Articles by "thu-thuat-seo"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat-seo. Hiển thị tất cả bài đăng

Trong vài năm qua, Matt Cutts đặc biệt nhấn mạnh trong một số báo cáo về Guest Blogging như một chiến thuật để xây dựng liên kết. Ông nói rằng “nhóm webspam của Google không tán thành guest blogging”. Và ông đã bắt đầu bài viết với một thông điệp khá rõ ràng:

>> Dịch vụ SEO guest blogging chuyên nghiệp

Tôi gọi đó là: nếu bạn đang sử dụng guest blogging như một cách để đạt được các liên kết vào năm 2014 thì có lẽ bạn nên dừng lại bởi theo thời gian nó càng có nhiều cách để thực hiện spam và nếu bạn đang làm rất nhiều guest blogging thì có thể bạn sẽ phải thường xuyên gặp gỡ những người bạn thật sự xấu.


Matt Cutts: Những rủi ro của Guest Blogging

Sau khi chia sẻ một ví dụ về việc xúi giục guest blogging anh ta sẽ nhận ra mình đang phạm phải các nguyên tắc chất lượng của Google, Cutts nói guest blogging sẽ chết như một chiến thuật xây dựng liên kết:

Vì vậy, guest blogging đã làm xong và nó nhận được quá nhiều spam. Nói chung, tôi sẽ không khuyên bạn dựa vào guest blogging, các trang web guest blogging hoặc guest blogging SEO như một chiến lược xây dựng liên kết.

Tóm tắt nhanh lịch sử của Google và cảnh báo Guest Blogging:

Như tôi đã nói ở trên, đây không phải là lần đầu tiên Google hoặc Cutts thảo luận về những rủi ro của Guest Blogging. Đây chỉ là tuyên bố rõ ràng và dứt khoát về tất cả. Bạn có thể thấy quan điểm của Google đối với các chiến thuật đã thay đổi theo thời gian:

- Tháng 10 năm 2012: quan điểm của Google về guest blogging cho các liên kết là gì? (VIDEO)
- 09 tháng 7 năm 2013: guest blogging đối với các liên kết? Tốt hơn hết bạn nên Nofollow các liên kết (Google).
- 16 tháng 10 năm 2013: cách tốt nhất để guest blogging viết bài thường xuyên (Matt Cutts).
- Ngày 10 tháng 12 năm 2013: lợi dụng guest blogging để gia tăng spam (Matt Cutts).

Rõ ràng bạn có thể nhận thấy các thông điệp đã tiến triển từ “tốt hơn hết là nofollow các liên kết” đến “viết bài thường xuyên” đến “spam guest blog” và bây giờ trong bài viết này là “gắn nó vào một nhánh”.

Trước đây, Google và Cutts đã cảnh báo về những điều này – xem nội dung cảnh báo này đã được công bố khoảng một tháng trước khi bản cập nhật Panda được đưa ra.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: liệu Google có kế hoạch cập nhật thuật toán sẽ tác động đến guest blogging trùng với cảnh báo hiện nay?

Tóm lại: để đối phó với hàng trăm các ý kiến về bài viết của mình và có lẽ để thảo luận về truyền thông xã hội, Cutts đã bổ sung thêm một số thông tin để làm rõ thêm mục đích của mình trong bài viết của mình. Ông nói rằng ông không đề cập đến “chất lượng của nhiều tác giả” và ông nói thêm về SEO trong tiêu đề bài viết của mình:

Vẫn có nhiều lý do chính đáng để làm một số guest blogging (tiếp xúc, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng tiếp cận, cộng đồng…). Những lý do còn tồn đọng và chúng sẽ tiếp tục xảy ra vào tương lai. Và có một điều hết sức thú vị bởi tôi đã thay đổi tiêu đề bài viết để làm cho nó rõ ràng hơn khi tôi đang nói về guest blogging cho mục đích tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.


Nguồn www.thegioiseo.com

Một trong những dịch vụ SEO mà tôi cung cấp cho khách hàng đó là một đánh giá về tính bảo mật của trang web. Một trang web có tính bảo mật cao sẽ không có bất kỳ ai khai thác lỗ hổng trong dịch vụ Internet nhưng các hacker đang nhắm vào các trang web thương mại có doanh thu hàng tỷ đô la và họ đang cố gắng để thống trị web.

Bạn không thể làm được gì để ngăn chặn người khác khi họ đang cố gắng đột nhập vào trang web của bạn nhưng bạn có thể khóa nó lại để họ không thể vào nhưng các hacker vẫn có thể crack được mật khẩu để vào trong trang web của bạn. Bài viết dưới đây tôi đã thảo luận những vấn đề về lý thuyết SEO nâng cao để khắc phục khi trang web của bạn bị dính phải một phần mềm độc hại nào đó.



Phương pháp bảo mật trang web cho SEO

Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận một số vấn đề kỹ thuật SEO nâng cao, đây sẽ là kinh nghiệm tốt cho hầu hết tất cả các SEO để làm chủ những kỹ năng này.

Khai thác máy chủ

- Có nhiều loại hacker: một số chỉ gây phiền nhiễu hoặc gây ra một số tổn thất về tiền bạc mà không để lại bất cứ mã độc hại nào trên máy chủ của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể tin tưởng họ bởi một số hacker được coi là “không tốt”, họ đang cố gắng để biến máy chủ của bạn thành trung tâm điều khiển và kiểm soát tất cả các máy tính khác trên Internet.

- Họ tìm kiếm tất cả các dịch vụ Internet mà có thể truy cập được như: FTP, Telnet và Web. Họ có thể vào bất cứ môi trường nào như UNIX hoặc Linux với quyền truy cập admin hoặc thậm chí họ chỉ cần truy cập để thực thi một đoạn mã nào đó mang lại cho họ nhiều lợi thế hơn bạn. Họ sẽ làm mọi thứ để có thể ẩn các theo dõi của họ. Và có một LOT trên hệ thống UNIX hoặc Linux. Một máy chủ có thể chạy chậm lại từ 200-300 tiến trình trong một ngày và có thể bạn sẽ không nhận ra tất cả hành động của họ.

- Một máy chủ khai thác có thể được sử dụng để gửi email spam hoặc định tuyến lại, thiết lập chuỗi remote-host, máy chủ lưu trữ toàn bộ một miền hoặc trang web không cần sự cho phép của bạn, tiến hành các cuộc tấn công trên các máy chủ khác, tải về phần mềm độc hại vào máy tính của khách truy cập web, tìm kiếm và lây lan sang các máy chủ khác, hoạt động như một cổng FTP hoặc điểm chuyển giao hoặc phá hủy các dịch vụ tên miền dữ liệu (DNS) được chuyển qua lại giữa các trang web để chiếm quyền điều khiển các trang web hoặc tấn công chúng.

Nếu một hacker muốn tìm hiểu bạn hoặc công ty bạn thì họ có thể đột nhập vào máy chủ của bạn để cung cấp cho họ quyền truy cập vào email và các tập tin nội bộ bí mật. Điều này sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm hơn bởi nếu bạn đang lưu trữ thông tin của khách hàng trên máy chủ thì họ sẽ lấy cắp các thông tin cá nhân khách hàng chưa kể đến việc gửi email spam.

- Không được lưu email trên web: có nhiều công ty lưu lại email trên các máy chủ Internet có thể truy cập. Vì vậy, bạn cần phải lưu trữ thông tin trên các máy chủ nội bộ mà không thể truy cập được từ Internet. Nếu bạn không phải là một công ty lớn thì bạn và người dùng cần tải về email từ máy tính của bạn. Để lại email trên máy chủ có nghĩa là tất cả các email khôi phục mật khẩu được tiếp xúc mỗi khi có ai đó truy cập.

- Hạn chế truy cập từ máy chủ: máy chủ có thể giới hạn những người có thể được vào tài khoản quản trị trên máy chủ Internet có thể truy cập được. Điều này ít nhất có thể ngăn chặn các hacker khai thác lỗ hổng từ máy chủ ngay sau khi tải về.

