Latest Post

Hãy nhấm nháp một vài thanh socola và khám phá những điều thú vị về ngày Valentine.
Giả thuyết Valentine



Có giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngày Valentine, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện trong thời Đế chế La Mã trong thời kỳ trị vì của vua Claudius II, năm 270. Claudius ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để các chàng trai tập trung cho các cuộc chiến.Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine đã bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và bị ném đá cho đến chết.

Trong lúc Valentine bị giam và chờ ngày xử thì có yêu một cô gái mù bẩm sinh, con của ông cai ngục Asterius. Với đức Tin của ông , một cách mầu nhiệm, đã làm sáng mắt người con gái này. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm “thiệp Valentine” đầu tiên cho cô gái, ký tên From your Valentine (Đến từ Valentine của em). Hơn 200 năm sau, Giáo hoàng Gelasius đã tuyên bố lấy ngỳ 14/2 là ngày vinh danh ông cũng như vinh danh tình yêu.

Những lịch sử liên quan đến ngày Valentine

• Người La Mã cổ đại đã cử hành Lễ Lupercalia vào ngày 14 tháng 2 để tưởng nhó thần Juno – nữ hoàng của các vị thần và nữ thần La Mã. Juno cũng là nữ thần của phụ nữ và hôn nhân.

• Trong suốt thời Trung cổ, người ta đã kí hợp đồng pháp lý bằng cách viết một chữ “X” vào bản hợp đồng sau đó hôn lên đó để cam kết bằng danh dự của mình. Đó là lí do vì sao X trở thành kí hiệu viết tắt cho một nụ hôn.


• Phụ nữ thời Trung cổ đã ăn những loại thức ăn kì dị trong ngày Valentine để giúp họ mơ về người chồng trong tương lai của mình.

• Trong thời Trung cổ, nam nữ thanh niên đã viết tên mình trên một cái bát sau đó rút thăm xem ai là người tình của mình. Sau đó họ sẽ đeo tên người tình của mình trên tay áo trong vòng một tuần. Đó là nguồn gốc của câu thành ngữ: "to wear your heart on your sleeve."

• Vào năm 1537, Vua Henry VII của Vương quốc Anh đã chính thức tuyên bố ngày 14/2 là ngày lễ Tình nhân của nước này.

Socola

• Casanova, người được biết đến như một “anh chàng cừ khôi nhất thế giới” đã ăn socola nhằm mục đích tăng cường “khả năng súng ống” của mình.

• Các bác sĩ trong những năm 1800 thường khuyên bệnh nhân của mình ăn socola để lấy lại bình tĩnh và tinh thần khi bị thất tình.

• Richard Cadbury đã sản xuất là hộp socola đầu tiên cho ngày Valentine vào cuối những năm 1800.

• Hơn 35 triệu hộp socola hình trái tim được bán trong ngày Valentine.

• Hơn một tỉ USD được chi dùng cho việc mua socola trong ngày Valentine tại Mỹ.
Hoa Hồng

• 73% người mua hoa là nam trong ngày Valentine trong khi chỉ có 27% là phụ nữ.

• 15% phụ nữ tại Mỹ tự gửi hoa cho mình trong ngày Valentine.

• Hoa hồng đỏ là loài hoa yêu thích của nữ thần Venus – nữ thần tình yêu La Mã.

• Hoa hồng đỏ được xem là hoa của tình yêu vì màu đỏ tượng trưng cho những cảm xúc mạnh mẽ và lãng mạn.

• 189 triệu bông hồng được bán tại Mỹ trong ngày Valentine.

• California sản xuất 60% hoa hồng tại Mỹ, nhưng phần lớn hoa hồng bán tại Mỹ trong ngày Valentine lại chủ yếu là hoa nhập khẩu, phần lớn từ Nam Mỹ.

• Khoảng 110 triệu bông hồng, phần lớn là hồng đỏ được bán và giao hàng trong thời gian ba ngày trước, trong và sau Valentine.

Thiệp chúc mừng

• Khoảng một tỉ tấm thiệp Valentine được gửi đi trên toàn thế giới mỗi năm theo ước tính của hiệp hội những nhà sản xuất thiệp, Mỹ - chỉ đứng sau thiệp Giáng sinh.

• Phụ nữ mua thiệp nhiều hơn nam giới – khoảng 85%.

