Latest Post

Tối 27/10, sau màn văn nghệ tại Royal City, Hà Nội, Trung tướng Phạm Tuân bước lên sân khấu, xướng lên cái tên Vũ Thanh Long. Trên khán đài, tiếng vỗ tay vang lên không ngớt. Nhà tài trợ tuyên bố, Long sẽ là người Việt thứ 2 bay vào vũ trụ sau phi hành gia Phạm Tuân.

>>> 12 slogan 'chân thực' hài hước nhất về các thương hiệu lớn
>>> Marketing kể chuyện: Dễ mà khó
>>> Chiến lược để tạo ra video marketing hiệu quả 
>>> 4 ý tưởng công nghệ làm nên điều kỳ diệu cho chiến dịch marketing  

Sự thật câu chuyện Việt Nam sắp có người thứ hai bay vào vũ trụ

Tháng 12 tới, Long sẽ phải cạnh tranh cùng 112 ứng viên đến từ 60 nước khác tại Trại huấn luyện không gian Axe tại bang Florida, Mỹ để giành 1 trong số 22 suất “bay vào vụ trũ” vào đầu năm tới.

Bay vào vũ trụ?

Đó thực sự là một viễn cảnh hoành tráng. Để trở thành người được chọn, Thanh Long đã phải tranh tài với 20.000 thí sinh là người Việt Nam trên toàn thế giới dự tuyển, trải qua các vòng kiểm tra cực kỳ khắt khe về thể lực, sức khỏe, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh,…

Long sẽ phải cạnh tranh cùng 112 ứng viên đến từ 60 nước khác để giành 1 trong 22 suất “bay vào vụ trũ”

Tuy nhiên, nếu như bạn đang tưởng tượng việc lên vũ trụ đồng nghĩa với mặt trăng hay các vì sao, hãy nghĩ lại.

Đầu tiên, hãy thử suy nghĩ lại quan niệm của bạn thế nào là nhà du hành vũ trụ. Đó là những người làm việc nhiều ngày trong trạm không gian? Người đặt chân lên Mặt trăng? Tại Mỹ, người ta quan niệm đơn giản hơn: Vì bầu không khí không có ranh giới rõ ràng với vũ trụ nên những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5km) đều được xem là những nhà du hành vũ trụ.

Tàu vũ trụ Lynx Mark II sẽ lên độ cao tối đa 103km, nghĩa là vượt qua đường Cacman cách mặt đất 100km, vốn được Liên đoàn thể thao trên không (FAI) công nhận là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và không gian. Chiểu theo định nghĩa ở trên, những người ngồi trên tàu chắc chắn sẽ được gọi là những nhà du hành vũ trụ.

Sự thật câu chuyện Việt Nam sắp có người thứ hai bay vào vũ trụ (1)

Chiếu theo hình ở trên thì chiếc Lynx mới bay lên thượng tầng của khí quyển trái đất chứ chưa ra đến không gian vũ trụ

Điểm qua một chút về con tàu vũ trụ Lynx Mark II. Nhỏ gọn, được trang bị 1 hệ thống đẩy gồm 4 tên lửa, Lynx có thể cất cánh ở bất cứ đường băng nào có chiều dài trên 2.400m. Giá mỗi chiếc phi thuyền này từ 10 – 12 triệu USD. Lynx Mark II được công ty XCOR thiết kế với mục đích chính là thương mại hóa du lịch không gian. Mỗi vé trên tàu Mark II có giá 100.000 USD (~2,2 tỉ đồng).

Thời gian Vũ Thanh Long ở trạng thái không trọng lượng là 4 phút.

Trong trường hợp vượt qua các bài kiểm tra trong trại huấn luyện, Thanh Long sẽ cùng Lynx ở trên vũ trụ trong bao lâu?

Theo XCOR, tổng thời gian cho mỗi chuyến bay là 30 phút, còn thời gian Vũ Thanh Long ở trạng thái không trọng lượng là 4 phút.

Chiến dịch Marketing khổng lồ

Dù lên vũ trụ ngày nay không quá khó như trước, nhưng ước mơ được bay vào không gian vẫn là một điều gì đó quá xa xi với đa phần người tiêu dùng phổ thông. Trong lịch sử ngành quảng cáo, cũng chưa từng có nhãn hiệu nào dám đứng ra tổ chức một sự kiện tương tự như vậy.

