Latest Post

Đó là thông báo của nhà nghiên cứu Gene Munster sau khi xem xét tình hình kinh doanh, cổ phiếu cũng như những sản phẩm iPhone mới của Apple.

Sau khi đưa ra rất nhiều thông tin chính xác về các sản phẩm của Apple cũng như iPhone 5/5S thì mới đây nhà nghiên cứu Gene Munster đã tiếp tục công bố những dự đoán của ông về chiếc iPhone thế hệ tiếp theo của Apple.

iPhone 6 sẽ được ra mắt vào mùa hè năm sau? 1

Hiện tại thiết kế của chiếc iPhone 6 đang là điều mà rất nhiều người quan tâm.

Ông cho rằng, iPhone 6 sẽ được ra mắt sớm hơn thường lệ vào mùa hè năm 2014. Sản phẩm này sẽ sở hữu màn hình lớn hơn và theo ông, iPhone 6 sẽ là chiếc smartphone vô cùng đột phá của táo cắn dở. Chiếc iPhone 5S đã kết thúc thiết kế trong vòng 2 năm của Apple, iPhone 6 không những mang lại thiết kế mới mà sẽ còn là rất nhiều tính năng mới hơn, màn hình lớn hơn đồng thời là trải nghiệm độc đáo cho người sử dụng. Munster cũng cho rằng chiếc đồng hồ thông minh iWatch cũng như Apple TV thế hệ mới sẽ được ra mắt trong năm 2014.

iPhone 6 sẽ được ra mắt vào mùa hè năm sau? 2

Rất nhiều bản thiết kế mô phỏng, các tin đồn đồng thời là các công ty linh kiện của Apple đều cho rằng iPhone 6 sẽ sở hữu màn hình lớn hơn.

Với truyền thống ra mắt iPhone vào mùa thu của Apple, có lẽ hãng sẽ khó lòng chuyển ngày ra mắt. Hơn thế nữa, việc ra mắt sản phẩm sớm hơn sẽ khiến Apple gặp phải bài toán khó khăn về nguồn linh kiện, hiện tại linh kiện cho iPhone 5S vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu người dùng. Nếu như cho ra mắt iPhone 6 quá sớm, tình trạng khan hàng sẽ còn nghiêm trọng hơn năm nay.

iPhone 6 sẽ được ra mắt vào mùa hè năm sau? 3

Theo Munster thì iPhone 6 sẽ là sản phẩm đột phá giúp Apple tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường.

Về sản phẩm đồng hồ thông minh iWatch, nhiều dự đoán đã cho rằng Apple không thể giới thiệu iWatch trong năm 2014. Sớm nhất sản phẩm sẽ được ra mắt vào năm 2015 để hoàn thiện những chi tiết cũng như tính năng cuối cùng. Những dự đoán của Gene Munster... không hề có cơ sở để tin tưởng, thế nhưng là một người kiếm tiền từ việc dự đoán đồng thời ông đã từng đưa ra rất nhiều thông tin chính xác về các sản phẩm của Apple, có lẽ phán đoán của Munster sẽ đúng phần nào đó. Còn phần đúng là gì? Thời điểm hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể trả lời câu hỏi này.

iPhone 6 sẽ được ra mắt vào mùa hè năm sau? 4
Là một công ty nổi tiếng với các sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng, liệu Apple có "khai sáng" được trào lưu công nghệ đồng hồ thông minh?

Theo Trí Thức Trẻ

Coca-Cola vốn được xem là “Nhãn hàng của tầm nhìn” (Vision Brand), với các chiến lược truyền thông tiếp thị tiên phong xuất sắc. Chính vì vậy, năm 2012, khi họ tuyên bố rằng, trọng tâm tiếp thị của nhãn hàng đã thay đổi từ Sáng tạo xuất sắc thành Nội dung xuất sắc (1) với video clip “Content 2020”, trong cộng đồng tiếp thị thế giới đã dấy lên một làn thiết kế web du lịch  sóng thảo luận sôi nổi về xu hướng mới của truyền thông tiếp thị: Tiếp thị nội dung.




Tiếp thị nội dung – nền tảng của thành công

Theo Jonathan Mildenhall, Phó chủ tịch Coca-Cola về chiến lược quảng cáo toàn cầu, tác giả của “Content 2020”, tiếp thị nội dung là giải pháp cho mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu của tập đoàn vào năm 2020. Và để khởi động, Coca-Cola đã cho ra mắt website tập đoàn mới dưới hình thức một tạp chí về phong cách sống, với tên gọi “Hành trình Coca-Cola” (Coca-Cola Journey), kể câu chuyện thuyết phục về một Coca-Cola luôn hướng tới thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Để đạt mục tiêu về doanh thu, chiến lược tiếp thị nội dung đã “đánh lạc hướng” người tiêu dùng một cách thông minh, khiến họ thôi không nghĩ về việc uống Coke có hại cho sức khoẻ, bằng cách kể về những việc tốt mà Coca-Cola đang làm, ví dụ như:

• Ứng dụng Caffine Counter và Work It Out giúp người dùng đốt cháy lượng calories dư thừa do sử dụng sản phẩm của công ty
• Dự án 5by20 hỗ trợ phụ nữ và các dự án hỗ trợ cộng đồng.
• Ra mắt nhãn hàng EKOCYCLE cùng với will.i.am, khuyến khích người tiêu dùng tham gia quá trình tái chế sản phẩm, mua các thiết kế web du lịch sản phẩm thân thiện với môi trường được sản xuất từ các nguyên liệu tái chế đó.

Với mối quan tâm về môi trường và sức khoẻ, Coca-Cola không còn là một công ty nước giải khát mà đã trở thành một tổ chức thân thiện với xã hội mà mỗi khách hàng có thể tự hào vì được đồng hành và gắn bó.
Qua đó, Coca-Cola không còn là một công ty nước giải khát, mà với mối quan tâm về môi trường và sức khoẻ, đã trở thành một tổ chức thân thiện với xã hội, một nhãn hàng mà mỗi khách hàng có thể tự hào vì được đồng hành và gắn bó.

Tiếp thị nội dung cũng đem lại cho Coca-Cola hiệu quả tức thì trong kinh doanh: hơn 120 mẩu nội dung đã được tạo ra trong chiến dịch tài trợ Olympic London 2012, khác biệt hoàn toàn so với chỉ 3 TVC và 6 bảng quảng cáo ngoài trời cho Olympic Bắc Kinh 2008. Tổng doanh thu toàn cầu tăng 45% và lợi nhuận tăng 8% chỉ trong quý 3 năm 2012 (theo MarketingWeek)

Đương nhiên, Coca-Cola không phải “người” đầu tiên và duy nhất tiếp cận tiếp thị nội dung. Red Bull được ghi nhận là nhãn hàng tiên phong, và tiếp theo là rất nhiều nhãn hàng khác đạt thành công lớn nhờ áp dụng Tiếp thị nội dung, trong số đó có nhiều cái tên quen thuộc như Nike, Adidas, Volkswagen, Ikea, Disney, Samsung, Prada, Nintendo, v.v. Ở Việt Nam, nhiều nhãn hàng đã bắt kịp xu thế và áp dụng thành công Tiếp thị nội dung, điển hình là AXE (Unilever) với hàng loạt chiến dịch triển khai trên mạng xã hội, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người tiêu dùng.

Tiếp thị nội dung – bước phát triển tất yếu

Vai trò ngày càng quan trọng của Tiếp thị nội dung, theo J. Mildenhal, là vì hai xu hướng cơ bản mà ông gọi là “Sáng tạo của mọi người” (Distribution of creativity) và “Công nghệ ở mọi nơi” (Distribution of technology)

• Sáng tạo của mọi người: Sáng tạo không còn là độc quyền của bất kỳ ai. Một thực tế được ghi nhận ở tất cả các nhãn hàng của thiết kế web du lịch  Coca Cola toàn cầu: số câu chuyện viết bởi người tiêu dùng lớn hơn số câu chuyện do chính nhãn hàng tạo ra.
• Công nghệ ở mọi nơi: sự phủ sóng của Internet đã thúc đẩy sự kết nối giữa mọi người và làm tăng sức mạnh của người tiêu dùng, dẫn tới một “nền văn hoá nhu cầu”, ở đó người tiêu dùng có thể phát sinh và thay đổi nhu cầu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ và Internet cũng là động lực thúc đẩy “sự sáng tạo của mọi người” ngày một xuất sắc hơn.

