Latest Post

Bạn muốn nhắm mục tiêu vào các từ khóa trên bài viết của bạn và lái lưu lượng truy cập nhiều hơn? Bạn muốn công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được những từ khóa trên blog của bạn để xếp hạng cho chúng?

Khi nói đến việc tối ưu hóa một website hoặc blog có hai yếu tố đó đóng một vai trò lớn. Hai yếu tố này là tối ưu hóa Onpage và Offpage. Bài viết hôm nay, vẫn tập trung vào việc tối ưu hóa on-page và tôi sẽ chia sẻ một số kỹ thuật để tối ưu hóa SEO on-page.



slide
Khi nói về SEO on-page, chúng tôi tối ưu hóa nội dung cho các từ khóa mục tiêu. Điều này bao gồm việc sử dụng heading phù hợp, vị trí từ khóa, chất lượng nội dung và nhiều yếu tố khác. Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết từng yếu tố trong bài viết này.

Tại sao bạn cần tối ưu on-page?

Mục tiêu của bài viết này để giúp bạn ghi điểm với công cụ tìm kiếm. Bây giờ, khi tôi nói về bài viết tối ưu hóa thì nhiều blogger nghĩ rằng đó là một thực hành xấu. Nhưng đây là một tóm tắt từ bài viết cuối cùng của tác giả Harsh Agrawal (Blog Scientist) từ Google panda:

"Công cụ tìm kiếm là một tập hợp các thuật toán, nó nhìn vào các yếu tố khác nhau để xếp hạng trang của bạn cho các từ khóa cụ thể. Bây giờ chúng tôi sẽ giúp công cụ tìm kiếm chọn các từ khóa mục tiêu từ các bài viết và tạo ra nhiều mục tiêu có thể".

Dưới đây là một loại tư tưởng: khi bạn xuất bản một bài viết, có bao giờ bạn nghĩ tại sao bạn không đứng ở vị trí đầu tiên?

Vì vậy, khi chúng ta tối ưu hóa SEO cho một bài viết nào đó, điều đó có nghĩa là chúng ta đang đi chứng minh cho Google thấy rằng nó xứng đáng được xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm. Bây giờ, thứ hạng trong Google không chỉ cân nhắc đến SEO on-page mà nó còn để ý đến nhiều yếu tố như truyền thông xã hội, backlinks, authority và nhiều yếu tố off-page khác. Mục tiêu của chúng tôi ở đây là để tối ưu hóa các bài viết của chúng tôi theo cách tự nhiên nhưng thông minh, do đó công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng lựa chọn các từ khóa mục tiêu (từ khóa tập trung). Dưới đây là một bài viết thú vị trong đó cho thấy làm thế nào để tối ưu hóa on-page không bị chết.

Tôi giả sử bạn biết về nghiên cứu từ khóa và bạn đã tìm thấy một từ khóa cho bài tiếp theo, đó là sẽ là một ví dụ hoàn hảo của tối ưu hóa SEO on-page. Dưới đây là các yếu tố tìm kiếm on-page mới nhất trong năm 2016:

Ky thuat Seo On-page de xep hang tren trang dau tien vao nam 2016
Các yếu tố onpage được SearchMetrics công bố

Như bạn có thể nhìn thấy từ danh sách trên, rất nhiều những thay đổi trong năm 2015 và các yếu tố quan trọng nhất là các từ khóa có liên quan, liên kết internal. Trên biểu đồ được chuẩn bị bởi đội ngũ tìm kiếm sau khi phân tích các trang top đầu từ tìm kiếm Google. Một điều mà tôi khuyên bạn nên làm từ bây giờ là tận dụng lợi thế của việc thêm video vào bài viết trên blog của bạn. Thêm video sẽ không chỉ làm tăng sự phong phú cho bài viết của bạn mà nó còn khiến người dùng quay trở lại các bài viết trên blog của bạn.

10 kỹ thuật tối ưu hóa on-page để xếp hạng tốt hơn

Dưới đây là danh sách 10 yếu tố tối ưu hóa on-page mà bạn cần phải lưu ý khi tối ưu hóa cho bài viết blog của bạn:

1. Tiêu đề bài viết blog

Yếu tố Onpage quan trọng nhất mà thực sự đóng một vai trò lớn trong việc quyết định bài viết trên blog của chúng tôi sẽ làm tốt trên các công cụ tìm kiếm là tiêu đề của nó. Chúng tôi cần chắc chắn rằng chúng tôi đang sử dụng các từ khóa hoặc cụm từ mục tiêu hướng tới thẻ title. Chúng ta không nên lặp lại cùng một từ khóa trong thẻ tiêu đề để có được thứ hạng cao hơn trên Google, Yahoo và Bing. Và chúng ta nên giới hạn chiều dài thẻ tiêu đề với 65 ký tự.

2. Cấu trúc bài viết Permalink 

Bạn nên nhắm mục tiêu vào việc sử dụng các từ khóa khi bắt đầu bài viết blog. Bạn nên tránh sử dụng các ký tự đặc biệt, ký hiệu, dấu ngoặc đơn, dấu phẩy... như là một phần URL bài viết của bạn. Bạn nên sử dụng bảng chữ cái và số 0-9 trong cấu trúc URL của bạn và dấu gạch ngang dùng để phân biệt 2 chuỗi trong cấu trúc URL. Đảm bảo rằng bạn sẽ làm theo permalink thay vì chuỗi ngẫu nhiên trong permalink của bạn.

3. Các thẻ heading

Bạn nên sử dụng nhóm thẻ heading như h2, h3 và h4... để làm nổi bật các heading và sub-heading và các điểm quan trọng. Thẻ tiêu đề của chúng tôi được sử dụng như thẻ H1 trong mỗi bài viết trong WordPress. Vì vậy, chúng tôi không cần phải sử dụng bất kỳ thẻ H1 trong phần thân bài viết blog của chúng tôi. Ngoài ra, không được lặp lại thẻ H2 hoặc H3 quá nhiều lần vì nó được coi là thực hành SEO tiêu cực. Dưới đây là những gì Matt Cutts đã nói về sự lặp lại của H1 hoặc bất kỳ thẻ tiêu đề khác.