Khai thác ứng dụng web

Bất kỳ blog, diễn đàn hay hệ thống quản lý nội dung nào đều có thể bị tấn công. Ngay từ lúc này, WordPress đã gây được rất nhiều sự chú ý bởi gần đây hacker đã tạo ra một botnet phát triển nhanh và nó được dự kiến sẽ lây lan sang hàng triệu trang web trong vài tháng hoặc chậm nhất có thể là một năm. Botnet được sử dụng để tấn công hàng chục, hàng trăm ngàn các máy chủ trên Internet. Các máy chủ bị nhiễm đang sử dụng Brute Force Dictionary (BFD) để tấn công thử và tìm ra mật khẩu quản trị các blog, diễn đàn và các hệ thống quản lý nội dung.

Nếu một hacker có khả năng vào được phần mềm này thì họ có thể không có khả năng quản trị trên máy chủ của bạn nhưng họ có thể thăm dò cơ sở dữ liệu SQL cho mã HTML độc hại và thay đổi trang web của bạn. Một số kẻ spam có thể hack liên kết trên trang web để họ có thể thả các liên kết ngẫu nhiên trên trang web của bạn. Tất cả các cuộc tấn công trên các blog và các diễn đàn tạo ra một số lượng truy cập lớn làm ảnh hưởng đến máy chủ của bạn.

Những vấn đề được ẩn chứa bên trong

Nếu bạn sử dụng plugin cache cho blog hoặc diễn đàn thì bạn có thể không nhận thấy các cuộc tấn công tàn bạo bởi các máy chủ có thể dành nhiều tài nguyên để đáp ứng cho họ. Nơi lưu trữ plugin lấy ảnh chụp hình ảnh của trang đươc cung ứng vào cửa hàng hình ảnh. Bất cứ khi nào có người yêu cầu trang của họ được phục vụ hình ảnh thay vì phải chờ máy chủ thực hiện tất cả các kịch bản cần thiết để ghép lại thành một trang.

Tôi đã sử dụng công cụ caching và trong khi cải thiện hiệu suất là thực sự tốt đẹp thì cuối cùng họ nhận được là một máy chủ quản lý tốt. Thậm chí bạn có thể sử dụng Content Delivery Network để làm phức tạp chức năng quản lý nội dung của bạn. Ví dụ đơn giản như “cập nhật trang web” lâu hơn.

Nếu bạn đang nhân bản tên miền trên khắp thế giới bạn có thể phải chờ tất cả các bản sao địa phương của trang web được cập nhật. Bạn cũng đang phụ thuộc vào các máy chủ CDN để xử lý bảo mật trang web, quản trị và quản lý để bạn bảo vệ máy chủ của bạn. Tất nhiên, bạn có thể thuê nhiều kỹ thuật viên để họ có thể đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ không bị xóa ngay cả khi ngành công nghiệp CDN bị thách thức bởi những trục trặc về kỹ thuật. Bạn đừng nghĩ rằng tất cả các dịch vụ là hoàn toàn an toàn.

Bất kỳ server nào cũng được bảo vệ hoàn toàn?

Không có máy chủ nào có thể tránh khỏi bị tấn công. Có thể bạn có một máy chủ và chôn nó dưới mặt đất và có quân đội Mỹ bảo mật nhưng bạn cũng không thể tránh khỏi bởi những cuộc tấn công từ phía các hacker.

Và các máy chủ có khả năng kết nối với nhau mặc dù chúng chỉ là máy cục bộ trong một máy chủ NOC tạo ra một lỗ hổng tiềm năng. Tất cả có thể bị các hacker tấn công và họ có thể sẽ khám phá ra các mạng. Có lẽ không có bất cứ một điều gì có thể khẳng định rằng các máy chủ không bị tấn công.

Các biện pháp SEO nên làm

Khi bạn làm việc với khách hàng, hãy hỏi họ về lịch sử lưu trữ web chẳng hạn như: trang web của họ đã bao giờ bị hack chưa? Nếu đã bị hack thì ai là người chịu trách nhiệm làm sạch các trang web bị hack? Quá trình theo dõi là gì? Đó là trách nhiệm của bạn để đảm bảo bạn và công ty của bạn không bị trang web của khách hàng lây nhiễm sang máy tính của bạn.

- Nếu bạn được quyền truy cập vào máy chủ của khách hàng thì bạn nên rà soát lại cẩn thận đặc biệt là nếu bạn đang kiểm toán trang web – điều này sẽ bao gồm cả các dịch vụ email.
- Nếu bạn không biết làm thế nào thì hãy tìm một người đáng tin cậy coi như bạn mang lại cho họ như một nhà cung cấp phụ cho dự án. Đây không phải là công việc mà bạn có thể làm một cách an toàn.

- Nếu bạn đang sử dụng Screaming Frog hoặc Xenu Link Sleuth để kiểm tra cấu trúc liên kết của một trang web thì hãy chắc chắn đối mặt với tất cả các liên kết ở bên ngoài. Bạn phải sử dụng bất cứ một phần mềm nào miễn là bạn tìm ra các tài liệu tham khảo iFrame. Ngay cả khi trang web của khách hàng đã được xác định là không lưu trữ các phần mềm độc hại nhưng cũng có thể lưu trữ các liên kết đáng ngờ và chúng ta đều biết Google và Bing nghĩ gì về liên kết đáng ngờ.

Và hãy tìm hiểu xem liệu khách hàng đang vô tình lưu trữ trang web khác mà họ không biết. Một vài SEO đã sử dụng tài khoản để lưu trữ trang web của người khác thậm chí nếu đó là một thỏa thuận trong ngày thì chắc hẳn tất cả mọi người đã quên về nó.

Bạn không nhất thiết phải sửa chữa các vấn đề bảo mật của khách hàng. Tuy nhiên, bạn phải hiểu những rủi ro có thể mang lại và bạn có thể chỉ ra những lổ hổng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn giới thiệu các nền tảng cụ thể cho khách hàng, họ sẽ hiểu và muốn được yên tâm rằng những nền tảng đó sẽ không thể bị tấn công. Bạn có nhiệm vụ giải thích với họ rằng, có những nền tảng này có thể và sẽ bị tấn công nhưng có một số điều mà họ có thể làm và nên làm để tự bảo vệ mình.

Nếu bạn đang làm việc với khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử thì rất có thể giỏ mua hàng chính là mục tiêu tấn công của các hacker.

Nếu bạn đang làm việc trong các chiến dịch truyền thông xã hội thì bạn có thể bị hack tài khoản truyền thông xã hội. Điều này cũng giống như nhiều người sử dung Twitter đã học được cách nhấp vào liên kết tin nhắn có thể sẽ gặp rắc rồi. Khi bạn giúp khách hàng thiết lập một chiến dịch truyền thông xã hội bạn nên kiểm tra danh sách và các thủ tục cần thiết để đảm bảo vấn đề bảo mật cho trang web của họ.

Vấn đề về mật khẩu

Khi nói đến bảo mật tài khoản người dùng chúng tôi sử dụng một trong những ý tưởng ngớ ngẩn nhất trong lịch sử đó là mật khẩu tài khoản.

Mật khẩu đã dần trở nên lỗi thời và chẳng có gì lạ khi hàng triệu máy tính bị tấn công hàng năm thông qua con đường này.

Che giấu mật khẩu bằng một hàng dấu hoa thị khi bạn gõ mật khẩu liệu có an toàn? Mật khẩu sẽ được truyền một cách an toàn nhưng nếu bạn tắt các dấu sao và mọi người sẽ nhìn thấy mật khẩu của họ. Một số người chỉ cần lưu mật khẩu của họ trong một bảng tính và sử dụng copy và paste khi họ cần phải đăng nhập. Vì vậy, dấu hoa thị không đảm bảo được vấn đề bảo mật, chúng có nguy cơ bị tấn công nhiều nhất.