Chi hàng chục triệu USD để quảng cáo trên Super Bowl (Chương trình thu hút nhiều người xem nhất của Mỹ, với giá từ 3,7 – 3,8 triệu USD cho mỗi 30 giây quảng cáo), Unilever, chủ sở hữu của Axe, rất kỳ vọng vào thành công của chiến dịch Axe Apolo Space Academy (AASA), cái tên đọc na ná như NASA.

Axe cho biết, chiến dịch Marketing này là chiến dịch tốn kém nhất cho thương hiệu Axe từ trước đến nay. Dù từ chối công bố con số chính thức, nhưng nếu so sánh với chiến dịch quảng cáo năm 2010 đã tiêu tốn hơn 92 triệu USD, có thể thấy mức chi cho chiến dịch này là rất lớn. Thậm chí, Axe còn mời Buzz Aldrin, phi hành gia cùng đặt chân lên Mặt Trăng với Neil Amstrong làm người phát ngôn cho chiến dịch này.

Quay trở lại Việt Nam, với thời gian ngắn ngủi trên không gian, có lẽ điều duy nhất mà Thanh Long có thể làm là ngắm nhìn Trái Đất (và biết đâu là Việt Nam) từ trên cao. Nếu so với nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân đã sống 1 tuần ngoài không gian và bay hết 142 vòng quỹ đạo Trái Đất, chuyến bay thương mại của Vũ Thành Long (nếu có) sẽ chỉ như một cuộc dạo chơi thoáng qua.

Theo CafeBiz.vn

Bạn sẽ không thể nhịn nổi cười dù biết rằng đây chỉ là phiên bản hài hước, do người dùng tặng cho những tên tuổi này mỗi khi họ thấy phiền phức.

>>> Marketing kể chuyện: Dễ mà khó
>>> Chiến lược để tạo ra video marketing hiệu quả 
>>> 4 ý tưởng công nghệ làm nên điều kỳ diệu cho chiến dịch marketing  
>>> Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam? 


1. Youtube - "Hãy bấm bỏ qua quảng cáo sau 5 giây". - Thể hiện sự khó chịu của người dùng với những đoạn quảng cáo thường xuyên trên mạng chia sẻ video.
1. Youtube - "Hãy bấm bỏ qua quảng cáo sau 5 giây". - Thể hiện sự khó chịu của người dùng với những đoạn quảng cáo thường xuyên trên mạng chia sẻ video.



2. Target - Dự định mua một thứ, song lại trả tiền cho 30 thứ khác.
2. Target - Dự định mua một thứ, song lại trả tiền cho 30 thứ khác.



3. Forever 21 - Nơi quần áo chỉ dùng được 21 giờ.
3. Forever 21 - Nơi quần áo chỉ dùng được 21 giờ.



4. Internet Explorer - Trình duyệt bạn dùng để tải về các trình duyệt khác.
4. Internet Explorer - Trình duyệt bạn dùng để tải về các trình duyệt khác.



5. Diet Coke - Tiếp tục nghiện vị ngọt đến phát điên.
5. Diet Coke - Tiếp tục nghiện vị ngọt đến phát điên.



6. Adobe Flash Player - Cài đặt bản cập nhật ngay lúc này.
6. Adobe Flash Player - Cài đặt bản cập nhật ngay lúc này.



7. Apple - Xin lỗi, dịch vụ Apple Care không tính đến điều này.
7. Apple - Xin lỗi, dịch vụ Apple Care không tính đến điều này.



8. MTV - Kênh truyền hình thực tế (Thay vì các video clip công phu).
8. MTV - Kênh truyền hình thực tế (Thay vì các video clip công phu).



9. Time Warner Cable - Làm thế nào để chúng tôi tiêu diệt cuộc sống của bạn hôm nay?
9. Time Warner Cable - Làm thế nào để chúng tôi tiêu diệt cuộc sống của bạn hôm nay?



10. Netflix - Dành 99% thời gian của bạn để mở một bộ phim.
10. Netflix - Dành 99% thời gian của bạn để mở một bộ phim.



11. Facebook - Hãy xem ai có bầu và ai mới đính ước trong ngày.
11. Facebook - Hãy xem ai có bầu và ai mới đính ước trong ngày.



12. Bed Bath & Beyond - Chúng tôi sẽ gặp bạn mỗi khi bạn có phiếu giảm giá 20%. (Ý nói người ta chỉ đến cửa hàng khi có phiếu giảm giá).
12. Bed Bath & Beyond - Chúng tôi sẽ gặp bạn mỗi khi bạn có phiếu giảm giá 20%. (Ý nói người ta chỉ đến cửa hàng khi có phiếu giảm giá).