4. Mật độ từ khóa

Bạn nên duy trì mật độ từ khóa ở khoảng 1.5% với sự pha trộn của các từ khóa LSI. Bạn nên sử dụng từ khóa chính của bạn trong đoạn đầu tiên và sau đó là ở đoạn cuối cùng trong bài viết của bạn. Bạn nên sử dụng chữ đậm, nghiêng và gạch dưới để làm nổi bật các từ khóa và cụm từ quan trọng trong bài viết trên blog của bạn. Dưới đây là bình luận chính thức của Matt Cutts về mật độ từ khóa idle:


5. Các thẻ meta

Bạn nên thêm từ khóa meta duy nhất và có liên quan và meta description với mỗi bài viết của bạn. Một lần nữa, bạn nên sử dụng từ khóa được nhắm mục tiêu trong phần meta description và meta keyword. Bạn nên tạo ra một thẻ meta description có chiều dài giới hạn 160 ký tự đã bao gồm khoảng trắng. Bạn nên viết thẻ meta description thân thiện với người dùng để CTR được tốt hơn trong công cụ tìm kiếm. Mặc dù, nhiều công cụ tìm kiếm như Bing vẫn thích meta keyword nhưng Google nói rõ rằng họ không đặt bất kỳ trọng số nào vào meta keyword:


6. Bổ sung hình ảnh

Chúng tôi đã nói về tối ưu hóa hình ảnh cho SEO và nó sẽ giúp lái nhiều lưu lượng truy cập từ tìm kiếm hình ảnh. Mặc dù theo nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, từ khóa trong alt text trong hình ảnh và tiêu đề hình ảnh sẽ giúp blog của bạn thu hút sự tập trung hơn và được nhắm mục tiêu nhiều hơn. Vì vậy bạn hãy thêm một hoặc nhiều hình ảnh vào bài viết blog của bạn. Bạn nên đưa vào các từ khóa được nhắm mục tiêu như là tên hình ảnh, alt text...Các hình ảnh sẽ làm cho nội dung của bạn thêm thú vị hơn và hấp dẫn hơn. Khi thêm hình ảnh, bạn nên đưa vào những hình ảnh có kích thước nhỏ. Ngoài ra những hình ảnh có kích thước lớn sẽ làm chậm tốc độ blog của bạn và cuối cùng blog của bạn sẽ bị giảm thứ hạng.

7. Số từ trên mỗi bài viết

Tôi chưa thấy có một bài viết blog nào đặc biệt tốt trên các trang công cụ tìm kiếm bởi nó có rất ít từ. Vì vậy, bạn nên cố gắng soạn thảo bài viết đăng tải trên blog tối thiểu phải 700 từ. Nếu có thể viết dài và cũng nghiên cứu để nhắm mục tiêu vào các từ khóa cạnh tranh cao trong phân khúc của bạn. Hơn nữa, nếu bạn viết một cách tự nhiên và bao trùm tất cả mọi thứ liên quan đến chủ đề, chủ đề của bạn sẽ khá dài. Gợi ý: Phân tích các bài viết khác dựa trên các từ khóa mục tiêu và xem bạn đang thiếu gì và xem liệu bài viết của bạn có tốt hơn so với các bài viết đang ở top đầu Google hay không. Mặc dù không có giới hạn hoặc con số chính xác về số lượng tối thiểu cho mỗi bài viết nhưng lý tưởng nhất bạn nên để cho nó nhiều hơn 700 từ.

8. Content Interlinking

Bạn nên liên kết đến bài viết blog có liên quan từ blog của bạn để gửi lưu lượng truy cập đến chúng. Việc liên kết đến các bài viết một cách tự nhiên sẽ giúp người đọc dành nhiều thời gian hơn trên blog của bạn. Nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Khi kết nối ra bên ngoài các trang blog của bạn, bạn nên sử dụng keyword rich anchor text, nó sẽ giúp thực hiện liên kết đến các bài viết của bạn được tốt hơn trên Google và các công cụ tìm kiếm khác cho những anchor text được nhắm mục tiêu của họ. Ngoài ra, hãy thay đổi kết nối internal nhưng đừng nhầm lẫn giữa Google với 2 bài viết tương tự cho cùng một mục tiêu từ khóa.

9. Kết nối đến website external

Ngoài việc kết nối đến bài viết blog của riêng bạn, đó là một ý tưởng tuyệt vời để liên kết đến các trang web bên ngoài nếu bạn cảm thấy việc bổ sung các liên kết cho họ sẽ giúp người đọc blog của bạn dễ tìm hơn và phù hợp thông tin về chủ đề bạn đang viết. Khi kết nối đến các website bên ngoài, bạn nên liên kết đến các trang web đáng tin cậy. Và nếu bạn có nghi ngờ về authority hay sự nổi tiếng của một trang web, bạn có thể sử dụng thẻ nofollow.

Bạn nên sử dụng liên kết dofollow cho các trang web đáng tin cậy và liên kết nofollow cho những trang web mà bạn đang nghi ngờ về sự tin cậy trên Google. Nếu không, hãy thử liên kết đến bài viết Wiki, đây được coi là một trong những nguồn thông tin authority. Nếu không, bạn có thể liên kết đến những nguồn tài nguyên hữu ích để giúp người đọc và làm cho nội dung của bạn đáng tin cậy hơn.

10. Viết nội dung hấp dẫn

Bạn nên viết nội dung hấp dẫn trong bài viết của bạn. Bạn nên xem xét những cách khác nhau để mọi người được tương tác với nội dung blog của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách yêu cầu một số loại câu hỏi hoặc hỏi ý kiến họ về chủ đề liên quan đến blog của bạn...Nếu bạn không dành thời gian viết nội dung trên blog của bạn, mọi người sẽ không dành nhiều thời gian trên blog của bạn và ngay lập tức họ sẽ rời khỏi blog của bạn. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ thoát cao hơn và đó sẽ là một yếu tố tiêu cực khi Google tính thứ hạng blog của bạn với các thuật ngữ được nhắm mục tiêu.

Danh sách kiểm tra SEO on-page:

Dưới đây là danh sách kiểm tra cuối cùng mà bạn cần phải làm theo vào năm 2016 để đảm bảo thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm.

