Latest Post

Dự đoán, trong năm nay Google sẽ chiếm lĩnh 46,8% thị trường quảng cáo di động toàn cầu, bỏ xa các đối thủ khác...

Theo hãng nghiên cứu eMarketer, chi tiêu toàn cầu cho quảng cáo di động đã tăng 105% trong năm 2013 lên mức 17,9 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng thêm 75% trong năm nay lên 31,45 tỷ USD.

Các chuyên gia của eMarketer dự báo, Google vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường quảng cáo thiết bị di động và bỏ xa những đối thủ khác. Tuy nhiên, "người khổng lồ" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến đã phải chứng kiến thị phần của hãng giảm từ mức 52,6% năm 2012 xuống còn 49,3% năm ngoái.


Dự đoán, năm nay Google sẽ chiếm lĩnh 46,8% thị trường quảng cáo di động, có nghĩa là giảm hơn so với mức thị phần của năm ngoái. Theo tính toán của eMarketer, năm ngoái, lợi nhuận từ quảng cáo di động chiếm 23,1% doanh thu ròng từ quảng cáo của Google. Dự kiến năm nay tỷ lệ này sẽ tăng lên 33,8%.

Cùng với Google, mạng xã hội lớn nhất hành tinh cũng có "trọng lượng" đáng kể trên thị trường quảng cáo di động. Facebook là doanh nghiệp có mức tăng thị phần trên thị trường quảng cáo di động mạnh nhất, tăng vọt từ 5,4% năm 2012 lên 17,5% thị phần năm ngoái. Dự kiến, mức thị phần của Facebook trong năm nay là 21,6%.

Hãng nghiên cứu thị trường eMarketer cho biết, doanh thu quảng cáo di động của Facebook chỉ chiếm 11% tổng nguồn thu từ quảng cáo của họ trong năm 2012, nhưng đã tăng vọt lên mức 45,1% trong năm 2013, và dự đoán sẽ vào khoảng 63,4% tổng doanh thu của Facebook năm 2014.

Theo đó, eMarketer nhận định, Facebook và Google sẽ cùng nhau chia sẻ vai trò thống trị trên lĩnh vực kinh doanh này, khi được thụ hưởng phần lớn doanh lợi trên thị trường quảng cáo trên thiết bị di động, với doanh thu tổng cộng ước đạt 6,92 tỷ USD.


Ngoài Google và Facebook, thị phần quảng cáo di động của mạng xã hội tiểu blog Twitter cũng sẽ là mối quan tâm lớn của thị trường năm nay. Thị phần của họ trong năm 2013 là 2,4%, tăng nhẹ từ mức 1,5% trong năm 2012. Theo dự báo của eMarketer, thị phần năm 2014 của Twitter sẽ vào khoảng 2,6%.

Triển vọng tăng trưởng của thị trường quảng cáo di động là rất lớn, với lợi ích thu được không hề nhỏ. Đó chính là lý do vì sao nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới như Google, Facebook và Twitter tập trung vào việc phát triển nền tảng di động của họ.

 Nguồn: VnEconomy

Đã hơn 30 năm kể từ khi chiếc điện thoại đầu tiên ra đời, thế giới đã liên tiếp đón nhận thành công của rất nhiều thế hệ điện thoại. Mới đây là HTC One M8 của HTC hay iPhone của Apple và Galaxy S5 của Samsung. Đây được xem là những smartphone đã đạt tới độ hoàn hảo sau những đổi mới và đột phá nhất định trong công nghệ. Ngoài cấu hình khủng thì thiết kế bắt mắt và tiện dụng cũng là nhân tố chính góp phần trong sự thành công đó. Tất nhiên, có kẻ thắng ắt phải có người thua, sau đây chúng ta sẽ cùng điểm mặt lại top 16 điện thoại có thiết kế thất bại nhất mọi thời đại.

Nokia N-Gage (2003)


Nói theo nhiều cách, Nokia đã thực sự đi trước thời đại khi ra mắt N-Gage vào năm 2003. Mục đích ra đời của chiếc điện thoại này khá kỳ quặc khi Nokia nói rằng nó sẽ thu hút game thủ từ của Nintendo Game Boy Advance. Câu hỏi rất nhiều người đặt ra là tại sao một nhà sản xuất điện thoại đột nhiên quyết định muốn cạnh tranh với các nhà sản xuất game cầm tay? Ngay sau đó, câu trả lời đã khá rõ ràng, khi N-Gate không nhận được thành công như mong đợi bởi vì các nút trên điện thoại được thiết kế quá xấu và cũng không trực quan để chơi game. Ngay cả khi nó được sử dụng như một chiếc điện thoại đó, người dùng đã cho rằng thiết kế của N-Gate khá vụng về và cồng kềnh. Dẫu sao, chiếc điện thoại của Nokia cũng đã được ngưng phát hành trong năm 2010.

