được hai gia đình thống nhất sớm để việc chuẩn bị không bị gấp gáp. Với những đôi tổ chức cưới ở nhiều nơi, nên lưu ý khoảng thời gian tổ chức cưới giữa các nơi, để cô dâu, chú rể và bố mẹ hai bên kịp nghỉ ngơi, không quá mệt mỏi.

4. Đặt lịch chụp ảnh cưới 


Tưởng tượng về những bức ảnh ghi dấu ấn hạnh phúc của hai người là một trong những điều nên làm trước tiên. Ở Việt Nam, ảnh cưới khá quan trọng, vì đó là vật trang trí không thể thiếu trong tiệc cưới, đồng thời cha mẹ cũng mong muốn được lưu giữ một vài bức ảnh đẹp của con gái để làm kỷ niệm.

Với tâm lý như vậy, nhiều đôi uyên ương nghĩ rằng, chụp xong ảnh cưới, cũng có nghĩa là đã thực hiện được một phần công việc lớn cho ngày trọng đại. Có rất nhiều loại hình chụp ảnh cưới, phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như sở thích, phong cách của các cô dâu chú rể. Nếu không muốn tốn thời gian, tiền bạc, bạn có thể chụp ảnh cưới trong studio, người lại, ảnh cưới ngoài trời sẽ dành cho các cô dâu chú rể có nhiều thời gian, yêu phong cách thiên nhiên... Nếu dư dả hơn, bạn có thể du lịch tới các vùng đất đẹp để ghi lại bộ ảnh đáng nhớ

5. Chọn trang phục cưới

Trong đám cưới có thể bỏ qua nhiều chi tiết, nhưng cô dâu chú rể không thể thiếu những bộ lễ phục để bản thân thêm đẹp, thêm sang trọng, phù hợp với không khí lễ cưới. Có nhiều cách chọn trang phục cưới. Đôi uyên ương có thể tìm tại các cửa hàng chuyên bán váy cưới. Ngoài ra, khi thuê studio ảnh cưới, một số studio không chỉ cung cấp dịch vụ chụp ảnh mà trong đó còn kèm theo trang phục như áo dài mặc ngày ăn hỏi, váy mặc ngày cưới. Lễ phục của chú rể lại cần chu đáo hơn nên đa số các chàng trai chọn cách đi may. Nếu không thuê, mua hoặc may mới, cô dâu có thể nghĩ tới việc mượn váy của người quen biết.

6. Đặt nơi tổ chức tiệc cưới

Cuối cùng, việc tổ chức cưới tiệc cưới đãi khách ở đâu cũng là câu hỏi lớn được nhiều đôi uyên ương quan tâm. Nếu tiệc diễn ra vào dịp không phải mùa cưới, bạn có thể đặt trước 1 - 2 tháng, nhưng nếu chọn khách sạn, nhà hàng được nhiều người yêu thích, nằm gần trung tâm hay vào đúng mùa cưới, bạn nên tìm hiểu và đặt dịch vụ trước từ 6 tháng tới 1 năm.

Sau khi đã sắp xếp ổn thỏa các vấn đề này, cô dâu chú rể mới dần dần lo lắng tới những chi tiết nhỏ khác. Càng chuẩn bị sớm, hai người sẽ càng có nhiều thời gian và lo liệu chu đáo cho ngày trọng đại.

Uyên ương nên chọn ngày, lên kế hoạch chi tiết về đám cưới trước một năm và dần sắm sửa cho hôn lễ để mọi chi tiết được chu đáo.

>> Nha hang tiec cuoiDich vu cuoi hoi 

Với các dịch vụ cưới phát triển như hiện nay, nhiều cô dâu chú rể không mất thời gian khi chuẩn bị cưới. Nhưng để hôn lễ suôn sẻ, chu đáo, uyên ương nên bắt đầu việc chuẩn bị cho ngày trọng đại từ trước một năm. Thời gian chuẩn bị dư dả sẽ làm hai bạn thoải mái khi chọn lựa dịch vụ và không bị stress, mệt mỏi.


1-4-4513-1388044208.jpg

Một năm trước ngày cưới

- Chọn ngày cưới

- Lập ngân sách các khoản chi cần thiết

- Quyết định ai sẽ là người chi những khoản nào, ví dụ nhà trai là người lo liệu mâm tráp ăn hỏi, nhà gái sẽ hỗ trợ cô dâu trong các việc làm đẹp, may trang phục ngày cưới...