Vị trí từ khóa:

- Từ khóa trong title
- Từ khóa trong Permalink
- Từ khóa trong đoạn đầu tiên
- Từ khóa trong thẻ alt image
- Tinh chỉnh từ khoá trong H2 hoặc H3
- In đậm từ khóa quan trọng và từ khóa liên quan
- In nghiêng 1-2 từ khóa quan trọng
- Liên kết outbound đến các trang web chất lượng cao có liên quan
- Liên kết internal đến các bài viết liên quan
- Hủy bỏ tất cả các từ dừng từ Permalink
- Thêm đa phương tiện (video, slide, Inforgraphic)
- Nội dung càng dài càng tốt, tối thiểu 700 từ
- Tối ưu hóa hình ảnh trước khi tải lên (Nén và thay đổi kích thước)
- Thời gian tải trang
- Sử dụng các từ khóa LSI (sử dụng tìm kiếm Google để tìm kiếm các từ khóa liên quan)

Những thứ khác:

- Sử dụng meta title ít hơn 65 ký tự
- Sử dụng meta description ít hơn 150 ký tự
- Nếu sử dụng plugin Social SEO, hãy đảm bảo rằng thêm hình ảnh cho Facebook, Twitter.
- Hãy đảm bảo rằng có các nút chia sẻ xã hội ở cuối mỗi bài viết hoặc làm nổi bật các nút chia sẻ xã hội
- Đưa vào các bài viết có liên quan sau khi đăng tải trên blog để giảm tỷ lệ thoát.

Những điều không nên làm:

- Không sử dụng quá nhiều thẻ H1
- Đừng lặp lại thẻ H2 và H3
- Mật độ từ khóa không được nhiều hơn 1.25%

Những điều cần tập trung:

- Cố gắng sử dụng từ khóa trong ngay tiêu đề bài viết
- Sử dụng các từ khóa dài (có thể sử dụng lên đến 65 ký tự trong tiêu đề bài viết)
- Chiều dài nội dung: nội dung càng dài thì càng tốt
- Cuối mỗi bài viết, yêu cầu người dùng phải có hành động.

Với tất cả những điều này, bạn đã bao phủ tất cả các yếu tố mà bạn cần để làm cho bài viết của bạn được hoàn hảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc đóng góp, hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn.


Liên hệ nếu bạn đang muốn tìm dịch vụ SEO top google


Theo Thế Giới SEO

Bạn đang tìm kiếm những chiến lược giúp nâng tầm các hoạt động tiếp thị của mình trong năm tới? Hãy xem xét một số xu hướng chủ đạo – có thể giúp Marketer đi từ con số không lên vị trí dẫn đầu trong thế giới tiếp thị số.
Dù các chỉ số tài chính kinh doanh của công ty có khả quan hay không thì chúng ta cũng sắp sửa kết thúc một năm hoạt động. Điều quan trọng là thiết lập những mục tiêu lớn hơn cho năm tới. Riêng đối với các giám đốc tiếp thị (CMO), có lẽ thách thức muôn thuở chính là “thoát khỏi những tư duy theo lối mòn” để tìm kiếm những phát kiến mới mẻ và có thể tạo nên khác biệt đột phá cho hoạt động tiếp thị của thương hiệu.
Thương hiệu của bạn đang xếp thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm? Giao diện Web trên di động của bạn có vẻ tốt hơn năm ngoái? Đội ngũ Marketing của bạn đang chạy các chiến dịch chặt chẽ và có cơ sở dựa trên các nền tảng AdWords, Facebook, Twitter hay Bing? Bạn luôn có thể tối ưu hóa giữa các nền tảng này, tuy nhiên việc luân phiên thay đổi giữa chúng sẽ không thể mang lại kết quả đột phá mà bạn đang trông đợi.
Vậy câu hỏi là phải làm gì kế tiếp?
Dưới đây là 7 lãnh địa CMO (và Marketer nói chung) nên tập trung vào trong thời gian sắp tới nếu muốn thay đổi hoàn toàn diện mạo hoạt động tiếp thị của mình. Có thể doanh nghiệp chỉ có lợi thế ở một hoặc một số lĩnh vực trong số này, nhưng bất kỳ xu hướng nào trong số chúng cũng đại diện cho một cơ hội lớn nếu bạn chưa khám phá và phát huy hoàn toàn tiềm năng của chúng.

Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX)

Liệu các quảng cáo có phản ánh đúng những trải nghiệm mà người dùng mong đợi trên Website hay ứng dụng (App)? Trang đích (Landing Page) có đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng? Con đường dẫn khách hàng đến hành động chuyển đổi sau cùng có rõ ràng và trực quan?
Hầu hết các câu hỏi này đều quan trọng đối với các chiến dịch tiếp thị, nhưng chỉ có việc triển khai theo dấu và phân tích đúng cách mới có thể mang lại câu trả lời chính xác và giúp Marketer tạo nên những khác biệt đáng kể trong trải nghiệm người dùng.
Với nền tảng miễn phí Google Analytics (GA), Marketer có thể có bước khởi đầu khá tốt để theo dõi cách người dùng gắn kết với trang, nơi họ sống, chiến dịch nào mang lại những lượt truy cập hiệu quả hơn, và nhiều thông tin khác nữa. Nhưng mặt khác, GA có hơi rối rắm và không chuyên biệt nên Marketer cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các nguồn lực phân tích, để giúp chuyển tải được những luồng dữ liệu bất tận về trải nghiệm người dùng.

Tính khả dụng của thiết bị di động

Nói đến trải nghiệm người dùng, thật ngạc nhiên là nhiều thương hiệu hàng đầu rõ ràng đã không phản ánh đúng quan điểm của người dùng trên Web di động. Ví dụ bên dưới là bằng chứng.
Có thể bạn không tin nhưng giao diện bên trên của nhãn hàng bánh donut Dunkin được đánh giá là ‘thân thiện với thiết bị di động’ (Mobile friendly), đơn giản vì nó vượt qua được thuật toán mới cập nhật của Google – MobileGeddon – chuyên nhắm đến việc đánh giá thứ hạng các Web có giao diện Mobile friendly để trả về kết quả tìm kiếm phù hợp.
Sau “Mobile-friendly”, giao diện Web di động sẽ phát triển đến bước kế tiếp là “Mobile-oriented” (giao diện Web định hướng di động). Thiết kế Web di động lúc này sẽ tập trung vào “tâm lý di động”, nghĩa là đảm bảo người dùng luôn tìm thấy thứ gì đó hữu ích để làm mỗi khi truy cập Web.
Có vài thứ Marketer phải nhớ khi thực hiện tối ưu hóa cho Web di động đó là: người dùng di động không có thời gian rảnh; họ muốn giao diện Web cho họ thấy rõ thứ họ cần làm; họ không muốn điền một mẫu đơn trực tuyến quá dài; và họ thực sự không muốn dành thời gian cho việc nhận biết đâu là nút bấm, đâu là nơi có thể nhấp chuột hoặc những thứ đại loại như vậy.
Do đó, hãy làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng, nhanh chóng và như một lẽ hiển nhiên. Nếu bạn muốn nhiều hơn từ người dùng, hãy gắn chặt các trải nghiệm Web trên nền tảng desktop thông qua những hình thức coupon (phiếu giảm giá) hay bản cập nhật tin tức (newsletter). Còn nếu muốn tận dụng một số yếu tố kỹ thuật để triển khai tốt nhất trên di động, Marketer có thể tham khảo thêm bài viết này.

Hoạt động theo dấu trên di động

Giả sử doanh nghiệp xây dựng một ứng dụng vào năm 2014, ra mắt nó năm 2015 và bắt đầu theo dõi chặt chẽ quá trình tải ứng dụng này. Qua đó Marketer biết được đâu là kênh giao tiếp giúp mang lại lượng lớn người dùng có khả năng tải ứng dụng cao, và tiến hành phân bổ ngân sách cho những kênh này.
Quá trình trên cho thấy doanh nghiệp đã đón đầu bước ngoặt của thị trường, tuy nhiên còn một quãng đường dài nữa phải đi.
Ảnh: Search Engine Watch
Chỉ theo dõi hoạt động tải ứng dụng không chưa đủ. Marketer thực sự cần biết những thông tin sâu hơn như: người dùng gắn kết với ứng dụng như thế nào – Họ tải ứng dụng, dùng thử một lần và quên ngay sau đó? Hay họ tiếp tục sử dụng ứng dụng, gặp cùng khó khăn cũ và quyết định từ bỏ ứng dụng?Trong số những người tải ứng dụng, những ai có gắn kết sâu nhất và làm thế nào công ty có thể nhân rộng dạng người dùng này khắp các phân khúc khác nhau trong tập khách hàng tiềm năng (Audience) của mình?
Với những kênh giao tiếp tính phí thông qua lượt nhấp chuột (CPC), việc chi quá nhiều để kéo lượt truy cập (traffic) đến những trang đích có giao diện nghèo nàn là một quyết định thấy trước thất bại. Điều này cũng tương tự như việc chi nhiều ngân sách cho các quảng cáo tính phí dựa trên lượt cài đặt (CPI – cost per install) trong khi ứng dụng sau đó không được sử dụng.
Marketer chỉ có thể biết được những điều này nhờ các dữ liệu thu được từ quá trình theo dấu trên di động. Hãy sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) – và một số công cụ khác nữa – để đảm bảo hoạt động theo dấu được kích hoạt và bạn có thể phản ứng với những thang đo KPI có ý nghĩa (như CPC hay CPI ở trên).

Những phương pháp thử nghiệm tiên tiến

Chúng ta đã tiến hành chạy A/B tests trong nhiều năm qua; và dĩ nhiên nó không còn mới mẻ nếu tiếp tục áp dụng cho năm 2016.
Nhưng liệu Marketer biết bao nhiêu về các mức độ thử nghiệm chuyên sâu hơn, như thử nghiệm đa biến (multivariate testing)? Thử nghiệm đa trang nội dung (Multiple-page testing)? Cấu trúc các chiến dịch để nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học? Hay dành ngân sách để thử nghiệm và phát triển những kênh giao tiếp hoặc những hiểu biết mới về khách hàng tiềm năng?
Marketer có thể lựa chọn hợp tác với Optimizely hay sử dụng nền tảng Google Website Optimizer và Visual Website Optimizer để tối ưu hóa các sáng tạo. Các nền tảng này cung cấp những hiểu biết theo thời gian thực vô cùng hiệu quả trong việc cải tiến mọi loại hình thiết kế, dù là cho Landing Page hay banner quảng cáo.
Cấu trúc chiến dịch và ngân sách thử nghiệm, tuy phụ thuộc nhiều vào triết lý kinh doanh nội bộ và yêu cầu của khách hàng, nhưng rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp liên tục tìm ra các cơ hội mới để tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo.

Mô hình đa kênh (Attribution)

Attribution, nói ngắn gọn là khả năng tiếp cận với giá trị của từng điểm tương tác trên hành trình mua sắm của người dùng, xuyên suốt các kênh giao tiếp và thiết bị. Qua đó giúp Marketer có thêm thông tin hỗ trợ cho hoạt động phân bổ ngân sách hợp lý. Có thể tóm lược tình trạng vận dụng mô hình đa kênh của Marketer hiện nay:
Marketer chắc chắn đã từng sử dụng mô hình Attribution, ít nhất ở mức độ cơ bản như thông qua nền tảng Google Analytics. Marketer có thể gặp phải vấn đề lớn nếu cố tìm kiếm một mô hình Attribution hoàn hảo, hoặc thay đổi liên tục qua lại giữa các mô hình đa kênh như U-Shaped, Econometric hay Time Delay. Nếu đang triển khai mô hình Last-touch Attribution truyền thống (mô hình Tương tác cuối cùng – phân bổ 100% giá trị chuyển đổi cho kênh cuối cùng mà khách hàng đã tương tác trước khi mua hàng hoặc chuyển đổi), thì Marketer có thể đánh giá quá cao những kênh cuối trong phễu mua hàng (bottom-funnel – SEM), đánh giá thấp những kênh xây dựng và phát triển mức độ nhận thức của người dùng, và dĩ nhiên sẽ không có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về cách người dùng di động di chuyển giữa các giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.
Có một vài phương pháp ‘cây nhà lá vườn’ Marketer có thể đưa vào áp dụng. Nhưng nếu có đủ ngân sách, Marketer nên thử nghiệm một số mô hình, qua đánh giá xem đâu là mô hình phù hợp nhất có thể giúp phân bổ ngân sách quảng cáo tối ưu.

Mảng công nghệ

SDK, DSP, SSP, DMP, MMP... Marketer có thể biết các từ viết tắt này đại diện cho công nghệ nào, cách thức chúng hoạt động ra sao, nhưng liệu đã từng làm việc với bất cứ nhà cung cấp nào của một trong số chúng hay chưa? Hay chi tiết hơn, Marketer có biết các nhà cung cấp này đang hoạt động như thế nào không?
Khi các kênh giao tiếp và thiết bị ngày một bùng nổ, hoạt động theo dấu và mua truyền thông cũng ngày càng phức tạp. Kéo theo đó, việc chọn đúng đối tác công nghệ và duy trì mối quan hệ tin tưởng, có trách nhiệm lẫn nhau trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của một đội ngũ tiếp thị được xem là “trưởng thành”.
Đặc biệt, với vai trò một Agency, nhiệm vụ của bạn là phải liên kết những chiến dịch khác nhau để tạo nên một chương trình tiếp thị hoàn chỉnh cho khách hàng thương hiệu của mình. Tuy nhiên, một công nghệ có thể hiệu quả đối với chiến dịch này nhưng có khả năng phá hủy hoàn toàn một chiến dịch khác. Hay trong khi một số thương hiệu trung thành với Kenshoo thì số khác lại tín nhiệm nền tảng của Marin (hai công ty nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp công nghệ Marketing – Martech).
Chính vì vậy, Agency phải am hiểu và làm việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nền tảng công nghệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu và mang lại kết hợp tốt nhất cho khách hàng thương hiệu của mình.

Mạng xã hội không phải chỉ có Facebook

Nếu đội ngũ Marketing của bạn đang khai thác tối đa Facebook, bạn đang đi đúng hướng.
Với những bước phát triển đáng kinh ngạc, Facebook đang được các Marketer tận dụng như một kênh tiếp thị vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên thực tế Marketer vẫn có thể trích một phần từ ngân sách để thử nghiệm điều mới mẻ hơn, ví dụ chạy quảng cáo trên kênh Twitter, hay các nền tảng mạng xã hội mới nổi khác như Pinterest và Instagram – các cộng đồng chia sẻ ảnh vốn dĩ có thể mang lại cho Nhà quảng cáo nhiều khả năng targeting (nhắm mục tiêu quảng cáo) tương tự như Facebook.
Dĩ nhiên, có thể những nền tảng này chẳng có gì quá vượt trội hay hoàn thiện hơn Facebook. Nhưng ít nhất, với những doanh nghiệp sớm nhận ra và tận dụng nó – đặc biệt kết hợp với khả năng sáng tạo dồi dào trong đội ngũ Marketing nội bộ của mình – thì sẽ có cơ hội rất lớn để tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội đầy tiềm năng với chi phí thấp (cho tới khi nào mà thị trường bắt đầu sôi động với nhu cầu cho các nền tảng này ngày một tăng và giá bị đẩy lên).
Cuối cùng, nếu Marketer cảm thấy bị quay mòng mòng với những xu hướng ở trên, hãy bình tĩnh và xem xét thật cẩn thận. Mỗi một lĩnh vực có những bước đi nhỏ giúp Marketer có thể dựa vào để lên kế hoạch tiếp thị một cách chi tiết. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ đơn giản (và cốt yếu) như việc tìm được một đối tác thực sự hay thiết lập được đúng mục tiêu kỳ vọng.
Theo ANTS Blog

Hầu hết các ông lớn trong làng công nghệ như Google, Twitter và Facebook sẽ có những bước phát triển đột phá trong năm 2016.
CEO Applico Alex Moazed và người đứng đầu của nền tảng Nick Johnson và là đồng tác giả của cuốn sách Độc quyền kiểu mới đã có những dự đoán về bức tranh công nghệ 2016.
Theo ông Alex Moazed, vì hiện nay các công ty công nghệ thành công nhất trên thế giới sử dụng nền tảng kinh doanh hiện đại. Vì thế sẽ có 5 xu hướng sẽ tác động đến sự hình thành và nền tảng hoạt động của các công ty trong năm 2016.

1. Sẽ có “Facebook Famous”

Chiến lược phát triển ứng dụng theo nhóm của Facebook đã nhận được rất nhiều sự chú ý trong vài năm gần đây, kể từ khi công ty thử nghiệm một loạt các ứng dụng độc lập bên cạnh ứng dụng chính là Facebook. Tuy nhiên chỉ có ứng dụng tin nhắn - messenger trên Facebook là thực sự mang lại thành công.
Dự đoán chung là Facebook sẽ phát hành một ứng dụng chia sẻ video độc lập để cạnh tranh trực tiếp với Youtube. Nhưng có lẽ dự đoán trên không mấy khả quan khi gần đây có thông tin rằng Facebook sẽ mở rộng các ứng dụng chia sẻ trực tiếp như Facebook Live.
Ảnh: Conference Basics
Với ứng dụng này Facebook sẽ đủ sức lấn sân để cạnh tranh với Meerkat, Periscope, YouNow, Twitch and YouTube trong chia sẻ.
Sự phổ biến của nền tảng hiện tại đã chứng minh rằng Livestreaming rất có giá trị sử dụng. Giờ đây Facebook sẽ tận dụng lượng người dùng khổng lồ của mình để tạo ra những nội dung trực tiếp tốt nhất.
Cho đến thời điểm này Facebook vẫn chưa làm tốt công việc tạo ra những “ngôi sao” nổi tiếng. Hiện nay không có một “Facebook Celebrity” như ta thường thấy trên Youtube, Instagram, Snapchat, và Vine.
Hi vọng với Livestreaming sẽ có người đầu tiên trở thành "Facebook Famous."

2. Twitter - “ Đứa trẻ đi lạc”

Twitter như một đứa trẻ bị bỏ lại giữa rừng mà không có la bàn định hướng. Mấu chốt của vấn đề là không ai muốn thay đổi trên Twitter thêm nữa bởi vì nó đã tồn tại qua thời kì khó khăn giữa cộng đồng phát triển suốt những năm qua. Có nhiều ý tưởng giá trị và sự đổi mới đã diễn ra nhưng với Twitter thì vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Vậy Twitter nên làm gì? Dự đoán của chúng tôi là trong năm 2016 Twitter sẽ tạo ra một trải nghiệm riêng biệt khác với những gì đã có. Mạng xã hội này đã có trải nghiệm sâu sắc về việc kết nối cao với các thành viên, nhưng thực sự nó không có giá trị với những người dùng vãng lai.
Ảnh: Bidness Etc
Công ty đã đặt cược rất nhiều vào ứng dụng Moment, nó bao gồm việc đưa ra chiến dịch quảng cáo trên truyền hình để thúc đẩy các tính năng, nhưng vẫn chưa đủ sức hút với người chưa dùng ứng dụng.
Moment giúp các sự kiện lớn được hiển thị trên trang nhất, nhưng việc tìm kiếm những nội dung thú vị trên Twitter vẫn rất khó khăn. Giống như Facebook trước đây Twitter cần tìm trên Newfeed nhưng vấn đề là cách sắp xếp của Twitter quá lộn xộn và không có quy mô về chất lượng.
Chúng ta hy vọng dưới áp lực của sự thay đổi thì Twitter sẽ chuyển mình tích cực trong năm 2016. Với sự thay đổi theo đúng trào lưu, hi vọng người dùng sẽ quay trở lại trải nghiệm những điều tuyệt vời mà Twitter mang đến để vào thời điểm này sang năm sẽ là một Twitter rất khác.

3. Google vẫn đi đầu trong việc cải thiện ứng dụng App Discovery

Hiện tại App Apple Discovery mới còn trong giai đoạn sơ khai. Mặc dù cả Apple store và Google store đều khởi đầu khá tốt nhưng khi phát triển lên đến hàng triệu ứng dụng, thì việc tìm kiếm cơ bản, các bảng xếp hạng không còn nhiều ý nghĩa.
Kết quả là ngày càng nhiều ứng dụng được ra đời đi kèm với nó là sự lựa chọn khó khăn cho người sử dụng. Và nếu muốn hiển thị tất cả các ứng dụng trên hình nền thì màn hình phải rộng hơn.
Ảnh: Sourcebits
Cuối cùng việc sử dụng ứng dụng phải thuận tiện. Như kiểu một bộ phim có trailer. Một ca khúc cần có demo hoặc teaser. Tuy nhiên cho đến nay các ứng dụng chưa làm được điều đó. Tải thử 50Mb của một ứng dụng là không thể thực hiện được. Dùng thử ứng dụng trực tuyến hứa hẹn sẽ nở rộ trong năm 2016.
Google đã ra mắt ứng dụng trực tuyến với quy mô giới hạn vào năm 2015, và nó tiếp tục được triển khai trong năm tới. Vậy Google có thể sử dụng lợi thế là người đi tiên phong để gây áp lực lên Apple?
Những công ty khác cũng có thể tham gia cuộc chơi này. Chúng ta có thể được chứng kiến “Ứng dụng của Youtube” vào cuối năm và nó sẽ làm cho việc tìm kiếm ứng dụng trở nên thú vị hơn giống như cách chúng ta khám phá và tương tác với những nội dung khác, thông qua chia sẻ trực tiếp với cộng đồng trực tuyến.

4. Thêm các “kì lân công nghệ” ra đời

Phát triển công nghệ ngày càng giống như trò chơi Lego. Tại Applico chúng tôi luôn đánh giá cao các công nghệ mới nhất, cho phép các nhà phát triển tính năng tán gẫu hoặc theo dõi nhân viên chỉ với vài câu lệnh đơn giản.
Số lượng các công cụ, dịch vụ và nền tảng có thể sử dụng để khởi động một dự án kinh doanh toàn cầu là rất hứa hẹn. Và hầu hết dịch vụ này được chia sẻ thông qua điện toán đám mây và được truy cập qua APls.
Ảnh: GMO Cloud
Bằng cách kết hợp các dịch vụ mở rộng với tiềm năng tăng trưởng của các nền tảng và các hệ thống chúng tôi tin rằng năm 2016 sẽ mang tới cho chúng ta một cái gì đó mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Một huyền thoại tỷ đô sẽ ra đời cùng với nó.
Có lẽ không phải là một nhưng cũng sẽ ít hơn con số 5. Việc khởi nghiệp này chắc chắn mang lại doanh thu cũng như việc xây dựng các công ty kinh doanh, các tổ chức bán hàng đều cần có thời gian và nhân lực. Một số ít những nhà sáng lập có tầm nhìn và thích đầu tư mạo hiểm, khi đó ý tưởng sẽ được thực hiện.

5. Ngành dịch vụ phục vụ tận nhà sẽ phát triển top

Năm 2015 đã khép lại cùng với những tổn thất lớn trong nền kinh tế “phục vụ nhu cầu”. Mới nhất là trường hợp của Sidecar, một đối thủ cạnh tranh với Uber đã ra thông báo vào ngày 29/12 là họ sẽ dừng hoạt động vào cuối năm 2015.
Với sự dẫn đầu của Uber và đứng ngay sau đó là Lyft, rất khó có chỗ cho một công ty thứ ba chen chân vào ngành kinh doanh vốn rất chặt chội này. Không ai muốn một kết cục giống như “Window Phone” vì vậy Uber và Lyft đang cạnh tranh rất khốc liệt trong cuộc chiến dành thị phần. Không có vị trí độc quyền trong ngành nghề thật khó để có được lợi nhuận như mong muốn.
Trong năm 2016 chúng ta sẽ thấy nhiều hơn ngành kinh doanh theo yêu cầu sẽ được tiếp tục củng cố. Những ngành nghề thuộc top đầu sẽ thuộc về lĩnh vực dịch vụ tận nhà như giao hàng, vận chuyển và chăm sóc sức khỏe.
Ngành công nghiệp này sẽ nổi lên một hoặc hai nền tảng thống trị (nếu chưa có) chúng có thể được mua lại, phá sản hay nhận ít đầu tư hơn và bi kịch nhất là rơi vào trạng thái trì trệ trong việc duy trì sự tồn tại.
Theo Trí Thức Trẻ

Ngày nay, người ta yêu nhau xưng hô chồng chồng vợ vợ, nhưng dường như chưa hiểu được duyên phận vợ chồng.

Có một anh chàng tên Đậu, ngay từ khi chào đời chàng Đậu đã bị gọi là ngốc. Được cái tính tình anh lương thiện, vì thế mọi người rất quý mến. Nhà Đậu tương đối khá giả, nên đã bỏ tiền “mua” một cô gái về làm vợ cho cậu.
Đêm tân hôn, Đậu len lén đến bên cạnh cô dâu. Cô dâu khóc òa lên, xót xa cho số phận hẩm hiu, chỉ vì gia đình không có tiền nên mới phải lấy cái gã khờ khạo này. Đậu thấy vợ khóc thì hỏi: “Vợ ơi vợ, vợ làm sao thế, có phải tại Đậu không?”.
Cô gái không trả lời, buồn bã nằm xuống giường. Đậu ngồi cạnh nhìn cô, một lúc sau thì ngủ gật.
Cô gái nói: “Đừng có ngủ chung với tôi, tránh xa tôi ra ngay".  Đậu buồn bã lắm, nhưng không dám nói câu nào, sợ vợ bỏ đi, nên đành tìm một góc tường để ngủ.
Cưới nhau mấy ngày, trong nhà cần phải mua mấy thứ nên Đậu cùng vợ đi chợ, hai người mua được rất nhiều đồ. Khi đi qua một cửa hàng đồ trang sức, Đậu nhìn thấy một cây trâm cài tóc rất đẹp, nên dừng lại hỏi bao nhiêu tiền?
Người bán nói 200 ngàn, cô gái vốn không có tiền, nên nói với Đậu rằng mình có cài tóc rồi, không cần phải lãng phí tiền đâu. Bản thân cô cũng không muốn người trong nhà Đậu hiểu lầm.
Đậu thấy vợ không mua nên tự mình mua luôn, rồi nói: “Em là vợ của anh, phải biết cách ăn mặc cho đẹp chứ!”.
Nói xong, Đậu lấy tiền trả cho người bán, rồi cầm cây trâm đưa cho vợ. Cô gái rất ngạc nhiên và động lòng trước cử chỉ quan tâm chân thành của Đậu. Từ hôm đó, cô dần dần chấp nhận người chồng ngốc nghếch này.
Thời gian trôi qua, cô càng ngày càng thương Đậu. Chàng Đậu dễ thương và cũng là người hiểu chuyện lắm.
Một ngày, hai vợ chồng đi ra ngoài. Trên đường về nhà, vợ Đậu bị một nhóm lưu manh buông lời trêu chọc. Đậu vì bảo vệ vợ đã ẩu đả với bọn chúng, bất ngờ một tên rút dao chém Đậu hai nhát rồi bỏ chạy.
Vợ Đậu vội vàng chạy tới, khóc lóc không ngừng. Đậu thì thào dỗ dành vợ: “Em đừng khóc, Đậu có thể bảo vệ được em mà, nhưng giờ Đậu thấy khó thở quá, em có thể gọi một tiếng “ông xã” không?”.
Cô gái không ngờ được đến lúc thập tử nhất sinh này, Đậu còn nghĩ tới mình như vậy. Thực sự cô đã coi Đậu là chồng từ cái ngày mua trâm cài tóc kia, cô khóc nói: “Ông xã, anh có sao không?”. Đậu nhìn vợ với ánh mắt tràn ngập hạnh phúc rồi từ từ ngừng thở…
Câu chuyện tưởng như đơn giản, nhưng lại khiến chúng ta phải suy nghĩ thật nhiều. Chàng trai ngốc nghếch vì người khác mà hy sinh chính bản thân mình, nhưng có thể thấy ở Đậu một tâm hồn rộng lượng, anh biết rõ người vợ cần anh bảo vệ, anh thực sự yêu thương vợ của mình.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Ngày nay, người ta yêu nhau xưng hô chồng chồng vợ vợ, nhưng dường như chưa hiểu được duyên phận vợ chồng. Hãy nhớ, đã gọi ai là vợ rồi, thì đừng làm cho họ bị tổn thương.
Nghe lời Phật dạy vợ chồng ăn ở với nhau, trông cậy vào nhau lúc ốm đau hoạn nạn, chứ lúc khỏe mạnh, thảnh thơi, chắc gì ai lại cần tới ai. Dù sướng khổ hay vui buồn, hay gặp lúc nguy nan hoạn nạn thì cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, đó mới là phải đạo. Đạo nào sâu cho bằng duyên phận vợ chồng.
Người chồng là tay trái, người vợ là tay phải. Tay trái sờ tay phải không có cảm giác gì. Nhưng nếu đến một ngày, tay trái chảy máu, tay phải nhất định sẽ giúp cầm máu.
Rồi tay trái ngứa ngáy, tay phải nhất định sẽ gãi ngứa cho tay trái.
Có một ngày, tay trái cầm đồ mệt mỏi, tay phải nhất định sẽ giúp tay trái bưng đồ.
Cho nên nhất định không được ghét bỏ tay phải của bạn, lại càng không thể ghét bỏ tay trái của bạn. Bởi vì tay trái nắm tay phải mới tạo nên cuộc đời trọn vẹn, nắm bàn tay của nhau tới tận cuối đời, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, bình đạm mới thật là yên vui.
Có một người cả đời chỉ yêu bạn, thương bạn, lo lắng cho bạn, đó chính là hạnh phúc.
Vạn người theo đuổi không bằng một người yêu thương.
Vạn người nuông chiều không bằng một người thấu hiểu.
Không phải tất cả mọi người trên đời này đều có thể yêu nhau bằng tất cả trái tim.
Những ai đi lướt qua đều là cảnh, những người đụng phải vai đều là khách.
Người nhớ bạn, yêu bạn mới là người chia sẻ ngọt bùi cùng bạn.
Hãy trân trọng! Trân trọng bạn nhé!
Theo Phunutoday

Làm Marketing nhưng không thực sự hiểu đúng về Marketing. Không làm Marketing nhưng cứ nghĩ mình giỏi Marketing. Thích Marketing nhưng nhầm Marketing với nghề khác…

Theo tổng hợp của Markus, dưới đây là 4 lầm tưởng phổ biến về Marketing mà nhiều người mắc phải nhất.

Liệu bạn có tự tin mình hiểu đúng về nghề Marketing?

slide ​

I. Lầm tưởng 01: Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị, v…v…

Giống như “Con voi là cái tai, cái vòi, cái đuôi và… n cái khác” – cực kỳ phiến diện và khiến mọi người nhầm lẫn hoàn toàn giữa các khái niệm. Bản thân từ “Marketing” không thể dịch chính xác sang tiếng Việt, thế là có đến “5 người, 10 ý” về từ này, nghề này hay người làm nghề này.

