Latest Post

Chiến lược kinh doanh cũng dựa trên chiến lược quân sự. Liệu các vị tướng hiện đại có vận dụng được những chiến lược quân sự kinh điển?

Kiếm tiền thế nào từ chuyện An Dương Vương đánh Tần và Thống chế Phổ đánh Napoleon?

Nội dung nổi bật:

- Chiến lược chiến tranh nhân dân thường được áp dụng bởi những công ty nhỏ thời bình. Trong đó phải kể tới bột giặt Vì dân của ViCo tránh né sức mạnh của Tide, Omo và vẫn sống khỏe nhờ rút về nông thôn, hướng tới người thu nhập thấp.

- Ngược lại, chiến thuật "thọc sườn" như thời Thống chế Phổ Gebhard von Blücher đánh tan quân đội Napoleon ại là một vũ khí sắc bén của những công ty đã thành danh trên thị trường như Apple hay Massan.

- Tuy vậy, nếu không vận dụng hợp lý, có khả năng sẽ thành "thọc sườn"  chính mình như trường hợp của Apple với hai dòng iPhone 5C và 5S.

Người Việt Nam vẫn thường có sự so sánh dí dỏm nhưng thực tế: “Thương trường như chiến trường”. Môi trường kinh doanh dù không bom rơi lửa đạn cũng khắc nghiệt, một sống một còn. Vì thế những chiến lược quân sự, tài cầm quân của các vị tướng cũng là những bài học đắt giá cho các doanh nhân thời nay.

Chiến lược chiến tranh nhân dân

Ở Việt Nam, một trong những chiến lược quân sự xuyên suốt lịch sử là chiến lược chiến tranh nhân dân. Khi nhắc đến những vị tướng quân đã sử dụng chiến lược này không thể không nhắc tới vua Thục Phán – An Dương Vương.

Chiến lược chiến tranh nhân dân được phát triển bởi tinh thần toàn dân đánh giặc và phương thức đánh thông minh, hạn chế thương vong. Khi chống quân xâm lược nhà Tần hung mạnh, ông đã thực hiện kế “vườn không nhà trống”, để quân Tần thiếu lương thảo mà hỗn loạn, ông mới cho quân tiến đánh. Ông đã chủ trương không tấn công trực tiếp, giáp lá cà với quân Tần, mà khéo léo tận dụng lợi thế của mình về nơi ẩn nấp và lương thực.

Nếu so sánh về góc độ quân sự, thực lực của Âu Lạc so với quân Tần đều quá bất cân xứng, nước ta gần như không có cơ hội nhỏ để chiến thắng. Tuy nhiên với chiến lược “chiến tranh nhân dân”, An Dương Vương đã biến không thể thành có thể.

Giả định quân Tần là con cá lớn thao túng trên thị trường kinh doanh, còn nước Âu Lạc chỉ là một công ty nhỏ, có thể bị nuốt chửng bất cứ lúc nào, thì học thuyết chiến tranh nhân dân mà ông đã để lại là một bài học quý giá cho các công ty có quy mô nhỏ trong thời bình.

 Chiến tranh nhân dân - Đoàn kết

Ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam không còn lạ lẫm với những tên tuổi sừng sỏ trên thế giới như Procter & Gamble hay Unilever với các sản phẩm như Tide, Omo, Sunsilk, Rejoice, … Cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh với những công ty này gần như bằng 0. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại và ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Điển hình như ViCo, một trong những doanh nghiệp sử dụng chiến lược “chiến tranh nhân dân” ở khía cạnh phát huy lợi thể vốn có của mình.

Bí quyết thành công của Vico xuất phát từ ý tưởng lựa chọn khách hàng mục tiêu. Bột giặt “Vì dân” không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ở mặt quảng cáo, thương hiệu hay nói cách khác không thể “giáp lá cà” với Omo hay Tide. Thế nên “Vì dân” quay ra sử dụng chính lợi thế “giá rẻ” của mình để cạnh tranh, hướng tới đại đa số người dân Việt Nam làm nghề nông, có thu nhập thấp.

Nếu như thành thị là của Tide, Omo, thì Vico vẫn sống khỏe nhờ "rút về nông thôn".

Chiến lược Flanker  (hay "đánh thọc sườn")

Trên thế giới, cũng có nhiều chiến lược quân sự vĩ đại đã, trong đó phải nhắc tới chiến lược tấn công sườn Flanker Strategy, chiến lược quyết định thắng thua trong trận chiến Waterloo. Đây là một trong những trận đánh nổi tiếng, liên quân Anh và Phổ hợp sức đánh Pháp tại làng Waterloo Bỉ, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoleon. Chiến lược này tập trung phá vỡ kết cấu vững chắc, gây rối loạn cấu trúc quân đội đối phương. Khi quân Phổ (đồng minh của Anh) tập kích vào sườn quân Pháp, đoàn quân tinh nhuệ của Napoleon nhanh chóng rối loạn và mất tinh thần, dẫn đến phá vỡ cấu trúc và tinh thần quân đội.