• Giáo viên nhận được nhiều thiệp chúc mùng Valentine nhất, sau đó là trẻ em, các bà mẹ, các bà vợ, những người yêu nhau và …các con vật nuôi cũng nhận được những tấm thiệp Valentine.

Những điều thú vị khác

• Ngoài nước Mỹ, Ngày Valentine được chính thức kỉ niệm tại Canada, Mexico, United Kingdom, France, Australia, Denmark và Italy.

• Món quà ấn tượng và tuyệt vời nhất cho tình yêu là Taj Mahal - biểu tượng của Ấn Độ, được xây dựng từ năm 1632 trong suốt 22 năm để vua Shah Jahan tưởng nhớ hoàng hậu đẹp và yêu quý của ông đã từ trần: Hoàng hậu Mumtaz Mahal.

• Hàng năm vào ngày Valentine, thành phố Verona – Italy, nơi tác giả của nhà văn, tác giả của Romeo và Juliet - Shakespeare sinh sống, nhận được khoảng 1000 bức thư đề gửi đến Juliet.

• Khoảng 3% chủ sở hữu những con vật nuôi sẽ có những món quà Valentine cho những con vật nuôi của họ.

• Tại Mỹ, 64% đàn ông không có kế hoạch trước cho một Valentine lãng mạn.

Hãy chia sẻ những điều thú vị này cho những người bạn của mình.

Theo afamily.vn

Người dân đua nhau mua bao cao su và que thử thai, hàng triệu vật nuôi nhận quà, giá hoa hồng tăng lên mức cao nhất trong năm là những sự thật thú vị trong và sau ngày Valentine.

Phụ nữ chi ít tiền trong lễ tình nhân

Những người phụ nữ đang yêu rất coi trọng lễ tình nhân nhưng một nghiên cứu cho thấy, họ chi tiêu dè dặt trong ngày này. Theo thống kê năm 2009, đàn ông Mỹ dành trung bình 150 USD để mua quà cho người yêu, nhưng phụ nữ chỉ chi một nửa con số ấy.

Đua nhau mua bao cao su vào ngày 14/2


Bao cao su đắt hàng ngày lễ tình nhân. Ảnh: Blogspot.

Theo thống kê doanh số của Durex, hãng chế tạo bao cao su hàng đầu thế giới, lượng sản phẩm bán ra trong ngày Lễ tình nhân cao hơn 25% so với những ngày thông thường. Thực tế đó góp phần giải thích vì sao đàn ông chi tiêu mạnh tay trong ngày Valentine.

Que thử thai đắt hàng những ngày sau đó

Theo thống kê, số lượng que thử thai bán ra ở nửa cuối tháng 2 và nửa đầu tháng 3 đạt đỉnh trong năm. Nó là kết quả tất yếu của những hành động thú vị trước đó.

Hoa hồng ngày Valentine đắt nhất trong năm

Nhu cầu hoa trong ngày lễ tình nhân rất lớn khiến giá loại mặt hàng này tăng cao nhất trong năm. Theo thống kê ở Mỹ, chi phí hoa hồng tăng 30% so với những ngày bình thường. Thậm chí một vài bông hoa có giá 100 USD trong ngày 14/2.

Hàng triệu vật nuôi nhận quà trong ngày Lễ tình nhân
Ngày 14/2 không chỉ là ngày các cặp tình nhân thể hiện tình cảm nam nữ mà rất nhiều người chọn ngày này để mua cho vật nuôi những món quà đắt giá. Theo một cuộc khảo sát, khoảng 9 triệu người mua quà cho thú cưng trong ngày Valentine hàng năm.

Phụ nữ không cần đàn ông trong ngày Valentine


Nhiều phụ nữ tự tặng hoa cho mình trong ngày Valentine. Ảnh: Blogspot.

Hình ảnh một nữ đồng nghiệp ôm bó hoa hồng đỏ thắm khá phổ biến ở các công sở trong ngày Lễ tình nhân. Tuy nhiên, một điều tra độc lập khẳng định, 15% phụ nữ Mỹ tự gửi hoa cho họ trong ngày 14/2 để giữ thể diện trước đồng nghiệp.