4 lam tuong pho bien ve marketing
Marketing là quảng cáo, PR, tiếp thị,…???
Marketing ngắn gọn là đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái khác biệt lớn nhất giữa Marketing và các đối tượng còn lại là tư duy:
  • Tư duy của người làm PR: làm thế nào để người khác (báo chí, khách hàng) chủ động nói tốt về mình.
  • Tư duy của người làm Sales: làm thế nào để người khác mua hàng của mình, càng nhiều càng tốt, miễn đẩy được hàng đi, thu được tiền về thì mọi phương tiện (khuyến mãi, giảm giá, trò chơi v..v…) đều là hợp lý.
  • Tư duy của người làm Branding: làm thế nào để hình ảnh công ty in thật đậm vào tâm trí người dùng nhất có thể, tiêu tiền bao nhiêu cũng là hợp lý, nhưng thu tiền về thì không nặng nề như Sales.
  • Tư duy của Marketing: là thống nhất và kết hợp, điều chỉnh hài hoà tất cả các tư duy trên. Marketing đặt mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng để đem về lợi nhuận, thị phần, thương hiệu. Tư duy của Marketing hướng đến người tiêu dùng để nhận về lợi nhuận. Cho đi là nhận lại đó!
II. Lầm tưởng 02: Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing, bởi vì nó rất tốn kém

Có một sự thật đáng buồn là phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có phòng Marketing trong công ty. Họ cho rằng bộ phận Marketing chỉ cần thiết với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, còn vừa và nhỏ thì cứ có phòng kinh doanh (sales) là đủ rồi.

4 lam tuong pho bien ve marketing 2
Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần làm Marketing?

Đây là 1 quan niệm sai lầm và nguy hiểm. Marketing sẽ quyết định doanh nghiệp bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào. Vậy nếu không có bộ phận Marketing hoặc không ai có tư duy Marketing trong công ty, việc này sẽ được quyết định ra sao? Hay doanh nghiệp thích sản xuất cái gì thì sản xuất cái đấy, giỏi làm cái gì thì làm cái đấy, còn bán hàng như thế nào là việc của Sales? Về lâu dài chưa biết sản phẩm sẽ đi về đâu chứ chưa nói đến “thương hiệu”?!

Nếu nói rằng làm Marketing rất tốn kém, doanh nghiệp không đủ lớn không thể làm được ư? Điều này chưa chính xác bởi làm Marketing là cả 1 quá trình, với rất nhiều yếu tố để đạt được mục tiêu chứ không chỉ đốt tiền chạy quảng cáo. Với nền tảng tư duy Marketing vững chắc, bạn thậm chí có cách thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu!

Nhớ nhé, cùng 1 mức chi phí, sự thành công của chiến dịch tỷ lệ thuận với tư duy, trình độ của Marketer!

III. Lầm tưởng 03: Phải thật sáng tạo!!!

  • Vì sao em thích làm Marketing?
  • Vì em rất thích được sáng tạo!
Hoặc:
  • Anh thấy tư duy em ổn lắm, kỹ năng cũng được nè. Sao không làm Marketing?
  • Thôi thôi. Em không có nghệ sĩ, không có sáng tạo làm Marketing sao nổi.
Sai! Sai! Ngàn lần sai! Sáng tạo dĩ nhiên là tốt, nhưng với nghề này nó không phải là yếu tố quyết định!

Marketing là “sáng tạo” dựa trên thực tế thị trường. Tức là bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian nghiên cứu tất cả mọi thứ (thị trường, đối thủ, khách hàng,…) rồi từ đó quyết định xem nên bán cái gì, bán cho ai, bán như thế nào, kế hoạch ra sao cho phù hợp nhất. Marketing yêu cầu một cái đầu biết tư duy đúng và chuẩn hay còn gọi là tư duy khoa học. Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, thì bạn nên theo ngành quảng cáo thay vì Marketing.

Markus cũng lưu ý bạn, muốn sáng tạo trong Marketing, thì vẫn phải hiểu về insights và behaviour của khách hàng bạn nhé.

4 lam tuong pho bien ve marketing 3

Nếu chỉ ăn bằng vốn sáng tạo đơn thuần, bạn nên theo ngành Quảng cáo thay vì Marketing

IV. Lầm tưởng 04: Giỏi làm Facebook, Google adwords, SEO,… chắc chắn biết làm Marketing

“Chúng tôi là Marketer, và chúng tôi biết làm tất cả mọi thứ từ SEO, thiết kế đồ họa, website, bán hàng cho đến mạng xã hội.”

Sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp là tôn thờ công cụ quảng cáo! Hãy nghĩ lại, Marketing là tư duy, chứ không phải công cụ. Người có tư duy sẽ biết cần phải làm gì khi không biết nhiều về công cụ, không có công cụ, thậm chí không có tiền. Người giỏi công cụ chưa chắc đã biết gì về Marketing, chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về thuật toán, hoặc sản phẩm khác, môi trường khác… là kinh nghiệm coi như về 0.

Giả dụ một ngày facebook sập chẳng hạn. (Cũng không xa vời đến thế đâu. Nhớ 10 năm trước Yahoo!360 từng hot thế nào rồi chứ. Giờ bạn có thấy ai dùng nó nữa không?) Hoặc là bạn có tư duy Marketing và nhảy tung tăng sang một môi trường mới với rất ít thời gian thích nghi. Hoặc phương án 2 là lại lếch thếch đi học một khoá vận hành công cụ?!

4 lam tuong pho bien ve marketing 4
Hoặc là bạn có Tư duy, hoặc là lại lếch thếch đi học công cụ

Vừa đi hết 1 chặng đường dài qua 4 sai lầm phổ biến về Marketing, đọc đến đây chắc các bạn đã hoang mang không ít. Liệu bạn đã hiểu đúng về Marketing? Bạn đã tự có câu trả lời cho mình rồi đúng không.

Vì sao lại là tư duy? Theo anh Quách Tĩnh (giảng viên của khoá học Thinking) chia sẻ: “Với người làm Marketing thì tư duy Marketing theo mình là cái quyết định trình độ của họ. Nó chính là sự thể hiện trí tuệ của người làm Marketing. Bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào khi gặp phải một thách thức mới trong công việc là vấn đề ở mặt tư duy. Không có tư duy Marketing khoa học thì khi đứng trước một vấn đề sẽ rất loay hoay, không biết bắt đầu từ đâu, làm mãi mà không đúng, không được việc.”

Theo Think Markus​

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.