Latest Post

Những mẹo này chỉ đặc biệt dành riêng cho chị em chúng mình, khá hữu ích và thiết thực trong đời sống.

Mình sưu tầm được, chia sẻ cùng mọi người. Ai có thêm mẹo hay thì up lên thêm nhen.

- Bàn chải bọt có thể dùng để làm sạch bề mặt vải dệt kim, hoặc các loại vải dễ bám bụi khác



- Mẹo này chỉ dùng cho trường hợp...khẩn cấp nhé mọi người, không nên lạm dụng quá : 


Trong trường hợp bạn cần mặc quần jeans nhưng chiếc quần ấy chưa giặt kịp, thì bạn có thể cho quần jeans vào 1 ngăn trong tủ lạnh. Trong môi trường lạnh vi khuẩn sẽ được khử sạch và quần jeans của bạn có thể được mặc 1 cách thoải mái rồi đó.


- Nếu chai sơn móng (hoặc bất kì chai mỹ phẩm nào) khó mở nắp, bạn chỉ việc cột thun vào nắp, việc mở sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều



- Mẹo hay để không bị "lộ hàng" áo lót




- Có thể dùng sơn móng tay để tạo thêm màu sắc cho chiếc kẹp tăm đơn điệu. Cách sơn bạn có thể áp dụng như hình



- Đừng vội bỏ đi đôi giày cao gót đã cũ. Trang trí gót một chút là đôi giày lại đẹp như mới 




- Nôi em bé không dùng đến nữa có thể được trưng dụng làm bàn




- Camera máy ảnh hay bị mờ. Để khắc phục bạn chỉ việc dán băng keo lên ống kính máy ảnh điện thoại (như hình)