Lãng mạn chỉ là một phần nhỏ của ngày Lễ tình nhân

Các công ty kinh doanh quà tặng và tặng quà của Mỹ xác nhận khách hàng của họ chi nhiều tiền nhất cho cô giáo trong lễ tình nhân. Những đối tượng nhận nhiều quà tiếp theo bao gồm trẻ em, mẹ, vợ và bạn gái. Rõ ràng, khoản doanh thu từ sự lãng mạn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong ngày tôn vinh tình yêu.

Phụ nữ thích tặng bưu thiếp hơn hoa

Trong ngày Valentine, phụ nữ vẫn chi tiêu tương đối khắt khe so với cánh mày râu. Họ luôn đề cao tình cảm hơn quà tặng. Chính vì thế, phụ nữ thường chọn mua bưu thiếp và thói quen của họ mang lại 80% doanh thu cho các công ty sản xuất mặt hàng này trong ngày lễ tình nhân.
Hoa là bạn tốt của đàn ông

Trong khi phụ nữ tặng chồng và bạn trai những tấm bưu thiếp, 70% nam giới mua hoa để tặng cho vợ hoặc người yêu trong lễ tình nhân. Đối với cánh mày râu, hoa là giải pháp tuyệt vời nhất để lấy lòng phái yếu. Hoa cũng là thứ mà họ có thể tái sử dụng nhiều lần.

Đàn ông Nhật nhận quà ngày Valentine


Phụ nữ Nhật Bản tặng sô co la cho nam giới trong ngày 14/2. Ảnh: Oddee.com.

Trong ngày lễ tình nhân 14/2, đàn ông Nhật Bản nhận quà tặng chocolate của phụ nữ. Cánh mày râu không cần phải tặng quà trong ngày này. Tuy nhiên, vào ngày Valentine trắng cách đó một tháng, người được nhận quà sẽ phải đáp lễ cho người tặng, với giá trị món quà thường lớn gấp 2, gấp 3 lần so với món quà mà họ nhận.

Theo Zing

Một trong những đề tài chúng tôi nhận thấy được thảo luận nhiều nhất trong WordCamps và các sự kiện khác chính là: thủ thuật nào đem lại lợi ích cho SEO nhiều hơn – “Category hay Tag”? Sự khác biệt giữa Category và Tag như thế nào? Một website WordPress dùng bao nhiêu Category là đủ? Bao nhiêu lại quá nhiều? Ta có thể đăng một bài viết trong nhiều Category khác nhau hay không? Liệu có giới hạn nào trong việc sử dụng số lượng Tag cho từng bài viết không? Các Tag có hoạt động như các meta từ khóa không? Có lợi ích SEO nào nhận được nếu chúng ta sử dụng số Category vượt trội số lượng Tag, và ngược lại không? Tuy một số người có đăng bài bình luận về chủ đề này trên một số website, nhưng chúng thường không nhất quán và thiếu triệt để. Nếu bạn cũng đang gặp phải khúc mắc trong những câu hỏi này, hy vọng bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình sau khi đọc xong bài viết, để từ đó tạo các thay đổi cần thiết cho trang blog.

Trước khi thảo luận bất cứ câu hỏi nào được nêu ở trên, chúng ta cần tìm hiểu Category và Tag là gì? Trong WordPress, cả Category và Tag đều được hiểu là sự phân loại nội dung. Mục tiêu duy nhất của chúng là sàng lọc nội dung để cải thiện tính tiện dụng cho website. Tức là khi người dùng truy cập website, họ có thể xem lướt nội dung theo chủ đề thay vì xem theo trình tự thời gian các bài viết được đăng tải.

Đâu là sự khác biệt giữa Category và Tag?

Category có chức năng nhóm các bài viết của bạn theo các chủ đề tổng quát. Hãy xem chúng là các chủ đề chung chung, hay mục lục nội dung trên website của bạn. Category giúp người đọc nắm được nội dung chủ đạo của trang blog. Nó giúp khách truy cập tìm đúng loại nội dung cần tìm trên website. Category là một hệ thống cấp bậc, do đó, bạn có thể tạo ra các Category con.

Tag mô tả các chi tiết thông tin mang tính cốt lõi của bài viết. Hãy xem chúng như các từ khóa phân loại nội dung của website. Chúng là các từ bạn có thể sử dụng để phân nhỏ nội dung của bạn. Tag không mang tính cấp bậc.

Giả sử bạn có một trang blog cá nhân – nơi bạn tự do viết về cuộc sống của mình, với các Category như: Âm nhạc, Ẩm thực, Du lịch, Bài viết ngẫu hứng và Sách yêu thích. Khi bạn viết một bài về những gì bạn đã ăn, bạn sẽ bỏ nó vào Category Ẩm thực, và chèn các tag như pizza, mì ống, bò nướng, v.v

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Tag và Category chính là: bạn phải dùng Category để phân loại bài viết của bạn. Nhưng bạn không cần phải bổ sung các Tag. Nếu bạn không phân loại bài viết, nó sẽ được xếp vào mục “Uncategory” – “Chưa được phân loại”  của website – mà người ta thường đặt tên chúng là Các Bài Viết Khác, Không Đề, v.v

Một khác biệt khác nữa chính là cấu trúc permalink (url) của Tag và Category. Nếu bạn đang sử dụng cấu trúc permalink (URL) tùy chỉnh, khi đó phần tiếp đầu ngữ nội dung sẽ rất khác biệt. Ví dụ:

http://yoursite.com/category/food/ và http://yoursite.com/tag/food/


Website WordPress nên có tối đa bao nhiêu Category?

Chúng ta vẫn chưa được hỗ trợ chức năng chèn Tag cho đến khi phiên bản WordPress 2.5 ra mắt. Chúng ta từng có các danh sách Category rất dài, vì người ta buộc phải dùng chúng để xác định các tiểu chi tiết. Sau đó, các Tag được bổ sung để cải thiện tính tiện dụng cho website. Và như thế, chúng tôi nghĩ rằng việc tạo các Category sẽ không có con số tối ưu cụ thể. Con số này thay đổi tùy theo độ phức tạp của website. Tuy nhiên, để đảm bảo một cấu trúc nội dung hợp lý và tính tiện dụng cho trang web, bạn cần dùng đến các Tag và Sub-category.

Category được dùng để nhóm các bài viết với nhau theo từng chủ đề. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu từ các Category tổng thể, rồi tiếp tục mở rộng các Sub-category khi website phát triển hơn. Với kinh nghiệm quản lý khá nhiều trang blog, chúng tôi nhận ra các trang blog luôn luôn phát triển. Bạn chẳng thể nào xác định các Category chính xác ngay từ đầu. Vì khi mới bắt đầu, bạn chỉ có thể viết một bài mỗi ngày. Thậm chí từ 3-5 bài/ngày. Việc tạo ra 30 Category chính sẽ trở nên vô nghĩa, đặc biệt là khi một vài trong số chúng chỉ chứa một hoặc hai bài viết. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu với năm Category tổng thể nhưng cung cấp nội dung mới, thay vì 30 Category nhưng hầu hết đều không được cập nhật.

Lấy ví dụ như thế này: giả sử chúng ta bắt đầu xây dựng một trang blog mạng xã hội vào năm 2012 để chia sẻ các tài liệu hướng dẫn, tin tức, công cụ, case study, v.v. Chúng ta muốn tạo các Category chính như Twitter, Facebook, Google+, LinkedIn, v.v. Và với mỗi Category chính, chúng ta sẽ tạo các Sub-category như công cụ, tài liệu hướng dẫn, case study, tin tức, v.v. Tuy nhiên, lối tư duy này chỉ đem lại hiệu quả ngắn hạn, chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề phát sinh trong tương lai. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các mạng xã hội này chết đi và một mạng khác bước vào cuộc chơi? Khi đó, bạn buộc phải bổ sung thêm một Category chính và các Sub-category tương ứng khác.

Tốt hơn hết là bạn nên tạo ra các Category tổng quát có thể tính trước mọi khả năng và liệu cách ứng phó ngay từ đầu. Bạn có thể tạo các Category như Tài Liệu Hướng Dẫn, Tin Tức, Case Study, Công Cụ, v.v. Nhưng, làm sao để người ta biết rằng chúng nói về Twitter? Các Category của bạn không nhất thiết phải đảm trách toàn bộ công việc này. Đây chính là lúc các Tag xuất hiện. Giả sử bạn viết một bài hướng dẫn về Twitter, bạn chỉ cần chèn Tag ‘twitter’ là được. Trong bản thiết kế, bổ sung thêm phần Các Chủ Đề Thông Dụng và dùng thao tác tay tạo liên kết trỏ đến các Tag phổ biến như Twitter, Facebook, Google+, v.v.

Khi nào cần bổ sung Sub-category?

Giả sử bạn là người thường viết Case study và thỉnh thoảng, bạn cũng phỏng vấn các chuyên gia để làm Case study. Vì không có Category nào với tên gọi “phỏng vấn các chuyên gia”, nên bạn cần chèn Tag này cho Case study đó. Nếu bạn thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn như thế này và tag ‘phỏng vấn chuyên gia’ có hơn 10 bài viết nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, bạn cần cân nhắc đến việc bổ sung Sub-category ‘phỏng vấn chuyên gia’ cho Category chính “Case Study” này.

Tất nhiên, bạn cần phải coi lại các bài viết cũ để chỉnh sửa chúng. Nếu cấu trúc URL của bạn là /danhmuc/tenbaiviet/, khi đó, cần đảm bảo bạn có sử dụng plugin Chuyển Hướng. Nó sẽ tự động chuyển hướng các bài viết được chỉnh sửa này sang URL mới nhưng vẫn đảm bảo thứ hạng hiện có.

Có nhất thiết phải dùng Sub-category không?

Dĩ nhiên là không. Bạn luôn có thể dùng các Tag phổ biến để làm Tag. Trong ví dụ trên, hầu hết các bài viết đều dùng một Tag cho một mạng xã hội nào đó như twitter, facebook, v.v. Nhưng chúng ta không tạo chúng như các Category. Lý do duy nhất để bạn chèn thêm Sub-category là để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung hơn. Và bạn luôn có thể chèn Tag Phỏng Vấn Chuyên Gia ở đâu đó trên website của bạn.


Nhưng nên nhớ, mục tiêu cốt yếu của cả Category và Tag là giúp người dùng dễ dàng xem lướt website của bạn hơn.


Đăng cùng một bài viết cho nhiều Category liệu có được không?

Có lẽ bạn đã đọc được đâu đó trên các website khác rằng: nếu chèn cùng một bài viết cho nhiều Category khác nhau, bạn có thể gây tổn hại cho SEO. Có người còn nói, bạn sẽ bị phạt penalty vì tội tạo ra nội dung trùng lắp. Chúng tôi nghĩ rằng các phát biểu này không phải lúc nào cũng đúng. Trước hết, bạn không nên lạm dụng SEO. Nên nhớ, bạn sàng lọc nội dung là để giúp người dùng tìm thấy chúng dễ dàng hơn. Tùy theo các chủ đề mà Category được thành lập, bạn sẽ có khuynh hướng đăng cùng một bài viết cho nhiều Category hay không. Chẳng hạn như, nếu trang blog của bạn có ba Category: Quảng Cáo, Marketing, và SEO. Các bài viết của bạn sẽ có xu hướng rơi vào nhiều Category khác nhau. Phải chăng bạn nên cần đến một Category tổng thể cho cả ba Category này? Phải chăng chúng nên nằm trong Category Kinh Doanh? Hoặc bạn có thể tạo một Category với tên gọi Quảng Cáo & Marketing. Sau đó tạo Sub-category SEO cho Category đó.


Không hề có lợi ích SEO nào ở đây khi bạn chèn bài viết cho nhiều Category. Nhưng nếu bạn nghĩ điều này có thể giúp ích cho người dùng của bạn, hãy cứ chèn bài viết một cách thoải mái. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vấn đề này thường xuyên xảy ra, đã đến lúc bạn phải cấu trúc lại các Category của bạn. Có lẽ bạn cần chuyển một số Category này thành Tag hoặc là chuyển thành Sub-category của một Category chính nào đó. Tất cả đều nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến hình phạt penalty vì nội dung trùng lắp, khi đó chỉ cần đánh dấu ô (noindex, follow) trong phần Taxonomies bằng cách sử dụng WordPress SEO bởi Yoast plugin.

Nếu bạn muốn (noindex, follow) một Category cụ thể, chỉ cần điều chỉnh lại Category đó. Yoast plugin có phần cài đặt vượt trội hơn hẳn phần cài đặt tổng thể.

Nói chung, khi bạn (noindex, follow) một yếu tố nào đó thì chip thu thập của Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ đi theo tất cả các liên kết bài viết trong các category này để đánh chỉ mục tất cả các bài viết. Tuy nhiên, không đánh chỉ mục các thư mục Category chính để tránh trường hợp nội dung trùng lắp.

Tóm lại như thế này: WordPress cho phép bạn chèn một bài viết cho nhiều Category tùy thích. Bạn có thể tùy ý chèn bài viết cho nhiều Category khác nhau, miễn điều đó hữu ích cho người dùng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn xem các Category như Mục Lục, Nội Dung mà trong đó, các bài viết là các chương khác nhau thì theo bạn, liệu một chương có thể nằm trong hai phần khác nhau không? Câu trả lời đã quá rõ ràng là KHÔNG THỂ.

Số lượng Tag trong từng bài viết có giới hạn hay không?

Câu trả lời rất ngắn gọn là: KHÔNG. WordPress KHÔNG giới hạn số Tag mà bạn có thể chèn vào một bài viết cụ thể. Bạn có thể chèn cả ngàn Tag nếu thích. Tuy nhiên, mục đích của việc dùng Tag là liên kết các bài viết lại với nhau. Một lần nữa, hãy xem các Tag như bảng phụ lục trong cuốn sách của bạn. Chúng là những từ khóa phổ biến bạn có thể sử dụng để kết nối sơ các bài viết với nhau. Người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy bài viết của bạn hơn, đặc biệt là khi họ sử dụng chức năng tìm kiếm WordPress. Sẽ rất hữu ích nếu bạn dùng Tag để phục vụ cho người dùng. Nhưng bạn không nên chèn quá 10 Tag trừ khi có lý do chính đáng. Chẳng hạn như: nếu bạn đang quản lý trang blog bình luận phim, bạn có thể chèn rất nhiều Tag: tên diễn viên nam / diễn viên nữ (riêng yếu tố này cũng chiếm hơn 10 Tag), vì bạn có thể bình luận rất nhiều phim liên quan đến Adam Sandler. Nhưng với các trường hợp ít nổi tiếng khác, bạn nên giới hạn số lượng Tag sử dụng. Nếu không, bạn sẽ nhận thấy rằng có thể mình đã dùng đến 10.000 tag nhưng chỉ có 300 bài viết trên website.


Tag có hoạt động như Meta từ khóa?

Người ta thường nhầm lẫn các Tag như các Meta từ khóa trên trang blog. Đó là lý do tại sao họ luôn cố gắng chèn càng nhiều Tag càng tốt. Nhưng Tag KHÔNG PHẢI là các Meta từ khóa. Ít nhất là chúng không được mặc định như vậy. Các plugin nổi tiếng như WordPress SEO của Yoast cho phép bạn sử dụng Tag như các Meta từ khóa. Nhưng nếu bạn không điều chỉnh tính năng cho các plugin này như thế, các Tag của bạn SẼ KHÔNG hoạt động như Meta từ khóa được.




Category và Tag: Cái nào tốt cho SEO hơn?

Câu hỏi thường xuyên được đặt ra nhất khi nói đến chủ đề này đó là: liệu có lợi ích SEO nào nhận được nếu chúng ta ưu tiên dùng Category thay vì Tag, và ngược lại hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Bạn KHÔNG NÊN quá xem trọng Category hay một hình thức phân loại nội dung nào đó. Chúng hiện hữu là để làm việc cùng nhau. Nếu bạn đã đọc xong bài viết này, hy vọng bạn hiểu rõ sứ mệnh riêng của Category và Tag, cũng như sứ mệnh chung của chúng trong việc cải thiện tính tiện dụng cho website.


Kết Luận

Website của bạn là để phục vụ người dùng, chứ không phải cho các chip tìm kiếm. Mục tiêu của từng công cụ tìm kiếm là cố gắng suy nghĩ như người dùng khi đánh giá nội dung của bạn. Nếu bạn đưa ra các quyết định dựa trên tính tiện dụng của website, bạn sẽ luôn gặt hái được các thành công SEO. Category và Tag là hai hình thức phân loại nội dung điển hình của WordPress. Hầu hết các website cao cấp đều sử dụng các hình thức phân loại tùy chỉnh để sàng lọc nội dung của họ song song với Category và Tag. Hãy xem trang blog của bạn là một cuốn sách không bao giờ có trang cuối để xây dựng Mục Lục Nội Dung (các Category ) sao cho hợp lý. Tạo các Category tổng quát, nhưng không quá mơ hồ. Dùng Tag để kết nối sơ các bài viết lại với nhau. Nếu bạn thấy một Tag nào đó dần trở nên phổ biến, hãy nghĩ ngay đến việc tạo Sub-category cho nó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng Tag như Sub-category cho nhiều Category chính, hãy cứ dùng nó là Tag đơn thuần. Mục tiêu cuối cùng của bạn là giúp website càng thân thiện với người dùng càng tốt.

Nguồn: Làm Marketing

Làn sóng smartphone mang lại nhiều lợi ích cho con người nhiều hơn bạn nghĩ.

Sự phổ biến quá nhanh chóng của smartphone trong xã hội hiện nay là một điều không khó để nhận ra. Mặc dù được cho là đang mang đến nhiều mặt tiêu cực như mất thời gian, làm người dùng quên mất đi cuộc sống thực... thì smartphone cũng "cống hiến" không ít ảnh hưởng tích cực mà một trong số đó là việc làm cho người dùng có xu hướng thông minh hơn.

1. Smartphone tạo thói quen tiếp cận thông tin, tri thức cho người dùng

Sử dụng smartphone làm con người thông minh hơn? 1

Không ít người cho rằng việc tiếp cận với quá nhiều luồng thông tin có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc sở hữu một chiếc smartphone tạo thói quen cập nhật tin tức và tiếp cận tri thức mới cho một người. Vì lí do này, người dùng smartphone có xu hướng hiểu biết nhiều hơn. Bên cạnh đó, smartphone hiện nay cung cấp cho bạn rất nhiều giải pháp tiếp cận và sắp xếp thông tin thông minh và tiện ích nhờ các ứng dụng phong phú.

2. Smartphone là nơi kiến thức được chia sẻ

Sử dụng smartphone làm con người thông minh hơn? 2

Hiện nay, bên cạnh các tính năng cơ bản phục vụ việc liên lạc đơn thuần, sử dụng ứng dụng trên smartphone đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhờ điều này, hàng loạt ứng dụng bên thứ ba phục vụ giải quyết các vấn đề "khó nhằn" hàng ngày đã ra đời làm trải nghiệm cuộc sống của bạn có phần dễ chịu hơn, từ đó tác động tích cực đến các quyết định hàng ngày và bạn cũng có nhiều thời gian hơn cho những hoạt động trí não khác.

3. Smartphone giúp cải thiện trí nhớ

Sử dụng smartphone làm con người thông minh hơn? 3

Theo nhà khoa học có tiếng Bill Nye, smartphone thực sự làm bạn thông minh hơn. Theo đó, những thiết bị này có thể thay người dùng nhớ những thông tin vụn vặt nên bạn sẽ có nhiều “bộ nhớ” của bản thân cho những thông tin khác quan trọng khác. Trong thực tế, cũng có khá nhiều nghiên cứu khoa học được công bố chứng minh được những ảnh hưởng tích cực của smartphone lên trí nhớ con người. Một nghiên cứu từng được đăng tải trên PsychCentral với tập khảo sát là những người bị chứng trí nhớ suy giảm vì nhiều lí do cho thấy sau một thời gian làm quen với tính năng nhắc nhở hay đặt lịch hẹn trên điện thoại, nhìn chung, trí nhớ của họ trong cuộc sống hàng ngày đã xuất hiện những biểu hiện tích cực.

4. Smartphone làm tăng khả năng suy luận, tư duy trừu tượng

Sử dụng smartphone làm con người thông minh hơn? 4

Một nghiên cứu gần đây của Psychology Today đã chứng minh smartphone có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng IQ của người dùng. Các nhà khoa học cho rằng những ảnh hưởng tích cực này có thể đến từ việc khả năng suy luận trừu tượng của người dùng sẽ dần tăng trong quá trình làm quen và sử dụng thành thạo smartphone nói riêng hay các công nghệ khác hiện nay nói chung.

Để kết lại, smartphone có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Hãy tạo cho mình một thói quen sử dụng hợp lý để tận dụng được hết những tiện ích mà công nghệ mang đến cho cuộc sống của chúng ta nhé!

Theo PLXH

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.