Articles by "thiet-ke-web"

Hiển thị các bài đăng có nhãn thiet-ke-web. Hiển thị tất cả bài đăng

Responsive design là gì?

Responsive design, hay thiết kế mang tính phản hồi (dịch sát nghĩa), là thuật ngữ chỉ việc website của doanh nghiệp có khả năng thay đổi giao diện và nội dung sao cho phù hợp với từng thiết bị điện tử. Nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu responsive design, điều đó đồng nghĩa với việc website của bạn đáp ứng được mọi thiết bị và môi trường của người dùng, từ máy tính cá nhân, máy tính bàn cho tới máy tính bảng và điện thoại. Với mỗi thiết bị, độ phân giải, kích cỡ ảnh và chữ cũng như nội dung hiển thị đều khác, nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu và thói quen sử dụng của người dùng.

Vậy tại sao mỗi doanh nghiệp đều cần có Responsive design website(RDW)?

#1. Đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng di động

Như đa số các chuyên gia Việt Nam đã dự đoán, tỉ lệ người sử dụng di động sẽ tăng đáng kể vào năm 2014. Bạn cũng có thể xem số người truy cập vào website của doanh nghiệp mình nhờ vào công cụ Google Analytics. Chọn Audience->Mobile->Overview, khoảng thời gian là 12 tháng vừa qua.



Theo một khảo sát gần đây, tỉ lệ người dùng di động dự đoán sẽ tăng tới con số 5 tỉ vào năm 2017. Riêng châu Á Thái Bình Dương chiếm tới 3 tỉ người. Vì vậy, việc sở hữu RDW giúp doanh nghiệp của bạn đáp ứng được nhu cầu của một số lượng lớn khách hàng. Website là bộ mặt của doanh nghiệp, cũng là nơi thu hút khách hàng mới. Chắc hẳn bạn không muốn khách hàng truy cập vào website của bạn và phải ngán ngẩm bỏ đi? Hãy thử tưởng tượng, khi khách hàng vào một website không có tính phản hồi, họ phải zoom in, đẩy sang trái, đẩy sang phải mà vẫn không thể tìm thấy nội dung họ cần.

#2. Thu hút những khách hàng truy cập website trên đường đi

Một trong những lí do chính khiến khách hàng truy cập website bằng điện thoại thay vì bằng máy tính là do họ đang trên đường đi. Nhìn thấy tên một nhãn hàng thú vị khiến họ muốn truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết, muốn order một món đồ ăn hay một mặt hàng nào đó vv.. RDW đảm bảo rằng dù khách hàng truy cập bằng phương tiện nào, họ cũng có thể biết được ngay lập tức thông tin sản phẩm cũng như cách thức mua hàng/đăng kí/liên hệ.


#3. Quản lí nhiều hiển thị chỉ với một lần chỉnh sửa

Với responsive design, bạn chỉ cần một lần chỉnh sửa là có thể thay đổi hiển thị trên nhiều thiết bị và môi trường khác nhau. Điều này tiết kiệm công sức và tiền bạc hơn rất nhiều so với việc chỉnh sửa từng hiển thị một.

Vậy thiết kế mang tính phản hồi tốn bao nhiêu tiền và phải làm như thế nào?

Chi phi cho RDW phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, có thể dao động từ vài trăm đến vài ngàn đô.

Có 2 cách làm, một là nhờ thiết kế. Độ phức tạp của thiết kế website hiện tại sẽ quyết định việc làm responsive design nhanh hay chậm.

Cách thứ 2 là sử dụng các nền có sẵn (responsive design themes) và thiết kế website trên những nền đó.

Nguồn: Socialmediaexaminer,Forbes

Làm thế nào để thiết kế Website doanh nghiệp giúp gia tăng giá trị cho thương hiệu của bạn?

Thương hiệu thực sự có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Một khi doanh nghiệp thành công trong việc xây dựng thương hiệu, nó đóng vai trò như thể sức mạnh chính của những chiến dịch inbound Marketing.

Khách hàng tin tưởng hơn vào những công ty có thương hiệu để chi tiêu số tiền khó khăn lắm mới kiếm được của họ vào sản phẩm và dịch vụ của bạn. Họ sẽ giới thiệu với người khác về sản phẩm của bạn. Khách hàng không phải suy nghĩ hai lần trước khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu, bất chấp giá cả, vì họ tin vào những gì họ sẽ nhận được. Giá trị của thương hiệu dường như đã ngấm vào khách hàng.

Thiết kế website để gia tăng giá trị thương hiệu
Thiết kế website doanh nghiệp để gia tăng giá trị thương hiệu

Tuy nhiên, thương hiệu không chỉ giới hạn với các nhóm doanh nghiệp lớn và các công ty trị giá hàng tỷ đô la. Tất cả mọi người nên cố gắng để tạo ra một thương hiệu, bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
Chính vì thiết kế website thường là bước khởi đầu cho toàn bộ công việc xây dựng thương hiệu, đây là những cách để làm cho website của bạn góp phần gia tăng thêm giá trị cho thương hiệu doanh nghiệp:

Thiết kế đơn giản nhưng tinh tế

Đơn giản hầu như luôn luôn là một phần của câu chuyện thành công vì một lí do: đó chính là bản chất của chúng ta. Chúng ta có thể thích một cái gì đó phức tạp nhưng chúng ta sẽ không vui vẻ với nó.

Sự đơn giản có thể làm cho mọi thứ nhẹ nhàng hẳn. Nó là cách để hoàn thành mọi công việc. Sự đơn giản có ở trong tất cả, từ những bài viết hay cho tới những mẫu thiết kế đẹp nhất thế giới. Nếu bạn cố gắng làm cho mọi thứ phức tạp, thì bạn chỉ làm giảm cơ hội thành công của bạn mà thôi.

Áp dụng vào việc thiết kế web doanh nghiệp, hãy giữ cho giao diện website của bạn đơn giản nhưng phải tinh tế. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, tất cả những gì bạn cần thể hiện là một vài trang về những gì bạn làm và một blog. Bạn sẽ không cần một đống trang đầy ắp nội dung về những sự kiện hot nhất, cũng không cần sử dụng flash. Đơn giản gọn nhẹ nhưng thể hiện được hết những điều muốn nói.

Thiết kế web cho khách hàng, chứ không phải cho bạn

Hãy nhớ rằng: không ai quan tâm đến bạn, ít nhất là không nhiều như bạn nghĩ, đó là điều chắc chắn.
Hầu hết các doanh nghiệp chỉ thiết kế web để thể hiện họ to lớn và thành công như thế nào. Trang “Giới thiệu” của họ kéo dài lê thê làm người đọc phải lăn chuột nhiều lần giống như một cuốn sách không bao giờ có thể đọc hết. Bài đăng trên blog của họ gần như luôn nói về các hội nghị họ tham gia, những bữa tiệc cuối tuần mà họ có, tiệc sinh nhật của một nhân viên mà họ đã tổ chức, và các tính năng mới của sản phẩm của họ.

Những điều đó tốt cho việc làm mới nội dung nhưng… không quan trọng. Hãy tập trung xây dựng và duy trì một trang web cho độc giả, visitor, hoặc khách hàng của bạn. Đừng chỉ vì mục đích thể hiện bạn, bởi vì khách hàng không quan tâm điều đó đâu.

Chính khách hàng là những người mua hàng của bạn, vậy tại sao lại xây dựng một trang web để thỏa mãn ước muốn xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn ? (tốt hơn là nên sử dụng trang web hoặc blog cá nhân của bạn cho việc đó)

Đầu tư vào các yếu tố “gây ấn tượng đầu tiên”

Vì tất cả các doanh nghiệp đều bắt đầu từ vạch xuất phát và không có thương hiệu để nói chuyện, không có bằng chứng thực nghiệm về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tại thời điểm khởi đầu. Tuy nhiên, vẫn có một số thứ có thể làm cho khách hàng tin tưởng bạn.