Mật khẩu phức tạp sẽ Không an toàn để ngăn chặn các hacker tấn công. Nếu hacker sử dụng phần mềm để lặp lặp lại những khả năng có thể xảy ra và nó chỉ mất một vài phút để các thuật toán có thể tìm ra tất cả các biến thể chỉ trong 35-36 lần cho mỗi khi thay đổi vị trí (phần lớn thời gian cần thiết cho một cuộc tấn công BFD bao gồm truyền tên người dùng và mật khẩu, sau đó chờ để được máy chủ đáp ứng và đánh giá phản hồi).

Mật khẩu dài thường an toàn hơn ví dụ như “12345678901234567890” là an toàn hơn so với “#PappySays!” bởi “12345678901234567890″ dài hơn so với “#PappySays!”. Nếu bạn đang sử dụng mật khẩu phức tạp bởi máy chủ của bạn yêu cầu thì bạn nên suy nghĩ lại. Nếu bạn đang sử dụng mật khẩu do bộ sinh mật khẩu ngẫu nhiên sinh ra thì tôi khuyên bạn không nên sử dụng loại mật khẩu đó.

Thêm vào các ký tự trong mật khẩu: người dùng sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng nhưng khi một hacker đột nhập vào máy chủ của bạn và tải về các tập tin mật khẩu và anh ta thấy mật khẩu quá dài. Vì vậy, ngay cả khi anh ta có thể giải mã được các mật khẩu đó (phần mềm mã nguồn mở sẽ làm điều này) thì anh ta vẫn nhận được mật khẩu sai. Hầu hết các hướng dẫn đều khuyên bạn nên thêm 2 ký tự cho mật khẩu. Khi bạn làm điều này thì bạn không được sử dụng phương pháp được đề nghị nếu bạn có thể thay đổi các thông số bởi bất kỳ hacker nào có thể tải về tài liệu đó (hoặc ăn cắp nó).

SEO cần phải biết

Công việc bảo mật là vô cùng khó khăn và việc đầu tư của khách hàng trong việc tiếp thị tìm kiếm hữu cơ là rất quan trọng cho cả bạn và khách hàng của bạn. Bạn không muốn họ tiếp xúc hoặc sử dụng các liên kết spam, phần mềm độc hại hoặc phát triển các botnet. Quan trọng hơn, bạn không muốn tự đẩy mình mắc kẹt trong một bãi mìn kỳ công trên máy chủ của khách hàng. Một khi máy bạn đã bị tấn công trên Internet thì rất có thể bạn được tiếp xúc với một số hacker nổi tiếng trên thế giới.

Bất kỳ trang web nào bị tấn công sẽ lãng phí rất nhiều tiền bạc, không những thế chúng sẽ biến mất khỏi bảng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm luôn tìm cách để bảo vệ người dùng của họ như loại bỏ các trang web từ kết quả tìm kiếm của họ nếu họ phát hiện ra trang web của bạn bị tấn công. Đường ranh giới giữa SEO và bảo mật trang web có thể dễ dàng vượt qua và bạn cần phải thận trọng để không phải nhận quá nhiều trách nhiệm nhưng ít nhất bạn cũng phải nhận thức được những gì đang diễn ra và có một số kiến nghị có sẵn trong trường hợp bạn không thể hoặc không muốn đảm nhận thêm công việc vệ sinh hoặc bảo mật trang web.

Theo Thế Giới Seo

Chuyển hướng 301 và tùy chọn canonical là 2 khái niệm xuất hiện và tồn tại đã khá lâu, tuy nhiên bản thân chúng đang gây ra khá nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều SEOer tỏ ra hoang mang không biết khi nào nên sử dụng redirect 301- khi nào thì sử dụng thuộc tính rel=canonical như một giải pháp tốt nhất? Bài viết ngày hôm nay sẽ tập trung chỉ cho các bạn những khác biệt căn bản giữa 2 tùy chọn này cũng như cách thức sử dụng tiêu chuẩn nhất để loại bỏ các vấn đề trùng lặp, duy trì thứ hạng và cải thiện kinh nghiệm người dùng.

Những khác biệt?

Nếu xét theo nhiều phương diện, thuộc tính của thẻ URL canonical khá giống với redirect 301. Về cơ bản, bạn đã báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng tất cả các trang giống nhau đều quy về một mối (và 301 cũng vậy). Tuy nhiên, khác biệt rõ rệt giữa 2 loại thuộc tính bạn cần ghi nhớ như sau:


301- thông báo tới SE:  trang của tôi không còn tồn tại ở đây nữa, và tạm thời bị chuyển tới một trang mới. Vui lòng xóa bỏ nó khỏi lập chỉ mục của bạn và thông qua trang mới.

Canonical- thông báo với SE: Tôi có nhiều phiên bản khác nhau của trang này (hoặc nội dung), vui lòng chỉ index version này. Những version khác không được bao gồm trong index của SE.

Những vấn đề phổ biến với redirect 301
Đối với một số trang web, thực hiện chuyển hướng 301 có thể ảnh hưởng đến hiệu suất máy chủ (ngay cả với một trang web được thiết kế tốt). Hơn nữa, chuyển hướng này có thể gây mất thời gian cho SE khi  chỉ định một trang mới với điểm uy tín tìm kiếm của trang ban đầu. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ được index thường xuyên đến đâu của trang ban đầu. Do đó, bạn nên cân nhắc rằng, 301 không phải là một chỗ dựa cho những chiến dịch trong giai đoạn ngắn, hoặc trong những giờ phút quyết định.

Sử dụng chuyển hướng 301 không đúng cách có thể gây ra những vấn đề không đáng có. Ví dụ như, bạn tạo một site hoàn toàn mới, sau đó bạn sử dụng 301 để trỏ tất cả các trang ban đầu tới trang chủ mới. Cách này sẽ gián tiếp làm suy yếu tính liên quan của bất kỳ lượng traffic tìm kiếm nào.

Trong nhiều trường hợp, chúng tôi khuyến nghị dùng chuyển hướng 301 cho nội dung hết hạn liên kết đến một trang khác. Đây thường được xem là lựa chọn tốt nhất cho SEO và cũng có thể được tùy chỉnh nâng cao kinh nghiệm người dùng.

Khi nào nên sử dụng redirect 301

  •  Theo mặc định- đây là một phương pháp được ưa chuộng
  •  Các trang đang được thường xuyên di chuyển hoặc thay thế
  •  Các domain thường xuyên được di chuyển  (tái thương hiệu,…)
  •  Các trang 404 và nội dung hết hạn (giả sử nội dung có liên quan hay một trang tồn tại)


Thuộc tính Rel=”canonical”

Thuộc tính rel=canonical là một phần tử của HTML cho phép SEOer ngăn chặn các vấn đề trùng lặp nội dung bằng cách chỉ rõ “canonical” hoặc “prefered” phiên bản của một trang web. Không chỉ gửi đến người sử dụng một trang liên quan/trang mới hơn, rel=canonical là một tín hiệu hoàn toàn vì lợi ích của các công cụ tìm kiếm.

Rất nhiều trường hợp, các trang chứa những nội dung tương tự hoặc giống hệt nhau. Khu vực nội dung trùng lặp được coi là khu vực cực kỳ nguy hiểm, và dùng hay không dùng thuộc tính rel=canonical là điều mà mỗi bạn cần cân nhắc thật kỹ.

Giả dụ bạn có 2 trang có chứa list sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên, trang A- một list hiển thị theo vần abc, trang B- một list khác hiển thị theo giá tiền. Cả 2 chứa nội dung giống nhau, nhưng có URL khác nhau. Trong trường hợp này, Google sẽ thực hiện index cả hai, nhưng sẽ chọn trang nào nó tin tưởng có tính liên quan nhất để hiển thị trên SERP.