Trong marketing và branding, chiến lược này được áp dụng cho những công ty đã có danh tiếng, muốn mở rộng thị trường và tăng doanh thu bằng cách tung ra một thương hiệu nhánh. Tuy nhiên “thương hiệu nhánh” này phải ở cấp thấp hơn so với thương hiệu ban đầu của.
Ông Nguyễn Đức Sơn, giám đốc Chiến lược thương hiệu của Richard Moore đưa ra ví dụ: “Điển hình gần đây là dòng sản phẩm mới giá rẻ (so với các series của Iphone trước đó) Iphone 5C của Apple đã đóng góp vào tăng sale dòng Iphone của mình. Theo thống kê của trang Forbes, sau 3 tuần ra mắt, bộ đôi 5S & 5C đã bán được 9 triệu máy. Một con số kỷ lục kể từ khi series Iphone của Apple ra mắt năm 2007.”

Cái khó của Flanker Startegy là thương hiệu nhánh không được phá vỡ, hay làm ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu đã thành danh trước đó. Các tướng cầm quân cần cân bằng giữa lợi nhuận ngắn hạn và hình ảnh thương hiệu trong dài hạn.

Quay trở lại trường hợp của Apple, iPhone 5C “giá rẻ” có làm ảnh hưởng tới iPhone 5S và các dòng iPhone trước đó hay không? “Theo thống kê mới nhất của Forbes, kể cả mục tiêu tăng sales (mục tiêu đầu tiên của chiến lược Flanker trong marketing) cũng không như Apple mong đợi: cứ 3 cái bán ra thì 5S chiếm 2, còn 5C chỉ có 1. Bản thân Apple đang giảm công suất ban đầu 300,000 cái/ngày xuống 150,000 cái/ngày (theo CNN Money).”

Apple ngã ngựa trong chiến lược Flanker

Như vậy iPhone 5C đã ngấm ngầm làm ảnh hưởng tới thương hiệu dòng điện thoại cao cấp cuả Apple. Có thể nói, một công ty sừng sỏ như Apple cũng không dễ gì vận dụng khéo léo Flanker Strategy.

Một ví dụ khác là trường hợp của Tập đoàn Masan sản xuất mì gói. Sau thành công của Omachi là loại mì gói cao cấp, Masan tiếp tục tung ta các “thương hiệu nhánh” như Sagami và Kokochi tương ứng với các phân khúc đại chúng và bình dân. Đến năm 2002, theo Euromonitor, Omachi đã chiếm 8% thị phần mì cao cấp, mì Tiến Vua chiếm 5,7% thị phần trung cấp và Kokomi chiếm 1,9% thị phần mì thấp cấp. Kỳ vọng gia tăng thị phần mì, đẩy nhanh doanh số, Masan lại tung ra loại mì gói thương hiệu Sagami.

Theo báo cáo quý 3/2013 của Tập đoàn này, thị phần của Masan trong ngàng mì ăn liền hiện tại là gần 30%. Flanker Strategy được Masan vận dụng hiệu quả không chỉ giúp Omachi có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn mở đường cho các thương hiệu con khác. Masan cũng đạt được mục đích mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu.

Nhìn chung, mỗi “chiến lược quân sự” dưới tài cầm quân của các doanh nhân có thể những chiến lược kinh doanh kinh điển, quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty và doanh nghiệp. Chúng ta đều chờ đợi những trận chiến lịch sử tái diễn trên thương trường của thời bình.

Nguồn: Cafebiz

Các bạn đã nghe đâu đó và rất dễ dàng để thấy những thông tin quảng cáo và dịch vụ của một Công ty ABC bất kỳ có mục “ Quảng cáo Internet Marketing “Nhưng thực tế các Công ty đó chỉ cung cấp các dịch vụ SEO, E-mail Marketing, SMS.

Để review lại khái niệm, vậy Internet Marketing là gì: Mình tạm lược dich “Đó là việc sử dụng tất cả các công cụ liên quan đến hoạt động internet để quảng bá, giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng“.

Viral marketing
Và bạn còn nghe đâu đó khái thuật ngữ “Viral Marketing“

Chắc ai ai cũng nghe thấy thuật ngữ “Virus “.Và báo chí vẫn thường nhắc đến Virus A, Virus B và có loại có lợi và có hại, ( hiểu theo tiếng Việt là mầm độc, độc tố ).

Và khái niệm Viral chính là quá khứ phân từ của Virus, dịch hiểu sang tiếng Việt chính là “lan truyền, lây lan “.

Khái niệm Viral Marketing có nhiều điểm tương đồng với Internet Marketing. Nhưng Viral Marketing mang tính chủ động, nghĩa là một chủ thế, cá nhân nào đó tạo ra một chiến dịch virus để phát tán trong cộng đồng mạng để truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Và không miên man nữa, chủ đề này mình sẽ nhấn mạnh vấn đề “Vai trò của SEOer trong chiến lược Viral Marketing tổng thể”.

Nếu SEOer nào từng tham gia 1 chiến dịch viral hoặc làm trong các Công ty lớn có bộ phận Online Marketing thì sẽ dễ dàng nhận biết và co-op với các mảng khác trong chiến dich.
Nếu như trong chiến tranh, khi tổng tiến công, hay đánh du kích thì các nhà quân sự phải sử dụng các loại vú khi từ pháo binh, tăng thiết giáp, tên lửa, không quân...thì trong chiến lược Viral các bạn cũng cần sử dụng đầy đủ các công cụ đó để tạo tính tổng thể. Vậy sẽ tấn công bằng bộ binh trước, hay không quân trước…nó tùy thuộc vào tình hình và thực đia, cũng như khả năng vũ khí. Còn trong Viral, bạn cần sử dụng những công cụ nào? Theo kinh nghiệm đã làm nhiều chiến dịch Viral thì hãy bắt đầu làm SEO trước tiên nhé.