Theo Buzzfeed
Zing/Tri Thức

Trong chuyến du đấu châu Á vừa qua của Arsenal, dấu ấn đậm nét nhất mà câu lạc bộ này để lại trong lòng mọi người có lẽ là câu chuyện Running Man liên quan đến Vũ Xuân Tiến. Chàng cổ động viên trẻ người Việt bỗng chốc trở thành nhân vật chính trong hoạt động truyền thông toàn cầu của Arsenal, khi anh chạy bộ suốt 8 km theo chiếc xe chở đội bóng này tham quan Hà Nội. Không lâu sau đó, trên website của Arsenal xuất hiện một đoạn video kể lại câu chuyện cùng với thông điệp đầy nhân văn “Hãy theo đuổi giấc mơ, thành công sẽ đến với bạn!”. Đoạn phim này đã ngay lập tức tạo được dư luận tích cực không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Và Arsenal còn mời Vũ Xuân Tiến sang tận London để xem các thần tượng thi đấu.

>>> Chiến lược để tạo ra video marketing hiệu quả
>>> 4 ý tưởng công nghệ làm nên điều kỳ diệu cho chiến dịch marketing 
>>> Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam? 
>>>  Vai chính – vai phụ trong “cuộc chơi” thương hiệu



Running Man Vũ Xuân Tiến được Arsenal mời sang London để xem các thần tượng thi đấu. 

Running Man Vũ Xuân Tiến được Arsenal mời sang London để xem các thần tượng thi đấu. 

Rõ ràng, chi phí cho hoạt động trên là không đáng kể so với ngân sách marketing của Arsenal. Mấu chốt thành công của sự kiện này nằm ở chỗ Arsenal đã kịp thời nắm bắt được cơ hội kết nối với người hâm mộ thông qua câu chuyện Running Man tuy giản dị nhưng tràn đầy cảm hứng.

Marketing thông qua hình thức kể chuyện đã và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đây là một chiến thuật marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện thú vị, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh doanh nghiệp.

Từ cuối năm 2006, nhãn hàng Rejoice (của P&G) đã thực hiện chiến dịch marketing mang tên “Cô Tấm ngày nay”, mở đầu bằng mẩu quảng cáo kể lại câu chuyện một cô gái trẻ rời quê lên thành phố lập nghiệp. Với mô-típ nhẹ nhàng, Rejoice đã khéo léo lồng vào đó thông điệp khích lệ các bạn gái trẻ nỗ lực trong cuộc sống để đạt đến thành công. Thông qua câu chuyện và một chuỗi các hoạt động sau đó, nhãn hàng này đã dần xây dựng được ấn tượng đẹp về tính nhân văn đồng thời thu hút được sự chú ý của nhóm khách hàng mục tiêu.

Sau P&G, Unilever tại Việt Nam cũng bắt đầu ứng dụng marketing kể chuyện cho nhãn hàng Comfort với “Gia đình hương Comfort”, kể về tình yêu đẹp của Andy và Lily trong thế giới vải, được lồng vào đó là những bí quyết chăm sóc quần áo sử dụng sản phẩm Comfort. Câu chuyện đặc biệt kích thích sự tò mò của các bà nội trợ và đã giúp nhãn hàng nước xả vải của Unilever dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.


“Gia đình hương Comfort” đã mang lại thành công cho nhãn hàng nước xả vải của Unilever.
“Gia đình hương Comfort” đã mang lại thành công cho nhãn hàng nước xả vải của Unilever.

Điểm chung ở cả 3 câu chuyện trên là đều gần gũi với cuộc sống và kết thúc có hậu. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khơi gợi và kết nối cảm xúc giữa người theo dõi với câu chuyện, qua đó củng cố niềm tin vào những giá trị doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng. Tuy nhiên, nếu truyền tải thông điệp không khéo hoặc gây sự nghi ngờ về tính xác thực thì sẽ phản tác dụng.