- Cách để đóng đinh an toàn: dùng kẹp phơi đồ giữ cây đinh và đóng nhé 



Sưu Tầm

Trong vòng 2 thập kỷ các thế hệ Web đã liên tục thay đổi từ 1.0 đến 2.0 và bây giờ là Web 3.0, đó là những thay đổi của cơ hội nhưng cũng là thách thức với truyền thông hiện đại.
Web 1.0 được tạo bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989/1990, nó bao gồm phần lớn là web tĩnh, các trang web này được phát triển bởi một số lượng nhỏ của các tác giả để cung cấp thông tin cho một lượng lớn khán giả. Người dùng có thể xem, đọc những thông tin trên đó nhưng không thể đăng tải một thông tin khác lên, hay bình luận, đánh giá những thông tin đó. Hiểu đơn giản hơn là Web 1.0 thì người sử dụng chỉ có thể đọc và xem.
Web 2.0 là thuật ngữ được giới thiệu vào năm 2004 và đề cập đến thế hệ thứ hai của World Wide Web. Web 2.0 không phải là điều gì hoàn toàn mới mà là sự phát triển từ web 1.0. Các website không còn là những “ốc đảo” mà trở thành những nguồn thông tin và chức năng, hình thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng web và người dùng. Blogs, Wikis, Facebook và MySpace là những ví dụ điển hình của web 2.0.
Web 3.0 chính là Web 2.0 nhưng được tiến hóa lên một bậc cao hơn, trong đó nhấn mạnh đến việc chia sẻ dữ liệu giữa các website với nhau hoặc các dịch vụ nói chung. Ngay cả việc trao đổi dữ liệu giữa một website với ứng dụng di động của chính website đó cũng có thể được xem như là một phần của Web 3.0.
Khi công nghệ đã tiến thêm một bước, HTML và FTP đang thay thế cho Flash/Java hay XML; Smart applications thay thế Web applications; Blogs, Wikis bị thay thế bởi Lifestream trong sự thể hiện tính cá nhân và đó là lý do cho sự lên ngôi của văn bản ngắn, hình ảnh đẹp, video sống động mang chất riêng của mỗi người. Sự thay đổi nhanh chóng này là những thách thức cho ngành truyền thông hiện đại để tiếp cận và định hướng người dùng tới sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ liên tục được nâng cấp, thay thế.
Môi trường truyền thông 3.0 sẽ là môi trường phát triển của kỹ thuật số (Digital), sự thân thiện với các thiết bị di động (mobile friendly), sự minh bạch, rõ ràng (transparent), sự nhạy bén, đúng thời điểm (real time), sự đa dạng về ngôn ngữ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu (multi-lingual), tính tương tác đa chiều (interactive), đa nền tảng (multi-platfrom), và môi trường truyền thông nhiều hướng (communication 3D). Đó là yêu cầu tất yếu xảy ra khi công nghệ đang tác động sâu rộng đến từng cá nhân. Với số liệu dự đoán năm 2016 thế giới sẽ có 22 tỷ thiết bị có khả năng kết nối được sử dụng, và có lẽ nào trong nấc thang đầu tiên của nhu cầu Maslow cần bổ sung thêm wifi và battery.
Theo số liệu của Hiệp hội báo chí thế giới WAN-IFRA cho biết, năm 2014, Việt Nam là nước có nhu cầu đồng thời về số hóa và tính tương tác cao hàng đầu thế giới, tương đương với Anh, Pháp, Italy, bỏ xa Mỹ, Canada và các nước châu Á khác. Việt Nam có tới 59% người dùng điện thoại di động sử dụng smart phone và tham gia internet mỗi ngày.
Với những thách thức và cơ hội như vậy, thì 10 dự đoán sẽ là xu hướng truyền thông toàn cầu đồng thời phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện tại.
Thứ nhất, Mobile & Beyond: Điện thoại và nhiều hơn nữa là xu thế tất yếu khi mỗi chúng ta đang phụ thuộc nhiều hơn vào thiết bị di động thông minh. Cập nhật tin tức, trò chuyện, giải trí, mua bán trao đổi, tất cả đều có thể chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet.
Thứ hai, Personalization: Nền tảng của Web 2.0 tính cộng đồng, nhóm được sử dụng nhưng với nền tảng Web 3.0, mỗi người là một đối tượng riêng biệt mà mọi phương thức truyền thông cần quan tâm và hướng tới để đạt được hiệu suất cao nhất.
Thứ ba, Social media impact: Truyền thông 3.0 cần sáng tạo, nhanh chóng nhưng luôn luôn giữ vững mục đích phát triển bền vững, và truyền thông mang tính xã hội là cách tốt nhất để xây dựng một nền móng vững chắc cho danh tiếng mỗi thương hiệu.
Thứ tư, Brand Journalism: Mỗi thương hiệu hãy tự xây cho mình một công cụ báo chí, truyền thông riêng biệt và độc lập. Trước khi tìm tới báo chí, cơ quan truyền thông lớn, doanh nghiệp hãy xây cho riêng mình một ngôi nhà nhỏ trước. Xây dựng một kênh cung cấp tin tức, chia sẻ những bí quyết hữu ích miễn phí, đều đặn cho khách hàng và có thể đồng thời truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp trên các kênh như fanpage, website, tạp chí,… đó là cách xây dựng thương hiệu bền vững với chi phí tối thiểu.
Thứ năm, “Always on” Crisis: Trong bối cảnh như hiện nay chưa bao giờ khủng hoảng truyền thông lại dễ dàng tới như vậy. Một phát ngôn gây sốc, một cử chỉ không đẹp, một nét chữ sai sót,… đều có thể gây nên một khủng hoảng cho doanh nghiệp. Việc đối mặt và xử lý khủng hoảng truyền thông nên là công việc luôn luôn được chuẩn bị trước để phòng tránh và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới doanh nghiệp.
Thứ sáu, Transparency: Tính minh bạch, nếu bạn là doanh nghiệp có chứng nhật VietGap hay hơn thế, hãy truyền thông quy trình để bạn có được chứng nhận đó, nếu bạn là doanh nghiệp thời trang, hãy truyền thông cách để doanh nghiệp tạo nên mỗi sản phẩm. Tính minh bạc, trung thực, rõ ràng luôn là yếu tố đầu tiên để xây dựng nền tảng niềm tin vững chắc từ khách hàng.
Thứ bảy, ROI Measurement: Truyền thông tạo nên nhiều giá trị vô hình trong khoảng thời gian khó xác định nên cách thức định giá hiệu quả của công việc truyền thông vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng ít nhất doanh nghiệp hãy lên kế hoạch, ngân sách truyền thông và đo lường tính hiệu quả cho nó.
Thứ tám, Visuality: “Đẹp tốt đưa ra” Hãy sử dụng nhưng công cụ mà doanh nghiệp đang có để hiển thị những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp tới khách hàng.
Thứ chín, Outcome-focus: Hãy tập trung vào kết quả của bạn. Chiến dịch truyền thông của bạn tốt tới đâu điều đó không quan trọng bằng việc cuối cùng chiến dịch đó sẽ làm được gì?
Cuối cùng, Intergration: Hội nhập là điều tất yếu khi Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa toàn cầu. Với truyền thông hiện đại thách thức và cơ hội là cân bằng, cơ hội chỉ dành cho ai thay đổi để phù hợp hơn. Tiếng Việt sẽ là chưa đủ, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, lối tư duy toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường hơn 7 tỷ người thay vì 90 triệu.
Doanh nghiệp nên kết thúc việc tập trung suy nghĩ làm sao bán được hàng mà hãy tham gia đồng hành cùng khách hàng. Xu hướng của truyền thông hiện đại là hướng về từng khách hàng, tạo ra những tương tác, những cảm xúc cho mỗi cá nhân và hướng về cộng đồng, môi trường, nhân đạo, trách nhiệm xã hội. Hãy ngừng bán, bởi khách hàng thích được mua thay vì bị mua. Hãy đồng hành vì khách hàng cần một người bạn thay vì cần một giao dịch. Bạn – Bàn – Bán, quy trình 3B tuy không mới nhưng vẫn luôn “hiện đại”.
Truyền thông 3.0 là một khái niệm không chỉ mới tại Việt Nam mà đây cũng là khái niệm còn nhiều mới mẻ trên thế giới. Việc tiếp cận những khái niệm mới, xu hướng mới sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt đón đầu các thay đổi, thúc đẩy, phát triển, tăng trưởng và bứt phá.
Theo DĐDN

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sau khi mua một đôi giày (hay bất cứ mặt hàng tiêu dùng nào khác) trực tuyến, nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng tiếp theo bạn sẽ liên tục thấy các quảng cáo hoặc khuyến mãi liên quan đến những mẫu giày tương tự ở gần như mọi website bạn ghé thăm?