1. Làm SEO:Khi đã có plan của chiến dịch, từ xây dựng ngân sách, chi phí, lựa chọn các công cụ và kịch bản cho từng công cụ, thì các SEOer cần bắt tay vào làm keyword mà khách hàng sẽ search đến trong thời gian tới, vì khi chạy chiến dịch, khách hàng sẽ search để tham khảo thêm thông tin trên cá nguồn internet. Việc từ khóa trong kịch bản lên Top hay không tùy thuộc vào SEOer và độ khó của từ khóa, chính vì vậy mà các Marketing Manager cần lên kế hoạch sớm, ít nhật được duyệt kế hoạch và kịch bản trước 30 ngày.

Ví du: Nếu Công ty A tung ra chiến dịch khuyến mại SP B, người tiêu dùng có thể biết được thông tin khuyến mại đó tại diễn đàn ABC nào đó, chắc chắn họ sẽ quay ra google để search thông tin về Công ty đó, sản phẩm đó để tham khảo thêm tính trung thực..Do vậy thời điểm này từ khóa của bạn đã lên TOP rồi.

2. Social Network: Bao gồm những site cung cấp các công cụ cho phép mọi thành viên chia sẻ thông tin với nhau và tương tác online với nhau. Các site phổ biến hiện nay như Facebook, myspace, Lindedin, Switter..Bạn hãy bắt tay vào xây dựng fanpage của mình ngay, càng sớm càng tốt để có nhiều member trong đó. Vì khi chiến dịch bắt đầu, nếu bạn tận dụng các công cụ này, sức lan truyền sẽ rất nhanh..( Facebook là mạng xã hội số 1 thế giới với hơn 850 triệu thành viên, trong đó có hơn 5 triệu là người Việt Nam. Facebook là website có lượng truy cập lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của facebook là tính kết nối và chia sẻ, là kênh tìm kiếm và chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất hiện nay. Hơn 80% các công ty quảng cáo lớn tại Mỹ sử dụng Facebook Ads để tự quảng bá trong khi các doanh nghiệp cũng bắt đầu coi mạng xã hội này như một môi trường thuận lợi để thực hiện các chiến dịch mở rộng thị trường)

3. Forum Seeding: Là hình thức đưa chủ đề liên quan tới sản phẩm, dịch vụ PR lên các diễn đàn nhằm tạo dư luận tốt về sản phẩm, dịch vụ PR.

Bạn hãy lựa chọn những site lớn mà có nhóm khách hàng mục tiêu của mình ở đó. Bạn có thể thuê seeding độc quyên để được ưu tiên hoặc sử dụng mở topic free, hình thức này cũng sẽ rủi ro, nếu không khéo léo thì Ad & Mod sẽ xử lý bạn. Bạn cần có kịch bản và tình huống cho từng seeding và đội ngũ Seeder có uy tín của mình trong diễn đàn. Và chắc chắn là các comment chân gỗ nên xuất hiện ở comment thứ mấy?.

4. Video sharing:Bạn cần làm sớm 1 clip nào đó hấp dẫn liên quan đến thông điệp chính trong tổng thể chiến dịch, ví du là 1 bài hát và thông qua đó lồng ghép thương hiệu, sp của bạn vào, bạn có thể tham khảo bài hát “ gắn kết yêu thương” của Mì Gấu đỏ, hoặc vào Google search từ “ Kids are our No1 “, đây là bài hát Feel the sun trước đây mình làm đã truyền tải thông điệp đến các Mother với suy nghĩ “ đối với tôi, con cái là tất cả “. Do vậy trong các forum và social network và seo khi bạn chạy chiến dịch đều có thêm các topic loan báo về bài hát để tiếp tục remind lại người tiêu dùng về thương hiệu, sản phẩm. Ví dụ SEOer có thể làm các từ khóa “ bài hát hay cho bé “, “ bài hát trẻ yêu thích”, “ bài hát giúp trẻ ăn bột”.

5. E-mail marketing &SMS: Bạn cần thiết kế 1 Newletter để gửi đến khách hàng các thông tin của chiến dịch…khi khách hàng đọc mail, họ sẽ search google thông tin về bạn. Lúc này vai trò của SEO lại phát huy rồi.

6. Digital Marketing: Thế giới của công nghệ trên internet, có rất nhiều loại hình banner, từ Magic Banner, Popup Banner, Magic Keyword, Avata Banner, rồi google Adword, tĩnh, động, flash…nhiều vô kể ( bạn nào cần biết thêm thì PM nhé ).

7. PR: Bạn hãy viết và đăng 1 vài chủ đề và đăng trên các tờ báo điện tử lớn có để tăng thêm uy tín của chiến dịch. Và từ bài báo đó, các Seeder sẽ lấy đi share thông tin ở các forum.

8. Microsite: Tùy thuộc vào chiến dịch, bạn có thể thiết kế 1 microsite hoặc landingpage cho chiến dịch.

Kết quả: Nếu bạn chạy 50 forum, mỗi forum có 3 topic, mỗi topic có khoảng 5-10 K view, nếu bạn chạy social network trên mấy trang MXH lớn, nếu bạn chạy digital Banner trên các site lớn kể cả face ad, google ad, yahoo ad, nếu bạn đăng bài PR trên dantri, vnexpress, nếu bạn gửi 200K địa chỉ mail và 20K số ĐT. Nếu Video của bạn hay và hấp dẫn trên youtube.