Đầu năm 2012, nhãn hàng mì Gấu Đỏ đã thực hiện chiến dịch marketing mang tên “Gấu Đỏ gắn kết yêu thương”. Mở đầu là câu chuyện buồn về một bệnh nhi ung thư tên Tuấn. Trong mẩu quảng cáo, cậu bé Tuấn hồn nhiên đẩy cánh cửa bệnh viện và bước vào chào tạm biệt mọi người để về nhà. Tuy nhiên, ngày ra viện lại là ký ức buồn với bố mẹ của Tuấn vì họ không còn đủ tiền để tiếp tục điều trị cho em. Đoạn phim khép lại bằng lời kêu gọi “Thêm một gói mì Gấu Đỏ là thêm một hy vọng cho những trẻ em nghèo như Tuấn được chữa bệnh”.

Câu chuyện đã gây xúc động mạnh cho nhiều khán giả truyền hình. Đặc biệt, người xem tin rằng nhân vật Tuấn là có thật và họ nghĩ phải làm ngay điều gì đó để giúp đỡ em. Mì Gấu Đỏ đã thành công khi lồng ghép tính nhân văn vào hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, khi khán giả phát hiện bé Tuấn trong câu chuyện chỉ là một diễn viên thì thái độ của họ lập tức thay đổi vì cho rằng Gấu Đỏ đã “lợi dụng hình ảnh người bệnh để bán hàng”.

Theo lý giải của đại diện nhãn hàng, họ không thể quay phim những bệnh nhi thật và thông qua chiến dịch marketing này Gấu Đỏ cũng đã đóng góp được gần 3 tỉ đồng giúp các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Còn theo một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, thông điệp Gấu Đỏ đưa ra khi khép lại câu chuyện chỉ cần thay đổi một chút và đừng khơi gợi lòng trắc ẩn của người xem một cách lộ liễu thì chiến dịch này đã thành công trọn vẹn. Có thể nói, ý tưởng tốt nhưng khâu truyền tải thông điệp chưa chuẩn đã khiến doanh nghiệp này không thành công.

Một trở ngại khác các doanh nghiệp trong nước hay gặp phải khi thực hiện marketing là kinh phí. Những câu chuyện được dàn dựng công phu thường đòi hỏi chi phí lớn và cần phải được phát sóng thường xuyên để đi vào tâm trí người xem. Nước mắm Liên Thành là trường hợp như vậy.

Liên Thành là một trong số ít các thương hiệu Việt có tuổi đời hơn 100 năm. Liên Thành thương quán là nơi tạo nguồn tài chính cho những sĩ phu yêu nước gầy dựng phong trào Duy Tân ở Phan Thiết từ năm 1905. Ngoài ra, cơ sở này một thời còn phục vụ cho Dục Thanh học hiệu, ngôi trường mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành từng giảng dạy. Vì vậy, Liên Thành đã quyết định kể lại câu chuyện lịch sử kèm thông điệp “Tinh túy hương vị trăm năm” khơi gợi tinh thần dân tộc và truyền cảm hứng cho người tiêu dùng. Kết quả là họ vươn lên chiếm 4,1% thị trường và đứng vị trí thứ 6/20 thương hiệu nước mắm phổ biến nhất.

Nhưng cuộc vui không kéo dài. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, họ cân nhắc lắm mới dám bỏ ra mấy trăm triệu đồng cho một chiến dịch quảng cáo truyền hình trong vòng nửa năm. Cũng vì muốn hạn chế ngân sách quảng cáo, Liên Thành đã quyết định chia tay với đối tác phân phối và truyền thông để tự “bơi”.
Hiện nay, một giải pháp tiết kiệm chi phí được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn là kết hợp marketing kể chuyện với truyền thông xã hội. Những câu chuyện giàu cảm xúc, lôi cuốn khán giả sẽ phát huy hiệu quả gấp nhiều lần nếu được lan truyền đến đúng những người quan tâm.

Theo thống kê của Sulia, website chuyên về bóng đá, sự xuất hiện của Vũ Xuân Tiến đã giúp cho lượng cổ động viên của Arsenal tăng lên đáng kể ở châu Á. Trong đó, có hơn phân nửa là những người đã chuyển qua ủng hộ đội bóng này vì hành động đẹp, mang đậm tinh thần thể thao của Running Man. Singapore và Đài Loan đã liên hệ để mời Arsenal sang du đấu vào mùa hè năm sau. Theo dự kiến, đội bóng của Anh này sẽ thu về không dưới 5 triệu USD từ 2 chuyến đi này. 

