Latest Post

Trên bàn ăn của người Việt luôn có sẵn những quy tắc nhất định. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé.

1. Không cắm đũa vào trong chén cơm
Nhiều nơi đặc biệt kiêng kị chuyện cắm đũa như vậy. Người ta quan niệm, chỉ có cúng cơm thì mới cắm đũa thẳng vào chén như vậy.
me
Nhiều nơi đặc biệt kiêng kị chuyện cắm đũa như trong hình.
2. Quy tắc lật cá
Chắc chắn nhiều người cũng biết về chuyện lật cá này. Với những người dân đi biển, lật cá lại là 1 điềm rủi vì nó cũng giống như lật thuyền. Sau khi ăn hết 1 mặt cá, thay vì lật ngược nó lên, người ta sẽ gỡ xương cá ra và ăn tiếp.
3. Bới cơm cũng phải đúng cách
Có 2 điều phải lưu ý khi bới cơm, đó là:
- Kiêng bới 1 vếch, tức là chỉ 1 lần múc cơm. Điều này chỉ làm khi bới cơm cúng người chết.
- Không xới đầy chén, việc này đối với một số người là bất lịch sự. Chỉ nên khoảng 2/3 chén là được.
4. Không dùng đũa gõ chén
Điều này giống như bạn đang mời gọi "những vị khách không mời". Đồng thời, người lịch sự chẳng ai lại khua chén như thế cả.
5. Không bới đồ ăn lung tung
Đó cũng là 1 phép lịch sự, bạn cảm thấy như thế nào nếu một đĩa thức ăn hoặc một tô canh bị bới tung lên. Bạn càng phải lưu ý điều này nếu là một vị khách được mời đến dùng cơm.
6. Mời cơm người lớn
Không chỉ đơn giản là lên tiếng mời mọi người dùng bữa. Ở miền Bắc và miền Trung, trước khi cầm chén lên, những người nhỏ tuổi phải mời từng người lớn tuổi ăn cơm theo thứ tự từ trên xuống dưới. 
7. Mời rượu, bia người lớn 
Điều này phổ biến ở miền Bắc, nếu như bạn là người nhỏ tuổi hơn khi cụng ly, ly của bạn phải nằm ở phía dưới một chút so với ly của người lớn tuổi. Không được cụng ngang hoặc cao hơn, như vậy là vô lễ.
8. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng
Không phải tự nhiên mà chúng ta có câu thành ngữ nào. Điều này đã được dạy từ khi chúng ta còn nhỏ, phải biết từ tốn trên bàn ăn.
Nếu bàn ăn của gia chủ không có nhiều, hãy ăn ít lại. Ngay cả khi đó là một bàn ăn thịnh soạn, cũng không nên tranh luôn phần ăn của người khác. Ví dụ như đi ăn tiệc cưới, một bàn ăn thường chỉ có đúng 10 con tôm cho 10 người, bạn ăn 2 con là sai.
9. Không rời khỏi bàn ăn khi người lớn chưa ăn xong
Điều này cũng giống như là sự tôn trọng đối với người lớn. Ngay cả khi bạn đã ăn xong, hãy ngồi lại để người khác cảm thấy thoải mái để tiếp tục dùng bữa.
10. Không sử dụng điện thoại
Bạn biết điều này nhưng vẫn làm mà phải không? Hãy bỏ thói quen đó, hãy đặt mình vào những người xung quanh xem nhé!
11. Ra hiệu với bồi bàn
Không cần phải nói nhiều, bạn chỉ cần để dao nĩa như thế này, nếu là một bồi bàn chuyên nghiệp họ sẽ hiểu ý của bạn là gì.
12. Khăn ăn
Khăn ăn: Dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị dây bẩn và để lau miệng trong khi ăn. Có 2 loại khăn ăn: khăn vải và khăn giấy. Trong một bữa tiệc nhiều món ăn không nên dùng khăn giấy. Khăn ăn bằng giấy chỉ nên dùng khi uống cà phê hoặc trong bữa ăn sáng.
13. Không để khách tới nhà ăn đồ thừa, đồ nguội
Bạn không nên để khách ăn những món thừa hay quá nguội vì như vậy các vị khách sẽ nghĩ mình không tôn trọng họ.
14. Phải đợi mọi người đầy đủ mới ăn phần của mình
Hãy đợi tất cả mọi người ngồi xuống bàn và được phục vụ xong xuôi thì mới bắt đầu ăn thức ăn của mình.
Theo Phunutoday

Từ Huệ và Võ Mỵ Nương trong "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" tình nghĩa sâu sắc như chị em ruột nhưng lịch sử cho thấy một mối quan hệ khác.