Hơn thế nữa, bạn còn có thể thấy đôi giày nào những người bạn trên Facebook đã mua, và đôi giày nào ‘những người tương tự như bạn’ đã mua.
Vấn đề là bạn đã hoàn thành đơn hàng, vậy tại sao vẫn tiếp tục bị tấn công dồn dập bởi các quảng cáo liên quan đến các sản phẩm đã mua?
Lý do rất đơn giản: công nghệ cá nhân hóa website và hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu (Targeting advertising) đang ngày càng phổ biến. Ngoài những phương pháp xác định đối tượng gởi thông điệp quảng cáo khác nhau như Audience Targeting, Contextual Targeting, Geotargeting,... Marketer hiện gia tăng tận dụng hoạt động theo dấu và phản hồi với những hành động quá khứ của người dùng.
Cơ chế này thường được biết đến với tên gọi Behavioral targeting – nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên hành vi. Theo đó, các website tiến hành nhận dạng mẫu hình tương tác của người dùng từ các hành vi lướt web trong quá khứ của họ, và sử dụng chúng để phục vụ cho quá trình ra quyết định phân phối quảng cáo.
Có 4 dạng thông tin cơ bản từ các tương tác trong quá khứ của người dùng:
  • UserBehavior (Hành vi người dùng): gồm các nhấp chuột, tìm kiếm, xem trang và xem những sản phẩm trong quá khứ
  • Social Events (Sự kiện trên mạng xã hội): gồm những hành động như Like, Share, đề cập hay gợi ý trên cộng đồng mạng xã hội.
  • Item Details (Chi tiết sản phẩm): gồm tên, danh mục, giá, mô tả và một số thông tin khác liên quan đến các sản phẩm được khuyến mãi.
  • Contextual Information (Thông tin ngữ cảnh): như thời gian trong ngày, thời tiết, thiết bị, vị trí hiện tại, liên kết được đề nghị, hay những truy vấn tìm kiếm gốc liên quan đến các khuyến mãi.
Với sự hỗ trợ từ các dữ liệu thu thập ở trên, quá trình nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên hành vi cơ bản sẽ được tiến hành theo một trong hai phương pháp bên dưới:
  • Content-Based Filtering (lọc dựa trên nội dung): khai thác những thuộc tính của nội dung/thông tin sản phẩm người dùng từng mua, sử dụng hoặc truy cập trong quá khứ để tạo nên các đề nghị/quảng cáo. Cách thức này có hiệu quả tốt với dạng thông tin được biểu diễn bằng các đặc trưng nội dung (ví dụ như dạng văn bản) nhưng lại gặp khó khăn trên các dạng thông tin đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, tương tác hoạt họa,...
  • Collaborative Filtering (lọc cộng tác): khai thác những thói quen sử dụng sản phẩm của cộng đồng người dùng có cùng sở thích để tạo nên danh sách các sản phẩm đề nghị.

Hạn chế của Behavioral Targeting

Giả thiết cơ bản đằng sau cơ chế Behavioral targeting là – thứ người dùng đã làm trong thời gian gần đây xác định thứ họ sẽ có khả năng lặp lại trong tương lai. Cụ thể, hệ thống sẽ theo dấu các thao tác quá khứ, dự báo những thứ người dùng này có thể muốn trong tương lai để mang đến những thông điệp, những lời đề nghị về sản phẩm, nội dung hay quảng cáo được cá nhân hóa.
Nó được kỳ vọng sẽ hiển thị đúng quảng cáo hoặc sản phẩm đến đúng đối tượng.
Vấn đề là từ góc nhìn của tâm lý học, không có bất cứ cơ sở nào hỗ trợ cho giả định này. Việc tôi đã mua một đôi giày cách đây 2 tuần không phải là cơ sở vững chắc để dự đoán có thể tôi sẽ tiếp tục mua một đôi tương tự vào tuần tới hoặc tháng tới.
Bên cạnh đó, cơ chế lọc đối tượng dựa trên hành vi quá khứ cũng tiềm ẩn tính không chính xác. Lấy ví dụ cơ chế Collaborative filtering làm nảy sinh các câu hỏi như: độ tương đồng giữa những người dùng được đo lường như thế nào? Khi nào thì hai cá nhân được xem là tương đồng? Bao nhiêu điểm chung cần có để các cá nhân được xem là tương đồng?... Hơn nữa, người dùng thường có tiềm thức về chủ nghĩa cá nhân – một phản xạ tâm lý dạng như ‘tôi không giống người khác’ – nên sẽ có xu hướng từ chối những lời đề nghị được tùy chỉnh dựa trên những điểm tương đồng được xác định bởi các thuật toán máy tính.
Lòng tin của người dùng cũng là vấn đề đáng quan tâm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người dùng xóa các cookie trong máy tính hay thiết lập các trình duyệt để khóa một phần hoặc toàn bộ cookie vì cảm thấy khó chịu với việc các hoạt động của mình bị theo dõi liên tục? Điều này có thể làm suy giảm trầm trọng độ chính xác của các dữ liệu hành vi và giới hạn khả năng tiếp thị dựa trên thị hiếu và sở thích cá nhân.
Và sau cùng, chuyện gì xảy ra nếu một ‘người dùng’ không thực sự là một cá nhân. Ví dụ như một vài thành viên trong gia đình có thể luân phiên sử dụng chung các thiết bị để lướt Web.