Nokia 7600 (2003)


Lại thêm một thiết bị từ Nokia bị cho là thất bại. Trước đó, 7600 được thiết kế nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thời trang và công nghệ. Ngoài ra, bàn phím 7600 còn được xếp độc đáo dọc theo 4 viền màn hình mang lại cảm giác khá lạ mắt. Tuy nhiên, thiết kế này lại mang tới sự khó chịu cho người dùng khi nó khá thô và nặng.

Siemens Xelibri 6 (2003)


Năm 2003 cũng là thời điểm Siemens tung ra dòng điện thoại khá độc đáo mang tên Siemens Xelibri. Ngay sau khi ra mắt, Siemen đã nhận rất nhiều thất bại vì những thiết bị này. Trong đó, ý tưởng kết hợp một chiếc điện thoại với thiết kế của hộp phấn trang điểm gần gũi với phái đẹp mang tên Xelibri 6 được đánh giá là thảm hại nhất. Đây là mình chứng rõ rệt nhất cho việc đột phá luôn cần đi đôi với thực tiễn.

Nokia 7280 (2004)


Sau N-Gate và 7600, Nokia 7280 thực sự là một sản phẩm thực sự mới mẻ và sáng tạo. Nhưng có một lý do khiến chiếc điện thoại này nhận trái đắng đó là thay vì sử dụng bàn phím thường thì 7280 sử dụng chức năng quay số "Navi-Spinner". Ban đầu, nó được đón nhận khá nhiều đối với người dùng ưa thích thời trang, tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người ta tỏ ra ngán ngẩm và tẻ nhạt với khả năng nhắn tin hoặc nghe gọi của nó. Đáng buồn thay, 7280 được đánh giá khá cao về thiết kế nhưng sau đó, chính điểm mạnh này đã giết chết đứa con của Nokia.

Nokia 7380 (2005)


Nokia dường như vẫn mơ mộng sau cái chết yểu của 7280, họ tiếp tục tung ra 7380, là một thiết bị trong dòng Nokia’s L’Amour với thiết kế cỡ thỏi son quen thuộc. Những điểm yếu của 7280 trước đó dường như không được Nokia quan tâm. 7380 vẫn được ra đời khi không có có bàn phím truyền thống khiến trải nghiệm nhắn tin hay gọi điện của người dùng trở nên vô cùng khó khăn.

Motorola Rokr E1 (2005)


Ngoài những cái tên trên, Rokr E1 cũng là một sáng tạo vì đây là chiếc điện thoại đầu tiên nhảy vào cuộc chơi với một máy nghe nhạc iTunes. Nhưng thất bại của nó lại nằm ở việc, bộ nhớ của Rokr E1 chỉ cho phép bạn lưu trữ tối đa là 100 bài hát. Ngoài việc được phát hành vào năm 2005, nó có kích cỡ tương đương iPod Nano, nhưng lại khá xấu xí. Cuối cùng chiếc điện thoại này đã được thay thế bằng E2 mà thiếu sự hỗ trợ iTunes, rất có thể vì căng thẳng gia tăng giữa Apple và Motorola.

Serene (2005)


Được là sự kết hợp giữa Bang and Olufsen và Samsung, trong đó, Serene mang trên mình hơi hướng thiết kế kiểu vỏ sò cách điệu và có phần nào đó giống với Siemens Xelibri 6. Nói chung, Serene không hẳn là một thiết kế thất bại nhưng hình dáng và tính năng của nó lại không phù hợp với hình ảnh một chiếc điện thoại. Ngoài ra, các tính năng và thiết bị như bàn phím, camera, bộ nhớ của máy cũng đều không được đánh giá cao vì gây ra nhiều bất tiện cho người dùng.

Samsung Z130 (2006)


Dường như Samsung vẫn chưa rút ra được bài học từ sau thất bại của Serene khi ra mắt Z130. Mục đích thiết kế có màn hình xoay của Samsung là để lộ camera trước đồng thời cho phép người dùng được sử dụng màn hình rộng theo chiều ngang khi gọi điện video. Nhưng Z130 lại bị đánh giá là sở hữu một thiết kế khá “hàng mã” khi màn hình của nó không cho thấy sự chắc chắc cũng như tiện lợi.