- Lên danh sách khách mời lần một

- Lựa chọn phong cách tổ chức và trang trí đám cưới. Nhiều người chọn tổ chức tiệc tại nhà, một số khác lại tổ chức cưới riêng dành cho bạn bè hoặc cưới kết hợp du lịch. Càng tổ chức cưới cầu kỳ, bạn càng cần nhiều thơi gian để chuẩn bị. Phong cách đám cưới nên dựa theo ngân sách và khả năng chi trả của cô dâu chú rể.

- Nếu có điều kiện về kinh tế, uyên ương có thể tìm wedding planner lo liệu cho hôn lễ. 


1-3-4587-1388044208.jpg


6 tháng trước ngày cưới

- Chốt lại danh sách khách mời cuối cùng. Thu gọn lại số lượng khách, tập trung mời bạn bè thân thiết để đám cưới gần gũi, thân thiện.

- Sau khi có số lượng khách chính xác, uyên ương chọn và đặt nhà hàng tiệc cưới phù hợp. Với một số nhà hàng nổi tiếng, cô dâu chú rể có thể phải đặt chỗ trước ít nhất 6 tháng, điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn cưới vào dịp cuối năm.

- Cô dâu đi thử váy cưới để tìm ra kiểu dáng váy phù hợp nhất, sau đó tìm nơi đặt may hoặc thuê.

- Đặt lịch và chụp ảnh cưới. Việc đặt lịch nên thực hiện sớm nhưng việc chụp ảnh cưới, cô dâu chú rể nên chọn khi thời tiết đẹp như đầu mùa hè hoặc mùa thu.

3 tháng trước ngày cưới


1-1-4341-1388044209.jpg

- Sơn sửa nhà cửa, phòng tân hôn để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Nếu chưa có nhà riêng, uyên ương cần tìm thuê nhà và tân trang lại để tạo không khí ấm áp.

- Khám sức khỏe tiền hôn nhân.

- Hai gia đình quyết định số tráp ăn hỏi, tìm nơi đặt đồ lễ.

- Mua nhẫn cưới và trang sức cô dâu đeo trong ngày cưới

- Quyết định địa điểm đi nghỉ tuần trăng mật, đặt vé, khách sạn để có giá tốt nhất.

Một tháng trước khi cưới

- Hoàn thành việc đặt thiệp và viết thiệp cưới

- Thuê xe hoa, xe đưa đón gia đình, họ hàng trong ngày ăn hỏi, ngày cưới.

- Đặt hoa cầm tay và các loại hoa trang trí trong ngày ăn hỏi, ngày cưới ở cả nhà trai và nhà gái.

- Đặt tráp ăn hỏi.

- In phông, thuê bạt, bàn ghế và đặt cỗ cho lễ ăn hỏi.

- Nhờ bạn bê tráp, đỡ tráp trong lễ ăn hỏi hoặc thuê đội bê tráp trọn gói.

- Sau khi ăn hỏi, nhà gái đưa thiếp mời kèm theo đồ lễ cho họ hàng, bạn bè thân thiết.

- Gia đình chú rể có mời cưới sau tùy theo số lượng khách ít hay nhiều.

- Trang trí nhà cửa ngày lễ ăn hỏi. Với gia đình đơn giản, cô dâu chú rể có thể tự làm cổng bóng, cắm hoa trang trí trong nhà. Nếu cầu kỳ, bạn có thể thuê một cửa hàng hoa tới lo liệu toàn bộ khâu trang trí cho ngôi nhà lộng lẫy.

- Nếu thuê wedding planner thì đây là thời gian thích hợp để cô dâu chú rể và wedding planner cùng thống nhất lại lần cuối về kế hoạch, kịch bản chi tiết trong đám cưới.

- Nếu tự tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể phải lên kịch bản cho ngày cưới với lịch trình, giờ cụ thể từ khi nhà trai tới đón dâu đến khi hai nhà mở tiệc chiêu đãi khách. Bạn nên lưu ý viết kịch bản chi tiết cho phần nghi lễ thành hôn ở nhà hàng đãi tiệc.