Phương pháp tiếp cận mới

Tất cả những hạn chế nêu trên không nhằm chứng minh Behavioral targeting không thể cung cấp một nền tảng hiệu quả cho quá trình cá nhân hóa. Thay vào đó, nó tạo tiền đề cho những công nghệ dựa trên trải nghiệm người dùng tiên tiến hơn, giúp đánh giá và quản lý ở mức độ vi mô các hành vi người dùng trên trang.
Theo đó, Marketer sẽ cá nhân hóa dựa trên quan điểm (Mindset), mục đích (Affect) và mức độ bị tác động bởi người khác (Suggestibility) của từng người dùng khi lướt web. Điều này cho phép nâng quá trình cá nhân hóa lên một tầm cao mới – tạo ảnh hưởng không chỉ đến mức độ hài lòng của người dùng và nhận dạng thương hiệu mà còn mang lại lợi nhuận thực sự.
Theo một bài viết trên chuyên trang Techcrunch của Liraz Margalit – chuyên gia tâm lý học phân tích trải nghiệm người dùng tại ClickTale, người dùng đến trang có thể chia làm hai nhóm cơ bản dựa trên Mindset – một chỉ đơn giản lướt Web (Browser) và nhóm còn lại có định hướng mua hàng rõ ràng (Goal-oriented Visitor). Việc phân định người dùng nào rơi vào nhóm nào có thể được đo lường và xác định theo thời gian thực thông qua hành vi mua sắm của họ trên trang. Sau đó, các nội dung và thông tin khuyến mãi có thể được cá nhân hóa trên những trang tiếp theo mà người này ghé đến.
Không dừng lại ở đó, Marketer còn có thể đào sâu hơn nữa vào tính cách người dùng để cho ra các nội dung phù hợp nhất. Điều này cũng giúp Marketer biết tường tận về người dùng để đảm bảo không cá nhân hóa sai lầm.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm tính cách quan trọng nên được đo lường đó là “Suggestibility” – được định nghĩa là “tính cách sẵn sàng chấp nhận và hành động dựa trên các đề nghị của người khác”.
Người dùng có thể thuộc về một trong 2 nhóm Browser và Goal-oriented Visitor. Nhưng một khi xác định được người này dễ bị ảnh hưởng bởi các lời đề nghị (Suggestible visitor) dựa trên hành vi của họ tại trang đích (landing-page), thì Marketer sẽ có hướng cá nhân hóa phù hợp cho các trang tiếp theo một cách đơn giản và hiệu quả hơn.

Vậy làm cách nào để nhận dạng một Suggestible visitor?

ClickTale – công ty chuyên về phân tích các trải nghiệm số – đã phát triển một giải pháp giúp nhận dạng tính cách Suggestibility ở người dùng.
Chúng ta sẽ không tìm hiểu sâu về cơ chế đằng sau phương pháp này, nhưng có thể giải thích dễ hiểu như: tại trang landing-page (hoặc trang đầu tiên mà người dùng ghé đến Website), một người dùng được xác định là ‘dễ bị ảnh hưởng’ khi hành động đầu tiên của họ là nhìn ngay vào các sản phẩm mà trang gợi ý.
Suggestible visitor này sẽ nghiên cứu kỹ các tab điều hướng trên toàn bộ Website và thường cho thấy một mức độ gắn kết cao trên trang. Họ sẽ theo dõi sít sao các đề nghị đặc biệt, các nội dung được làm nổi bật hay các thông tin khuyến mãi. Họ cũng sẽ nhìn vào những mặt hàng phổ biến hoặc được yêu thích nhất, nhấp chuột vào video quảng cáo và tìm kiếm các thông tin bổ sung hoặc hàng hóa có liên quan.
Ví dụ, một người dùng ghé đến trang dịch vụ du lịch – với hành động đầu tiên là xem qua các gói khuyến mãi cho kỳ nghỉ mà trang đưa ra – có thể được xem là một Suggestible visitor (Ngược với một người dùng khác mới đến Website là đi ngay vào mục tìm kiếm chuyến bay với một đích đến cụ thể). Các Suggestible visitor cho thấy rằng họ sẵn sàng xem xét những thứ trang đang đề nghị và sẵn sàng tiếp nhận cái mới.
Tùy vào người dùng thuộc dạng nào được xác định ở trang đầu tiên, cách thức cá nhân hóa cho người này ở các trang tiếp theo về cơ bản cũng sẽ khác hoàn toàn. Hơn nữa, quay trở lại với trải nghiệm mua giày ở trên, người dùng bị quảng cáo mẫu giày đã mua rồi. Điều này cho thấy, việc dựa trên hành vi quá khứ đôi khi khiến quá trình cá nhân hóa quảng cáo hoàn toàn sai lệch. Nói cách khác, không thể chỉ dùng hành vi quá khứ để dự đoán quyết định mua sắm tương lai của người dùng.

Tóm lại

Nhà nhân học Jarno M.Koponen đã liệt kê 5 lỗ hổng trong quá trình cá nhân hóa, có lẽ đến lúc cần bổ sung thêm cái thứ 6 – lỗ hổng trong hành vi. Chỉ cần đưa thêm cái nhìn ở góc độ hành vi vào việc hiểu người dùng web, Marketer có thể tiến hành cá nhân hóa nội dung sao cho khớp với mindset, affect, và suggestibility của người dùng một cách hiệu quả nhất.
Khi người dùng ngày càng trở nên tinh tế và tính cạnh tranh trên thị trường liên tục gia tăng theo cấp số nhân, các trang web muốn tồn tại phải có tầm nhìn vượt khỏi những hành vi quá khứ, để từ đó tạo nên các cơ chế cá nhân hóa gây được ảnh hưởng thực sự đến conversion (hành động chuyển đổi của người dùng) và thúc đẩy lợi nhuận.

Alan Seng – chuyên viên truyền thông xã hội (social media) chuyên nghiệp, đã "chạy" 10 chiến dịch lớn và phát triển 5 mạng truyền thông xã hội cho các cơ quan chính phủ Singapore, các công ty tư nhân, và startup.

Với những kinh nghiệm đó, trên Tech in Asia, Alan Seng đã chia sẻ 5 bước cần tuân thủ để xây dựng chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả mà tiết kiệm như sau.
Bạn cần có thời gian để xây dựng cộng đồng. Quá trình này có thể kéo dài và tẻ nhạt, thậm chí, việc đơn giản như duy trì hoạt động của trang truyền thông cho một startup cũng là một chặng đường dài.
Ngày nay, mạng xã hội sẽ giống như kênh chăm sóc khách hàng mặc định của một công ty. Ngay khi có thắc mắc gì, khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến Facebook hay Twitter để tìm hiểu và đặt câu hỏi. Với một trang Facebook lâu ngày không cập nhật hay đã ngừng hoạt động, khách hàng sẽ có cảm giác cửa hàng của bạn đóng bụi và bị bỏ trống. Họ sẽ không tin tưởng và tâm lý này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần tốn quá nhiều tiền bạc để đầu tư vào mạng xã hội, thay vào đó, bạn chỉ cần một chiến lược nội dung phù hợp. Đây là tin vui cho doanh nghiệp nhỏ hay các startup để có thể duy trì hoạt động truyền thông xã hội với chi phí dễ chịu trên một chặng đường dài.

Bước 1: Hiểu sản phẩm của bạn

Thấu hiểu sản phẩm của bạn tốt như thế nào và mang đến lợi ích gì cho người tiêu dùng là cách tốt để bắt đầu thiết kế thông điệp cho chiến dịch. Hãy nghĩ khách hàng của bạn cần gì: Bạn có mang đến giá trị thiết thực cho họ không? Bạn có đang kết nối cảm xúc với khách hàng? Bạn có đưa đến cho họ một lời đề nghị khó từ chối?
Nếu ý tưởng của bạn không đủ hấp dẫn chính bạn, nó cũng sẽ không thuyết phục được bất cứ ai.
Hãy làm khảo sát, lấy ý kiến khách quan về thông điệp tiếp thị của bạn từ những người không quen biết. Từ đó, bạn sẽ có được những phản hồi chính xác nhất về những điều bạn đang cố gắng truyền tải đến khách hàng.

Bước 2: Hiểu biết về khán giả của bạn

Nếu bạn không chắc chắn những khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai, bạn sẽ không biết cần phải thực hiện chiến dịch gì trên Facebook, đặc biệt là khi bạn dự định trả một phần chi phí cho việc này.
Ngay cả khi đã xác định đối tượng của những chiến dịch, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng những câu hỏi sau, vì chúng sẽ cung cấp cho bạn những dữ liệu hữu ích để bạn nhanh chóng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng:
  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Hành vi phổ biến của họ trên mạng xã hội là gì?
  • Điều gì trên mạng xã hội có thể kích thích khách hàng của bạn?

Bước 3: Biết được khách hàng của bạn ở đâu?

Có một ngạn ngữ: "Bạn không tìm một chú khỉ dưới nước". Nghĩa là, muốn tiếp cận được ai đó, bạn cần phải biết họ đang ở đâu. Có hàng chục mạng xã hội đang tồn tại và mỗi sản phẩm phù hợp với một số tuýp người nhất định.
Vì thế, nếu bạn biết khách hàng của mình là ai, bạn sẽ biết cần tiếp cận với họ thông qua mạng xã hội nào là tốt nhất. Bạn chỉ nên tập trung tiền bạc và thời gian cho kênh thông tin mà khách hàng của bạn sử dụng thường xuyên. Nếu bạn chạy một chiến dịch B2B, các hoạt động bằng Facebook không phải là lựa chọn tốt nhất.

