Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư - 1/4
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn có nhiều giả thuyết khác nhau.
Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày được biết tới là mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ.
Trong ngày này, chúng ta có thể nói khoác với nhau cả ngày càng nhiều càng tốt (tại một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa, nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì sẽ gặp điều không may mắn...).
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ với nhiều giả thuyết khác nhau.
Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.
Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.
Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày được biết tới là mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ.
Trong ngày này, chúng ta có thể nói khoác với nhau cả ngày càng nhiều càng tốt (tại một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa, nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì sẽ gặp điều không may mắn...).
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ với nhiều giả thuyết khác nhau.
Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.
Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.
Theo Báo Đầu Tư