F88 Wrist (2006)


Theo trực quan, F88 Wrist chính là một chiếc điện thoại đeo tay. Đây là sáng tạo từ một hãng sản xuất đến từ Trung Quốc có tên CEC. F88 thực sự nổi bật với camera 180 độ rất độc đáo. Tuy nhiên, người ta không mấy mặn mà với loại điện thoại này trong khi thiết bị cầm tay vẫn là thiết kế số một. Dù sao, đây có thể được coi là ý tưởng đầu tiên cho những chiếc smartwatch trên thị trường di động hiện nay.

Virgin Lobster 700 (2006)


Virgin Lobster 700 xứng đáng được xếp vào hàng những chiếc điện thoại sở hữu kiểu dáng kỳ quặc nhất thế giới. Ra mắt từ năm 2006, nó được đánh giá rất cao về mặt kỹ thuật với camera sau và hỗ trợ truyền hình di động tuy nhiên, thiết kế của nó thì lại dở tệ. Chiếc điện thoại này khiến người ta liên tưởng nhiều hơn đến bộ đàm không dây thời bấy giờ.

Serenata (2007)

Samsung Bang & Olufsen Serenata ra đời năm 2007, có giá 2000 USD. Điện thoại có bộ nhớ lên đến 4GB, kết nối Wifi và 3G, màn hình hiển thị 256.000 màu, USB 2.0 và Bluetooth... Tuy nhiên, khả năng dùng vòng trượt trên Serenate cũng không được hưởng ứng và thậm chí còn bị đánh giá là gây khó chịu cho người dùng.

Sau Serena, Samsung và Bang & Olufsen tiếp tục sáng tạo ra phiên bản mới Serenata ra đời năm 2007, có giá 2000 USD. Điện thoại có bộ nhớ lên đến 4GB, kết nối Wifi và 3G, màn hình hiển thị 256.000 màu, USB 2.0 và Bluetooth... Tuy nhiên, khả năng dùng vòng trượt trên Serenate cũng không được hưởng ứng và thậm chí còn bị đánh giá là gây khó chịu cho người dùng.

Toshiba G450 (2008)

Top 16 điện thoại thiết kế xấu nhất mọi thời đại

Chiếc G450 của Toshiba kích thước và thiết kế khá giống với một chiếc điều khiên từ xa nhưng tỉ lệ màn hình lại không cân xứng. Ngoài khả năng nghe gọi thì các tính năng thông thường trên điện thoại lại không được thể hiện trên G450.

Motorola Flipout (2010)

Motorola Flipout được thiết kế lấy cảm hứng từ các loại hộp cứng. Ngoài dáng vẻ tệ hại bên ngoài, người dùng cũng phải xoay và lật để sử dụng bàn phím QWERTY của nó. Tuy nhiên, đây là một chiếc smartphone chính hiệu và người dùng có thể cài đặt để chơi các trò chơi như Angry Birds một cách thoải mái.

Motorola Flipout được thiết kế lấy cảm hứng từ các loại hộp cứng. Ngoài dáng vẻ tệ hại bên ngoài, người dùng cũng phải xoay và lật để sử dụng bàn phím QWERTY của nó. Tuy nhiên, đây là một chiếc smartphone chính hiệu và người dùng có thể cài đặt để chơi các trò chơi như Angry Birds một cách thoải mái.

Kyocera/Sprint Echo (2011)


Được khẳng định là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị hai màn hình cảm ứng. Nhưng ý tưởng độc đáo của Kyocera/Sprint Echo đã sớm bị vùi dập khi người dùng cho rằng việc màn bị chia cắt khiến họ không thoải mái. Ngoài ra việc chơi game, đọc chuyện hay nhắn tin cũng rất khó chịu khi bạn liên tục phải đảo mắt qua hai màn hình.

Æ+Y (2011)

AESir AE+Y có giá bán lên đến 10.000 USD, trong khi tính năng của nó chỉ là nghe, gọi, nhắn tin hoặc báo thức. Đó là chưa kể đến loại bàn phím có thiết kế kiểu mắt xích không giống ai của chiếc điện thoại siêu sang này.

AESir AE+Y có giá bán lên đến 10.000 USD, trong khi tính năng của nó chỉ là nghe, gọi, nhắn tin hoặc báo thức. Đó là chưa kể đến loại bàn phím có thiết kế kiểu mắt xích không giống ai của chiếc điện thoại siêu sang này.

Elfoid (2011)

Elfoid được mệnh danh là chiếc điện thoại “cổ quái” nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, rất may là sản phẩm này chỉ tồn tại dưới dạng concept và chưa từng được bán ra thị trường. Mục đích của nhà sản xuất thì đã thấy rõ, hãng muốn cho ra mắt một sản phẩm thân thiện với con người.