Theo đánh giá của Hoàng Lâu, một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, dường như cả cuộc đời Võ Tắc Thiên không nhiều bạn thân. Trong lịch sử đúng là có Từ Hiền phi Từ Huệ, thường được gọi là Hiền lương, được cho là bạn của Võ Tắc Thiên. Sau khi Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời, Từ Huệ cũng được Đường Thái Tông rất sủng ái. "Nhưng chuyện Từ Huệ thân thiết với Võ Mỵ Nương như hai chị em ruột thì không có căn cứ nào để chứng minh", nhà nghiên cứu nói.
Tuy nhiên, các nhà làm phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" xây dựng cho hai nhân vật của Võ Mỵ Nương và Từ Huệ là đôi bạn thân thiết.
Võ Tắc Thiên có bạn thân không 1
Võ Mỵ Nương và Từ Huệ trên phim
Sử sách còn ghi, Từ Huệ ( 627 - 650) vốn là một mỹ nhân đất Giang Nam (nguyên quán Trường Thành, Hồ Châu nay là Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang).
Từ Huệ được ngợi ca là một mỹ nhân xuất chúng trong đám quần hồng chốn hậu cung nhà Đường.
Từ Huệ được người đời phong tặng là "tiểu thần đồng" vì 5 tháng đã biết nói, 4 tuổi thuộc làu Luận Ngữ, Mao Thi, 8 tuổi biết viết văn làm thơ.
Nhờ thông minh và tài trí mà Đường Thái Tông đã quyết định nạp vào cung và phong là Tài Nhân rồi lên Tiệp Dư, Sung Dung và Từ Hiền Phi.
Cũng theo sử sách, Từ Huệ vốn ít tuổi hơn Võ Mỵ Nương nên cả hai không phải là bạn bè mà cũng không phải là kẻ thù.
Với trí thông minh hơn người, Từ Huệ thường xuyên trở thành quân sư cho Đường Thái Tông. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Từ Huệ vì quá đau buồn mà qua đời ở tuổi 24.
Võ Tắc Thiên có bạn thân không 2
Ảnh minh họa
Trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, Từ Huệ được xem là người bạn thân nhất của Võ Mỵ Nương.
Giữa chốn hậu cung đầy khốc liệt cả hai vẫn sát cánh và bảo vệ nhau. Tuy nhiên mối quan hệ của Từ Huệ và Võ Mỵ Nương lại từ bạn hóa thù.
Chỉ vì cả hai cùng yêu một người đàn ông nên Từ Huệ sinh đố kỵ, trở thành một người đàn bà nham hiểm, độc ác nhất chốn hậu cung.
Trong sử sách rất ít ghi chép về mối quan hệ giữa Võ Tắc Thiên và Từ Huệ. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu sử Hoàng Lâu, "nếu nhìn từ góc độ tính cách, Từ Huệ và Võ Tắc Thiên là hai kiểu người hoàn toàn khác nhau, thậm chí Từ Huệ còn là chướng ngại vật chủ yếu trong bước đường thăng tiến của Võ Tắc Thiên".
Theo Phunutoday

Những mẹo này chỉ đặc biệt dành riêng cho chị em chúng mình, khá hữu ích và thiết thực trong đời sống.

Mình sưu tầm được, chia sẻ cùng mọi người. Ai có thêm mẹo hay thì up lên thêm nhen.

- Bàn chải bọt có thể dùng để làm sạch bề mặt vải dệt kim, hoặc các loại vải dễ bám bụi khác



- Mẹo này chỉ dùng cho trường hợp...khẩn cấp nhé mọi người, không nên lạm dụng quá : 


Trong trường hợp bạn cần mặc quần jeans nhưng chiếc quần ấy chưa giặt kịp, thì bạn có thể cho quần jeans vào 1 ngăn trong tủ lạnh. Trong môi trường lạnh vi khuẩn sẽ được khử sạch và quần jeans của bạn có thể được mặc 1 cách thoải mái rồi đó.


- Nếu chai sơn móng (hoặc bất kì chai mỹ phẩm nào) khó mở nắp, bạn chỉ việc cột thun vào nắp, việc mở sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều



- Mẹo hay để không bị "lộ hàng" áo lót




- Có thể dùng sơn móng tay để tạo thêm màu sắc cho chiếc kẹp tăm đơn điệu. Cách sơn bạn có thể áp dụng như hình



- Đừng vội bỏ đi đôi giày cao gót đã cũ. Trang trí gót một chút là đôi giày lại đẹp như mới 




- Nôi em bé không dùng đến nữa có thể được trưng dụng làm bàn




- Camera máy ảnh hay bị mờ. Để khắc phục bạn chỉ việc dán băng keo lên ống kính máy ảnh điện thoại (như hình)


- Cách để đóng đinh an toàn: dùng kẹp phơi đồ giữ cây đinh và đóng nhé 



Sưu Tầm

Trong vòng 2 thập kỷ các thế hệ Web đã liên tục thay đổi từ 1.0 đến 2.0 và bây giờ là Web 3.0, đó là những thay đổi của cơ hội nhưng cũng là thách thức với truyền thông hiện đại.
Web 1.0 được tạo bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989/1990, nó bao gồm phần lớn là web tĩnh, các trang web này được phát triển bởi một số lượng nhỏ của các tác giả để cung cấp thông tin cho một lượng lớn khán giả. Người dùng có thể xem, đọc những thông tin trên đó nhưng không thể đăng tải một thông tin khác lên, hay bình luận, đánh giá những thông tin đó. Hiểu đơn giản hơn là Web 1.0 thì người sử dụng chỉ có thể đọc và xem.
Web 2.0 là thuật ngữ được giới thiệu vào năm 2004 và đề cập đến thế hệ thứ hai của World Wide Web. Web 2.0 không phải là điều gì hoàn toàn mới mà là sự phát triển từ web 1.0. Các website không còn là những “ốc đảo” mà trở thành những nguồn thông tin và chức năng, hình thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng web và người dùng. Blogs, Wikis, Facebook và MySpace là những ví dụ điển hình của web 2.0.
Web 3.0 chính là Web 2.0 nhưng được tiến hóa lên một bậc cao hơn, trong đó nhấn mạnh đến việc chia sẻ dữ liệu giữa các website với nhau hoặc các dịch vụ nói chung. