Latest Post

Bạn đang tìm kiếm những chiến lược giúp nâng tầm các hoạt động tiếp thị của mình trong năm tới? Hãy xem xét một số xu hướng chủ đạo – có thể giúp Marketer đi từ con số không lên vị trí dẫn đầu trong thế giới tiếp thị số.
Dù các chỉ số tài chính kinh doanh của công ty có khả quan hay không thì chúng ta cũng sắp sửa kết thúc một năm hoạt động. Điều quan trọng là thiết lập những mục tiêu lớn hơn cho năm tới. Riêng đối với các giám đốc tiếp thị (CMO), có lẽ thách thức muôn thuở chính là “thoát khỏi những tư duy theo lối mòn” để tìm kiếm những phát kiến mới mẻ và có thể tạo nên khác biệt đột phá cho hoạt động tiếp thị của thương hiệu.
Thương hiệu của bạn đang xếp thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm? Giao diện Web trên di động của bạn có vẻ tốt hơn năm ngoái? Đội ngũ Marketing của bạn đang chạy các chiến dịch chặt chẽ và có cơ sở dựa trên các nền tảng AdWords, Facebook, Twitter hay Bing? Bạn luôn có thể tối ưu hóa giữa các nền tảng này, tuy nhiên việc luân phiên thay đổi giữa chúng sẽ không thể mang lại kết quả đột phá mà bạn đang trông đợi.
Vậy câu hỏi là phải làm gì kế tiếp?
Dưới đây là 7 lãnh địa CMO (và Marketer nói chung) nên tập trung vào trong thời gian sắp tới nếu muốn thay đổi hoàn toàn diện mạo hoạt động tiếp thị của mình. Có thể doanh nghiệp chỉ có lợi thế ở một hoặc một số lĩnh vực trong số này, nhưng bất kỳ xu hướng nào trong số chúng cũng đại diện cho một cơ hội lớn nếu bạn chưa khám phá và phát huy hoàn toàn tiềm năng của chúng.

Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX)

Liệu các quảng cáo có phản ánh đúng những trải nghiệm mà người dùng mong đợi trên Website hay ứng dụng (App)? Trang đích (Landing Page) có đáp ứng đầy đủ những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng? Con đường dẫn khách hàng đến hành động chuyển đổi sau cùng có rõ ràng và trực quan?
Hầu hết các câu hỏi này đều quan trọng đối với các chiến dịch tiếp thị, nhưng chỉ có việc triển khai theo dấu và phân tích đúng cách mới có thể mang lại câu trả lời chính xác và giúp Marketer tạo nên những khác biệt đáng kể trong trải nghiệm người dùng.
Với nền tảng miễn phí Google Analytics (GA), Marketer có thể có bước khởi đầu khá tốt để theo dõi cách người dùng gắn kết với trang, nơi họ sống, chiến dịch nào mang lại những lượt truy cập hiệu quả hơn, và nhiều thông tin khác nữa. Nhưng mặt khác, GA có hơi rối rắm và không chuyên biệt nên Marketer cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các nguồn lực phân tích, để giúp chuyển tải được những luồng dữ liệu bất tận về trải nghiệm người dùng.

Tính khả dụng của thiết bị di động

Nói đến trải nghiệm người dùng, thật ngạc nhiên là nhiều thương hiệu hàng đầu rõ ràng đã không phản ánh đúng quan điểm của người dùng trên Web di động. Ví dụ bên dưới là bằng chứng.
Có thể bạn không tin nhưng giao diện bên trên của nhãn hàng bánh donut Dunkin được đánh giá là ‘thân thiện với thiết bị di động’ (Mobile friendly), đơn giản vì nó vượt qua được thuật toán mới cập nhật của Google – MobileGeddon – chuyên nhắm đến việc đánh giá thứ hạng các Web có giao diện Mobile friendly để trả về kết quả tìm kiếm phù hợp.
Sau “Mobile-friendly”, giao diện Web di động sẽ phát triển đến bước kế tiếp là “Mobile-oriented” (giao diện Web định hướng di động). Thiết kế Web di động lúc này sẽ tập trung vào “tâm lý di động”, nghĩa là đảm bảo người dùng luôn tìm thấy thứ gì đó hữu ích để làm mỗi khi truy cập Web.
Có vài thứ Marketer phải nhớ khi thực hiện tối ưu hóa cho Web di động đó là: người dùng di động không có thời gian rảnh; họ muốn giao diện Web cho họ thấy rõ thứ họ cần làm; họ không muốn điền một mẫu đơn trực tuyến quá dài; và họ thực sự không muốn dành thời gian cho việc nhận biết đâu là nút bấm, đâu là nơi có thể nhấp chuột hoặc những thứ đại loại như vậy.
Do đó, hãy làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng, nhanh chóng và như một lẽ hiển nhiên. Nếu bạn muốn nhiều hơn từ người dùng, hãy gắn chặt các trải nghiệm Web trên nền tảng desktop thông qua những hình thức coupon (phiếu giảm giá) hay bản cập nhật tin tức (newsletter). Còn nếu muốn tận dụng một số yếu tố kỹ thuật để triển khai tốt nhất trên di động, Marketer có thể tham khảo thêm bài viết này.

Hoạt động theo dấu trên di động

Giả sử doanh nghiệp xây dựng một ứng dụng vào năm 2014, ra mắt nó năm 2015 và bắt đầu theo dõi chặt chẽ quá trình tải ứng dụng này. Qua đó Marketer biết được đâu là kênh giao tiếp giúp mang lại lượng lớn người dùng có khả năng tải ứng dụng cao, và tiến hành phân bổ ngân sách cho những kênh này.
Quá trình trên cho thấy doanh nghiệp đã đón đầu bước ngoặt của thị trường, tuy nhiên còn một quãng đường dài nữa phải đi.
Ảnh: Search Engine Watch
Chỉ theo dõi hoạt động tải ứng dụng không chưa đủ. Marketer thực sự cần biết những thông tin sâu hơn như: người dùng gắn kết với ứng dụng như thế nào – Họ tải ứng dụng, dùng thử một lần và quên ngay sau đó? Hay họ tiếp tục sử dụng ứng dụng, gặp cùng khó khăn cũ và quyết định từ bỏ ứng dụng?Trong số những người tải ứng dụng, những ai có gắn kết sâu nhất và làm thế nào công ty có thể nhân rộng dạng người dùng này khắp các phân khúc khác nhau trong tập khách hàng tiềm năng (Audience) của mình?
Với những kênh giao tiếp tính phí thông qua lượt nhấp chuột (CPC), việc chi quá nhiều để kéo lượt truy cập (traffic) đến những trang đích có giao diện nghèo nàn là một quyết định thấy trước thất bại. Điều này cũng tương tự như việc chi nhiều ngân sách cho các quảng cáo tính phí dựa trên lượt cài đặt (CPI – cost per install) trong khi ứng dụng sau đó không được sử dụng.
Marketer chỉ có thể biết được những điều này nhờ các dữ liệu thu được từ quá trình theo dấu trên di động. Hãy sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) – và một số công cụ khác nữa – để đảm bảo hoạt động theo dấu được kích hoạt và bạn có thể phản ứng với những thang đo KPI có ý nghĩa (như CPC hay CPI ở trên).

Những phương pháp thử nghiệm tiên tiến

Chúng ta đã tiến hành chạy A/B tests trong nhiều năm qua; và dĩ nhiên nó không còn mới mẻ nếu tiếp tục áp dụng cho năm 2016.
Nhưng liệu Marketer biết bao nhiêu về các mức độ thử nghiệm chuyên sâu hơn, như thử nghiệm đa biến (multivariate testing)? Thử nghiệm đa trang nội dung (Multiple-page testing)? Cấu trúc các chiến dịch để nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học? Hay dành ngân sách để thử nghiệm và phát triển những kênh giao tiếp hoặc những hiểu biết mới về khách hàng tiềm năng?
Marketer có thể lựa chọn hợp tác với Optimizely hay sử dụng nền tảng Google Website Optimizer và Visual Website Optimizer để tối ưu hóa các sáng tạo. Các nền tảng này cung cấp những hiểu biết theo thời gian thực vô cùng hiệu quả trong việc cải tiến mọi loại hình thiết kế, dù là cho Landing Page hay banner quảng cáo.
Cấu trúc chiến dịch và ngân sách thử nghiệm, tuy phụ thuộc nhiều vào triết lý kinh doanh nội bộ và yêu cầu của khách hàng, nhưng rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp liên tục tìm ra các cơ hội mới để tối ưu hóa chi tiêu quảng cáo.

Mô hình đa kênh (Attribution)

Attribution, nói ngắn gọn là khả năng tiếp cận với giá trị của từng điểm tương tác trên hành trình mua sắm của người dùng, xuyên suốt các kênh giao tiếp và thiết bị. Qua đó giúp Marketer có thêm thông tin hỗ trợ cho hoạt động phân bổ ngân sách hợp lý. Có thể tóm lược tình trạng vận dụng mô hình đa kênh của Marketer hiện nay:
Marketer chắc chắn đã từng sử dụng mô hình Attribution, ít nhất ở mức độ cơ bản như thông qua nền tảng Google Analytics. Marketer có thể gặp phải vấn đề lớn nếu cố tìm kiếm một mô hình Attribution hoàn hảo, hoặc thay đổi liên tục qua lại giữa các mô hình đa kênh như U-Shaped, Econometric hay Time Delay. Nếu đang triển khai mô hình Last-touch Attribution truyền thống (mô hình Tương tác cuối cùng – phân bổ 100% giá trị chuyển đổi cho kênh cuối cùng mà khách hàng đã tương tác trước khi mua hàng hoặc chuyển đổi), thì Marketer có thể đánh giá quá cao những kênh cuối trong phễu mua hàng (bottom-funnel – SEM), đánh giá thấp những kênh xây dựng và phát triển mức độ nhận thức của người dùng, và dĩ nhiên sẽ không có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về cách người dùng di động di chuyển giữa các giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.
Có một vài phương pháp ‘cây nhà lá vườn’ Marketer có thể đưa vào áp dụng. Nhưng nếu có đủ ngân sách, Marketer nên thử nghiệm một số mô hình, qua đánh giá xem đâu là mô hình phù hợp nhất có thể giúp phân bổ ngân sách quảng cáo tối ưu.

Mảng công nghệ

SDK, DSP, SSP, DMP, MMP... Marketer có thể biết các từ viết tắt này đại diện cho công nghệ nào, cách thức chúng hoạt động ra sao, nhưng liệu đã từng làm việc với bất cứ nhà cung cấp nào của một trong số chúng hay chưa? Hay chi tiết hơn, Marketer có biết các nhà cung cấp này đang hoạt động như thế nào không?
Khi các kênh giao tiếp và thiết bị ngày một bùng nổ, hoạt động theo dấu và mua truyền thông cũng ngày càng phức tạp. Kéo theo đó, việc chọn đúng đối tác công nghệ và duy trì mối quan hệ tin tưởng, có trách nhiệm lẫn nhau trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của một đội ngũ tiếp thị được xem là “trưởng thành”.
Đặc biệt, với vai trò một Agency, nhiệm vụ của bạn là phải liên kết những chiến dịch khác nhau để tạo nên một chương trình tiếp thị hoàn chỉnh cho khách hàng thương hiệu của mình. Tuy nhiên, một công nghệ có thể hiệu quả đối với chiến dịch này nhưng có khả năng phá hủy hoàn toàn một chiến dịch khác. Hay trong khi một số thương hiệu trung thành với Kenshoo thì số khác lại tín nhiệm nền tảng của Marin (hai công ty nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp công nghệ Marketing – Martech).
Chính vì vậy, Agency phải am hiểu và làm việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nền tảng công nghệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu và mang lại kết hợp tốt nhất cho khách hàng thương hiệu của mình.