Bước 4: Xây dựng nội dung

Nội dung tốt là thứ níu giữ những khách hàng đã theo dõi trang xã hội của bạn. Trước tiên, bạn cần đặt câu hỏi: Tại sao khán giả của bạn sẽ quan tâm đến những nội dung này? Bạn có mang đến thông tin giá trị không? Bạn có mang đến trải nghiệm tốt cho những người theo dõi không?
Tiếp theo, bạn cần xác định nội dung sao cho phù hợp và hỗ trợ được cho những sản phẩm của bạn. Nếu bạn đang hướng đến truyền thông thị giác, các kênh như Instagram hay Pinterest là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần đầu tư nhiều vào chất lượng hình ảnh và đẩy mạnh thực hiện các infographic.
Nếu bạn hướng đến những kênh truyền thông cơ bản như Facebook hay Twitter, bạn có thể sử dụng một tổ hợp các nội dung như: video, podcast và các bài viết.
Cuối cùng, hãy tạo nên thương hiệu cho những nội dung mà bạn tạo ra. Bạn hãy cho khách hàng và những người theo dõi trang xã hội của bạn cảm nhận được phong cách, sự khác biệt của bạn so với những trang khác. Bạn có phong cách, thể hiện được cá tính, đường lối riêng khi viết bài, cách chọn những nội dung để chia sẻ. Hãy khiến trang xã hội của bạn có cá tính nhưng đừng là một trang cá nhân, nói những vấn đề của riêng bạn.

Bước 5: Định lượng và đo lường

Điều này rất quan trọng khi bạn tham gia vào mạng xã hội. Nhiều người đã bỏ qua bước này và đánh mất cơ hội phát triển khi không thu hút được khách hàng tiềm năng. Khi bạn đưa quá nhiều thông tin trên Facebook và Twitter, bạn sẽ không biết mình cần tập trung cho nội dung nào.
Để bắt đầu, bạn hãy lập một bảng tính để ghi lại dữ liệu trong thời gian một tuần. Bạn tập trung vào những tương tác của khách hàng như like, comment, share và lượt click. Bạn có thể thử nghiệm các nội dung trên trang xã hội và ghi chú lại những thay đổi hành vi của người đọc trên bảng tính để đo lường sự tăng trưởng của chiến dịch.
Tất cả những việc bạn cần làm là luôn luôn cố gắng tạo ra những nội dung tốt và thu hút khách hàng.
Bạn cần cho mỗi thí nghiệm đủ thời gian để nhận thấy hiệu quả của nó. Nghĩa là bạn đừng mong đợi video đầu tiên đã thu hút thật nhiều lượt xem. Sau một thời gian, bạn sẽ có một bảng tính ghi lại đầy đủ những ý tưởng, nội dung nào được yêu thích và mang lại hiệu quả nhất cho chiến dịch truyền thông của mình.

Lưu ý cuối cùng

Mọi thứ trên mạng xã hội thay đổi rất nhanh. Xu hướng đến rồi đi, thói quen tiêu dùng hay các thuật toán đều thay đổi mà không báo trước. Vì thế, xây dựng một cộng đồng yêu thích sản phẩm của bạn trên phương tiện này cũng giống như xây lâu đài cát trên bãi biển. Tất cả những việc bạn cần làm là luôn luôn cố gắng tạo ra những nội dung tốt và thu hút khách hàng.
“Hãy tiếp tục xây dựng những lâu đài cát, và xây thật tốt”, Tech in Asia bình luận.
Theo Doanh Nhân Online

Trong tuần đầu tiên sau khi ra mắt, album "25" của nữ ca sĩ người Anh Adele đã bán được 3,38 triệu bản tại Mỹ, và hơn 800.000 bản tại Anh.

Theo thông tin mới từ bảng xếp hạng Billboard, album "25" của Adele chính là album đầu tiên trong lịch sử Billboard lập được kỷ lục bán hơn 3 triệu bản tại Mỹ chỉ trong tuần đầu tiên. Kỷ lục này đã hoàn toàn phá vỡ kỷ lục cũ do album "No Strings Attached" của nhóm N'Sync lập vào năm 2000 là bán được 2,4 triệu bản.
Ngoài ra, "25" còn lập kỷ lục là album đầu tiên bán được hơn 960.000 bản trên cửa hàng âm nhạc trực tuyến iTunes của Apple chỉ trong ngày đầu tiên phát hành. Trước đó, bản single "Hello" trích từ album này đã thu hút được tới 543 triệu lượt người xem sau khi được ra mắt vào tháng 10.
Theo dự kiến, doanh số của "25" chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong những tuần sắp tới, và có thể trở thành album đầu tiên trong lịch sử bán được hơn 1 triệu bản trong tuần thứ nhì sau khi ra mắt. Album trước đây của Adele là "21" đã từng bán được tới 11,24 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ.
25
Ở tuổi 27, Adele đã thực sự trở thành một trong những cái tên quan trọng của làng âm nhạc thế giới. Điều này đã sớm được tạp chí Time tiên đoán từ cách đây 3 năm, khi họ đưa cô vào danh sách Time 100 dành cho những nhân vật có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Theo bình luận của một số nhà phê bình nổi tiếng, Adele sẽ sớm có một ngày trở thành một biểu tượng ngang tầm với chính những thần tượng của cô là các huyền thoại Etta James và Ella Fitzgerald.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 6 bài học đầy giá trị từ thương hiệu Adele:

1. Luôn là chính mình

Adele từng thừa nhận rằng ngay chính cô cũng không biết mình muốn trở thành dạng nghệ sĩ như thế nào, và album của cô được ra đời chỉ là để trút bỏ những gánh nặng cảm xúc của mình. Nhưng cũng chính cái yếu tố không đi theo khuôn mẫu nào ấy đã tạo thành phong cách riêng của nhạc Adele: một chút pop, một chút jazz & blues, một chút electro, một chút soul... Những yếu tố đó kết hợp với chất giọng Cockney đặc trưng của người dân tầng lớp lao động thành London chính là điều làm nên phong cách âm nhạc đặc biệt của Adele.
Và cũng không như những đồng nghiệp phải nhờ đến sức mạnh máy móc của công nghệ autotune, tất cả những lời ca của Adele đều đến từ chất giọng thật.
Nói về những lời mời đề nghị quảng cáo, Adele từng tuyên bố với New York Times: "Tôi từng được đề nghị tham gia mọi thứ, và tôi quyết định rằng mình không muốn đánh mất giá trị của mình. Tôi muốn làm một thứ thôi, và tôi không muốn mình trở thành một gương mặt xuất hiện mọi nơi".