Những yếu tố này trông có vẻ tầm thường và không đáng bận tâm, nhưng không phải vậy và không phải ai cũng biết điều này.

Giả sử bạn bắt đầu xây dựng thương hiệu với một cái tên ngắn gọn dễ nhớ, hãy tạo ra một logo đơn giản nhưng vẫn thể hiện được tầm quan trọng hoặc ý nghĩa mà thương hiệu của bạn đại diện. Phát triển một logo như thế đòi hỏi phải có đầu tư nhưng kết quả mà nó mang lại sẽ xứng đáng với nỗ lực của bạn.

Màu sắc bạn sử dụng cho trang web, vị trí của các nút, cách thức văn bản được sắp xếp, độ đáp ứng các thiết bị di động của website, tổng thể thiết kế cuốn hút người xem sẽ tạo ra tất cả những ấn tượng quan trọng đầu tiên – Đó là những lợi thế duy nhất mà bạn nên có khi bạn mới bắt đầu hoặc đang ở trong giai đoạn đầu của việc xây dựng thương hiệu.

Đầu tư vào việc copywriting nội dung website

Thương hiệu giúp khách hàng có được ấn tượng về cách mà những sản phẩm và dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề của họ. Trong khi logo, đồ họa, và thiết kế tổng thể của trang web xác định ấn tượng đầu tiên, thì nội dung được copywriting ( nội dung tiếp thị) của website sẽ giúp củng cố những ấn tượng đầu tiên đó.

Một khi bạn đầu tư nghiêm túc vào việc copywriting nội dung cẩn thận, bạn sẽ nhận thấy rằng khi khách hàng bắt đầu đọc nội dung trang web, họ sẽ đào sâu các bài viết khác của bạn trên blog. Không phải ngẫu nhiên mà nói việc copywriting nội dung có đầu tư nghiêm túc đã mang lại những thành công vượt bậc cho rất nhiều doanh nghiệp. Đó là điều mà bạn nên học hỏi.

Kể một Câu chuyện marketing hấp dẫn?

Có lẽ bạn đã nghe nói nhiều về content marketing và hiệu quả của nó trong việc marketing online hiện nay. Nhưng bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng và đầu tư nghiêm túc. Content marketing không phải là bạn chỉ viết những nội dung tiếp thị nhạt nhẽo, quảng cáo nhỏ giọt bằng cách nói liên miên sau đó ngồi trông chờ gia tăng tỉ lệ convertion.

Điều bạn cần là cách kể chuyện marketing một cách có sức mạnh. Nội dung bạn viết ra cần thuyết phục, động viên, truyền cảm hứng và thu hút khách hàng mục tiêu. Cái cốt lõi là cung cấp giá trị mà khách hàng tiềm năng cần thông qua kể chuyện marketing bằng những bài viết trên website và các loại hình nội dung sáng tạo.

Bạn sẽ cần một câu chuyện. Doanh nghiệp của bạn cần một mục tiêu. Xác định mục tiêu đó và tìm ra một cách để nhắc lại mục tiêu này trong suốt website của bạn. Làm cho tất cả khách hàng dễ dàng biết đến bạn, yêu những gì bạn làm, và tin tưởng bạn sẽ giải quyết được vấn đề của họ.

Loại bỏ những sự cố không đáng có

Một trong những điều sai lầm khi doanh nghiệp lựa chọn đối tác thiết kế website thiếu chuyên nghiệp đó là họ không lường được những sự cố nhỏ nhưng lại để hậu quả khá nghiêm trọng.

Hầu hết các website thiết kế không cẩn thận đều có liên kết dẫn đến trang 404 ( liên kết hỏng dẫn tới trang không tồn tại). Tệ hơn nữa, nếu nhấp vào liên kết (bị hỏng) sẽ không dẫn khách hàng đến đâu cả.

Các trang web tải chậm, và hầu hết các nội dung quan trọng nằm dưới fold (phía dưới màn hình khi chưa lăn chuột) cho nên visitor phải di chuyển chuột để đọc. Và thiết kế sẽ trở nên nhàm chán nhất khi không có gì ngoài những hình ảnh nhạt nhẽo không truyền được cảm hứng tới khách hàng. Một số trang thậm chí không tải hết, và đôi khi website có vấn đề với giỏ hàng, các nút bấm không đáp ứng, hoặc các form không hoạt động.

Những điều trên tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có tác động rất lớn và rất phổ biến ở các website thương mại điện tử. Khách hàng nổi tiếng là những người thiếu kiên nhẫn. Một khi họ bỏ đi, bạn ít có cơ hội để đưa họ quay lại (ngay cả với phương pháp marketing mới như retargeting (công nghệ quảng cáo đeo bám)).

Hãy hiểu đúng về những điều trên khi quyết định lựa chọn đối tác để giao trọng trách thiết kế website cho doanh nghiệp, bởi vì bạn đang trên con đường xây dựng thương hiệu của mình. Doanh nghiệp của bạn bây giờ sắp có thể mang lại giá trị (và cũng có thể truyền đạt giá trị đó).

Dù bạn phải quan tâm đến website, copywritng nội dung, chiến lược marketing của bạn, hay thương hiệu, ít nhất đó là các bước đầu tiên bạn cần phải có.

Theo TaKa.com.vn

Thiết kế website chuẩn SEO luôn là một trong những yêu cầu tất yêu được đặt ra khi các bạn – những người đang có những ý tưởng phát triển kinh doanh online, tìm đến các công ty thiết kế website. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại gọi nó là yêu cầu tất yếu, chính bởi vì tầm quan trọng của việc chuẩn SEO sẽ giúp trang web của bạn không những thân thiện mà còn là bước đệm trong công cuộc bứt TOP.

Hôm nay, Dịch vụ SEO sẽ giới thiệu đến các bạn mẹo thiết kế website chuẩn SEO đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả:
Mẹo thiết kế website chuẩn seo

Nghiên cứu từ khóa tối ưu

Dù đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và tôi tin rằng khi đã nhắc đến quy trình chuẩn SEO thì điều này sẽ vẫn luôn là điều đầu tiên được nhắc đến.

Bạn muốn tối ưu trang web của mình thì bạn phải hiểu bạn đang làm gì. Bạn phải nắm được đâu là điều mà bạn mong muốn người dùng tìm được trong website của bạn. Với những kỹ năng về SEO mà có lẽ tôi không cần nhắc lại thì việc phân tích đối thủ, phân tích từ khóa sẽ là một bước vô cùng quan trọng cho một sự bắt đầu.

Nhận được những dấu hiệu tốt từ các nguồn web

Đó là công cuộc submits website của bạn lên công cụ tìm kiếm và ngoài ra đó là các nguồn  bookmark, diễn đàn,… Tất nhiên, đòi hỏi đó phải là một nguồn website đáng tin cậy và chất lượng tốt. Chúng ta thường dùng câu “chọn bạn mà chơi” để nói về ảnh hưởng tốt xấu từ cách thách chọn bạn để chơi. SEO cũng vậy, để mình là tốt trong mắt Google thì mình phải chơi với những thằng thật tốt.

Xây dựng trang web dễ đọc trong mắt công cụ tìm kiếm

Hãy vận dụng một cách khéo léo CSS để giảm thiếu đến tối đa mã HTML cho trang web của bạn. Bởi vì Google chỉ có thể đọc được các thẻ HTML, nếu bạn giảm thiểu được thì việc load trang của bạn sẽ rất nhanh. Và google rất thích điều này.

Điều hướng dễ dàng

Điều hướng là một trong những điểm không thể thiếu trong trang web của bạn. Không chỉ là giúp trang web của bạn tốt và thân thiện hơn trong mắt người dùng mà còn trong cả mắt công cụ tìm kiếm. Nên nhớ rằng, link nội bộ rất quan trọng trong quá trình làm SEO của bạn.

Xây dựng link chất lượng

Giống như tôi đã nói ở phần submit trang web, việc xây dựng liên kết cho website của bạn cũng rất cần quan tâm đến yếu tốt “chọn bạn mà chơi”. Hãy kiếm thật nhiều người bạn tốt để chơi, và tất nhiên, hãy vận dùng khéo léo và nhuần nhuyễn những kỹ năng SEO của mình để xây dựng mô hình link hợp lý.

Xây dựng sitemap

Sơ đồ trang web hay sitemap có thể tạm gọi là bản giới thiệu ngắn gọn trang web của bạn với các công cụ tìm kiếm.  Hãy cố gắng tạo ra một bản giới thiệu đầy đủ nhất nhé, như vậy thì việc công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web của bạn sẽ rất nhanh và không gặp nhiều khó khăn.

Tận dụng kỹ năng và công cụ SEO

Đối với việc sử dụng mã nguồn mở ví dụ như WordPress đã giúp ích không nhỏ trong công việc SEO. Bạn chỉ cần nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản khi sử dụng wordpress và cập nhật những plug-in hỗ trợ cho SEO để tăng khả năng tối ưu công việc SEO cho trang web của bạn.

Hãy quan tâm đến tất cả các thẻ quan trọng và tối ưu nó. Thẻ Title, thẻ description, thẻ keyword, thẻ tag,…không phải ngẫu nhiên đâu mà sinh ra những thẻ đó cho bạn. Hãy sử dụng mọi kỹ năng phân tích để tối ưu những thẻ đó.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm thêm những yêu tố về thẻ H1, H2, thẻ alt cho ảnh,…

thiết kế website chuẩn seo

Và cuối cùng, nội dung là vua

Trong thể giới seo, trước kia là tứ trụ. Nhưng sau một loạt những thay đổi, một loạt những đợt cập nhật thuật toán của Google thì nội dung đã vươn lên chiếm lấy ngai vương SEO. Vì vậy, bạn hãy nhớ và luôn tìm mọi cách để có được nội dung mới mẻ và sáng tạo.

Trên đây chỉ là những mẹo nhỏ và có thể nói là cơ bản nhất cho một sự khởi đầu với SEO, nhưng những gì thuộc về cơ bản thì luôn cần thiết, phải không?

Chúc các bạn thành công trong công cuộc SEO của mình.

Cũng giống như những hình thức thiết kế khác, thiết kế website cũng không nằm ngoài những ngoại lệ đó là việc thay đổi thường xuyên theo xu hướng. Và một thực tế khá là không vui cho lắm đó là ai biết nắm bắt xu hướng và chạy theo xu hướng của thời đại thì sẽ nhanh chóng có được những kết quả tốt. Dẫu sao thì, dự đoán được xu hướng là cái gì đó không chắc chắn trong tương lai nên cũng không thể đặt trọn niềm tin vào nó.

Tuy nhiên, vẫn có những xu hướng mà bạn tin rằng nó sẽ đến trong những khoảng thời gian nhất định trong năm. Ví dụ như, mùa đông, mùa thu hoặc những dịp lễ tết. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về 5 xu hướng thiết kế web cho mùa đông 2013 – 2014 nhé.

1. Phẳng và đẹp

Một năm trước với thành công vang dội của iPhone và các thiết kế của iOS. Khi đó skeuomorphism là một xu hướng thiết kế web có tầm ảnh hưởng nhất thời gian đó. Skeuomorphism hay còn được biết đến là một xu hướng thiết kế web resembles real-life objects (tương tự như thực thể ngoài đời thực). Đó là gì? Đó là khi bạn truy cập một website, một báo điện tử thì bạn có cảm giác như cầm một tờ báo thật vậy hoặc những hiệu ứng lật trang,…

5 xu hướng thiết kế web cho mùa đông 2013-2014

Và đó cũng là tiền nhân của cái mà chúng ta vẫn gọi là thiết kế web phẳng (flat web design). Giờ thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những mẫu thiết kế này, thậm chí win 8 cũng chính là một trong những hệ điều hành thực hiền tốt giao diện Flat.

Vậy thiết kế phẳng có yêu cầu gì không? Không quá cao, Flat web nghiêng nhiều hơn về yếu tố đơn giản trong con mắt người dùng. Màu sắc cũng đơn giản, không phức tạp hoặc quá sặc sỡ. Các khối cạnh cũng không cần phải chăm chút tỉ mỉ. Không cần quá nhiều hình ảnh hoặc ảnh động. Và một điểm đó là mang lại cảm giác rộng rãi cho người xem.

Xu hướng thiết kế web phẳng rất phù hợp với các trang web bán hàng trực tuyến hoặc các website giới thiệu sản phẩm dịch vụ.

2. Màu sắc tương phản

Màu sắc – tiếng nói của website. Tất nhiên rồi, một website còn được ví von như một bức tranh mà màu sắc sẽ là tiếng nói của nó. Khách hàng cũng sẽ cảm nhận trang web của bạn thông qua màu sắc của nó.

5 xu hướng thiết kế web cho mùa đông 2013-2014

Phối màu, đó là một bài toán không hề đơn giản chút nào đối với các nhà design. Họ sẽ dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm những màu sắc phù hợp.

Không nằm ngoài những vấn đề nêu trên, xu hướng mùa đông năm nay đó là thiết kế web phẳng kết hợp với màu sắc tương phản hợp lý nhằm tạo nên sự nổi bật cho các góc cạnh. Thậm chí kể cả không phải thiết kế phẳng đi nữa thì sự tương phản là cần thiết để tạo nên sự sâu và nóng cho website. Rất phù hợp cho xu hướng mùa đông năm này, đặc biệt với các website về ẩm thực, nhà hàng.

3. Khoảng trắng là bạn!

Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên với xu hướng này, những hãy yên tâm vì khoảng trắng ở đây là một không gian rộng bạn dành cho thiết kế để tạo ra sự thoáng đãng cho website của bạn. Đặc biệt, với mùa đông thì màu trắng có vẻ đem lại cho người ta một cảm giác lạnh lạnh như tiết trời vậy.

5 xu hướng thiết kế web cho mùa đông 2013-2014

Tất nhiên, không phải là để cả trang web một màu trắng đến rợn người được. Đó phải là sự kết hợp khéo léo giữa những đối tượng khác trong website để làm màu nền trắng làm nổi bật thêm chúng lên.

4. Grid everywhere!

Một lần nữa hãy lôi windows 8 ra làm ví dụ cho xu hướng này nhé. Đúng, đó là một phong cách thiết kế phẳng và đừng quên là Grid (lưới) nữa nhé. Bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra nó khi bạn bật start của win 8 lên.

5 xu hướng thiết kế web cho mùa đông 2013-2014

Tuy Grid web không phải là một xu hướng mới lạ gì nhưng uy điểm của nó thì vẫn còn nguyên. Xu hướng này rất thích hợp với các website thiên về trình diễn sản phẩm bằng hình ảnh. Tất nhiên, chỉ hình ảnh mới đem lại hiệu quả cao cho nó vì phong cách này không cần bạn phải vắt óc ra viết nội dung nhiều đâu.

5. Responsive web

Cũng không có gì lạ vì Responsive web design đã là xu hướng của năm 2013 rồi. Tuy nhiên, vẫn không hề thừa khi nhắc lại một lần nữa. Dù sao thì mùa đông nên đa phần mọi người đều muốn nằm trong trăn và lướt web, đúng là không gì sướng bằng phải không nào? Vậy thì lý do gì mà bạn không đáp ứng ngay xu hướng này để không mất đi một lượng khách hàng lớn nhỉ?