Rõ ràng, chi phí cho hoạt động trên là không đáng kể so với ngân sách marketing của Arsenal. Mấu chốt thành công của sự kiện này nằm ở chỗ Arsenal đã kịp thời nắm bắt được cơ hội kết nối với người hâm mộ thông qua câu chuyện Running Man tuy giản dị nhưng tràn đầy cảm hứng.

Marketing thông qua hình thức kể chuyện đã và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đây là một chiến thuật marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện thú vị, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh doanh nghiệp.

Từ cuối năm 2006, nhãn hàng Rejoice (của P&G) đã thực hiện chiến dịch marketing mang tên “Cô Tấm ngày nay”, mở đầu bằng mẩu quảng cáo kể lại câu chuyện một cô gái trẻ rời quê lên thành phố lập nghiệp. Với mô-típ nhẹ nhàng, Rejoice đã khéo léo lồng vào đó thông điệp khích lệ các bạn gái trẻ nỗ lực trong cuộc sống để đạt đến thành công. Thông qua câu chuyện và một chuỗi các hoạt động sau đó, nhãn hàng này đã dần xây dựng được ấn tượng đẹp về tính nhân văn đồng thời thu hút được sự chú ý của nhóm khách hàng mục tiêu.

Sau P&G, Unilever tại Việt Nam cũng bắt đầu ứng dụng marketing kể chuyện cho nhãn hàng Comfort với “Gia đình hương Comfort”, kể về tình yêu đẹp của Andy và Lily trong thế giới vải, được lồng vào đó là những bí quyết chăm sóc quần áo sử dụng sản phẩm Comfort. Câu chuyện đặc biệt kích thích sự tò mò của các bà nội trợ và đã giúp nhãn hàng nước xả vải của Unilever dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Điểm chung ở cả 3 câu chuyện trên là đều gần gũi với cuộc sống và kết thúc có hậu. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khơi gợi và kết nối cảm xúc giữa người theo dõi với câu chuyện, qua đó củng cố niềm tin vào những giá trị doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng. Tuy nhiên, nếu truyền tải thông điệp không khéo hoặc gây sự nghi ngờ về tính xác thực thì sẽ phản tác dụng.

Đầu năm 2012, nhãn hàng mì Gấu Đỏ đã thực hiện chiến dịch marketing mang tên “Gấu Đỏ gắn kết yêu thương”. Mở đầu là câu chuyện buồn về một bệnh nhi ung thư tên Tuấn. Trong mẩu quảng cáo, cậu bé Tuấn hồn nhiên đẩy cánh cửa bệnh viện và bước vào chào tạm biệt mọi người để về nhà. Tuy nhiên, ngày ra viện lại là ký ức buồn với bố mẹ của Tuấn vì họ không còn đủ tiền để tiếp tục điều trị cho em. Đoạn phim khép lại bằng lời kêu gọi “Thêm một gói mì Gấu Đỏ là thêm một hy vọng cho những trẻ em nghèo như Tuấn được chữa bệnh”.

Câu chuyện đã gây xúc động mạnh cho nhiều khán giả truyền hình. Đặc biệt, người xem tin rằng nhân vật Tuấn là có thật và họ nghĩ phải làm ngay điều gì đó để giúp đỡ em. Mì Gấu Đỏ đã thành công khi lồng ghép tính nhân văn vào hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, khi khán giả phát hiện bé Tuấn trong câu chuyện chỉ là một diễn viên thì thái độ của họ lập tức thay đổi vì cho rằng Gấu Đỏ đã “lợi dụng hình ảnh người bệnh để bán hàng”.

Theo lý giải của đại diện nhãn hàng, họ không thể quay phim những bệnh nhi thật và thông qua chiến dịch marketing này Gấu Đỏ cũng đã đóng góp được gần 3 tỉ đồng giúp các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Còn theo một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, thông điệp Gấu Đỏ đưa ra khi khép lại câu chuyện chỉ cần thay đổi một chút và đừng khơi gợi lòng trắc ẩn của người xem một cách lộ liễu thì chiến dịch này đã thành công trọn vẹn. Có thể nói, ý tưởng tốt nhưng khâu truyền tải thông điệp chưa chuẩn đã khiến doanh nghiệp này không thành công.

Một trở ngại khác các doanh nghiệp trong nước hay gặp phải khi thực hiện marketing là kinh phí. Những câu chuyện được dàn dựng công phu thường đòi hỏi chi phí lớn và cần phải được phát sóng thường xuyên để đi vào tâm trí người xem. Nước mắm Liên Thành là trường hợp như vậy.