Tất cả các hoạt động viral đó đều có bóng dáng và vai trò quan trọng của SEOer. Hy vọng rằng, với chia sẻ này các SEOer sẽ dễ dàng phối hợp với các team khác khi triển khai 1 chiến dịch và ăn khớp với nhau.

Các công cụ cần lựa chọn, cái nào tung trước, cái nào tung sau, cái nào đồng loạt kích hoạt/ kích hoạt thương hiệu ( Dân Marketing vẫn nói chuyện với nhau ví dụ về 1 chiến dich marketing nói chung: Sáng đưa con đi học và đi làm nhìn thấy chiếc xe Bus chạy qua có hình ảnh thương hiệu, ăn sáng xong, café và cầm tờ báo thấy thông tin sản phẩm, thương hiệu, đến công ty vào thang máy thấy Frame quảng cáo, vào phòng mở máy tính, lướt web thấy banner quảng cáo, thôi phải làm việc thôi, đến 11 AM lại lướt web tìm kiếm, mua bán, chat chit, vào forum thấy user bàn tán sôi nổi về thương hiệu, vào Yahoo chat thấy Pop ad nhảy tứ tung, ngó lên thấy Status của bạn bè về thông tin sản phẩm, thương hiệu, chiều đi làm về vô trường học đón con thấy đội PG đang làm sampling quảng cáo và dùng thử, về đến nhà thấy tờ rơi QC và LCD trong và ngoài thang máy, cơm tối xong xem TV thấy quảng cáo, cuối tuần đi siêu thị thấy LCD và banner treo đầy trong siêu thị, đi nhậu tại nhà hàng thấy mấy em PG xinh đẹp mời dùng thử….==> Vậy bạn đã bị ngợp về thương hiệu này rồi, có mua hàng không?

Sưu tầm

Một khi đã đăng trạng thái lên Facebook thì ít nhiều các bạn cũng mong nhận được sự tương tác từ người khác đúng không nào? Đó có thể là việc nhấn like, đăng lời bình luận, hoặc đơn giản chỉ là... xem mà thôi. Và để thu hút những hoạt động này, ngoài nội dung post phải hay ra thì còn một số yếu tố khác nữa cũng góp phần ảnh hưởng đến cách mà người khác tương tác với nội dung mà bạn đăng lên Facebook.

1. Bài post có ảnh được like nhiều hơn 53%

Theo số liệu từ công ty Kissmetric, các bài post có kèm hình ảnh nhận được lượt like nhiều hơn 53% và lượt comment nhiều hơn 104% so với bài post chỉ toàn là chữ. Và nếu trong post đó có link thì lượng người dùng nhấn vào link sẽ cao hơn đến 84% so với post văn bản truyền thống. Và tất nhiên là những bức ảnh đẹp với nội dung sâu sắc, có khả năng tự giải thích thì càng nhận được nhiều sự tương tác hơn nữa.

Trong khi đó, khảo sát của công ty nghiên cứu Wishpond thì nói rằng bài post có ảnh sẽ nhận được sự tương tác nhiều hơn 120% so với bình thường, còn cả album ảnh thì nhận được sự tương tác nhiều hơn tới 180%, một con số rất ấn tượng. Điều này có nghĩa nếu bạn có nhiều ảnh thì nên cho chúng vào chung một album, như vậy sẽ thu hút được bạn bè hơn là đăng từng tấm riêng lẻ.


2. Bài post ngắn được like và comment nhiều hơn

Việc viết các trạng thái ngắn không chỉ dành cho Twitter mà bên Facebook nó cũng có tác dụng nữa. Nếu bài viết củ bạn có ít hơn 250 kí tự, bạn sẽ nhận được lượng tương tác nhiều hơn tối đa là 60%, và nếu giảm xuống dưới 80 kí tự thì con số này sẽ tăng thành 66%. Bạn cũng có thể nhận thấy điều này với chỉnh bản thân mình, đó là khi gặp những bài viết quá dài trên Facebook thì chúng ta thường có xu hướng bỏ qua, nhất là nếu nó không liên quan nhiều đến bản thân mình. Do đó, việc giữ cho post ngắn gọn và xúc tích là rất quan trọng.

3. Sử dụng biểu tượng cảm xúc thì sẽ được comment nhiều hơn 33%

Nếu bạn nghĩ biểu tượng cảm xúc (emoticon) chỉ dành cho teen thì bạn có thể sẽ phải nghĩ lại. Theo AMEX OPEN Forum, một nơi chuyên dành cho các nhà khởi nghiệp và doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm với nhau, thì các post có emoticon sẽ được người khác comment nhiều hơn 33% so với post chữ truyền thống. Và cũng với emoticon, bạn sẽ nhận được lượt share nhiều hơn 33%, lượt like thì nhiều hơn 57%. Lý do của việc này là bởi biểu tượng cảm xúc góp phần làm cho bài post của bạn trở nên thân thiện hơn, và tất nhiên là có "cảm xúc" hơn nhiều so với những kí tự khô khan truyền thống.