5 xu hướng thiết kế web cho mùa đông 2013-2014


Kết lại:

Thiết kế website vẫn luôn chịu sự tác động không nhỏ của xu hướng. Chính vì vậy, việc nắm bắt xu hướng của thời đại không chỉ là giúp cho nhà thiết kế có được những sản phẩm ưng ý, mà còn giúp các chủ nhân website có thể yên tâm hơn trong quá trình phát triển của mình.



Nếu bạn dạo một vòng trên internet bạn sẽ thấycó rất nhiều bài viết liệt kê danh sách những lỗi thiết kế Web. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết đó kiểu như: "Những lỗi chung nhất" (“Most common”) hay “Top 10 lỗi”. Cứ mỗi lần đọc lướt qua những danh sách này, tôi tự nghĩ: "Có lẽ có trên 10 lỗi...". Sau đó tôi quyết định viết ra cụ thể tất cả các lỗi thiết kế hiện ra trong đầu. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tôi đã liệt kê khoảng 30 lỗi. Sau đó, tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên mạng, và danh sách được tăng thêm đến 43!


Bước tiếp theo là viết mô tả ngắn gọn cho mỗi lỗi, và kết quả là một bảng tổng hợp các lỗi mà bạn sẽ xem dưới đây. Một vài điểm đã được số đông thừa nhận, nhưng cũng có nhiều điểm gây tranh luận. Hầu hết các lỗi nêu ra ở đây đúng cho bất kỳ kiểu trang web nào, có thể là một trang kinh doanh hay là một Blog. Hãy xem những lỗi đó là gì!

1. Độc giả phải biết được đại ý của trang trong vòng vài giây: Sự chú ý là một trong những thước đo giá trị của trang trên internet. Nếu độc giả không hình dung được trang của bạn đang nói về cái gì trong vài giây, có thể anh ta sẽ đi nơi khác mất. Trang của bạn phải truyền đạt cho được thông điệp, tại sao tôi phải mất thời gian để đọc nó, và vấn đề quan trọng là truyền đạt SAO CHO THẬT NHANH!


2. Tạo mục lục sao cho có thể đọc lướt qua được: ở đây là internet, không phải một cuốn sách, vì vậy hãy quên đi những cụm văn bản thật lằng nhằng. Có thể tôi sẽ ghé thăm trở lại trang Web của bạn ở thời điểm khác, nhưng phải đảm bảo rằng tôi có thể đọc lướt toàn bộ nội dung của trang. Nên tạo các điểm mục, đầu mục, đầu mục con, danh sách. Bất cứ cách nào có thể giúp độc giả lọc được những thông tin họ đang tìm kiếm.

3. Đừng dùng các font chữ lạ không đọc được: tôi chắn chắn rằng có một vài font chữ giúp trang của bạn tinh vi hơn. Nhưng vấn đề là chúng có đọc được không? Nếu mục đích chính của bạn là cung cấp cho người đọc những bài viết có giá trị thì bạn nên tạo cảm giác thoải mái cho họ khi đọc trang của bạn.

4. Đừng dùng những font chữ quá nhỏ: điểm phía trước áp dụng ở đây, bạn muốn chắc chắn rằng người đọc cảm thấy dễ chịu khi đọc nội dung trang của bạn. Tất nhiên Firefox có một tiện ích để tăng kích cỡ của chữ, nhưng nếu tôi cần thiết phải dùng nó trên trang của bạn, có thể đó sẽ là lần đầu cũng là lần cuối tôi ghé trang của bạn!

5. Đừng mở những cửa sổ trình duyệt mới: tôi thường làm thế trên trang Web đầu tiên của tôi. Lập luận rất đơn giản, nếu tôi mở những cửa sổ trình duyệt mới cho những link trong trang web của tôi, người đọc sẽ chẳng bao giờ ở lại thêm ở trang của tôi để đọc tiếp. SAI! Hãy để người đọc tự lựa chọn họ muốn mở link ở đâu. Đó là lý do tại sao các công cụ duyệt Web bao giờ cũng có nút “Back”. Đừng lo về việc dẫn độc giả đến với trang Web khác, anh ta sẽ quay trở lại nếu anh ta muốn Do not worry about sending the visitor to another website, he will get back if he wants to (sau này thậm chí những trang khiêu dâm cũng đã để ý đến điều này…).

6. Đừng định dạng lại cỡ của các cửa sổ trình duyệt của độc giả: hãy để độc giả tự điều khiển trình duyệt của họ. Nếu bạn điều chỉnh cỡ, bạn đã mạo hiểm do đã tạo nên sự rối rắm cho người đọc, vì vậy bạn đã mất điểm trong mắt của họ (hậu quả là sẽ mất khách, hehe)!

7. Đừng yêu cầu đăng ký, trừ phi cần thiết lắm: hãy để mọi thứ suôn sẻ, khi tôi duyệt Web, thứ tôi cần là thông tin chứ không phải những điều làm mất thời gian! Đừng bắt tôi phải đăng ký, để lại email, và những thứ linh tinh khác, trừ phi điều đó là tối cần thiết (tức là, trừ phi bạn thấy điều đó là tốt, tôi sẽ chịu khó đăng ký vậy)!

8. Đừng bao giờ đăng ký độc giả vào bất cứ chương trình nào mà chưa được sự đồng ý của họ: đừng bao giờ tự động đưa tên của độc giả vào chương trình nhận thư thông báo (newsletter) khi họ đăng ký thông tin trên trang của bạn. Việc gởi những email không mong đợi không phải là phương thức tốt nhất để kết bạn.

9. Đừng nên quá lạm dụng Flash: ngoài việc làm tăng thời gian load trang web, việc lạm dụng quá mức các Flash gây khó chịu cho độc giả. Bạn dùng nó chỉ trong trường hợp bạn phải thể hiện những nét riêng mà nó không được hỗ trợ bởi các trang tĩnh.

10. Đừng nên add nhạc lên trang Web: trong giai đoạn khởi phát của internet, những nhà phát triển web luôn cố gắng để tích hợp nhạc vào trang web. Bạn nghĩ thế nào? Họ đã sai lầm kinh khủng! Đừng có add nhạc vào, nên chấm dứt!

11. Nếu bạn PHẢI chơi một file audio, hãy để độc giả tự mở nó: ở một vài tình huống, bạn cần một file audio. Bạn có nhu cầu muốn truyền giọng nói đến người đọc hoặc tour hướng dẫn của bạn có một đoạn audio. Như thế thì OK. Chỉ cần đảm bảo rằng, độc giả có thể tự điều khiển, nếu anh ta muốn, anh ta sẽ bật nút "Play" để nghe nhạc sau khi vào trang của bạn.

12. Đừng làm trang của bạn bị loạn lên với những huy hiệu (badge): trước tiên, các huy hiệu của mạng và của giới truyền thông sẽ làm cho trang của bạn rất là không chuyên. Thậm chí, nếu đó là các huy chương hoặc chứng nhận, bạn nên đặt chúng ở trang “About Us”.

13. Đừng nên dùng một trang chủ chỉ để giới thiệu trang Web "thực sự": tốt hơn là, giảm số các bước để độc giả có thể truy cập vào nội dung chính của trang web của bạn.

14. Đảm bảo việc cung cấp thông tin liên hệ cho độc giả: không có điều gì tệ hơn việc một trang Web lại không có thông tin liên lạc. Nó tệ không chỉ với độc giả, mà điều đó còn tệ đối với bản thân bạn. Bạn sẽ mất đi rất nhiều phản hồi từ phía độc giả.

15. Đừng làm mất nút “Back”: đây là nguyên tắc rất cơ bản của tính tiện lợi. Đừng làm mất đi nút "Back" trong bất kỳ tình huống nào. Chẳng hạn, việc mở cửa sổ trình duyệt mới sẽ làm mất nó, và một vài link Javascript cũng sẽ làm mất nút "Back".

16. Đừng dùng những dòng chữ nhấp nháy: trừ phi độc giả của bạn đến thẳng từ năm 1996 thì bạn nên làm thế.

17. Tránh các cấu trúc URL phức tạp: một cấu trúc URL đơn giản, dựa trên keyword, không chỉ giúp bạn tăng thứ hạng trên các máy tìm kiếm mà còn giúp cho người đọc dễ dàng hơn trong việc xem xét toàn bộ nội dung của trang của bạn trước khi chính thức viếng thăm.

18. Dùng CSS trên các bảng HTML: các bảng HTML thường tạo ra các layout cho trang web. Tuy nhiên, với sự kỳ vọng từ CSS, không lý nào lại bỏ qua nó. CSS nhanh hơn, chắc chắn hơn, và nó cung cấp cho bạn rất nhiều đặc trưng riêng.

19. Đảm bảo rằng độc giả có thể search toàn bộ trang Web của bạn: có một lý do giải thích tại sao các máy tìm kiếm đã cách mạng hóa internet. Bạn có thể đoán được, bởi vì chúng giúp chúng chúng ta dễ dàng tìm được thông tin chúng ta đang cần. Đừng có quên tạo một công cụ search trên trang của bạn.

20. Tránh việc làm lấp đi các danh mục: thiết kế sao cho độc giả có thể trực tiếp thấy toàn bộ các danh mục trong trang của bạn. Bạn lấp đi (drop-down) các menu sẽ dẫn đến nhiều nhầm lẫn cho độc giả và sẽ ẩn đi những thông tin họ thật sự muốn tìm.

21. Dùng điều hướng bằng ký tự: điều hướng bằng ký tự không chỉ giúp nhanh hơn mà còn đảm bảo hơn cho độc giả. Chẳng hạn, nó sẽ có ích cho những độc giả đang duyệt web mà bị chặn truy cập hình ảnh.

22. Nếu bạn đang tạo link đến những tập tin pdf, hãy hiển thị nó ra: bạn đã bao giờ nhấp lên một cái link để xem trình duyệt của mình bị tê liệt trong khi Acrobat Reader bật lên để mở một file pdf chưa? Một cách rất hay để tránh gây khó chịu cho người đọc đó là, hãy cho hiển thị toàn bộ link đến file pdf để người đọc có thể thực sự thấy nó, và từ đó họ có thể chọn là mở nó hay không.

23. Đừng làm người đọc ngộ nhận với các phiên bản khác nhau của trang Web của bạn: tránh làm cho độc giả ngộ nhận với quá nhiều phiên bản khác nhau của trang web bạn đang sở hữu. Bandwidth nào tôi thích hơn? 56Kbps? 128Kbps? Flash hay HTML? Làm ơn, chỉ cần cho tôi nội dung thôi!

24. Đừng nên chèn quảng cáo vào nội dung: việc chèn các quảng như Adsense vào trong nội dung sẽ làm tăng tỉ lệ kích chuột trên một nội dung ngắn. Tuy nhiên, về lâu dài, nó sẽ làm giảm độc giả. Gây khó chịu cho người đọc đồng nghĩa với việc mất đi độc giả!

25. Dùng cấu trúc điều hướng đơn giản: đôi khi làm giảm một cái gì đó lại có thể thu được thêm cái khác. Quy luật này được ứng dụng cho người và cho các sự lựa chọn. Đảm bảo rằng trang của bạn có một cấu trúc điều hướng rõ ràng, đơn giản. Điều cuối cùng bạn muốn đó là, đừng làm cho người đọc nhầm lẫn mà hãy nên giúp cho anh ta nhanh chóng tìm ra thông tin anh ta đang cần.

26. Tránh “dẫn dắt”: đừng bắt người đọc phải xem hay đọc một thứ gì đó trước khi anh ta truy cập đến nội dung thực sự. Điều này thực sự là làm phiền người đọc, và anh ta chỉ ở lại để đọc nếu những thứ mà bạn cung cấp thật sự là duy nhất!

27. Đừng có dùng FrontPage để thiết kế Web: ở đây tôi đề cập đến một chương trình thiết kế web rẻ tiền FrontPage. Mặc dù thiết kế web với FrontPage sẽ dễ dàng hơn, nhưng kết quả thu được chỉ là những code được tạo một cách thủ công và nghèo nàn, không tương thíchvới các trình duyệt web khác nhau và có quá nhiều lỗi.

28. Đảm bảo rằng trang của bạn phải tương thích với các trình duyệt web khác nhau: không phải trình duyệt web nào cũng được tạo giống nhau, và không phải tất cả các trình duyệt đều có thể hiểu được (dịch được) CSS và các ngôn ngữ lập trình khác theo cùng một cách. Dù bạn có thích điều đó hay không, bạn cũng cần phải làm sao để trang web của bạn tương thích với hầu hết trình duyệt hay dùng trên mạng, nếu làm ngược lại, về lâu về dài bạn sẽ mất đi rất nhiều độc giả.

29. Đảm bảo việc thêm text neo vào cho các link: tôi thú nhận là tôi thường mắc phải lỗi này, cho đến thời gian gần đây mới nhận ra. Sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta bảo mọi người hãy "nhấp vào đây" (tôi cũng thế, phải sửa ngay - ND). Nhưng điều đó không đem lại hiệu quả. Đảm bảo rằng phải thêm text thích hợp cho link. Điều này sẽ đảm bảo cho người đọc biết được khi họ nhấp vào cái link đó họ sẽ đến đâu, và nó cũng sẽ tạo các lợi ích SEO cho các trang ngoài nơi mà link đang đề cập đến.

30. Đừng làm mờ đi các link: bên cạnh việc có một text neo rõ ràng cho link, người đọc cũng phải nhận biết được các link đang nămg chỗ nào trên thanh trạng thái của trình duyệt của anh ta. Nếu bạn làm link của bạn mờ đi (có thể bởi vì chúng là các link affiliate hoặc do một lý do nào đó khác), trang của bạn sẽ bị mất điểm!

31. Làm cho các link hiển thị: khách viếng thăm có thể nhận ra được một cách dễ dàng nơi nào có thể nhấp vào được và nơi nào không. Đảm bảo rằng các link của bạn có màu tương phản (thường thì màu xanh chuẩn là tối ưu nhất). Có thể bạn thêm gạch chân cho link.

32. Đừng nên gạch dưới hoặc tô màu văn bản bình thường: không nên gạch dưới văn bản bình thường trừ phi tối cần thiết. Điều này chỉ là để người đọc nhận ra các link dễ dàng, đừng để họ nhầm lẫn rằng một thứ gì đó có thể nhấp vào, nhưng thực tế lại không phải vậy.

33. Làm cho những link đã nhấp vào bị đổi màu: điểm này rất quan trọng cho tính khả dụng của trang web. Việc đổi màu của những link đã nhấp vào rồi giúp người đọc tự nhận ra được, trong trang này những chỗ nào anh ta đã link qua, những link nào chưa ghé thăm.

34. Đừng dùng nhiều ảnh động: trừ phi trang của bạn đang quảng cáo các banner đòi hỏi cần phải dùng ảnh động, tránh các ảnh động! Chúng làm cho trang thiếu tính chuyên nghiệp và làm loãng sự tập trung lên nội dung chính.
35. Đảm bảo rằng bạn dùng các thuộc tính ALT và TITLE cho ảnh: bên cạnh việc nhận được thêm lợi SEO, các thuộc tính ALT và TITLE cho ảnh sẽ đóng vai trò quan trọng cho các độc giả hời hợt (blind visitors?)

36. Đừng dùng màu quá chói: nếu người đọc cảm thấy đau đầu sau khi ghé trang của bạn trong 10 phút liên tục, có thể bạn nên chọn một loại màu khác tốt hơn. Thiết kế bảng màu xung quanh các đối tượng (tức là, phối màu theo hướng làm cho người đọc tập trung vào nội dung, v.v.).

37. Đừng dùng các pop-up: ở đây đề cập đến bất cứ kiểu pop-up nào. Thật là một ý kiến bậy bạ khi tăng số lượng các khối quảng cáo trên trang web của mình.

38.Tránh các link Javascript: khi người đọc bấm vào các link này, chúng sẽ chạy một Javascript nhỏ. Vì người đọc luôn có vấn đề với chúng, hãy tránh xa các link Javascript.

39. Đưa vô các link chức năng ở cuối trang: người đọc thường kéo chuột xuống tới cuối (footer) của một trang nếu họ không tìm được các thông tin đặc biệt. Ít nhất bạn phải tạo một link đến trang chính, và có thể tạo một link đến trang "Contact Us".

40. Tránh các trang quá dài (vì vậy tôi chia bài này làm hai phần - ND): hãy nghĩ xem, nếu người đọc rê chuột xuống dưới mãi để đọc nội dung, anh ta có thể sẽ bỏ qua chúng. Nếu điều đó xảy ra với trang web của bạn, hãy tạo bài viết ngắn hơn, và hãy cải tiến cấu trúc điều hướng.

41. Không cuộn ngang: cuộn dọc có thể thông cảm được, nhưng không thể mắc lỗi như thế về cuộn ngang. Bây giờ hầu hết độ phân giải của màn hình cỡ 1024 x 768 pixels, vì vậy hãy đảm bảo trang của bạn phải vừa vặn với độ phân giải đó.

42. Đừng nên phạm các lỗi phát âm hay ngữ pháp: đây không phải là một lỗi thiêt kế web, nhưng nó cũng là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến chất lượng của trang web. Đảm bảo rằng các link và văn bản của bạn không chứa lỗi phát âm hay ngữ pháp nào.

43. Nếu bạn dùng CAPTCHA, đảm bảo rằng các chữ cái có thể đọc được: rất nhiều trang dùng các lọc CAPTCHA như một biện pháp để giảm spam khi nhận xét hoặc điền các mẫu đăng ký. Chỉ có một vấn đề đặt ra đó là, hầu như lúc nào người đọc cũng cần phải gọi toàn bộ gia đình của họ để giải mã các chữ cái!!!

Thiết kế web hay thiết kế website đơn giản là công việc tạo một trang Web cá nhân hoặc cho công ty, doanh nghiệp, tổ chức…Để thiết kế được một trang Web ta có 2 phương thức chính là: Website tĩnh và Website động.

Thiết kế Web tĩnh (Sử dụng HTML)

Thiết kế web tĩnh là sử dụng các đoạn mã HTML, ảnh, video, Flash để tạo một giao diện cho trang web và tên file được lưu có phần mở rộng là: .html hoặc .htm. Trong web tĩnh không có hệ cơ sở dữ liệu như MySQL hay MSSQL.

Đối với một website tĩnh, khi muốn thay đổi giao diện cho các trang web con thì người viết phải thay đổi bằng tay cho từng trang một do vậy web tĩnh có 3 điểm yếu là:


  • Khó thay đổi giao diện
  • Khó thay đổi nội dung nếu như người quản lý trang web không có kiến thức về HTML
  • Và không có khả năng tương tác web


Trong các web tĩnh thế hệ mới, đã được bổ xung thêm chức năng thay đổi giao diện hàng loạt. Các trang web tĩnh này sẽ có phần đuôi mở rộng thay vì .html và .htm mà là .php. Trong web PHP tĩnh, các mã HTML đều được giữ nguyên chỉ thêm một cú pháp để gọi thư viện template.

Thư viện template là một file chứa giao diện của toàn bộ trang web và có phần mở rộng là .tpl. Khi người quản trị trang thay đổi các file template này thì giao diện trang web sẽ thay đổi theo.

Như vậy với các website tĩnh thế hệ mới chỉ kém website động ở khâu cập nhật nội dung và thực thi các tương tác trên nền web.

Thiết kế web động

Web động là web có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng để cung cấp thông tin cho Website, điểm mạnh của web động so với web tĩnh là khả năng quản lý dữ liệu web tốt, khả năng tương tác trên hệ thống web…

Ngôn ngữ
Trong giai đoạn khởi đầu của website, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng như: JSP, ASP, PHP, ASP.NET… Nhưng hiện tại có 2 ngôn ngữ được dùng phổ biến là PHP và ASP.NET.

PHP được dùng trên các máy chủ lưu trữ web dùng hệ điều hành Linux như: CenOS, Debian, Fedora, RedHat, Ubuntu… các file có phần mở rộng là .php. Và thường theo cấu trúc LAMP. Ở một số máy chủ lưu trữ web còn hỗ trợ PHP trên nền Windows với cấu trúc WAMP.

ASP.NET được dùng trên các máy chủ lưu trữ web dùng hệ điều hành của Microsoft như Windows Server 2003, Windows Server 2008… các file có phần mở rộng là .aspx.

Để đưa website lên mạng điều đầu tiên là cần một máy chủ lưu trữ web và máy chủ này phải được kết nối Internet liên tục. Trong các giải pháp lưu trữ trên mạng có thể sử dụng: Share Hosting – tức mua một dung lượng nhất định trên máy chủ, VPS – tức một máy chủ chạy với công nghệ ảo hóa, Dedicated Server – một máy chủ vật lý.

Và một tên miền cho website để định hướng được người dùng truy cập và website của bạn. Tên miền có thể là .com, .net, .org. v.v…

Ở bài viết này, Tôi sẽ không nói về những lợi thế của website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến nữa. Những gì tôi muốn nói đến là trong quá trình làm việc với nhiều khách hàng, Tôi nhận thấy họ hoàn toàn thiếu kiến thức về việc thế nào là một website thương mại điện tử hiệu quả. Chúng tôi nghĩ rằng đó là thực trang chung không chỉ riêng khách hàng của Tôi mà là đại đa số những người kinh doanh trực tuyến hiện nay.

Tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu về việc thiết kế trang chủ và layout cho website thương mại điện tử, những yếu tố có thể giúp việc kinh doanh trực tuyến của bạn phát triển.

Làm thế nào để vận hành tốt Một Trang Web Thương Mại Điện Tử?

Chắc chắn, không có một công thức tổng quát nào để đảm bảo rằng cửa hàng trực tuyến của bạn sẽ trờ nên nổi tiếng, nhưng có một số yếu tố cần thiết nói chung và những yếu tố mà bạn không nên bỏ qua khi lên kế hoạch thiết kế website thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến.
Trước hết – bạn cần phải hiểu rõ ràng về những mục tiêu chính của trang chủ trong website thương mại điện tử, mục tiêu cần đạt được đó là:

a. Làm cho website thương mại điện tử của bạn bán được hàng
Nghe có vẻ lạ nhưng có rất nhiều website thương mại điện tử được thiết kế mà không suy nghĩ về việc bán hàng. Có những trang web rất đẹp nhưng hoàn toàn vô dụng khi nói đến việc mua sắm. Các trang web này có thể đại diện cho thương hiệu hoặc cửa hàng, nhưng tất cả những gì các trang này làm là đặt một nút “Mua” trên website mà thôi. Một số doanh nghiệp, các công ty thiết kế website không hề chú ý đến những chi tiết đó.

b. Cho khách hàng thấy lợi ích của sản phẩm
Có một danh sách các chủng loại sản phẩm hoặc một mạng lưới sản phẩm đa dạng có thể là điều hoàn hảo để giúp cửa hàng trực tuyến của bạn. Các chương trình khuyến mại đặc biệt và hàng mới về cũng rất hữu ích để mời gọi khách mua hàng. Nhưng bạn có biết rằng, có một lượng lớn người lướt web không biết chính xác những gì họ muốn, họ chỉ muốn lướt web vòng quanh vậy thôi. Là một người bán hàng trực tuyến, mục tiêu của bạn là khai thác thị trường đó và cho họ thấy những gì họ đang bỏ lỡ.
c. Tạo được niềm tin với visitor
Mọi người rất cẩn thận với việc chi tiêu trực tuyến nhất là người dùng Việt Nam hiện nay, vì thế họ muốn biết tất cả mọi thứ về các sản phẩm mà họ đang mua, quá trình mua bán, phương thức thanh toán, dịch vụ giao hàng, bảo hành vv, để giúp họ an tâm khi đưa ra quyết định và cam kết một giao dịch.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng trang chủ của bạn có liên kết đến các trang thông tin thích hợp. Tầm nhìn xa như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, và giảm số lượng thắc mắc trước khi mua của khách hàng.
Và bây giờ, TAKA muốn gợi ý cho bạn một số tính năng mà có lẽ sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lợi nhuận. Nghiên cứu kĩ bài này trước khi lên kế hoạch phối hợp với công ty thiết kế web để thực hiện dự án của bạn. Lưu ý rằng các tính năng này cần thiết nhưng không bắt buộc.