Mạng xã hội không phải chỉ có Facebook

Nếu đội ngũ Marketing của bạn đang khai thác tối đa Facebook, bạn đang đi đúng hướng.
Với những bước phát triển đáng kinh ngạc, Facebook đang được các Marketer tận dụng như một kênh tiếp thị vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên thực tế Marketer vẫn có thể trích một phần từ ngân sách để thử nghiệm điều mới mẻ hơn, ví dụ chạy quảng cáo trên kênh Twitter, hay các nền tảng mạng xã hội mới nổi khác như Pinterest và Instagram – các cộng đồng chia sẻ ảnh vốn dĩ có thể mang lại cho Nhà quảng cáo nhiều khả năng targeting (nhắm mục tiêu quảng cáo) tương tự như Facebook.
Dĩ nhiên, có thể những nền tảng này chẳng có gì quá vượt trội hay hoàn thiện hơn Facebook. Nhưng ít nhất, với những doanh nghiệp sớm nhận ra và tận dụng nó – đặc biệt kết hợp với khả năng sáng tạo dồi dào trong đội ngũ Marketing nội bộ của mình – thì sẽ có cơ hội rất lớn để tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội đầy tiềm năng với chi phí thấp (cho tới khi nào mà thị trường bắt đầu sôi động với nhu cầu cho các nền tảng này ngày một tăng và giá bị đẩy lên).
Cuối cùng, nếu Marketer cảm thấy bị quay mòng mòng với những xu hướng ở trên, hãy bình tĩnh và xem xét thật cẩn thận. Mỗi một lĩnh vực có những bước đi nhỏ giúp Marketer có thể dựa vào để lên kế hoạch tiếp thị một cách chi tiết. Trong nhiều trường hợp, nó chỉ đơn giản (và cốt yếu) như việc tìm được một đối tác thực sự hay thiết lập được đúng mục tiêu kỳ vọng.
Theo Brandsvietnam

Không chỉ có các sự kiện quốc tế, Infographic này còn thống kê cả những sự kiện nóng hổi từ thị trường Việt Nam, trong đó có công nghệ.

Theo bạn, đâu là sự kiện đáng nhớ nhất trong tổng số 17 dấu mốc được chúng tôi đưa ra trong Infographic này?

Dưới đây là biểu đồ thông tin về công nghệ năm 2015:


Theo GenK

Dưới đây là những lưu ý khi ăn tôm mà bất cứ ai cũng phải biết để không mang bệnh vào người.

Tôm là món ăn ngon và được nhiều người ưa chuộng, nhưng nếu không biết cách sử dụng sẽ cực nguy hại tới sức khỏe, hãy lưu ý!
lưu ý khi ăn tôm
Tôm là món ăn ngon và được nhiều người ưa chuộng.

Cẩn thận khi kết hợp tôm với vitamin c

Theo các nhà khoa học, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia, phối kết hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh, tạo nên các món ăn ngon, bổ dưỡng.
Trước đó, đã có người phụ nữ Đài Loan chết đột ngột với dấu hiệu chảy máu mũi, miệng, tai và mắt do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Lý do được giải thích là vỏ tôm chứa thạch tín (asen), ăn chung với vitamin C đã xảy ra ngộ độc trầm trọng.
Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Chicago (Mỹ), vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này không độc đối với cơ thể con người, nhưng nếu ngay lúc đó uống Vitamin C thì phản ứng hoá học sẽ xảy ra: Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203 là chất thường dùng để vẽ viền vàng các loại bát đĩa). Chất Arsenic độc hại sẽ làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) cho biết, vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến độ gây độc cho chính con tôm, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là tôm sống trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều thạch tín (như những nơi sản xuất hoá chất công nghiệp).
Tuy trường hợp ăn vỏ tôm uống cùng Vitamin C gây chết người ở trên là hy hữu, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo: Tôm là thực phẩm ngon bổ, được nhiều người ưa chuộng, nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn vì có thể gây tử vong. Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng nên ăn vừa phải, tránh trường hợp đáng tiếc mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý khi ăn tôm

Không ăn tái
Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.
Ngoài ra cũng cần nói thêm, có một số ít người, nhất là trẻ em có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla... cũng dễ gây dị ứng). Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa.
Không nên ăn vỏ tôm
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.
Theo Phunutoday

Dưới đây là những người không nên ăn tôm dù thèm tới mấy vì nó gây hại cho sức khỏe khôn lường.

Tôm là loại thực phẩm giàu chất đạm tốt cho sức khoẻ, vitamin B12, axit béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Tuy nhiên, khi ăn tôm, những nhóm người dưới đây cần hết sức lưu ý để không hại sức khỏe!
những người không nên ăn tôm
Tôm là loại thực phẩm giàu chất đạm tốt cho sức khoẻ.

Người không nên ăn tôm

Người đau mắt đỏ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Không nên cho trẻ đau mắt đỏ ăn tôm. Khi cho bé ăn tôm, mẹ nên bóc bỏ toàn bộ vỏ.
Người từng dị ứng hải sản
Những bé từng bị dị ứng với hải sản cần tuyệt đối kiêng tôm, thậm chí nên rửa sạch cả bát đũa nếu những đồ vật này dùng để đựng hải sản trước đó. Sau khi cho bé ăn tôm hoặc ăn hải sản, sau khoảng 4 giờ mới nên cho trẻ ăn những trái cây giàu acid tannic.
Phụ nữ mới sinh con
Theo dân gian thì sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng. Những người sinh mổ nếu ăn tôm có thể dẫn đến sẹo lồi. Nhưng thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên. Nếu bạn bị sẹo lồi sau mổ thì đó là do vấn đề cơ địa của bạn mà thôi.
Tôm cũng là thực phẩm giàu protein, tốt cho sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, tôm còn giàu canxi nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, vì vậy, sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

Lưu ý:

Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn.
Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn là người bị dị ứng với món ăn này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều.
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, lưu ý không cho bé ăn tôm sống, cá hay hải sản chưa chín kỹ vì bé dễ mắc bệnh giun sán.
Theo các nhà khoa học, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia, phối kết hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh, tạo nên các món ăn ngon, bổ dưỡng.
Theo Phunutoday

Những giai nhân được lựa chọn vào hậu cung Trung Quốc không phải chỉ cần xinh đẹp. Người xưa đã dựa vào 7 quy tắc sau đây để tuyển chọn mỹ nhân cho hoàng đế:

1. Chọn chân
Mô tả ảnh.
Đôi chân nhỏ bé như bông sen vàng ba tấc chính là thứ thu hút nhất của người phụ nữ cổ
Trong con mắt của đàn ông thời cổ đại, đôi bàn chân chính là thứ thu hút nhất ở phái yếu. Cho nên, thời cổ đại khi chọn mỹ nhân, trước hết phải chọn chân. Còn việc so chân chọn người đẹp thì có rất nhiều tên gọi như “Tái Túc Hội”, “Sái Túc Hội”, “Liên Túc Hội”... Chủ yếu, người xưa chọn phụ nữ có đôi chân nhỏ nhắn, càng nhỏ càng đẹp, vì người ta quan niệm phụ nữ quý tộc cần có dáng đi nhẹ nhàng, chậm rãi, thậm chí còn có vẻ như sắp ngã.
2. Chọn mái tóc
Mô tả ảnh.
Mái tóc đẹp thường dài thẳng, bồng bềnh như mây
Mỹ nữ ngày xưa được đánh giá cao bởi mái tóc dài, thẳng, đen mượt như nhung, tên gọi “Ố phát thiền tấn” ra đời để miêu tả cho vẻ đẹp này: “Ố” là chỉ mái tóc dài đen mượt, “Thiền tấn” chỉ tóc mai hai bên má phía gần tai.
3. Mùi hương cơ thể
Làn da người phụ nữ có mùi thơm ngọt ngào thì được coi là người đẹp. Mùi hương này không phải do nước hoa, mà là mùi thơm cơ thể tự nhiên. Ngoài Hương Phi nổi tiếng nhà Thanh, có truyền thuyết nói Tây Thi cũng là người đẹp có mùi thơm cơ thể tự nhiên.
4. Eo nhỏ, da trắng
Đây là một quan điểm khá gần gũi với quan niệm về vẻ đẹp hiện đại. Eo người phụ nữ phải thật nhỏ, khi đi giống như cành liễu mảnh mai trước gió, trong các thư tịch còn miêu tả người phụ nữ đẹp chuẩn mực là có vòng eo “chưa ôm vừa vòng tay” . Da trắng chỉ làn da trắng như tuyết.
5. Chọn tay
Mô tả ảnh.
Bàn tay đầy đăn, ngón tay thon dài, trắng nõn được coi là bàn tay đẹp
Ngón tay và cánh tay của phụ nữ thời cổ đại rất được coi trọng, là một mỹ nhân thì ngón tay phải thon thả mà mềm mại, cánh tay phải trắng ngần, hơn nữa phải tròn trịa căng mọng. Bàn tay đẹp thể hiện một cuộc sống sung túc, dồi dào, không phải lo về tiền của – đây là hình mẫu của một tiểu thư chính hiệu.
6. Lông mày
Lông mày của mỹ nhân xưa thường dài và đen, uốn cong hình lá liễu. Vào thời Tây Chu, để có được đôi lông mày đẹp, người phụ nữ thường cạo mày đi, rồi dùng màu đen để vẽ lại lông mày sao cho đẹp và sắc nét.
7. Đôi mắt
Đôi mắt to tròn, trong sáng, vừa có vẻ ngây thơ vừa mang một nỗi buồn man mác là vẻ đẹp rất dễ động lòng của các mỹ nhân xưa. Người xưa coi trọng một mỹ nhân có đôi mắt sáng tinh anh, có nghĩ là đôi mắt phải vừa đẹp, vừa có thần thái.
Mô tả ảnh.
Người xưa rất ưa chuộng mỹ nhân có đôi mắt to tròn, trong sáng
Quy chế tuyển mỹ nữ vào hậu cung của hoàng đễ Trung Quốc là một quá trình vừa khắt khe, vừa nghiêm ngặt. Từ đó có thể thấy, mỹ nữ phục vụ vua phải là những người đẹp hoàn hảo đến mức độ nào.
Theo Phunutoday

Theo các chuyên gia y tế, muốn duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật, hãy thực hiện những cách sau.
Dưới đây là những cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi nguy cơ bị mắc bệnh:
Rửa tay
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính có 16% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và rất nhiều các bệnh từ thực phẩm có thể được ngăn ngừa bằng hành động đơn giản là rửa tay bằng xà phòng và nước.
Khi rửa tay bạn cần đảm bảo chà tay bằng xà phòng khắp bề mặt tay, sau đó làm sạch các kẽ ngón tay hay dưới móng tay của bạn, cần rửa tay ít nhất 20 giây mới đủ thời gian làm sạch các bề mặt trên tay. Sau khi rửa tay có thể lau khô bằng giấy, khăn sạch hoặc máy sấy. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trên bề mặt tay nắm cửa hay vòi nước có rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở các nhà vệ sinh công cộng. Nên sau khi đã rửa tay sạch, có thể dùng khăn giấy để tắt vòi nước hay mở cửa nhà vệ sinh, đảm bảo việc vệ sinh tay tốt nhất. . Sau đó rửa sạch và lau khô tay của bạn bằng cách sử dụng một máy sấy không khí hoặc khăn giấy hoặc khăn sạch.
Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, ngủ không đủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư và làm suy yếu các chức năng của cơ thể như trí nhớ hay hệ miễn dịch. Một số bằng chứng cho thấy thiếu ngủ còn làm cho bạn dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm, và nhiễm  các loại virus khác.
Tiêm phòng cúm
Đối với những người mắc bệnh ung thư, các phương pháp điều trị căn bệnh này thường làm hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm, dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm hay cảm lạnh. Chính vì vậy Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo người mắc bệnh ung thư nên tiêm phòng cúm, trừ khi có một lý do nào đó (như phác đồ điều trị ung thư quy định không được dùng vaccin đó). Người bệnh hoặc người bình thường khi tiêm vaccin cúm phải đến các cơ sở y tế, không nên tự ý tiêm tại nhà.
Tham gia hoạt động thể chất vừa phải
Các nghiên cứu chỉ ra rằng vận động có thể cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.
Tuy nhiên, nên tập thể dục với cường độ vừa phải, không nên tập mạnh, điều đặc biệt cần chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng, sức khỏe và tình trạng bệnh của mình. Một trong những cách đơn giản nhất để đo cường độ tập thể dục thích hợp cho bạn là dựa vào các bài kiểm tra nói chuyện. Bài tập phù hợp là khi bạn vừa vận động vừa có thể nói chuyện rõ ràng, nhưng không thể hát được. Nếu bạn tập thể dục mà chỉ nói một vài từ là phải thở mạnh thì bạn đang tập quá sức của mình.
Bổ sung vitamin D
Nhiều  người cho rằng vitamin D là “thuốc của thế kỷ 21". Đó là do các nghiên cứu đã cho thấy vitamin D có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, nó không chỉ hỗ trợ hệ miễn dịch tối đa hóa chức năng cơ bắp, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, từ đó phòng tránh bệnh tật. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy các thụ thể vitamin D trên hầu hết các tế bào trong cơ thể, nên đây là loại vitamin rất cần thiết cho hoạt động của tế bào.
Giữ đường hô hấp ấm
Đặc biệt trong mùa lạnh, hệ hô hấp cần được giữ ấm. Virus gây bệnh cảm lạnh thường có khả năng bùng phát khi gặp nhiệt độ và độ ẩm thấp, vì vậy mùa thu, đông con người dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp hơn các mùa khác.  Ngoài ra với độ ẩm trong không khí thấp làm màng nhầy của mũi bị khô lại, làm bạn dễ mắc bệnh Làm cho khoang mũi của bạn có đủ độ ẩm là tạo cho nó một cơ chế phòng vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm không khí bớt khô, nhưng lưu ý vệ sinh máy để tránh đưa vi khuẩn vào phòng.
Dùng “siêu thực phẩm”
Đó là những loại thực phẩm có nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hoạt động.  Hầu hết các loại rau và hoa quả được coi là siêu thực phẩm, chúng là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như selen hay axít béo omega-3 . Các loại hạt, cá hồi , mầm lúa mì là những thực phẩm luôn được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Tránh những nơi đông người
Càng nhiều người tập trung ở không gian đông người như nhà hàng, trung tâm thương mại... thì nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm càng cao do không gian chật hẹp, khép kín, lưu thông không khí kém. Đối với người khỏe nguy cơ  nhiễm bệnh truyền nhiễm không cao, nhưng khi cơ thể suy yếu, tụ tập ở những nơi đông người càng làm tăng thêm khả năng mắc bệnh. Vì vậy nên hạn chế tập trung ở chỗ đông người khi không cần thiết.
Giữ cho bếp sạch và sử dụng thực phẩm an toàn
Theo CDC, mỗi năm có khoảng 48 triệu người Mỹ bị bệnh do thực phẩm, và khoảng 3.000 người chết vì bệnh từ thực phẩm. Để hạn chế tối đa những nguồn gây ngộ độc hoặc ô nhiễm thực phẩm trước hết bạn cần đảm bảo căn bếp của mình được sach sẽ. Thường xuyên vệ sinh những nơi chế biến thức ăn nhất là sau khi chế biến các loại thực phẩm sống.
Bỏ thuốc lá
Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, cách tốt nhất để tránh mắc bệnh là bỏ thuốc hoặc khuyến khích người thân của mình bỏ thuốc. Bởi hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư phổi mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác, kể cả cảm lạnh và nhiễm virus. Thuốc lá làm suy giản hệ miễn dịch của bạn, đây chính là cơ hội để các loại virus, vi khuẩn xâm nhập.
Bạch Dương
Theo SKĐS

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.