Liên Thành là một trong số ít các thương hiệu Việt có tuổi đời hơn 100 năm. Liên Thành thương quán là nơi tạo nguồn tài chính cho những sĩ phu yêu nước gầy dựng phong trào Duy Tân ở Phan Thiết từ năm 1905. Ngoài ra, cơ sở này một thời còn phục vụ cho Dục Thanh học hiệu, ngôi trường mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành từng giảng dạy. Vì vậy, Liên Thành đã quyết định kể lại câu chuyện lịch sử kèm thông điệp “Tinh túy hương vị trăm năm” khơi gợi tinh thần dân tộc và truyền cảm hứng cho người tiêu dùng. Kết quả là họ vươn lên chiếm 4,1% thị trường và đứng vị trí thứ 6/20 thương hiệu nước mắm phổ biến nhất.

Nhưng cuộc vui không kéo dài. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, họ cân nhắc lắm mới dám bỏ ra mấy trăm triệu đồng cho một chiến dịch quảng cáo truyền hình trong vòng nửa năm. Cũng vì muốn hạn chế ngân sách quảng cáo, Liên Thành đã quyết định chia tay với đối tác phân phối và truyền thông để tự “bơi”.
Hiện nay, một giải pháp tiết kiệm chi phí được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn là kết hợp marketing kể chuyện với truyền thông xã hội. Những câu chuyện giàu cảm xúc, lôi cuốn khán giả sẽ phát huy hiệu quả gấp nhiều lần nếu được lan truyền đến đúng những người quan tâm.

Theo thống kê của Sulia, website chuyên về bóng đá, sự xuất hiện của Vũ Xuân Tiến đã giúp cho lượng cổ động viên của Arsenal tăng lên đáng kể ở châu Á. Trong đó, có hơn phân nửa là những người đã chuyển qua ủng hộ đội bóng này vì hành động đẹp, mang đậm tinh thần thể thao của Running Man. Singapore và Đài Loan đã liên hệ để mời Arsenal sang du đấu vào mùa hè năm sau. Theo dự kiến, đội bóng của Anh này sẽ thu về không dưới 5 triệu USD từ 2 chuyến đi này. 

Theo Nhịp cầu đầu tư

Lolly Wolly Doodle là một người phụ nữ bình thường, yêu thích công việc thiết kế và bắt đầu bằng Facebook. Cô không ngờ cho đến hôm nay cô đã là chủ của một doanh nghiệp với 160 nhân viên và kiếm được hàng chục triệu USD mỗi năm.


Họ đã mượn “gió Facebook” để đi buôn như thế nào?

Doodle là một câu chuyện xuất phát từ Mỹ nhưng đã trở thành một giấc mơ thành công của hàng triệu người trên thế giới, nhất là phụ nữ.

Facebook ngày nay đã rất khác so với ngày đầu tiên. Điều mà ngay cả Mark Zuckerberg cũng không thể nào tưởng tượng ra cách đây hơn 11 năm là Facebook sẽ trở thành một cái “chợ”, một “siêu thị” hay “một trung tâm mua sắm”. Vì sao lại như thế? Vì nhiều người dùng nó đã và đang “mượn gió” Facebook để “đi buôn” một cách tuyệt vời.

Từ các ngóc ngách, mọi người đổ xô lên Facebook, “like” một cách cuồng nhiệt, đăng “status” mỗi phút. Chỉ cần một người C mới mua cái áo mới ở chỗA rẻ lắm, đăng hình lên, vậy là ùn ùn hàng chục “comment” ùa vào khen chê và hỏi… Thành ra Facebook đang quảng cáo cho cái chỗ bán áo kia… không công.
Bắt đầu từ đó xuất hiện suy nghĩ: Phải chăng Facebook có “ma lực”, hay chỉ đơn giản là Facebook đang xây dựng sẵn một cái chợ không giới hạn mà chỉ với vài cú nhấp chuột vài dòng bình luận đơn giản đã dễ dàng thu nhận được hàng trăm sự quan tâm từ đủ các thành phần?

Sự liên kết theo kiểu “bạn của bạn bè” và “chia sẻ” càng giúp cho các thông tin, hình ảnh được lan truyền rộng rãi theo cấp số nhân chỉ trong vòng vài phút, tạo ra một mạng lưới có độ rộng và chiều sâu không giới hạn, điều mà trước đến nay chưa có một công cụ tiếp thị nào mang lại được. Quan trọng hơn nữa là bạn không cần một chuyên gia kinh tế hoặc một trường học nào dạy bạn điều đó, bởi nó hiển nhiên trước mắt, rất dễ nhận thấy.

   	Không chỉ các cửa hàng nhỏ lẻ các thương hiệu lớn hơn cũng đã tham gia thị trường. 
Vậy là một kênh bán hàng mới ra đời: bán hàng trên Facebook. Vậy là từ các người bán buôn nhỏ lẻ đến cửa hàng và cả thương hiệu lớn đều lần lượt trình làng trên Facebook.

Cứ mỗi sáng cập nhật vào Facebook sẽ có ngay một dãy các chủ đề về quần áo, giày dép, nước hoa, bút bi, sách báo cũ, ẩm thực…. dài thườn thượt của các chị nội trợ, các nhân viên văn phòng muốn kiếm thêm thu nhập. Chất lượng và giá cả thì muôn trùng. Những bản tin đó có thể từ người quen hoặc chưa từng quen. Nó gây ra hai phản ứng nơi người dùng: Một là tôi đã có thông tin hữu ích về cái tôi sẽ cần mua. Hai là tôi đang gặp rắc rối vì những mẫu tin buôn bán lá cải gây bực bội.

Nói ra tới đây mới nhận thấy kênh bán hàng này cũng cần có chiến lược và tư duy của một nhà buôn thứ thiệt. Chứ còn nếu dùng Facebook cùng những công cụ hỗ trợ như fanpage, facebook messenger, make friend thì thật sự ai cũng làm được. Hơn thế nữa, giữa một rừng các nhà buôn trong cái chợ Facebook, người thắng chưa chắc là người có kỹ năng sử dụng Facebook tuyệt vời mà là người có thể “ngửi”, “chắt lọc thông tin”, “mượn” được sự phổ biến của Facebook mà đưa thông điệp hàng hóa của mình đến với người cần một cách hiệu quả nhất.

  	Ồn ào vụ Hương Giang với hàng loạt bằng chứng được đưa ra có liên quan đến facebook là một bài học chưa bao giờ cũ.
Ồn ào vụ Hương Giang với hàng loạt bằng chứng được đưa ra có liên quan đến facebook là một bài học chưa bao giờ cũ.

Việc “mượn” luồng gió Facebook này hay chạy theo xu hướng của nó hiện nay đã quá phổ biến, nhưng không phải ai cũng thành công.

Nếu bạn muốn bán hàng mà chỉ chạy theo Facebook kiểu thời thượng hay chạy đua theo đối thủ thì khuyên bạn nên dừng lại. Bởi “gió Facebook” đã đến, càng lúc càng mạnh, đồng thời thúc đẩy hàng loạt các nhà kinh doanh lớn vào nó. Khi đó cuộc chơi không chỉ là quầy hàng nhỏ của bạn mà ở đó là một thị trường với độ lớn chưa thể thống kê được. Lúc đó bạn chỉ có thể đứng ngoài cuộc chơi vì chính bạn đã đánh mất cơ hội xây dựng một đế chế cho bạn ngay lúc này, khi thị trường đang phát triển và chưa định hình được.

Hãy đầu tư nghiêm túc hơn, sự thành công của bạn trong con đường kinh doanh này chỉ ở điểm xuất phát, đừng lơ là. Những vụ việc đáng tiếc như chiếc túi của hoa hậu Hương Giang sẽ là một bài học không bao giờ cũ. Bởi dẫu người trong cuộc nói gì, thanh minh như thế nào, thì mỗi người chúng đã có những nhìn nhận riêng cho vụ việc.

Lolly Wolly Doodleđã “mượn gió Facebook” và bà đã thành công. Nhưng hãy nhớ Doodle không phải là một sự may mắn. Gió Facebook đã đưa bà đi nhưng hiện nay Doodle chỉ mới bắt đầu và đang rất nỗ lực cố gắng để bảo đảm hai điều: Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đang bùng nổ mất kiểm soát và không được để bị lạc hậu, cuốn lại sau lưng cơn gió này. Chỉ cần một sự bất cẩn, thiếu lý chí trong một câu phản hồi đến người dùng sẽ mang bà đến vực thẳm dễ dàng, dễ như cái cách Facebook đã mang thành công đến cho bà.