4. Bài đăng vào Thứ 5 và Thứ 6 được tương tác nhiều hơn

So với các ngày khác trong tuần, nghiên cứu của trang BuddyMedia chỉ ra rằng nếu bạn đăng trạng thái vào Thứ 5 và Thứ 6 thì người ta sẽ xem, like hoặc comment nhiều hơn 18%. Cũng dễ hiểu thôi, bởi đây là hai ngày cận cuối tuần, và trong khoảng thời gian đó người ta có xu hướng lên Facebook nhiều hơn là làm việc.

Nghiên cứu này cũng khảo sát nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như thể thao, bán lẻ, điện máy, ô-tô, sức khỏe... để xem ngày nào thì phù hợp nhất để đăng status có liên quan. Mặc dù kết quả khác nhau đôi chút nhưng chủ yếu cũng tập trung vào khoảng Thứ 4 đến Thứ 6 mà thôi. Chắc chắn là chả ai muốn đăng status vào Thứ 2 và Thứ 3 rồi.

5. Bài post chứa câu hỏi được comment nhiều hơn gấp đôi

Câu hỏi là một trong những hình thức tăng tính tương tác hiệu quả nhất. Kissmetric nói rằng những bài post dạng câu hỏi của họ được người khác comment nhiều hơn đến 100%, tức là gấp đôi, so với một bài post văn bản truyền thống. Hãng nghiên cứu HubSpot cũng đi đến kết luận tương tự, tức là lượt comment vào trạng thái của bạn sẽ tăng cao, tuy nhiên việc nhấn like và share thì sẽ giảm đi so với những dạng nội dung khác.

Các bạn cũng cần biết rằng ngôn từ bạn đặt vào câu hỏi cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác nữa đấy nhé. HubSpot phát hiện ra rằng nếu câu hỏi của bạn chứa chữ "nên", "cái nào", "ai" thì sẽ được người khác vào đăng lời bình luận nhiều hơn. Ví dụ, mình đăng một trạng thái như sau: "Có 100k, nên dẫn bạn gái đi ăn chè hay ăn lẩu?" thì người ta sẽ vào comment nhiều hơn, mặc dù đây là câu hỏi tương đối "đóng". Còn với những câu hỏi "mở" hơn, ví dụ như "tại sao", "làm thế nào" thì người ta sẽ ít tương tác hơn bởi nó đòi hỏi phải suy nghĩ trước khi viết comment.


6. 35% người dùng nhấn like một Trang (Page) là để tham gia các cuộc thi

Nếu bạn có một Page của riêng mình và muốn thu hút thêm fan thì hãy tổ chức một cuộc thi nào đó, bởi theo Buffer thì 35% người dùng Facebook nhấn like Page chỉ để tham gia vào cuộc thi mà thôi. Một cuộc thi đặt tiêu đề cho ảnh cũng đã nhận được lượng comment gấp 5,5 lần so với bài post thông thường. Còn theo nghiên cứu của BuddyMedia thì những từ ngữ có liên quan đến thi thố, ví dụ như "người thắng", "thắng", "tham gia", "cuộc thi", "thi đấu" sẽ thu hút người dùng tương tác nhiều hơn.

7. 42% người dùng nhấn like Page để được hưởng giảm giá và khuyến mãi

Số liệu này do công ty khảo sát Socially Stacked đưa ra. Còn theo công ty Wildfire Interactive, những chiến dịch quảng cáo có phát phiếu giảm giá thì thu hút người tương tác nhiều hơn so với các chiến dịch tặng quà hoặc chiến dịch có liên quan đòi hỏi người ta phải tham gia thi đấu.