10 Yếu tố Cần Thiết mà Trang Web Thương Mại Điện Tử Của Bạn Nên Có

1. Logo rõ ràng

Một logo rõ ràng và đáng chú ý là một business card cho cả các website mới thành lập cũng như đã có thương hiệu. Khi nói đến mua sắm trực tuyến, một logo dễ nhận biết là một nhân tố tạo dựng lòng tin cho một công ty hoặc tổ chức. Các thương hiệu nổi tiếng hơn có thể có đủ khả năng thiết kế website thương mại điện tử với một trang chủ tối giản đẹp mắt nhưng vẫn hiển thị đầy đủ các tính năng tối thiểu. Một logo hoặc biểu tượng nổi tiếng, một hình ảnh đẹp hoặc video và nút ‘Mua’ là đủ để đáp ứng yêu cầu của các thiết kế đó.

Chanel
Trang chủ website thương mại điện tử chanel

Sony

homepage website tmdt sony

Adidas
website thương mại điện tử của adidas

Samsung
homepage website tmdt samsung

2. Deal khuyến mãi, quà tặng, và vận chuyển miễn phí

Người ta thường ra quyết định rất nhanh chóng cho dù họ có thích trang web hay không, đó là lý do tại sao bạn nên thu hút sự quan tâm của họ trong một vài giây khi họ vừa mới bước vào website, nếu không họ sẽ tìm đến một website khác với một trang chủ hấp dẫn hơn. Và không có gì thu hút tốt hơn và nhanh hơn bằng các deal khuyến mãi. Hàng triệu người gần như mất trí trong thời gian giảm giá, và mua bất cứ thứ gì chỉ vì chúng được giảm giá.

Một số bị thu hút bởi chính sách vận chuyển miễn phí, hoặc giảm giá – nhưng gần như tất cả mọi người quan tâm đến chương trình khuyến mãi. Do đó, giảm giá và deal đặc biệt thường là những điều đầu tiên mà khách truy cập website tìm kiếm. Những sự hứa hẹn hấp dẫn và giá cả độc đáo sẽ kích thích visitor chi tiêu, chi tiêu, và chi tiêu hơn nữa.

Vì vậy, bạn nên đặt một banner bắt mắt với dòng cung cấp giảm giá ở phần trên của trang chủ của một website bán hàng trực tuyến.

Mọi người cũng thích chính sách vận chuyển miễn phí. Bây giờ bạn đang bán hàng với cả thế giới, không chỉ thị trường trong nước, vì vậy bạn nên tính toán đến chi phí vận chuyển.
Để tiết kiệm những phí tổn không cần thiết khi vận chuyển, nhiều cửa hàng trực tuyến thường điều chỉnh giá đặt hàng tối thiểu bao gồm chi phí vận chuyển. Khách hàng thường mua số lượng lớn từ các nhà bán lẻ và thương hiệu lớn. Do đó, giá đặt hàng để được miễn phí vận chuyển là không quan trọng và không phải là một sự cản trở đối với người mua. Hơn nữa, ngay cả khi không phải là mùa khuyến mãi, mua hàng trên web vẫn có thể rẻ hơn trong các cửa hàng – đó là lý do tại sao giới hạn giá tối thiểu có thể được chấp nhận.

eToys

trang chủ website tmdt Etoys

Forever 21
Homepage website thời trang forever21

Victoria ‘s Secret
Website tmdt victoria

3. Tin Tức Mới Nhất Và Các Sản Phẩm Phổ Biến Nhất

Khi có tin tức, thời gian khuyến mãi hoặc các sự kiện sắp diễn ra mà người mua nên biết về sản phẩm, thì trang chủ là nơi tốt nhất để đặt các tin tức đó.

Đừng làm cho nó quá phức tạp mà hãy làm cho khách hàng dễ dàng nhận ra deal độc quyền với giá cả hấp dẫn. Hơn nữa, khách hàng quen sẽ có khả năng xem xét một số mặt hàng “mới” đang giảm giá chứ không muốn dành nửa giờ duyệt web để tìm kiếm một sản phẩm mới và hợp thời trang nào đó.
Hãy nhìn vào 3 cửa hàng trực tuyến nổi tiếng dưới đây, các trang này đã biết cách để thu hút sự chú ý của khách hàng với các sản phẩm và chương trình khuyến mãi của họ:


Apple

Thiết kế website tmdt apple

Amazon
Thiết kế web amazone

Watches
website-tmdt-watches

4. Sản Phẩm Mang Thương Hiệu

Không phải lúc nào bạn cũng đoán được các khách hàng tiếp theo sẽ tìm kiếm điều gì, nhưng nó không có nghĩa là bạn nên đặt tất cả các sản phẩm của bạn trực tiếp trên trang chủ. Những gì bạn nên làm là luôn luôn đưa ra lời chào hàng hấp dẫn và thú vị nhất. Cách này tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho các nhà bán lẻ có danh mục sản phẩm khổng lồ.

Nếu bạn đang khuyến mãi một mặt hàng nào đó, thì hãy đặt chúng lên đầu tiên. Nó sẽ thu hút sự quan tâm của những khách truy cập lần đầu, những người không biết chính xác họ đang tìm kiếm những gì. Hơn nữa, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn cung cấp một cơ hội “mua sắm hàng thương hiệu”. Khách hàng có thể tìm thấy những gì họ cần một cách hiệu quả như trong 3 trang web sau đây.

Toolup
website-tmdt-toolup

Beauty 
website thương mại điện tử beauty

Drugstore
website thương mại điện tử drugstore

5. Giỏ hàng, hộp đăng nhập và tìm kiếm

Các giỏ mua hàng, hộp đăng nhập và hộp tìm kiếm thường được đặt cùng nhau tại mọi trang web thương mại điện tử. Hiếm có trang nào mà lại không có giỏ mua hàng. Biểu tượng giỏ mua hàng phổ biến nhất là một chiếc giỏ đơn giản, vì vậy trang web của bạn cũng nên làm tương tự. Nhiều cửa hàng cũng cung cấp cho khách hàng tài khoản cá nhân để kiểm tra tất cả các đơn đặt hàng trước đó và hiện tại của họ.

Mỗi khách hàng đăng ký có thể chọn một tên đăng nhập cá nhân và mật khẩu để truy cập thêm. Bên cạnh đó, những chủ sở hữu của tài khoản này có thể được cung cấp gói giảm giá đặc biệt từ các chủ cửa hàng và tham gia các chương trình khuyến mãi khác nhau.

Nếu bạn có một website bán hàng trực tuyến có nhiều lựa chọn về hàng hóa, thì hộp tìm kiếm là bắt buộc phải có. Điều này cũng được chứng minh phổ biến với các khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm cụ thể mà họ chỉ cần xác định vị trí từ website bán hàng của bạn để dặt hàng.