Theo Quách Cường
Motthegioi.vn

Video Marketing ngày này là một công cụ trực tuyến vô cùng hiệu quả để làm Marketing.


Chiến lược để tạo ra video marketing hiệu quả

Nhiều người đã kiếm được rất nhiều tiền từ hình thức này, và cũng có rất nhiều thương hiệu đã nổi lên từ việc sử dụng video như 1 công cụ truyền thông hiệu quả. Hãy nghe những người thành công từ Video Marketing chia sẻ kinh nghiệm làm video Marketing của mình.

>>> 4 ý tưởng công nghệ làm nên điều kỳ diệu cho chiến dịch marketing
>>> Tại sao mô hình Groupon khó thành công tại Việt Nam?
>>>  Vai chính – vai phụ trong “cuộc chơi” thương hiệu
>>>  Apple là phải đắt 

Tạo 1 video liên quan đến ngành nghề của bạn hay một cái gì đó buồn cười hoặc đáng đưa tin lên Youtube có thể khiến bạn có một lượng lớn người truy cập đến trang web của bạn. Nhưng nếu video của bạn nhàm chán, chỉ về doanh nghiệp của bạn, Mọi người sẽ không muốn xem. Người dùng video đang tìm kiếm sự vui vẻ, hài hước, thú vị có giá trị với họ. Đó là những gì bạn cần cung cấp cho họ.

Video marketing mang tính thực tế
Video của bạn quay phải trung thực, Người xem rất thích những cảnh quay thực tế vì nó có độ tin cậy cao. Bạn không cần lo lắng về việc phải cố gắng để video thật hoàn hảo, trừ phi bạn đang quay một video chuyên nghiệp.

Biết đối tượng của bạn
Các video hấp dẫn nhất sẽ cung cấp thông tin có giá trị hoặc cái nhìn sâu sắc và nói chuyện trực tiếp với những gì khán giả muốn như 1 bản sao. Bạn cần phải hiểu đối tượng của bạn và tại sao họ mất thời gian để xem video của bạn. Một khi bạn biết những gì để chia sẻ, nên chia nhỏ video thành nhiều phần để cho mọi người dễ theo dõi.

Phác thảo một kế hoạch
Video Marketing cần có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu. Những gì sẽ được thảo luận, những nội dung mà bạn sẽ cung cấp . Nếu bạn bắt đầu video bằng cách chỉ tập trung ngay vào nội dung mà không để ý để việc phác thảo một kế hoạch thì người xem rất dễ rời bỏ nó. Sử dụng video giống như một bài luận, làm rõ nó ngay lúc bắt đầu và cố gắng giao tiếp với người xem sẽ khiến họ mong đợi để tìm hiểu hơn.

Kết thúc bằng một số câu hỏi
Bất kể video của bạn làm về gì, bạn nên làm cho nó kích động đối với người xem. Người xem sẽ chia sẻ ý kiến của mình với bạn. Và hãy để người xem trả lời những câu hỏi của bạn.

Shock! Mới nhất!
Chìa khóa cho video Marketing là bạn gây được sự chú ý cho người xem trong vòng 10s đầu. Để làm điều này, bạn phải bắt đầu bằng việc ‘gây sock” một cái gì đó khiến người xem ‘kinh ngạc’. Một khi bạn đã nắm được sự chú ý của họ, bạn phải giữ cho họ tham gia thêm vào nội dung bạn đang đem lại cho họ.

Chia nhỏ video
Rất nhiều những người tôi biết đang cố gắng để tạo ra nội dung video, nhưng không đưa cho người xem sự chú ý. Không có ai dành 10 phút để xem trên sản phẩm của bạn…. Nhưng nếu bạn chia 10 phút video thành 10 phần và xuất bản một phần mỗi ngày. Điều này giúp mọi người quay trở lại và biến một trong nhưng quan điểm của một đoạn video 10 phút thành 10 điểm mười video khác nhau.

Tiếng cười
Sử dụng sự hài hước trong Video Marketing là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng của bạn. Nếu khán giả cười, sau đó họ hạnh phúc. Nếu họ hạnh phúc, họ sẽ liên kết đến thương hiệu của bạn với cảm xúc đó. Khi điều đó xảy ra, bạn đã giành chiến thắng. Chỉ cần cẩn thận không hy sinh thương hiệu của mình cho 1 tiếng cười rẻ tiền.


Theo Trần Ngọc Chính
Lammarketing.vn

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.