Đặt thẻ rel=canonical trên trang A để thông báo tới SE rằng trang B chính là sự lựa chọn thích đang hơn sẽ giúp bạn tránh được vấn đề kể trên. Cách này cũng ngầm gửi thông điệp tới cho SE rằng nội dung trên cả 2 trang này là giống nhau, nhưng trang B quan trọng và hữu ích với người dùng hơn.

Các vấn đề phổ biến với Canonical



Như với chuyển hướng 301, có một số hạn chế đối với rel =canonical

Trong nhiều trường hợp, bạn vẫn nhìn thấy trang trùng lặp của mình thi thoảng xuất hiện trước trang prefered (ưu tiên) trong một vài trang kết quả tìm kiếm.

Sự lạm dụng chính là vấn đề lớn nhất với thuộc tính này. Đối với các trang không chứa nhiều nội dung giống nhau như trang canonical, bạn không nên đặt thêm thuộc tính rel=canonical.

Một vấn đề khác được nêu ra trong ví dụ dưới đây:  Bạn có một bài viết trên blog rất dài, được chia thành 5 phần. Mỗi phần được đặt trên một trang riêng biệt và có URL riêng biệt.

Nhiều trường hợp sử dụng thẻ rel=canonical ở mỗi trang trỏ về trang đầu tiên của loạt trang bài viết này. Sử dụng rel=canonical để thông báo cho SE biết rằng nội dung trên mỗi trang này hầu hết giống hệt nhau và bạn không muốn hiển thị chúng trên trang đầu tiên của SERPs.

Với thẻ này, bạn sẽ ngăn chặn hiển thị từ trang 2-5 trên SERP thậm chí cả khi chúng có mức độ liên quan và uy tín cao đối với mỗi truy vấn tìm kiếm cụ thể.

Trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng rel=canonical, thay vào đó sử dụng tính năng phân trang với rel=next và rel=prev để không hạn chế khả năng hiển thị, gây ra sự nhầm lẫn hay tạo ra những phần việc không cần thiết cho chính mình.

Khi nào nên sử dụng Canonical

Thuộc tính Canonical sẽ hữu ích nếu website của bạn tạo ra những URL động cho mỗi truy vấn.Thuộc tính rel=canonical cho công cụ tìm kiếm hiểu rằng các trang với các biến khác nhau là như nhau và ko nên được tính là nội dung trùng lặp

 Khi chuyển hướng 301 không thể được thực hiện, hoặc tốn quá nhiều thời gian

 Nội dung trùng lặp, nhưng bạn muốn cả 2 trang đều tồn tại

 Các trang động với nhiều URL của một trang duy nhất (từ tính năng phân loại, tùy chọn và theo dõi...)

 Xem xét rộng rãi các trang như (domain/page/index.html vs domain/page/ đối với trang tương tự).
Tóm lại:

Các thẻ canonical chỉ là một gợi ý. Google thấy rel=canonical như một gợi ý, nhưng không phải là một chỉ thị tuyệt đối như một chuyển hướng 301.

Nguồn tham khảo: searchenginewatch.com

Theo Dichvuseo.biz.vn

Nhiều người vẫn đang hồ nghi về khả năng xếp hạng của G+, trong khi đó thì nhiều người vẫn đang rất quan tâm đến những lượt G+ trên Gplus (Giống như lượt like trên Facebook vậy).

Hôm nay, dịch vụ seo sẽ đưa ra cho các bạn một vài ý kiến cá nhân của Matt về vấn đề này. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn.

Mới đây Moz đã xuất bản một bài với tựa đề:”Mối tương quan đáng ngạc nhiên giữa Google +1 và thứ hạng cao” – mục đích của bài viết đó là tuyên bố rằng giữa G+ và thứ hạng cao trong Google có một mối tương quan trực tiếp – và nó có tình chất quyết định khá mạnh mẽ so với nhiều yếu tố xếp hạng khác.


G+ không đem lại giá trị xếp hạng

Quả thực đấy là một tiêu đề khá là giật gân, chúng ta vẫn thường nói là giật Tit, và ngay lập tức nó đã gây ra rất nhiều cuộc thảo luận. Bài viết đó cũng đã nêu ra khá nhiều điểm mà theo tác giả thì ông cảm thấy được mối tương quan này là chính xác. Ví dụ như các bài viết với khá nhiều G+ thì theo tác giả thì bài viết đó thường được xếp hạng cao, nhưng liệu đó có phải là một bằng chứng cụ thể? Hay sự tăng trong bảng xếp hạng liệu có thể quy về cho Google  +1.

Và mới đây Matts Cutts đã viết ra vài quan điểm của mình để làm sáng tỏ hơn mối tương quan giữa G+ và xếp hạng:

Tôi cố gắng đưa ra quyết định vạch trần một cách lịch sự nhất những ý kiến cho rằng Google +1 là yếu tố cho sự xếp hạng cao trên Google.

Nhưng có lẽ trước tiên nên quay lại 2011 với một bài viết (Trên SEOmoz và bây giờ là Moz) về sự Facebook share và xếp hạng: “Một trong những phát hiện thú vị nhất năm 2011 đó là việc xếp hạng cáo trên Google US có mối tương quan trực tiếp với Facebook Share.”

Và trong hội nghị SMX 2011, tôi cũng đã rất lịch sự khi phản bác lại ý kiến trên: “Google không thể có quyền truy cập dự liệu Facebook tổng thể và không thể index những nội dung được chia sẻ. Đến nay, những nội dung được chia sẻ trên Facebook vẫn không index được”

Nếu bạn thực hiện xây dựng một nội dung hấp dẫn, mọi người sẽ liên kết với bạn, giống như chia sẻ Facebook hay G+. Nhưng điều đó không có nghĩa là Google sẽ sử dụng tín hiệu đó để xếp hạng.

Thay vì theo đuổi G+ thì hãy giành thời gian của bạn nhiều hơn cho việc phát triển nội dung đi. Vì luôn nhớ rằng, nội dung tốt thì sẽ được chia sẻ rộng rãi. Đó là lý do vì sao G+ và Facebook có chức năng chia sẻ.

Và một lần nữa Matts khẳng định rằng: “Hầu hết các cuộc thảo luận gần đây đều cho rằng G+ sẽ dẫn đến thứ hạng web cao hơn. Nhưng cá nhân tôi thì phủ nhận điều đó!”

Dưới đây là một ảnh chụp từ trang Twitter của Matt. Bạn thấy sao?



moz-tweet-dave-naylor
moz-tweet-ben-cook

moz-tweet-chad-lio

moz-tweet-paul-gailey

Mạng xã hội nói chung, Google +1 nói riêng không thể phủ nhận sức mạnh cũng như khả năng ảnh hưởng của nó đến SEO. Có điều, phải biết khai thác nó đúng mực, đúng cách. Matts đã khẳng định rằng G+ không có giá trị xếp hạng cao. Vậy thì tại sao bạn lại phải tốn thời gian để kiếm G+ đến vậy?

Bài viết tham khảo trên Searchenginewatch.com


Nguồn: Dichvuseo.biz.vn

Google và các máy tìm kiếm khác không đọc được Nội dung bên trong ảnh. Vậy làm thế nào để Google hiểu được ảnh của bạn nói gì, và đưa ra trong kết quả tìm kiếm Google ? Google sử dụng các yếu tố sau để xác định Nội dung bên trong ảnh:

+ Tên file: Bạn cần đặt tên file có chủ đích, và chứa từ khóa.

+ Thuộc tính ALT: Alt (Alternative information) – dùng để mô tả nội dung trong file ảnh, cũng cần chứa từ khóa.



Google đã chính thức tuyên bố rằng máy tìm kiếm sẽ tập trung vào phân tích văn bản trong thẻ alt để hiểu rõ hơn nội dung của tệp tin ảnh. Thông thường, 2 yếu tố này là đủ để Google biết ảnh này đề cập đến chủ đề gì. Nhưng để có được thứ hạng cao, chỉ chừng đó thôi là chưa đủ.

Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sắp xếp thứ hạng ảnh của Googe và tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật seo hình ảnh. Google Images sắp xếp thứ hạng hình ảnh trong kết quả tìm kiếm dựa trên 3 yếu tố:

I / Giá trị của NỘI DUNG:

Làm thế nào để 1 file ảnh có giá trị về nội dung ?

1. Tên ảnh chứa từ khóa: Đây là điều bắt buộc nếu bạn muốn có thứ hạng cao khi SEO ảnh.

2. Thuộc tính ALT: Dành cho Robots: giúp nó hiểu rõ hơn về nội dung trong file ảnh (cần chứa từ khóa)

3. Thuộc tính TITLE: Dành cho user, nên ít quan trọng hơn ALT và Tên File. Title image công cấp thông tin bổ sung (additional information) và tuân theo các chỉ dẫn về tiêu đề : phải ngắn gọn, miêu tả chính xác, hợp lý.

4. Kích thước ảnh (Pixel): Đóng vai trò giống như Khối lượng nội dung trang web. Ảnh quá bé sẽ không được đánh giá cao về chất lượng, thường 300 - 500 pixel là OK.

II / Mức độ PHỔ BIẾN của ảnh


Nếu ảnh đứng 1 mình sẽ không có giá trị, vì nó giống như 1 người NỔI TIẾNG mà không ai biết. Ảnh cần phải được đặt trong trang web có cùng chủ đề với Nội dung bên trong ảnh (cùng keyword).

1. Title của trang chứa hình ảnh: Giúp xác định giá trị của trang chứa ảnh.

2. Nội dung của trang chứa ảnh: cần chứa nhiều từ khóa Thẻ H1 chứa từ khóa Nội dung xung quanh ảnh chứa từ khóa (trên, dưới, trái, phải).

3. URL của trang chứa ảnh: cũng là yếu tố quan trọng không.

4. PageRank của trang chứa ảnh: tương tự như giá trị của PR đối với BackLink.

5. Ảnh xuất nhiều nhiều trang web: ảnh càng xuất hiện trên nhiều trang web càng tốt, các website, IP, Server thì càng tốt hơn nữa (tương tự như Backlink).

III/ Lưu lượng truy cập ảnh (Traffic)

Một yếu tố cũng rất được Google đánh giá cao đó chính là lưu lượng truy cập vào ảnh - số lần ảnh được hiện lên máy tính người dùng. Yếu tố này cũng đúng với trường hợp SEO trang web.

Seo trên Mobile đang là xu hướng giúp tăng lượng traffic cho trang web ngày càng phổ biến và hiệu quả đối với hầu hết các doanh nghiệp. Bước đầu tiên khi triển khai việc SEO trên Mobile là bổ sung thêm kỹ thuật và chiến lược để thích ứng với xu hướng tìm kiếm trên mobile đang phát triển vượt trội.

>> Dịch vụ SEO trên mobile cho doanh nghiệp



Khác với tìm kiếm trên laptop hay PC, tìm kiếm trên mobile đòi hỏi các website cần phải trang bị những yếu tố mới để có thể phù hợp và tối ưu hơn với việc tìm kiếm này.

1. Yếu tố từ khóa tác động đến SEO Mobile

Người dùng vẫn có thói quen tìm từ khóa dài và mua hàng thông qua các từ khóa dài trên các công cụ laptop, PC. Nhưng hành vi tìm kiếm trên Mobile lại đi ngược lại, đó là đa phần người dùng lại sử dụng từ khóa ngắn để tìm kiếm và dựa vào Suggest rất nhiều. Các từ khóa người dùng search trên mobile đa phần ngắn, thường là 1 hoặc 2 từ. Vì thế nếu website của bạn không top với các từ khóa ngắn khi search trên Mobile, bạn hãy suy nghĩ về điều này và cân nhắc lại chiến lược Seo của mình nhé.

2. Yếu tố Local tương tác với Mobile Search

Người dùng tìm kiếm trên Mobile đa phần là tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương, do đó nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương hãy chỉ rõ điều này. Title là một yếu tố hết sức quan trọng, nếu bạn có thêm yếu tố địa phương trong title thì việc bạn có thứ hạng cao hơn là điều dễ hiểu.

Ví dụ: Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm khóa học Mobile Marketing, bạn có thể search "đào tạo Mobile Marketing", "học mobile Marketing" … nhưng khi search trên mobile bạn sẽ search "dao tao mobile marketing ha noi" hoặc "dao tao mobile marketing tai ha noi" ...

3. Yếu tố thứ hạng tác động đến Mobile Search

Với những người dùng tìm kiếm trên Mobile họ không thích phải next, next sang các trang sau đề tìm kiếm nhiều kết quả khác nhau. Vì thế nếu như bạn đang ở top 10 trên màn hình search thông thường giành cho laptop và desktop có lẽ bạn nên điều chỉnh lại chiến lược SEO của bạn sao cho các từ khóa quan trọng tối thiểu bạn phải nằm ở top 3. Khi đó khả năng hiển thị của bạn tốt hơn rất nhiều.

4. Yếu tố thói quen tác động đến Seo Mobile Search

Với những ai sử dụng Mobile khi search thói quen chủ yếu là search các từ khóa không dấu, vì vậy đây cũng là một yếu tố cân nhắc để nghiên cứu lại từ khóa khi muốn xuất hiện thứ hạng cao khi search bằng Mobile. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu cả từ khóa không dấu lẫn có dấu sẽ tốt nhất.

5. Yếu tố công nghệ tác động đến Seo Mobile

Hiện nay có 3 công nghệ mà bạn nên biết để xử lý website hiện tại tối ưu hơn với các màn hình Mobile.

Responsive Design: Nội dung trên Mobile hay Desktop là một, đây là kỹ thuật giao diện website sẽ tự co để phù hợp với size của màn hình, thiết bị mobile mà người dùng sử dụng (tham khảo về công nghệ Responsive Design giành cho Seo Mobile)

Dynamic serving: Đây là kỹ thuật hơi tốn công sức khi phải quy định sẵn cách hiển thị cho từng loại màn hình, Ipad hiển thị như nào phải config riêng, Iphone hiển thị như nào phải config riêng….

Parallel Mobile: Đây là hình thức đang phổ biến tại Việt Nam, các website chạy 2 url song song : 1 giành cho Mobile, 1 giành cho desktop nhưng cùng một nội dung.

6. Yếu tố Meta.txt ảnh hưởng đến Seo Mobile

File này các bạn nghe hoàn toàn lạ lẫm đúng không? File này về bản chất không khác file robots.txt là mấy, nhưng file Meta.txt cho phép bạn bổ sung thêm các thông tin như: tên website, description, keywords…

Tham khảo một định dạng file meta.txt

Thẻ meta ảnh hưởng tới seo mobile

Kiểm tra website của bạn đã tối ưu giành cho Mobile chưa thì click vào website mobilephoneemulator.com.

7. Yếu tố Sitemap tác động Seo Mobile

Sitemap giành cho Seo Mobile cũng khác so với định dạng xml thông thường giành cho phiên bản Desktop. Trong sitemap giành cho Mobile các bạn bổ sung thêm thẻ nếu không việc quét dữ liệu sẽ không được thu thập đúng.

7 yếu tố này các bạn nên đọc kỹ và đưa ra những chiến lược Seo thay đổi phù hợp với website của mình.

Hiện nay Youtube đang là một trong những mạng chia sẻ video lớn nhất Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Cùng với xu hướng đó SEOer đang tự khẳng định vị trí của việc SEO media chính xác là SEO Youtube cũng chính thức lên ngôi. Ngoài những video thú vị, vi nhộn, hài kịch,….mà chúng ta xem hàng ngày thì youtube cò mở ra cơ hội cho các Marketer kiếm thêm thu nhập trực tuyến.