Luận điểm này đã từng được Philip Kotler phân tích trong cuốn Marketing 3.0. Theo đó, tiếp thị thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ để bắt kịp sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi của xã hội, khi mà mọi người kết nối và tương tác với nhau ngày một dễ dàng hơn, mỗi người được khuyến khích tự do phát triển và bộc lộ cá tính riêng. Xây dựng thương hiệu vì thế trở thành xây dựng một thực thể với cá tính đặc trưng, không ngừng kết nối và tương tác với từng thành viên của cộng đồng. Mỗi câu chuyện là một cuộc đối thoại, ở đó nội dung là nền tảng của sự kết nối và tương tác.

Xây dựng thương hiệu vì thế trở thành xây dựng một thực thể với cá tính đặc trưng, không ngừng kết nối và tương tác với từng thành viên của cộng đồng.

Ở Việt Nam hiện nay, tại những công ty lớn như Unilever, mức độ tương tác và hưởng ứng thương hiệu (brand interaction & engagement) đang trở thành thước đo thành công của các chiến dịch truyền thông tiếp thị, và nội dung chính là nền tảng của sự thành công đó. Như J. Mindenhall đã khẳng định: “Nội dung là “vật chất”, là “chất cơ bản” của Hưởng Ứng Thương Hiệu”(2), chúng ta cần nhanh chóng thích nghi với xu hướng mới này, sử dụng Tiếp thị nội dung làm nền tảng để đưa ra những chiến lược truyền thông thực sự hiệu quả, tối đa hoá mức độ tương tác và hưởng ứng của người tiêu dùng Việt Nam.

 Email marketing 4 mẹo khiến khách hàng lập tức đọc email của bạn Email marketing: 4 mẹo khiến khách hàng lập tức đọc email của bạnBạn có biết 80% khách hàng khi nhận email chỉ đọc tiêu đề và tên người gửi? Một chiến dịch email marketing với database hoành tráng, nội dung mượt mà và server “cơ bắp” cũng sẽ thất bại nếu không ngay lập tức gây chú ý ở hai chi tiết này. 4 mẹo sau sẽ giúp tăng hiệu quả chiến dịch của bạn.


1. Tên người gửi – Thương hiệu của chiến dịch
Khi nhận email, khách hàng sẽ thấy cái gì đầu tiên? Không phải tiêu đề. Đó chính là tên người gửi. Đừng chỉ nghĩ đơn giản là sử dụng tên công ty hay tên bạn. Khi đăng ký nhận bản tin từ marketingprofs.com – website nổi tiếng về marketing, tôi thấy họ sử dụng ít nhất 4 kiểu tên người gửi: Get the Point, MarketingProfs Update, MarketingProfs Today và [Tên tác giả] + Marketing Profs.
Vậy nên, nếu chiến dịch của bạn tập trung vào một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hãy thử cô đọng trong một vài từ rồi gắn với tên công ty. Rất hiệu quả đấy!
2. Mẹo viết tiêu đề 1 (subject) – Đứng trên vai “người khổng lồ”
Khi bắt tay vào viết nội dung cho email, hãy tự hỏi xem liệu bạn có thể liên kết với một người, một sự kiện hay thậm chí một cụm từ nào nổi tiếng và mang tính thời sự hay không? Nếu có, hãy dùng tên đó trong tiêu đề email của mình. Phạm vi triển khai chiến dịch email marketing của bạn càng hẹp hoặc database của bạn càng chi tiết, mẹo này càng hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng so sánh: email với tiêu đề có từ “download” luôn cao hơn những email không có, đơn giản vì “download” luôn là một trong những từ “hot” nhất trên internet.
3. Mẹo viết tiêu đề 2 – Viết hoa
Chữ viết hoa chắc chắn sẽ gây chú ý hơn chữ thường. Thế nhưng, hãy nhớ: mọi thứ đều gây ấn tượng nghĩa là chẳng có ấn tượng nào cả! Thêm nữa, nếu viết hoa tất cả, email của bạn rất dễ bị coi là SPAM. Có hai cách: viết hoa những chữ cái đầu tiên và chỉ chọn từ nào “hot” nhất.
4. Mẹo viết tiêu đề 3 – Vũ khí bí mật
Tôi rất thường xuyên nhận được email mời đăng ký webinar (một dạng hội thảo trực tuyến qua video). Đó là những email nổi bật trong inbox, bởi nó luôn bắt đầu bằng cụm từ “[Webinar]”. Ký tự “[]” chính là vũ khí bí mật mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Một ký tự khác cũng hiệu quả không kém (nhưng không nên lạm dụng), đó là dấu nháy kép (“”).
Ngoài 4 mẹo trên, bạn cũng cần lưu ý thêm:
  • Tiêu đề sẽ dễ viết hơn sau khi đã có nội dung.
  • Nên viết ít nhất 5 tiêu đề rồi chọn cái ưng ý nhất.
  • Tránh những từ ngữ không dứt khoát và bị động.
Theo Saga

Bạn vẫn thường thấy trên một website nào đó vài cái pop-up mời chào kiểu “Hãy click vào đây để nhận được quà đặc biệt qua email”. Khách hàng thường liệt những email chào mời kiểu đó vào hàng spam chính hiệu. Không ai muốn email của họ lọt vào danh sách đối tượng tiềm năng để các công ty thả sức spam.

Mẹo hay viết Email Marketing thành công Mẹo hay viết Email Marketing thành côngMẹo hay viết Email Marketing thành công
Nếu bạn muốn thông tin và sản phẩm dịch vụ của công ty mình đến tay khách hàng, hãy làm cho họ tin tưởng rằng họ đang được tôn trọng. Để gửi Newsletter hoặc email marketing thành công, bạn có thể tham khảo gợi ý cho từng bước dưới đây.
Lựa chọn tựa đề (subject): Tựa đề mang tính chất thông tin trực tiếp hay gián tiếp đều phải nghiêm túc, ngắn gọn. Tránh sử dụng từ ngữ hay biểu tượng kiểu “free”.
Nội dung đầy đủ thông tin, hình ảnh phù hợp. Thường thì các doanh nghiệp, khi nhận được email marketing thường dị ứng với những thông tin kèm hình ảnh màu mè, trình bày phức tạp. Nên nhớ rằng, thông tin càng dễ hiểu bao nhiêu thì khách hàng càng tiến gần đến bạn bấy nhiêu. Tuy nhiên, đơn giản nhưng không phải là sơ sài.
Chữ ký: Trình bày chữ ký chuyên nghiệp cũng là một cách tự nâng cao mình và công ty của mình. Hơn thế nữa, khi khách hàng nhìn thấy thông tin về bạn, họ sẽ yên tâm hơn khi liên hệ.
Email cùng nội dung chỉ gửi duy nhất một lần. Những thông tin bổ ích từ email marketing hoặc newsletter của bạn sẽ chỉ được khách hàng mở ra và đọc khi họ cảm thấy không phiền phức. Chỉ cần nhìn thấy 2 email mới với cùng một tựa đề xuất hiện trong Inbox, họ sẽ xóa ngay lập tức mà không cần biết trong đó bạn thông tin cho họ những gì. Nếu danh sách khách hàng muốn nhận cùng một thông tin quá dài, bạn hãy gõ địa chỉ email khách hàng vào phần “BCC” và chắc chắn rằng các địa chỉ email đó không bị trùng lặp.
Khuyến khích khách hàng đăng ký địa chỉ email của họ vào danh sách lọc spam. Các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) như AOL hay EarthLink cho phép người dùng đăng ký địa chỉ email của họ vào danh sách trắng (white lists). Danh sách những địa chỉ email đặc biệt này sẽ được các ISP lọc spam. Vì thế, cách tốt nhất khiến khách hàng vào tham quan website của bạn quyết định đăng ký nhân thư là chỉ cho họ cách để họ thêm địa chỉ email vào danh sách đó. Dù bạn đang nóng lòng quảng bá thương hiệu hay quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, đừng quên bắt đầu làm hài lòng khách hàng của mình từ chính những cách thức tiếp xúc đầu tiên ấy.