- Lựa chọn thực đơn cưới ở nhà hàng mà bạn đã đặt tiệc, chốt số lượng bàn, số lượng khách mời sẽ tới dự đám cưới.

- Chọn người giúp bạn đón khách, xếp chỗ cho khách mời.

- Làm thủ tục đăng ký kết hôn.

- Cô dâu chú rể nghỉ ngơi thư giãn, đi spa, hoặc cắt sửa tóc.


Một tuần trước ngày cưới

- Hoàn thành việc mua sắm phụ kiện trang trí cho phòng cưới, phòng tiệc.

- Gửi thiếp mời tới bạn bè, người thân.

- Xem xét lại váy áo, phụ kiện để đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo.

Một ngày trước đám cưới

- Kiểm tra lại váy áo, trang phục, phụ kiện và nhà trai cũng xem xét lại các đồ lễ để xin dâu, hoa cưới lần cuối để đảm bảo không có sai sót xảy ra.

- Ăn uống đầy đủ, ngủ sớm để giữ sức khỏe cho đám cưới.

Ngày cưới

- Cô dâu dậy sớm, ăn sáng, trang điểm, làm tóc, chú rể nhớ mang hoa cưới, nhẫn cưới để đi đón dâu.

- Uyên ương tổ chức lễ thành hôn và tiệc đãi khách như kịch bản đã định. Việc bạn cần quan tâm nhất là luôn tươi cười để có những bức ảnh cưới đẹp nhất.


Theo Ngôi Sao

Với đám cưới người Việt, có nhiều nghi thức cưới truyền thống mà cô dâu chú rể không thể bỏ qua, nhằm giữ gìn văn hóa cưới hỏi vốn có lâu đời..

>> Trung tâm tiệc cưới - Đặt tiệc cưới

Theo trình tự các nghi thức cần thiết cho một đám cưới hoàn thiện gồm: Chạm ngõ - Ăn hỏi - Xin dâu - Đón dâu - Tiệc cưới - Lại mặt.

Thường lễ chạm ngõ và lễ ăn hỏi có thể tổ chức sớm, cách đám cưới vài tháng, thậm chí cả năm, nhưng nghi thức đón dâu, rước dâu, tiệc cưới nên tổ chức trong cùng ngày, còn lễ lại mặt sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày kể từ đám cưới.


02-6049-1403775476.jpg


1. Chạm ngõ

Lễ chạm ngõ là buổi gặp gỡ giữa hai bên gia đình, khi nhà trai đến nhà gái để đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được chính thức tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật rườm rà, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả.

Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường đột

Tuy nhiên, về chức năng, nếu bỏ qua nghi thức này mà tiến thẳng vào đám hỏi và đám cưới sẽ có chút đường đột, ngang tắt, không có khỏi đầu. Vì thế, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua lễ chạm ngõ.

2. Lễ ăn hỏi

Vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ đem mâm tráp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để làm lễ ra mắt nhà gái, nhằm hỏi cô gái về làm vợ cho con trai. Nghi thức lễ ăn hỏi cầu kỳ, cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong đó mâm tráp là chi tiết cần được quan tâm nhất. Tùy theo vùng miền mà số lượng mâm tráp và các loại lễ vật cũng khác nhau. Để tránh xảy ra sai sót cho đám hỏi, hai gia đình nên bàn bạc cụ thể về mâm tráp cần thiết.

3. Lễ xin dâu

Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.

4. Lễ đón (rước dâu)

Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật (nếu nhà gái yêu cầu) để đón cô dâu về nhà. Trong ngày đón dâu, gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.

5. Đãi tiệc

Sau các nghi thức truyền thống tại gia đình, uyên ương sẽ tổ chức tiệc cưới dành để mời khách, thông báo tin kết hôn, cảm ơn mọi người cùng đến chung vui. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.

6. Lễ lại mặt

Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể. Nhưng thông thường, nghi lễ này thường tiến hành vào buổi sáng, hiếm khi để sang tới buổi chiều muộn.

Đây là những nghi thức cần thiết, quan trọng trong đám cưới, nhưng tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục từng miền mà hai gia đình có thể thống nhất việc gộp lễ, hoặc bỏ qua các nghi lễ nếu thấy không cần thiết. Điều quan trọng là đám cưới cần trang trọng nhưng vẫn phải tiện cho cả hai gia đình.


Theo Ngôi Sao

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.