Năm nay SEO video rất được mọi người để ý tới, vây làm SEO với youtube thì cần làm những gì???

Dưới đây là một số thông số đơn giản, nhưng nếu chú ý và điền thông tin 1 cách tinh tế thì chúng ta sẽ đạt hiệu quả đáng kể.



1. Title and Description

Giống như việc SEO một website bình thường, trang tin tức, chúng ta cần tối ưu Title, Description cho các video của mình. Việc chỉnh sửa này là để tối ưu Title và Description trong quá trình upload video hoặc có thể chỉnh sửa trong Video Manager đối với các Video đã được up trước đó.

Lưu ý là luôn kèm theo keyword, keyword từ Title đến Description, phần Title của video nhất thiết phải chứa keyword mà bạn đang nhắm tới nhé, tốt nhất là keyword nên xuất hiện đầu tiên trong title, độ dài title không vượt quá 66 ký tự.

Phần Description có thể dài hơn nên chưa keyword mở đầu và những keyword liên quan kèm theo, nên nhớ chèn link vào phần description nhé, cứ chèn link thôi Youtube sẽ tự nhận link được và nhớ là chèn link vào những câu đầu tiên, đừng để link bị che mất khi youtube rút gọn phần mô tả của bạn. Chèn một cách tinh tế chứ đừng lộ liễu quá nhé!

2. Tag

Hãy chèn từ 5 – 7 keyword liên quan vào phần Tag của video, chú ý đưa keyword chính đầu tiên vào Tag

Một mẹo khác là bạn hãy lướt qua các video liên quan cùng chủ đề, tìm kiếm video có lượt view cao và xem họ tag những gì, ghi một vài tag giống với tag của họ để video của bạn xuất hiện trong phần Related Video của những video lớn đó, điều này cũng sẽ đem lại traffic không nhỏ cho video của bạn. Bởi vì cùng chủ đề thì có khả năng ăn theo mà!

3. Danh tiếng và lượt view

Danh tiếng của Video là một yếu tố cực kỳ quan trọng để rank top trên Google, Youtube thích cho những visitor của mình xem những video được mọi người đánh giá cao và thông dụng, vì nó cho rằng những video này có chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.

Vậy thì làm sao để gia tăng danh tiếng cho Video của bạn. Trước hết bạn cần biết rằng, Youtube tính toán độ danh tiếng dựa trên số lượng người xem trong vòng 24 – 48 giờ vừa qua. Điều đó có nghĩa như thế nào, ngay khi bạn upload video lên youtube, trong vòng 24 đến 48h hãy làm mọi cách để tăng lượng view lên càng cao càng tốt.

Để làm việc này, hãy chia sẻ video lên các mạng xã hội, đăng lên blog của bạn, và quảng bá ở bất cứ nơi nào có thể để làm tăng lượt view và like trong một thời gian ngắn nhất có thể. Một khi Video của bạn được đánh giá là Popularity (thông dụng) thì thứ hạng trên SERP cũng theo đó mà tăng lên rất nhanh.

4. Backlink

Backlink không chỉ quan trọng trong SEO truyền thống mà còn là một trong những yếu tố không thể thiếu để nâng cao thứ hạng video Youtube của bạn trên Google, để lấy backlink về video, bạn có thể sử dụng nhiều cách như Embeds video trên các blog, website của mình, hoặc build link trỏ về video tại các blog, diễn đàn… Backlink càng chất lượng thì thứ hạng Video của bạn càng tăng cao.

5. Ratings và Comment

Càng nhiều rating và comment có nghĩa là video của bạn hay và thú vị. Youtube dành nhiều ưu tiên hơn cho những video như thế này. Chính vì thế, hãy cố gắng kiếm thật nhiều Comment và Thumb up bằng cách nhờ bạn bè vào comment, hay có thể tạo ra nhiều account youtube và tự comment cho mình cũng được nhé.

 Mọi thứ đã quá rõ ràng. Các kĩ sư của Google đã biến Google+ thành một nền tảng chứa sẵn sức mạnh SEO, tự nâng cao thứ hạng trong kết quả tìm kiếm so với những nền tảng mạng xã hội khác. Tuy Facebook và Twitter đều phát triển và có nhiều ảnh hưởng trong marketing, nhưng cả 2 đều giới hạn Google truy cập nguồn dữ liệu của chúng, dẫn đến hạn chế tính hiệu quả trong học SEO.

>> Đơn vị SEO nổi tiếng toàn cầu

Nhưng Google+ thì hoàn toàn khác.

Đây là thí nghiệm: Nếu bạn sử dụng Google+, hãy thực hiện truy vấn với tên của bạn và kiểm tra sự phân phối tên miền của 100 kết quả đầu tiên. Biểu đồ bên dưới cho biết những gì xảy ra khi tìm kiếm với tên của tôi.


Dù tôi dùng Twitter và Facebook thường xuyên hơn, Google+ vẫn thống lĩnh kết quả tìm kiếm. Google+ thậm chí còn đánh bại SEOMoz và trang blog cá nhân của tôi. Nhân rộng điều này cho hàng trăm triệu người, bạn có thể thấy rõ qui mô rộng lớn của nền tảng Google.

Thật may mắn, có một số cách giúp bạn tận dụng sự thống trị SEO này cho mục đích riêng của mình bằng các thủ thuật Google+.

1. Sử dụng các liên kết trong Profile (Profile link)
Hãy suy ngẫm điều này: tại SEOMoz, bạn phải kiếm được 200 Mozpoint trước khi có được một dofollow profile link (thường xuyên tạo các bình luận chất lượng!). Trong khi đó, Google+ không những cho phép bạn liên kết đến các profile khác của bạn trên hệ thống web, bạn còn có thể nhúng trực tiếp các liên kết này vào tiểu sử của mình với anchor text tùy chọn.


Giá trị của một liên kết từ Google+, trên lí thuyết, cũng như giá trị của một liên kết bất kì. Nó tùy thuộc vào uy tín của cả trang web và tên miền. Profile của tôi hiển thị các tiêu chí sau:

- MozRank: 1.91
- PageAuthority (Uy tín trang): 49
- PageRank (Thứ hạng trang): 3

Nếu bạn có thể phát triển thương hiệu của mình bằng cách thu hút nhiều người tham gia với bạn, chia sẻ các post của bạn, hoặc liên kết trực tiếp đến profile của bạn, các profile link của bạn càng có nhiều giá trị.

2. Liên kết trong các bài đăng (post link)

Cũng như profile link, Google+ cũng cho phép bạn chèn trực tiếp các liên kết dofollow vào các post – số lượng tùy ý! Bạn chỉ cần chèn một URL đầy đủ, Google sẽ tự động định dạng nó như một liên kết.

Giá trị của các liên kết này gia tăng cùng số lần bài post được chia sẻ, được liên kết và được +1.

Chẳng hạn như, hãy xem thử một post chỉ có một câu của Alexia Tsotsis, có PageRank 3 và được Google lưu vào cache cứ mỗi vài tuần một lần. (Dù rằng chỉ số PageRank không tương quan lắm với thứ hạng nhưng với Google+, đó là tiêu chí duy nhất xem được).


Nếu post của bạn được lan truyền rộng rãi và được chia sẻ lại bởi các profile uy tín cao, giá trị của các liên kết này sẽ gia tăng.

3. Tối ưu hóa các thẻ tiêu đề trên Google+
Câu đầu tiên của bài post trên Google+ của bạn (Google+ post) sẽ trở thành một phần của thẻ tiêu đề, tương quan rất cao với thứ hạng và tác động đáng kể đến tỉ lệ nhấp chuột. Hãy chọn từ khóa thật cẩn thận và nhận thức rõ: câu đầu tiên chính là phần đầu tiên mà mọi người nhìn thấy.

Tìm hiểu xem bài post đơn giản này của Danny Sullivan xếp hạng với tiêu đề ra sao nhé.