2. Đừng chạy theo trào lưu nhất thời

Lấy cảm hứng từ hai huyền thoại kinh điển là Etta James và Ella Fitzgerald, không có gì ngạc nhiên khi âm nhạc của Adele đã được nhiều nhà phê bình đánh giá là "không có tuổi tác".
Giữa thời buổi mà các nữ ca sĩ nổi tiếng thường dùng đến ngoại hình và những pha gây sốc để thu hút sự chú ý thì một Adele giản dị với phong cách cổ điển vẫn tạo ra được một chỗ đứng riêng.
Cô từng nói: "Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi phải sáng tác âm nhạc cho chính mình, và tôi không hề muốn làm điều gì ngoài chuyện đó".

3. Không đi vào lối mòn của thị hiếu

Trong một thời buổi mà các chuyên gia marketing cố gắng chạy theo các phân khúc khách hàng và thị trường ngách, thì Adele là một thương hiệu cực kỳ hiếm có: không phải dành cho mọi người, nhưng cũng không nhắm vào một đối tượng nào cụ thể.
Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý và âm nhạc, trong mỗi chúng ta ai cũng đều có cảm xúc hoài niệm, và những ca khúc của Adele có đủ sức mạnh thấu cảm để chạm vào nguồn cảm xúc ấy.
Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm của nữ ca sĩ này đã thu phục được trái tim của giới trẻ lẫn người trung niên. Biên tập viên âm nhạc của Daily Telegraph đã từng gọi nhạc của cô là "vừa có đẳng cấp, vừa không có giai cấp".

4. Hiểu rõ sức mạnh của mạng xã hội

Một trong những yếu tố tạo nên thành công đầu tiên cho Adele chính là ở chỗ cô đã có mặt trên mạng xã hội từ rất sớm, khởi đầu là từ trang MySpace.
Cô giải thích: "Tôi muốn có 5 triệu người lắng nghe âm nhạc của mình hơn là kiếm được 5 triệu bảng Anh. Tôi chịu khó cập nhật tin tức và viết blog cho mọi người xem, cũng như lắng nghe ý kiến của người hâm mộ".
Ngày nay, dù Adele không còn cập nhật tin tức thường xuyên trên mạng xã hội nhưng trang Twitter của cô có tới hơn 24 triệu người theo dõi và trang Instagram của cô cũng có hơn 3,2 triệu người hâm mộ.

5. Dành ra khoảng trống để sáng tạo

Kể từ khi tung ra album "21" vào năm 2011, Adele gần như rút lui hoàn toàn khỏi ánh đèn của sân khấu và báo giới để tập trung cho đời sống gia đình, cũng như tìm kiếm ý tưởng cho album "25".
Cô không liên tục tung ra single và video mới, cũng như đi lưu diễn thường xuyên như những ngôi sao khác vẫn hay làm, mà chú trọng tới việc đầu tư trau chuốt cho từng đứa con tinh thần của mình. Và sự đầu tư đó đã nhận được lòng trung thành hiếm có của người hâm mộ: khảo sát của Nielsen cho thấy rằng nhiều người đã không mua album nào khác trong suốt 4 - 5 năm liền, ngoại trừ những album của Adele.

6. Tôn trọng ý nghĩa của di sản

Adele đã nói về khoảnh khắc phát hiện ra âm nhạc của Etta James và Ella Fitzgerald như sau: "Trước đó, tôi chỉ biết về mấy thứ nhạc pop thời thượng. Việc khám phá ra Etta và Ella là một sự thức tỉnh, và khiến tôi nhận ra sự trường tồn của những huyền thoại. Tôi nhận ra là một đứa trẻ 15 tuổi như tôi lúc đó vẫn thưởng thức được các bài ca từ những năm 1940, và bắt đầu cảm thấy thôi thúc muốn tạo ra một tác phẩm mà 50 năm sau người ta vẫn muốn lắng nghe".
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư

Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi đều có một kết cục bi kịch giống nhau.