Elfoid được mệnh danh là chiếc điện thoại “cổ quái” nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, rất may là sản phẩm này chỉ tồn tại dưới dạng concept và chưa từng được bán ra thị trường. Mục đích của nhà sản xuất thì đã thấy rõ, hãng muốn cho ra mắt một sản phẩm thân thiện với con người.

Theo Trí Thức Trẻ

Dù rằng chưa chính thức lên kệ nhưng tại Việt Nam, một số cửa hàng điện thoại đã bắt đầu rao bán Galaxy S5 xách tay với giá 16,5 triệu đồng, tạo điều kiện cho các tín đồ công nghệ trong nước có thể sớm sở hữu smartphone bom tấn này. Với mức giá không quá cao so với giá chính hãng dự kiến (16 triệu đồng), những người đang nóng lòng chờ mua Galaxy S5 có thể thỏa mãn sở thích của mình mà không phải chờ đợi đến khi Galaxy S5 chính thức bán tại Việt Nam.

Cận cảnh Galaxy S5 tại Việt Nam: Sự kết hợp giữa Galaxy Note 3 và Galaxy S4

Được biết, bản Galaxy S5 xách tay ở Việt Nam chạy chip Qualcomm Snapdragon 801 trong khi bản chính hãng sẽ tích hợp vi xử lý Exynos của Samsung. Các thông số còn lại giữa 2 phiên bản gần như giống hệt nhau. Galaxy S5 chính hãng sẽ lên kệ tại Việt Nam vào nửa đầu tháng 4 tới.

Theo Zing

Samsung là một trong những hãng công nghệ mạnh nhất hiện nay của thế giới nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi cái tên Samsung có ý nghĩa gì. Giống như khi cha mẹ đặt tên cho con cái với hàm ý chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp thì cái tên Samsung cũng không phải là ngoại lệ. Thậm chí, Samsung còn có nhiều ẩn ý sâu sa hơn cái tên Apple mà CEO Steve Job đã từng lựa chọn sau khi trở về từ một trang trại Táo.

Ảnh

Theo đó, Samsung được tạo thành từ hai ký tự tiếng Hàn là "Sam" và "Sung". "Sam" nghĩa là 3, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực còn Sung là "ngôi sao" mang ý nghĩa "vĩnh cửu". Như vậy cái tên Samsung được hiểu là "tam sao" với ý nghĩa về một công ty luôn phát triển và lớn mạnh theo thời gian. Bên cạnh đó, biểu tượng 3 ngôi sao cũng mô tả rất đúng đại gia của Hàn Quốc trong những ngày đầu thành lập là công ty của vài gia đình cho thuê đất ở những năm 1930.

Ý nghĩa của cái tên Samsung

Sau từng ấy năm thành lập, Samsung hiện đang là 1 trong 2 cái tên đứng đầu làng công nghệ thế giới, xứng tầm với ý nghĩa tên gọi của mình. Hiện tại, hãng sản xuất xứ Kim Chi là tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu với hơn 236.000 nhân viên ở 79 đất nước cùng nhiều sản phẩm điện máy, điện tử đa dạng. 

Theo Trí Thức Trẻ

Khi kế hoạch trên chính thức được đưa vào hoạt động, Yahoo dự kiến sẽ cho ra mắt trang chia sẻ video của mình trong vài tháng tới. Hãng hy vọng sẽ giải quyết được các vấn đề tài chính của Youtube trong bối cảnh chủ của các video hay những người đăng phim trên mạng cho rằng số tiền họ nhận được từ sản phẩm của mình không thỏa đáng.

Sau Google, Yahoo cũng tham gia vào thị trường chia sẻ video trực tuyến
Sau Google, Yahoo cũng tham gia vào thị trường chia sẻ video trực tuyến

Trong khi đó, CEO của Yahoo – bà Marissa Mayer lại đang tìm mọi cách tăng mức độ phổ biến cho trang chia sẻ video của mình. Tuy nhiên, trước đó, bà đã thất bại trong việc mua lại Daily Motion - trang chia sẻ video trực tuyến của Pháp và phải chuyển sang chiến lược đẩy mạnh truyền thông: mời ngôi sao tin tức truyền hình Katie Couric quảng bá cho trang web hay tận dụng những nhân vật được ưa thích trên YouTube. Vậy, động lực thúc đẩy họ về với “đội Mayer” là gì? Nữ giám đốc của Yahoo đã đưa ra rất nhiều ưu đãi đối với chủ sở hữu cũng như những người đăng video trên dịch vụ của bà như: tăng lợi nhuận quảng cáo hay bảo đảm tỉ lệ quảng cáo cho video của họ.