Nguồn: Event Channel

internet marketing plan 290x290 Cách viết một kế hoạch internet marketing
Lập kế hoạch marketing online có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với 1 kế hoạch marketing truyền thống. Mình sẽ viết 1 bài trong thời gian tới về cách lập 1 kế hoạch marketing online qua những gì mình đã học và triển khai. Dưới đây là bản dịch một bài viết cũ  nhưng khá hay của Peter Geisheker về kế hoạch marketing trên internet:
Đằng sau những dự án kinh doanh trên internet thành công là một kế hoach marketing qua internet được nghiên cứu kỹ càng. Một kế hoạch internet marketing hướng dẫn công ty từng bước một tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ đến thị trường mục tiêu cụ thể mà vẫn tập trung vào mục tiêu tiếp thị của mình.
Kế hoạch Internet marketing của bạn sẽ xác định tất cả các thành phần thuộc chiến lược marketing của bạn. Bạn sẽ tạo lập các chi tiết của việc phân tích thị trường, bán hàng, quảng cáo, và chiến dịch quan hệ công chúng. Hầu hết các kế hoạch thành công đều tích hợp cả chiến lược internet marketing và chiến lược marketing truyền thống (offline).
Các chủ đề bạn cần đề cập vào kế hoạch internet marketing bao gồm:
1.    Nghiên cứu thị trường:
nghien cuu thi truong 300x200 Cách viết một kế hoạch internet marketingThu thập, tổ chức, ghi lại dữ liệu về thị trường đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ bán. (Từ đây chúng ta sẽ gọi chung sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là “sản phẩm”)
Một số vấn đề cần lưu ý:
    • Tính năng, mô hình của thị trường bao gồm cả thời vụ
    • Nhân khẩu học khách hàng, phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, nhu cầu, quyết định mua hàng.
    • Sản phẩm – những gì hiện có và những gì là cung cấp cạnh tranh. Tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cách dựa vào Google và tiến hành tìm kiếm theo các loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn bán.
    • Thực trạng doanh số bán hàng.
    • Các nhà cung ứng – các hãng sản xuất mà bạn cần dựa vào.
    • Thị trường mục tiêu – để thành công, phải tập trung vào 1 hoặc 2 thị trường ngách  thay cho 1 thị trường tập trung lớn. Thị trường ngách có ít sự cạnh tranh hơn hẳn và chúng có xu hướng nhiều lợi nhuận hơn.
2.    Sản phẩm:
Mô tả sản phẩm của bạn. Làm thế nào để sản phẩm của bạn liên kết với thị trường? Thị trường của bạn cần gì, hiện tại họ đang sử dụng gì, họ cần gì ở vượt qua và vượt ra ngoài điều kiện sử dụng hiện tại.
3.    Cạnh tranh:
Mô tả sự cạnh tranh của bạn. Phát triển “những đề xuất bán hàng độc đáo”.
    • Điều gì làm bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh?
    • Tại sao bạn đặc biệt?
    • Tại sao 1 khách hàng nên chọn bạn thay vì 1 đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn càng làm khác biệt mình với các đối thủ cạnh tranh, bạn càng có nhiều thành công.
4.    Sứ mệnh:
Viết 1 vài câu tuyên bố:
    • “Chìa khóa thị trường” – bạn đang bán hàng cho ai – thật cụ thể, riêng biệt!
    • “Đóng góp” – bạn đang bán cái gì.
    • “Khác biệt” – đề xuất bán hàng độc đáo của bạn – tại sao bạn khác biệt trong cạnh tranh?
5.    Chiến lược internet marketing:
web marketing tree thumb Cách viết một kế hoạch internet marketing
Viết ra chiến lược internet marketing và promotion mà bạn muốn dung hoặc ít nhất là xem xét sử dụng. Những chiến lược để xem xét bao gồm:
    • Search Engine Optimization (SEO): sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Google, yahoo, MSN) sẽ xếp hạng trang web của bạn trong vòng top 10 kết quả tìm kiếm. Bằng cách này bạn có thể có tới hàng ngàn người đến thăm trang web của mình mỗi ngày miễn phí.
    • Pay Per Click – Search Engine Marketing: Khi bạn sử dụng dịch vụ này, bạn đang đấu thầu trên các từ khóa
    •  Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận
    • Trao đổi liên kết: Tăng mức độ phổ biến cho website của bạn, thu hút thêm khách hàng và cũng có lợi cho SEO
    • Viết bài và chia sẻ: 1 bài viết trên website của bạn sẽ được chia sẻ nhiều nơi, nhiều người biết đến và công cụ tìm kiếm cũng đánh giá cao bài viết này
    • Sử dụng mạng xã hội làm 1 kênh internet marketing hiệu quả để xây dựng thương hiệu của bạn, giúp bạn tương tác với người dùng dễ dàng và đơn giản hơn.
6.    Chiến dịch quảng cáo truyền thống:
    • Marketing trực triếp sử dụng thư chào hàng, tờ rơi, bưu thiếp,…
    • Phương tiện truyền thông quảng cáo – in ấn, danh bạ, biển quảng cáo, trang vàng, đài phát thanh, truyền hình,…
    • Chương chình đào tạo – Hội thảo mà bạn đưa ra để nâng cao nhận thức.
    • Viết bài cho tạp trí, báo địa phương và các ấn phẩm khác mà ngành công nghiệp của bạn sẽ đọc. Việc làm này giúp bạn được biết đến như 1 chuyên gia.
    • Bán hàng trực tiếp/cá nhân.
    • Thông cáo báo chí.
    • Triển lãm.
    • Chương trình giới thiệu.
    • Co-marketing với các doanh nghiệp mà đang chia sẻ thị trường mục tiêp với bạn
    • Hàng đổi hàng.
7.    Giá cả, định vị và xây dựng thương hiệu:
Từ những thông tin đã thu thập được, thiết lập chiến lược để xác định giá của sản phẩm, vị trí mà sản phẩm của bạn sẽ đạt được trên thị trường và cách mà bạn sẽ có được nhận thức về thương hiệu.
8.    Ngân sách:
Ngân sách chi tiêu của bạn. Chiến lược nào bạn đủ khả năng theo? Bạn có khả năng chi tiêu bao nhiêu 1 tháng?
9.    Mục tiêu tiếp thị:
Thiết lập các mục tiêu marketing định lượng. Ở đây có nghĩa là những mục tiêu mà bạn có thể chuyển thành những con số. VD: Mục tiêu của bạn có thể đạt được ít nhất là 10 khách hàng mới mỗi tháng hoặc tạo ra 100 khách hàng tiềm năng mỗi tháng.
10.    Giám sát kết quả của bạn:
Kiểm tra và phân tích. Xác định các chiến lược đang làm.
    • Khảo sát khách hàng.
    • Theo dõi doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, khách truy cập vào trang web của bạn, phần trăm doanh số ấn tượng.
    • Xác định chiến lược marketing nào đang mang lại nhiều khách hàng nhất và chiến lược nào mang lại ít khách hàng nhất.
    • Đo lường tiền lãi đầu tư trên mỗi hoạt động marketing.
Nguồn :doanhnhanso.info

So với các hình thức khác, viral marketing ít  Bởi cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó, họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe.
 Ưu điểm nổi bật của Viral marketing
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty KingBee Media, cho rằng, có nhiều lý do để viral marketing phát triển nhanh và được DN lựa chọn.
Chính sự phát triển của các công nghệ giao tiếp cá nhân như blog, chat, tin nhắn điện thoại, thư điện tử, những trang web phản hồi trực tuyến và nhiều dạng trang web cá nhân khác giúp tăng tốc độ, tận dụng được những lợi ích của marketing lan truyền.
Bên cạnh đó, sự ưa thích của người tiêu dùng cũng là lý do để DN đẩy mạnh phát triển viral marketing. Hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng tiếp nhận hàng ngàn mẫu quảng cáo khác nhau trên nhiều phương tiện truyền thông khiến họ bị nhiễu thông tin.
Vì thế, người tiêu dùng thường có khuynh hướng tìm lời khuyên từ bạn bè tin cậy. Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe.
Và khi không thích một sản phẩm hay dịch vụ nào đó họ sẽ sẵn sàng truyền tai cho 11 người khác. Một lợi ích khác khiến viral marketing phát triển mạnh, đó là lợi ích kinh tế.
Nếu so với các hình thức khác, marketing lan truyền tốn ít chi phí hơn, phù hợp với các DN nhỏ và vừa có vốn ngân sách quảng cáo eo hẹp.
Ông Vincent Nida, Giám đốc toàn cầu thương hiệu mỹ phẩm Shu Uemura, cho rằng, phương thức viral marketing qua truyền miệng hay qua mạng xã hội vẫn luôn hiệu quả. Nhưng để thành công, DN phải biết cách để tạo hiệu ứng với người tiêu dùng.
Bởi, theo ông Vincent Nida: “Một chiến lược thành công là phải đưa thật nhiều người tiêu dùng tới cửa hàng và làm sao để họ hài lòng. Muốn làm được điều đó, DN phải có những thông tin nóng hổi và thú vị.
Những chiến lược marketing bình thường sẽ không tạo ra hiệu ứng mà nó chỉ bắt đầu khi bạn có một sự đặc biệt, một sự thú vị để mọi người nói về sự kiện đó”.
Theo bà Mỹ Lệ, cách thức thường sử dụng trong viral marketing có thể chia thành thành 2 nhóm là gián tiếp tương tác (gồm một số hình thức như tin đồn, dùng người có sức ảnh hưởng, các cuộc thi…) và trực tiếp tương tác (bản tin trên báo giấy, báo điện tử, các cuộc bầu chọn…).
Với những cách thức trên, các kênh thường được sử dụng có thể kể đến như mạng xã hội, các trang blog cá nhân, nhận xét tự động, gửi bài viết trên các forum, gửi tin nhắn trực tiếp đến số di động…
Trong loại hình marketing này, các DN phải chú ý đến nội dung cần quảng cáo và phải biết quản lý rủi ro. Quan trọng nhất là nội dung phải rất sáng tạo, thu hút sự chú ý của khách hàng, và khiến họ chia sẻ quảng cáo đó với những người khác.
Bởi, một thông điệp sáng tạo sẽ được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng, ngược lại, một mẩu quảng cáo không gây hứng thú có thể sẽ kéo cả chiến dịch thất bại.
Hơn nữa, do viral marketing có tính tương tác và sáng tạo cao nên không loại trừ khả năng sẽ có những phản hồi không mong muốn từ phía khách hàng như hiểu sai thông điệp hay có những nhận xét bất lợi, hoặc với một số hình thức như bầu chọn là khả năng gian lận.
Chính vì vậy, DN cần lên kịch bản ứng phó với rủi ro và thường xuyên kiểm soát tình hình để có những phản ứng thích hợp và kịp thời.
Ngoài ra, các DN cũng nên chú ý đến “hậu” của chiến dịch quảng cáo, vì nhờ nội dung vẫn còn tồn tại trên các website, diễn đàn và trên các công cụ tìm kiếm mà dù chiến dịch đã kết thúc nhưng khách hàng vẫn tìm và biết đến sản phẩm.
Khả năng này sẽ càng cao hơn nếu chiến dịch đã từng thành công lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm, nhiều lượt người xem…
Nhiều thống kê cho thấy, cứ một khách hàng hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ gì đó, họ sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa nghe. Có lẽ, sức hấp dẫn của marketing trực tuyến, trong đó có viral marketing đã khiến các công ty, thậm chí, ngay cả các công ty lớn cũng xem lại.
Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân, Giám đốc Điều hành marketing Công ty Vinamilk, cho biết, trước đây Vinamilk chỉ dành một khoản ngân sách nhỏ cho truyền thông trực tuyến nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, Vinamilk cũng đang tính toán lại. Hiện công ty đã tăng ngân sách cho truyền thông trực tuyến nhiều hơn, chiếm khoảng 5% ngân sách dành cho tiếp thị.
Nguồn : Gomm.com.vn

Facebook đã tạo ra một môi trường nơi mà nhà sản xuất và khách hàng liên kết với nhau theo những cách đầy sáng tạo. Contiki, Maybelline, Coca-cola đều sử dụng kênh quảng cáo thú vị này thành công hơn cả mong đợi.
Những chiến dịch quảng cáo bắt đầu từ các các cuộc thi trên mạng xã hội này đã để lại thành công ngoài sức tưởng tượng.
Facebook đã tạo ra một môi trường nơi mà nhà sản xuất và khách hàng có thể liên kết với nhau theo những cách đầy sáng tạo. Chỉ bởi phát động những cuộc thi thú vị, mà một số doanh nghiệp đã đạt được những thành công tuyệt vời khi đưa các sản phẩm của công ty đi vào lòng khách hàng. Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua ba chiến dịch quảng cáo được xem là thành công nhất trên mạng xã hội này.
1. Chiến dịch “Get on the Bus” của Contiki
contikiimagemashable 9d4ca Những chiến dịch quảng cáo thành công nhất trên Facebook
Contiki, một công ty nổi tiếng về tổ chức các tour du lịch “bụi” tại Châu Âu, đã thành công vang dội nhờ chiến dịch “Get on the Bus” (Nào mình cùng lên xe bus) trên Facebook. Ý tưởng cho cuộc thi được xuất phát từ sự ra đời thú vị của công ty.
Vào năm 1961, khi chàng trai trẻ John Anderson đã cùng chiếc xe mini-bus của mình rong ruổi khắp châu Âu để thỏa mãn đam mê khám phá các vùng đất mới. Vài năm sau khi Anderson trở lại London, chán nản vì không thể nào bán được chiếc xe cũ của mình.
Tình cờ, chàng gặp một toán thanh niên trẻ cũng đang nung nấu ý tưởng đi khắp Châu Âu với số tiền ít ỏi. Anderson cùng với những kinh nghiệm quý báu của bản thân, đã đồng ý làm hướng dẫn viên du lịch cho nhóm này. Bù lại anh được thưởng một khoản tiền nhỏ để mua một chiếc xe bus cho cả bọn cùng đi, khi tour kết thúc anh sẽ được giữ nó cho riêng mình.
Tiếng lành đồn xa, Anderson dần trở thành hướng dẫn viên du lịch “bụi” có uy tín. Một thời gian ngắn sau, anh ta cho ra đời công ty Contiki, để rồi phát triển trở thành một công ty du lịch lớn, chuyên tổ chức các tour khắp Châu Âu, Úc, Mỹ và NewZealand.
Và trung tuần tháng 2 vừa qua, “Get on the Bus” đã được công ty phát động trên mạng xã hội Facebook. Người thắng cuộc là người chia sẻ những trải nghiệm về các tour du lịch của Contiki và nhận được nhiều bình chọn nhất, phần thưởng sẽ là một trong tám hành trình thú vị nhất của hãng, có giá trị lên tới 25000 USD.
Chỉ trong vòng chưa đầy 5 tuần của cuộc thi, fanpage của Contiki đã nhận được hơn 8000 Like và 10 triệu lượt chia sẻ trên tất cả các mạng xã hội như Facebook, Twitter, MySpace…Cộng đồng mạng đã xôn xao vì cuộc thi này, đây quả thật là một quảng cáo thành công ngoài sức tưởng tượng cho công ty du lịch Contiki.
2. Maybelline với cuộc thi “Show us your red lips”
Mayb af820 Những chiến dịch quảng cáo thành công nhất trên Facebook
Tương tự như Contiki, hãng mỹ phẩm nổi tiếng Maybelline New York cũng đã đạt được những thành công vang dội, khi chỉ trong một thời gian ngắn cuộc thi diễn ra đã có hàng triệu lượt truy cập vào Fanpage của hãng.
Số lượng fan tăng mạnh từ 3000 lên 13000 chỉ trong vòng 3 tuần. Không cần bỏ ra nhiều kinh phí cho cuộc thi, Maybelline đã kích thích các thành viên trên Facebook có sử dụng sản phẩm son môi của hãng, chia sẻ những bức ảnh về bờ môi nóng bỏng của họ.
Bức ảnh nào được yêu thích nhất, thành viên ấy sẽ được chọn là khuôn mặt đại diện cho hãng tại chi nhánh Thụy Sỹ. Sau cuộc thi này, sản phẩm son môi của Maybelline đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới.
3. Coca-cola và chương trình “Ông hoàng tái chế – The Recycling King”
recyclingking 49c2c Những chiến dịch quảng cáo thành công nhất trên Facebook
Từ lâu Coca-cola vẫn luôn nổi tiếng là một công ty đi đầu về tái chế các sản phẩm vỏ chai nhằm thân thiện với môi trường. Và lần này để phát động, tuyên truyền rộng rãi chương trình tái chế vỏ chai cho khách hàng của hãng trên toàn thế giới.
Coca-cola đã sử dụng mạng xã hội Facebook để phát động cuộc thi “The Recycling King” tại Israel, và nhanh chóng đạt được nhiều sự hưởng ứng từ lượng thành viên khổng lồ trên mạng xã hội này. Đã có 26000 bức ảnh được người dùng up lên chia sẻ về các khoảnh khắc họ tham gia chương trình và hơn 250000 lượt truy cập vào trang của Coca-cola trong thời gian cuộc thi diễn ra để tìm kiếm những giải thưởng thú vị khi trở thành “ông hoàng tái chế”.
Nguồn: Sưu tầm

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.