Trong lịch sử Trung Hoa, có 4 người con gái được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” - có vẻ đẹp sắc nước hương trời, làm khuynh đảo cả một đất nước và làm thay đổi lịch sử. Họ chính là: Tây Thi - vẻ đẹp “trầm ngư” (Cá chìm sâu dưới nước), Vương Chiêu Quân - vẻ đẹp “lạc nhạn” (Chim nhạn sa xuống đất), Điêu Thuyền - vẻ “bế nguyệt” (Mặt trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi), Dương Quý Phi - vẻ “tu hoa” (Hoa cũng phải e thẹn, xấu hổ). Tuy nhiên, số phận của họ đều kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là bí ẩn đối với lịch sử.
Tây Thi – món hàng hối lộ hòng thoát thân
Tây Thi, tên thật là Thi Di Quang, con gái của một tiều phu. Nàng xinh đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Truyện kể rằng, khi nàng giặt quần áo bên bờ suối, bóng nàng in xuống nước làm cá say mê quên cả bơi, từ từ lặn xuống sông. Vì thế, người ta gọi nàng là “Tây Thi trầm ngư”. Sắc đẹp của nàng chính là nguyên nhân dẫn tới việc vua Phù Sai của nước Ngô chìm đắm trong sa hoa, hưởng lạc, bỏ bê triều chính. Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một "yêu nữ" khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt (một nước chư hầu đời nhà Chu - Trung Quốc) , nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc.
Bi kịch cuộc đời tứ đại mỹ nhân trung quốc 1
Ô Tĩnh Tĩnh thủ vai Tây Thi trong phim "Tây Thi mật sử"
Tây Thi có yêu nước đến đâu, trung thành đến đâu, chẳng qua cũng chỉ là một quân cờ trong tay Câu Tiễn, bị hắn lợi dụng để hoàn thành bá nghiệp diệt Ngô của hắn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tây Thi đã “bốc hơi” một cách không sáng rõ. Trong một xã hội mà kẻ ngụy quân tử làm chúa tể, Tây Thi không chỉ là vật phẩm “gá tình” mà còn là vật hi sinh của thời đại.
Vương Chiêu Quân – món hàng đổi lấy “hòa bình”
Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (Chim nhạn sa xuống đất), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biến của thi ca, nghệ thuật. Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân đã khiến cho Hoàng hậu thấu rõ oan tình và dàn xếp cho gặp Hán vương, cuối cùng nàng được phong làm Tây Cung.
Bi kịch tứ đại Mỹ nhân Trung Quốc 2
Vương Chiêu Quân do Dương Mịch thủ vai
Nhưng sau đó, để cứu nguy cho nước nhà, Chiêu Quân đã bị cống nạp cho Hung Nô. Trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng lao mình xuống sông Hắc Thủy. Cái chết của nàng khiến cho mọi người, kể cả Phiên chúa (vua Hung Nô), ngậm ngùi thương tiếc.
Người đời sau miêu tả nàng là nữ anh hùng yêu nước nhưng không biết trong chuyện này đã chôn giấu một nỗi nhục nhã như thế nào!
Ai cũng biết, trận chiến nổi tiếng ở thành Troy nổ ra là do đàn ông Hy Lạp muốn cướp lại người phụ nữ của đất nước mình, hơn nữa cuộc chiến này kéo dài tới tận 10 năm. Trong văn hóa phương Tây, bảo vệ phụ nữ của dân tộc mình là tất cả, là lý do của chiến tranh, phía sau người phụ nữ chính là sự tôn nghiêm của đấng nam nhi của đất nước này. Nếu đem ra so sánh, phía sau nàng Chiêu Quân, chính là sự đổi chác, là sự hèn yếu của đàn ông.
Điêu Thuyền – vâng mệnh quyến rũ hai cha con Đổng Trác
Ai từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ không quên được nhân vật Điêu Thuyền, có nhan sắc tuyệt trần ví như “bế nguyệt” (Trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Hình tượng Điêu Thuyền xuất hiện trong tiểu thuyết là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quý Đổng Trác nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích đã giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền.
Bi kịch cuộc đời của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc 3
Vai Điêu Thuyền do Trần Hảo thủ vai được đánh giá là dịu dàng, nữ tính nhất
Đương nhiên, sau khi Điêu Thuyền hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, Đổng Trác chết, Lã Bố mất mạng, nàng ta cũng chẳng còn giá trị lợi dụng gì nữa. Về sau, Điêu Thuyền trôi dạt khắp nơi.
Dương Ngọc Hoàn – chết cho một gã đàn ông được sống
Dương Quý Phi là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Sắc đẹp của nàng làm “nghiêng nước, đổ thành”, khiến vua Ðường đắm đuối yêu thương, bỏ mặc việc triều chính cho gian thần Lý Lâm Phủ trông coi. Sau này, tướng sĩ bức bách buộc vua phải thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Lương thực hết, quân sĩ bất mãn, gặp bước đường cùng, vua Ðường phải đành lòng hy sinh "người đẹp khuynh nước, khuynh thành”.
Đúng ra mà nói, Dương quý phi tìm cách mê hoặc, quyến rũ vua cũng chỉ vì bà muốn giữ được Đường Huyền Tông mãi mãi, dùng dung mạo xinh đẹp của mình để được thiên tử sủng ái, được hưởng vinh hoa phú quý. Đường Huyền Tông mới là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về loạn An Sử, tội tình đúng ra không phải do bà gánh chịu.
Đường Huyền Tông vì muốn được sống sót mà vất bỏ người phụ nữ mình yêu, một hoàng đế không thể bảo vệ được người phụ nữ của mình, một gã đàn ông giết người phụ nữ của mình để được sống, Dương Ngọc Hoàn nằm dưới mồ chôn liệu có cảm động và nhớ nhung một gã đàn ông như vậy?
Theo Kênh 14

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.