Một post với tiêu đề tốt được chia sẻ rộng rãi hầu như luôn được xếp hạng với từ khóa của nó.

4. Sức mạnh của trình biên tập
editGoogle+ giống như một nền tảng blog cá nhân dạng thu nhỏ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể biên tập một post bất kì vào bất cứ lúc nào. Facebook và Twitter không thể thực hiện điều đó.Facebook cung cấp cho bạn các khả năng biên tập rất hạn chế. Còn với Twitter, sau khi tweet, bạn chỉ có thể xóa nó mà thôi.

Tính năng này rất quan trọng trong trường hợp Google+ post của bạn được lan truyền và bạn muốn cập nhật hoặc thay đổi. Khi cần thiết, bạn vẫn có thể cập nhật thẻ tiêu đề và bất cứ nội dung đa phương tiện đính kèm nào.

Có thể bạn không sở hữu một website/blog riêng, nhưng Google+ cũng cung cấp cho bạn đủ quyền quản lí nội dung.

5. Đánh chỉ mục nội dung mới cực nhanh
Nếu bạn chia sẻ nội dung mới trên Google+, Google sẽ đánh chỉ mục trang này cực kì nhanh.

Người ta đồn rằng các URL mới được thu thập gần như ngay lập tức. Điều này không khó hiểu vì một phần mục đích của Google+ là thay thế Twitter khi tạo ra tiện ích Realtime Search của Google.

Trước đây, nếu bạn muốn một website được đánh chỉ mục, bạn phải hoàn tất đơn đăng nộp website và chờ đợi trong vài tuần. Ngày nay, bạn chỉ cần đơn giản nhấn nút +1.

“Google+ là hộp Đăng Nộp URL mới của Google.” – Rand Fishkin, GROW 2012 Source

Hãy chia sẻ nội dung mới của bạn trên Google+, cũng như các mạng xã hội khác, để được đánh chỉ mục nhanh chóng.

6. Kết nối các nhân vật có tầm ảnh hưởng
Google+ liệt kê 17 kích hoạt thông báo khác nhau có thể giúp bạn kết nối với những nhân vật có tầm ảnh hưởng.


Tùy vào chế độ cài đặt tài khoản của từng cá nhân, những thông báo này có thể xuất hiện dưới dạng email, SMS điện thoại, hay thanh thông báo Google màu đỏ có mặt ở khắp nơi.

17 hành động có thể kích hoạt thông báo:
1. Đề cập đến họ trong post
2. Chia sẻ trực tiếp một post với họ
3. Chia sẻ post và bạn cũng thuộc nhóm người mà họ đăng kí tham gia
4. Bình luận trên post họ đã tạo ra
5. Bình luận trên post sau khi họ đã bình luận trên đó
6. Bổ sung họ vào nhóm của bạn
7. Giới thiệu người mới để bổ sung vào các nhóm của họ
8. Tag họ trong hình chụp
9. Tag một trong những hình chụp của họ
10. Đề nghị tạo một hình chụp profile cho họ
11. Bình luận về hình ảnh sau khi họ đã bình luận về nó
12. Bình luận hình ảnh họ được tag
13. Bình luận hình ảnh họ đã tag
14. Bắt đầu cuộc đối thoại với họ
15. Gửi cho họ lời mời hoặc cập nhật một sự kiện
16. Nhắc nhở họ về các sự kiện
17. Bất cứ hoạt động nào liên quan đến các sự kiện mà họ tổ chức

Một số người đã tự giới thiệu họ với tôi trên Google+ bằng cách “khéo léo” dùng các phương pháp trên.

Lưu ý: Những người sử dụng các thủ thuật Google+ trên để spam sẽ bị hạn chế/cấm sử dụng Google+.

7. Tối ưu avatar tác giả để thu hút thêm lưu lượng truy cập
Hồi đầu năm, tôi đã thực hiện một số hoạt động thử nghiệm với avatar Google+ của mình và đã gia tăng tỉ lệ nhấp chuột đáng kể cho website.


Nếu bạn ứng dụng một thẻ author thành công và có hình chụp lôi cuốn, sẽ không là vấn đề gì cả khi bạn xếp thứ hai, thứ ba, hoặc thậm chí thứ tư. Với một hình chụp bắt mắt, bạn có thể thu hút lưu lượng truy cập miễn phí từ vị trí số một của đối thủ.

8. Bảng điều khiển mạng xã hội G+

Google Analytics đã phát triển mạnh mẽ với các báo cáo mạng xã hội, nhưng nếu bạn thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập xã hội, bạn cần đưa thông tin ra vị trí được chú ý nhất.

Adam Singer đã tạo ra một bảng điều khiển mạng xã hội rất tuyệt có thể sử dụng miễn phí. Bạn có thể nhanh chóng xem hết các tiêu chí trọng yếu từ lưu lượng truy cập Google+ và các mạng xã hội khác, bao gồm:

- Hoạt Động Xã Hội Trên Trang, cụ thể là Google+
- Doanh Số theo Lượt Truy Cập trên Mạng Xã Hội
- Thống Kê Lưu Lượng Truy Cập Tổng Thể theo Nguồn Xã Hội


9. Kiểm tra CircleRank
Công cụ yêu thích mới của tôi chính là CircleCount. Hãy thử nghiệm bằng cách dán URL Google+ của bạn vào công cụ để tạo biểu đồ đánh giá sự phát triển người theo dõi mỗi ngày, sự lan truyền của các post, và xem xét điểm số “CircleRank” khi so sánh với các profile Google+ khác.


Một số CircleRank đáng chú ý:

Rand Fishkin: 2,214
Barack Obama: 43
Brittany Spears: 1

Cuộc bầu cử kết thúc. Brittany là người chiến thắng.

10. Kẻ nhanh chân sẽ thắng cuộc
Tuy Google+ đang phát triển bùng nổ, chỉ 1 trong 4 người sử dụng Google+ một lần/tháng. Số còn lại thậm chí còn đăng nhập ít hơn, dù con số này đang phát triển nhanh chóng.

Tất cả các thủ thuật này sẽ không hiệu quả nếu bạn không sử dụng Google+. Trong số 400 người tôi tham gia trên Google+, chỉ có 75 người hoạt động tích cực. Không có gì ngạc nhiên, vì họ đều là những người thông thạo về thủ thuật SEO và truyền thông xã hội.

Vẫn còn thời gian. Các “đồng nghiệp” của chúng ta đang dần hiểu ra vấn đề. Và tất nhiên, những ai nhanh chân sẽ chiến thắng.

Bạn chỉ cần hoạt động trên Google+ chưa đến 10 phút mỗi ngày. Tạo một số thói quen đơn giản để hòa hợp với tiến độ công việc:

- Nhấn nút +1 để lan truyền các bình luận đang được chia sẻ
- … đăng bình luận trên các nội dung thực sự giá trị
- Chèn nút +1 trên Nội Dung Của Chính Bạn
- Tham gia / Bình luận / Chia sẻ lại / Chat bằng webcam / Tạo sự kiện
- tạo nhóm những người nổi tiếng
- Tạo điều kiện để mọi người “đặt vòng” với bạn.

Nguồn: Theo Internet

Năm 2013, một năm sôi động với rất nhiều sự kiện SEO đáng nhớ đã đang đi đến những ngày tháng cuối cùng. Những ai đã gắn bó trong ngành SEO nói chung và dịch vụ seo nói riêng của riêng năm 2013, sẽ chẳng thể nào quên những trận càn quét của các chú Penguin và Panda, hay cơn gió mới từ thuật toán chim ruồi, rồi sự kiện chuyển đổi cung cấp dữ liệu từ khóa nhờ tìm kiếm mã hóa của Google.

Nhu cầu quảng cáo trực tuyến cũng như sức cạnh tranh chưa bao giờ sôi động và mạnh mẽ như năm 2013 này. Người làm SEO quả thực đang đứng trước vô vàn bận tâm khi một năm 2014 được dự đoán có thể khắc nghiệt hơn nữa cho ngành SEO.