Tại sao Digital Marketing lại quan trọng ? Đoạn video dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn về digital marketing. Nó sẽ giúp bạn hiểu vì sao mọi người dùng Digital marketing thay vì các kênh quảng cáo truyền thống.

>>> Những poster ấn tượng khiến triệu người suy ngẫm
Tôi xin tóm tắt một số ý đoạn trong đoạn video:
Những năm trước đây, cuộc sống thật đơn giản. Mỗi khi muốn mua một thứ gì đó, chúng ta chỉ có 1-2 lựa chọn, thật dễ dàng. Khi có sản phẩm mới, doanh nghiệp chỉ quảng cáo trên Báo, Đài & TV, rất hiệu quả. Khách hàng đón nhận vui vẻ, thậm chí đêm cũng mơ thấy thương hiệu, wa!
Những qua thời gian, khách hàng thay đang đổi, họ di chuyển nhiều hơn, ít thời gian hơn, WWW ra đời, có quá nhiều thương hiệu, quá nhiều thông tin, do vậy khách hàng khó lựa chọn hơn. Để định vị 1 thương hiệu trong lòng khách hàng là cũng rất khó.
Khi các hình thức quảng cáo thông thường không còn hiệu quả. Internet và mạng xã hội giúp khách hàng KẾT NỐI, TƯƠNG TÁC với thương hiệu, tạo ra mối QUAN HỆ và NIỀM TIN của khách hàng vào thương hiệu.
Mạng xã hội đã làm thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Bây giờ không phải là lúc xem xét có dùng mạng xã hội hay không, mà chúng ta sử dụng mạng xã hội thế nào cho tốt.
Mời các bạn cùng xem đoạn video để tìm câu trả lời

 “Jeff Bezos và đội ngũ nhân viên tại Amazon đã định nghĩa việc mua sắm qua Internet trong suốt 17 năm qua. Cũng đã từ lâu Amazon thấu hiểu sức mạnh của việc gửi email để đạt doanh thu thật và khẳng định rằng gửi đi duy nhất một email đại trà tới tất cả khách hàng không phải là cách để đạt hiệu quả tối ưu.”

bảo mật email Kinh nghiệm email marketing từ Amazon
Sau đây là 6 bài học đã được đúc kết từ chương trình Email Marketing của Amazon.
1.Theo dõi mọi hành động của khách hàng
Theo dõi tất tần tật những gì mà khách hàng của bạn thực hiện. Khi bạn kinh doanh trực tuyến thì dữ liệu chính là chìa khóa. Bằng việc theo dõi tất cả những hành động của khách hàng, bạn sẽ có đủ dữ liệu tổng hợp cần thiết để thực hiện những chiến dịch marketing qua email mà có khả năng tác động tới từng cá nhân khách hàng.
2. Hãy nhất quán
Email Marketing giống như một cửa hàng thứ hai của bạn. Hãy coi việc gửi email giống như việc tự tạo ra cơ hội thứ hai để mang cửa hàng tới tận hòm thư của khách hàng. Amazon đã thành công ở việc này bởi:
Nhất quán về nội dung và thiết kế email: Bằng việc giữ cho thiết kế và nội dung các chiến dịch email đồng nhất với website nói chung, họ đã tạo nên một ấn tượng in đậm trong quá trình trải nghiệm của khách hàng. Việc này sẽ dẫn tới sự quen thuộc, xây dựng lòng tin ở khách hàng, trong khi sự tin tưởng luôn là tín hiệu tốt.
Email không chỉ về Giảm giá và Ưu đãi: Đa số email của Amazon không phải về Giảm giá hay Ưu đãi – hãy nhớ điều này. Cửa hàng của bạn có biết bao nhiêu khía cạnh để quảng cáo và rõ ràng là bạn không hề giảm giá tất cả mọi thứ trong cửa hàng của mình, vì vậy đừng tạo cảm giác lúc nào bạn cũng đang giảm giá qua email.
3. Biến cuộc sống trở nên đơn giản hết mức
Đừng bắt khách hàng phải suy nghĩ
Giúp người sử dụng có những trải nghiệm đơn giản hết mức có thể là một bước quan trọng trong việc tăng lượng mua hàng qua kênh e-mail marketing. Vì vậy, hãy chi tiết nhất có thể! Hãy để ý thật kĩ và lưu tâm từng bước mà khách hàng phải trải qua khi tìm kiếm trên website của bạn.
Đơn giản hóa và tập trung hóa vấn đề
Nhìn chung, các email của Amazon rất cụ thể và trực tiếp. Nếu họ email về việc khuyến khích bạn viết nhận xét hay chấm điểm một cuốn sách nào đó bạn mới mua trên Kindle, email ấy sẽ chỉ có một phím bấm với nội dung “Xin hãy nhận xét về cuốn sách này”. Đây là một ví dụ điển hình cho việc đơn giản hóa và tập trung hóa vấn đề.
4. Níu giữ, níu giữ, níu giữ khách hàng bằng các “lựa chọn hủy đăng kí nhận email một cách thông minh”
Hủy đăng kí nhận email là một phần bắt buộc trong các chiến dịch email marketing. Tuy nhiên, Amazon rất thông minh khi cùng lúc gửi đi nhiều chiến dịch email khác nhau từ các bộ phận khác nhau. Họ cố gắng tạo ra trải nghiệm đôi bên cùng có lợi.
Nếu khách hàng cảm thấy thoải mái khi hủy đăng ký ở một số chiến dịch cụ thể thì họ lại đang tiếp tục nhận email của các chiến dịch khác. Khách hàng vừa có được cảm giác tự chủ mà vẫn nhận được thông tin phù hợp với nhu cầu bản thân. Trong khi đó, Amazon tiếp tục kết nối và níu giữ được những vị khách thực sự quan tâm tới mình.
5. Hãy tâm lý và tinh tế
Tính khẩn cấp của hạn chót đôi khi vô cùng hiệu quả. Nếu các email thông thường khác chỉ đưa về ngày tháng của hạn chót thì Amazon luôn đưa ra một cái hạn chi tiết nhất có thể về việc người mua đặt hàng qua email trong những dịp đặc biệt bao gồm cả giờ giấc, múi giờ, v.v…
Theo một lẽ tự nhiên, sự chi tiết tới mức gây “ràng buộc” của hạn chót này đi vào trí nhớ người nhận email và tạo ra cảm giác họ phải đặt hàng ngay trước khi quá muộn. Nhưng hãy nhớ rằng đi kèm với “hạn chót” luôn là những hướng dẫn cụ thể và nút kêu gọi hành động đơn giản, rõ ràng!
6. Hãy nghĩ tới Điện thoại di động
Thế giới đang dịch chuyển sang di động và Amazon cũng đang tiến lên cùng di động.
Rất nhiều chiến dịch marketing cũng được vận hành và tối ưu hóa qua các thiết bị di động. Bằng kênh này, bạn sẽ tăng thêm lượng truy cập (vào trang giới thiệu sản phẩm, vào quảng cáo của thương hiệu…) và tiếp cận khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cải thiện cả website của mình để tương thích với phiên bản di động nữa.
Jeff Bezos đã xây dựng nên một công ty đầy chuẩn mực và khơi nguồn cảm hứng trong mọi việc họ làm. Vậy lần sau hãy nghĩ “Nếu Jeff là mình, ông ấy sẽ làm gì nhỉ?”

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.