Sau một năm triển khai dự án, một số nguồn tin thân cận của Yahoo cho biết họ đã sẵn sàng cho những bước cần thiết để mở rộng qui mô trang web, chuẩn bị hệ thống quản lý nội dung mới cho dù có khả năng, Yahoo sẽ mua lại dịch vụ hiện hành của Vimeo về sử dụng.

Về phần mình, bà Mayer – giám đốc đương nhiệm của Yahoo và cũng từng là một thành viên ban lãnh đạo của Google, đã áp dụng hàng loạt ý tưởng đậm chất “Gúc-gồ” đối với các nhân viên của mình và điều này đã thu lại những kết quả đáng mong đợi. Với mục tiêu đưa công ty trở lại vị trí top đầu trong Thung lũng Silicon, nữ Tổng giám đốc của Yahoo đã đưa ra hàng loạt quyết định gây ảnh hưởng lớn tới Yahoo nhưng không kém phần chắc chắn. Điển hình như việc bán lại ½ số cổ phần của Alibaba cho chính hãng nhằm đẩy mạnh giá cổ phiếu của Yahoo và thoát khỏi tầm kiểm soát của Google (cho dù nhiều người nghĩ đây là một nước cờ thiếu thông minh).

Bà Marissa Mayer - CEO của Yahoo và cũng là cựu lãnh đạo cao cấp của Google

Tuy nhiên, Yahoo cần phải thể hiện cho các đối thủ của mình thấy, họ vẫn còn sức sống và sẽ tiếp tục vươn lên. Cho dù kết quả báo cáo tài chính quý I công bố sắp tới đây có thể sẽ không mấy khả quan nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục dõi theo những động thái tích cực của bà Mayer sau hai năm cầm quyền. Và trong khoảng thời gian này, rõ ràng, mục tiêu hướng tới tiếp theo của nữ CEO chính là thị trường chia sẻ video, một lĩnh vực khá mới mẻ và có tiềm năng đối với Yahoo. Tuy mới bước chân vào thị trường nhưng Yahoo lại muốn khẳng định hướng phát triển của bản thân sẽ khác xa so với YouTube. Cụ thể, họ sẽ không chiếm phân nửa lợi nhuận quảng cáo từ người dùng hay sử dụng máy tính làm công cụ lựa chọn video chủ đạo, thay vào đó sẽ là người dùng tự quyết định họ muốn xem gì.

Trong khi đó, giám đốc phụ trách mới của YouTube - Susan Wojcicki đang bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những nhà sản xuất với mục tiêu làm vừa lòng họ. Trước đó, dưới cương vị của một trong những thành viên chủ chốt của Google hoạt động trong mảng quảng cáo sản phẩm, bà đã tận dụng kinh nghiệm sẵn có của mình trong việc thu hút đối tác và tăng doanh thu cho sản phẩm. Dưới sự lãnh đạo của bà Wojcicki với tư cách CEO YouTube, nhiều người hi vọng bà sẽ thay đổi những điều khoản trong dịch vụ.

Susan Wojcicki - tân CEO của YouTube
Susan Wojcicki - tân CEO của YouTube

Tuy nhiên, có nhiều nguồn tin lại cho rằng cả bà Wojcicki và YouTube đều cho rằng nền tảng hiện tại của dịch vụ chia sẻ video của Google vẫn có giá trị, đặc biệt trong hoạt động sản sinh lợi nhuận cho người đăng video. Cụ thể, theo một nhân viên của YouTube: “Yahoo hiện đang cố gắng bắt kịp Google và dịch vụ quảng cáo Adsense trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, nhưng họ thường chỉ tập trung vào nơi nào có kết quả tìm kiếm tốt nhất.”

Mặc dù, YouTube đã trở thành cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong mảng dịch vụ chia sẻ video trực tuyến nhưng với những người sở hữu video, họ vẫn luôn hướng tới những nơi có nguồn lợi tốt nhất. Trước đó, trên tờ Thời báo phố Wall và The Information, Facebook và Amazon đều đang chuẩn bị kế hoạch dấn thân vào hoạt động quảng cáo trên video nhưng liệu điều này có trở thành sự thật hay không thì chưa ai dám chắc chắn. Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục hướng tới các hoạt động kinh doanh của YouTube khi họ có trong tay mạng lưới 5,5 tỷ lượt xem hằng tháng.

Theo Trí Thức Trẻ

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.