Năm 2014, cùng tôi dự đoán xu thế SEO trong năm 2014 nhé

seo-in-2014
Marketing nội dung bùng nổ trong năm 2014

Năm 2014 có thể là năm trưởng thành của loại hình Marketing nội dung. Đứng theo góc độ SEO, Google có vẻ để mắt nhiều đến những công ty có thể mạnh, và những nỗ lực Marketing nội dung vượt trội. Đây có thể như một dấu hiểu cho thấy những công ty này có các lĩnh vực kinh doanh mà Google muốn hỗ trợ.

Những điểm lợi của một chiến lược nội dung chất lượng:

- Cung cấp thường xuyên nội dung hữu ích nhắm mục tiêu tới đối tượng khách hàng.

- Các tín hiệu xã hội từ chia sẻ và tương tác thường xuyên,

- Nội dung tươi mới cho thấy trang web của bạn vẫn hoạt động và phát triển.

- Tính thẩm quyền trang web cao hơn.

Đây là chính là cách tiếp cận SEO mà hầu hết các phiên bản cập nhập thuật toán gần đây đều được Google thiết kế để định hình và hướng tới.

Năm 2014, cũng sẽ là một năm phát triển chóng mặt của xu thế thiết kế website và lướt web trên di động, do lượng người sử dụng di động mỗi ngày một nhiều. Vì vậy, chiến lược marketing nội dung cũng nên được cân nhắc sao cho tương thích và phù hợp với di động.

Vai trò ngày một lớn của truyền thông xã hội
Social Media đã đang đóng một vị trí cốt yếu trong bối cảnh marketing kỹ thuật số vài năm trở lại đây. Đầu tiên là sự bùng nổ của các mạng lưới tổ chức xã hội lớn như Facebook, Twitter. Sau đó, phải kể đến các mạng chia sẻ hình ảnh, video như Pinterest, Instagram, và nhiều dịch vụ chia sẻ video khác nữa.

Sự đa dạng họa chính là một xu hướng của thời đại SEO mới. Một chiến lược quảng bá hiệu quả, đó là chiến lược biết tận dụng trên nhiều kênh trực tuyến khác nhau. Thực tế cho thấy từ nghiên cứu của Viện Marketing Nội dung rằng hầu hết những nhà marketer B2B thành đạt đều đang hoạt động trên ít nhất 7 mạng xã hội.

Đầu tư vào Goolge +:

Đầu tư vào Google+ tính đến thời điểm này đang được coi là lựa chọn khôn ngoan của người làm SEO.

Theo nghiên cứu mới đây của Moz thì Google+ hiện đang đóng vai trò khá quan trọng giúp duy trì thứ hạng SEO. Những vị trí trên Google + cần tập trung đó là :

- Google Authorship: thiết lập tác quyền trên Google cho mọi nội dung của bạn, đồng thời gắn nó vào tài khoản Google+. Authorship sẽ giúp gắn kết các phần của nội dung, và tăng cường thứ hạng tác giả của bạn trên SERP.

- Google+ có khả năng trở thành thành phần tín hiệu chính trong số các tín hiệu của hội của thuật toán Google.

Hummingbird và sự bùng nổ của di động số

Năm 2014 sẽ là năm của SEO trên di động. Từ công bố thuật toán Hummingbird vài tháng trước, SEOer đã có thể ngấm ngầm dự đoán một tương lai không xa của tìm kiếm ngữ nghĩa, và giọng nói. Xét Hummingbird trong bối cảnh phát triển của smartphone và mạng di động số, chúng ta đang lường trước những gì sắp phải đối mặt. Thực tế, đã có hơn nửa người dân Mỹ sử dụng Smartphone, và ít nhất 1/3 sở hữu một tablet có truy cập internet. Những số liệu trên hẳn sẽ tăng thêm rất nhiều.

Một khi nhu cầu sử dụng smartphone, tablet tăng cao, kèm theo nhu cầu lướt web tìm kiếm trên mạng di động cũng tăng. Do đó, hiệu suất tìm kiếm trên di động được tính toán là quan trọng cho thứ hạng SEO. Việc làm trước mắt của chúng ta, đó là nhanh chóng thay đổi và tinh chỉnh thiết kế trang web sao cho phù hợp với các màn hình lớn nhỏ.

Một số thay đổi cơ bản đối với Hummingbird, bao gồm tầm quan trọng ngày càng tăng của đồ thị nhận thức và tìm kiếm ngữ nghĩa, đang phát triển và sẽ tạo ra sức ảnh hướng đáng kể. SE và tìm kiếm giọng nói sẽ dần được trở thành thế chủ đạo trên di động.

Nội dung ngắn hay dài?

Nội dung marketing, ngắn hay dài? Câu trả lời còn phụ thuộc vào loại đối tượng đang sáng tạo /theo dõi nội dung, và thêm nữa, là tiêu chí nó hướng tới, bối cảnh ngữ nghĩa cụ thể.

Năm 2013 sẽ tập trung vào phần nội dung ngắn hay dài?

Một nghiên cứu từ Vocus cho hay đối với 10 kết quả đầu tiên của một truy vấn tìm kiếm từ khóa cụ thể thường có xu hướng dài hơn 2000 từ. Công bằng mà nói, chiều dài chính là đại diện của chiều sâu và giá trị giao nhận tới người đọc.

Hơn nữa, Google đánh giá cao tính chuyên sâu và giá trị trong các nội dung. Tuy nhiên, một khi xu hướng tìm kiếm trên di động tăng nhanh, chiều dài chiều sâu của nội dung cũng nên tinh chỉnh trong phạm vi từ 550 tới 1000 từ để phù hợp với xu hướng và trải nghiệm người dùng.

Quảng cáo và PPC có mối quan hệ luân phiên với SEO

Kể từ sau khi Google quyết định mã hóa các tìm kiếm của mình, khả năng truy cập dữ liệu từ khóa cho các mục đích nghiên cứu đã bị hạn chế phần nhiều. Tuy nhiên dữ liệu từ khóa vẫn tồn tại trong các quảng cáo sử dụng PPC trên nền tảng Google.

Nhiều khả năng ngân sách SEO sẽ được tập trung nhiều hơn cho phía PPC đơn giản là bởi khả năng truy cập tới các dữ liệu khác có thể bị hạn chế. Cũng có thể Googe sẽ cho phát hành một sản phẩm cao cấp nào đó cho phép chúng ta truy cập tới dữ liệu đó thông qua một cách khác từ Google trng năm tới đây.

Guest Blogging vẫn sẽ là một trong những chiến thuật hiệu quả nhất.

Guest Blog là một kỹ thuật SEO phổ biến từ nhiều năm qua, hiện tại vẫn được coi là phương tiện hiệu quả nhất trong việc xây dựng các liên kết inbound chất lượng, giúp điều hướng năng lượng và khuếch trương thương hiệu trong năm 2014. Tuy nhiên, tạo ra nội dung chất lượng cao, và sử dụng các tiêu chí cực kỳ nghiêm ngặt khi chọn lựa các site mục tiêu là yêu cầu cần thiết.

Cố tình spam blog, bạn sẽ có khả năng bị xử phạt khi một bản cập nhập mới được ra mắt trong năm 2014.

Kết luận

Năm 2013 là một năm thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp SEO. Tuy nhiên, năm 2014 sẽ còn nhiều bất ngờ hơn.

Nhìn lại những thay đổi đã qua, thật dễ dàng để nhận thấy hướng các xu hướng hướng tới vào năm tới. Hãy bắt tay trung thành với kỹ thuật mũ trắng và tập trung sáng tạo các nội dung phù hợp với lĩnh vực đang được quan tâm có thể giúp cải thiện khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên trong năm 2014 và xa hơn nữa.

Theo Dichvuseo.biz.vn

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.