M & S
website-thuong-mai-dien-tu-MS

Online Gadgets Storewebsite-thuong-mai-dien-tu-online-gadgets-store

Walmart

website-tmdt-walmart

6. Các icon cho hệ thống thanh toán

Các trang web thương mại điện tử phải phục vụ nhiều khách hàng từ khắp nơi trên thế giới và mỗi khách hàng lại có hệ thống thanh toán ưa thích của riêng mình. Hơn nữa, có thể có những hạn chế kỹ thuật trong một phương thức hoặc tùy chọn thanh toán, và đó là lý do tại sao nên làm rõ phương thức thanh toán trước.

Ví dụ, một số trang web thương mại điện tử không chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế. Những trang khác lại đòi hỏi địa chỉ thanh toán của khách hàng và địa chỉ giao hàng phải thuộc cùng một quốc gia với cửa hàng chính thức.

Cửa hàng trực tuyến thường sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, phiếu quà tặng, trả tiền mặt khi giao hàng, PayPal, vv, như là hệ thống thanh toán chính của họ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các biểu tượng thanh toán ở chân hoặc ở góc trên bên phải của trang web. Như bạn có thể thấy với các ví dụ sau đây, chi tiết thanh toán sẽ được hiển thị trên trang chủ một cách dễ thấy.

Play.com
website-tmdt-play

Brand Neusense

website-tmdt-brand-neusense

Shoon
website-tmdt-shoon

7. Social Media Links

Người ta nói rằng gần 20% giao dịch trực tuyến được thực hiện sau khi lướt qua trang mạng xã hội. Người tiêu dùng có xu hướng lấy ý kiến của số đông. Các trang mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Twitter, là các nguồn tốt nhất, nếu không muốn nói là nhanh nhất, để có được các thông tin bạn cần về tất cả mọi thứ.
Hơn nữa, các tài khoản trên mạng xã hội mang lại cơ hội tuyệt vời để quảng cáo: các cộng đồng trực tuyến có thể giúp định vị khách hàng hoạt động và có ảnh hưởng nhất, hoặc tìm ra những người chưa biết đến cửa hàng. Đối với cửa hàng trực tuyến, đó là một kênh tốt để khách hàng cập nhật những tin tức mới nhất, hoặc giảm giá đặc biệt chỉ hướng tới Facebook hay Twitter.
Dưới đây bạn có thể tìm thấy một số ví dụ thành công của việc sử dụng mạng xã hội:

Inkefx
website-tmdt-inkefx

Benetton
website-tmdt-benetton

Newegg
website-thuong-mai-dien-tu-newegg

8. Số Điện Thoại Và Trò Chuyện Trực Tuyến

Với mua sắm trực tuyến, người mua tương tác với người bán hàng qua mạng máy tính thực hiện giao dịch mà không còn bị ràng buộc về mặt địa lý. Tuy nhiên khi có vấn đề, khách hàng sẽ muốn nói chuyện với ai đó. Đây là cốt lõi của sự cần thiết cho một đội ngũ hỗ trợ cửa hàng; các đường dây nóng 24/7 và các cuộc trò chuyện trực tiếp là những hình thức được đánh giá cao của dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nếu việc mua bán trực tuyến được thực hiện cả ngày và đêm, cần phải cung cấp dịch vụ khách hàng 24/24 để giải quyết phần đông những thắc mắc trước khi mua và sau khi mua. Hơn nữa, người ta có thể online từ nơi làm việc của họ hoặc tại nhà, chính vì vậy mà mua bán- và bất kỳ yêu cầu nào kèm theo- có thể đến bất kỳ lúc nào trong ngày.

Dưới đây là 3 cửa hàng trực tuyến cung cấp sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Wiltshire Farm Food

website-tmdt-Wiltshire-Farm-Food

Lulu’s
website-tmdt-lulus

Versapak
Website-tmdt-Versapak

9. Tìm kiếm vị trí cửa hàng

Bố trí một tab tìm cửa hàng trên bản thiết kế là một yêu cầu bắt buộc với các website thương mại điện tử có hệ thống nhiều cửa hàng, chi nhánh. Nhiều khách hàng cẩn thận có thể truy cập các trang web để tìm vị trí cửa hàng hoặc chi nhánh gần nhất.

Nhiều khả năng, người ta sẽ tìm thấy tùy chọn này trên góc trên cùng hoặc dưới cùng bên phải của trang web. Nếu cửa hàng có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp thì nên tạo ra một hộp tìm kiếm địa chỉ cửa hàng , thành phố, mã zip hoặc tìm kiếm địa chỉ. Hãy xem qua tab tìm kiếm cửa hàng của những trang web sau.

Next
website-thuong-mai-dien-tu-next

Flowers
website-tmdt-flower

Keurig
website-tmdt-keurig

10. Trustmarks

Trustmarks là những hình ảnh hoặc logo nhỏ thể hiện sự đảm bảo chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền nhằm khẳng định đây là một trang web mua sắm an toàn. Một số các trustmarks đến từ Network solutions, McAfee, Verisign, BBB, TRUSTe, GeoTrust, vv Những chứng chỉ được công nhận như vậy cho khách hàng một cảm giác an toàn và tự tin trong việc chia sẻ thông tin cá nhân. Khách truy cập sẽ muốn mua hàng hơn nếu họ biết rằng các chi tiết thanh toán của họ được bảo mật.

Cần lưu ý rằng trustmarks không quan trọng đối với các cửa hàng mang thương hiệu lớn. Họ không cần phải vượt qua các bài kiểm tra an ninh và bảo mật để xác nhận độ tin cậy, vì họ đã có được danh tiếng tốt.

Ngoài trustmarks, một thiết kế rõ ràng, menu thuận tiện, mô tả sản phẩm chi tiết và đánh giá từ người sử dụng cũng rất quan trọng trong việc tạo ra uy tín trực tuyến. Chỉ cần lưu ý rằng, sự tin tưởng đóng một vai trò quan trọng để khách hàng sẵn lòng chi tiền túi mua hàng.

SOFTMART
thiet-ke-website-tmdt-softmart

3balls
thiet-ke-website-tmdt-3ball

eCost
thiet-ke-website-tmdt-ecost

11. Bổ sung: Hướng dẫn giáo dục khách hàng

Phần hướng dẫn khách hàng là không bắt buộc. Tuy nhiên nó là một cách để khơi dậy sự quan tâm của khách truy cập khi mua cái gì mà họ không quen thuộc. Đối với khách hàng mua những sản phẩm lớn, như tủ lạnh hay một TV LCD mới, họ muốn hướng dẫn hoặc ít nhất là biết được các thông số kỹ thuật để xem xét trước khi mua hàng.

Tab này không giống bộ phận hỗ trợ thường trả lời câu hỏi kỹ thuật và giải quyết các vấn đề liên quan đến mua hàng.

Dưới đây là 3 cửa hàng trực tuyến có hướng dẫn how-to đáng để bạn học hỏi.

Blue Nile

thiet-ke-website-tmdt-bluenile

US-Mattress
thiet-ke-website-tmdt-us-mattress

Xem thêm bài viết: Thương mại điện tử bạn đã có những điều cần thiết chưa?

Kết Luận

Chúng tôi hy vọng rằng những lời khuyên trên sẽ giúp cho website thương mại điện tử của bạn trở thành một website hoàn hảo đối với khách hàng tiềm năng. Với tất cả thời gian, công sức và tài chính bạn bỏ ra để xây dựng thương hiệu trực tuyến, những gợi ý nhỏ thực sự có thể giúp làm nên hoặc phá vỡ doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn có những ý tưởng khác hữu ích trong việc xây dựng uy tín cho website thương mại điện tử, hãy để lại ý kiến trong phần bình luận dưới đây.


Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.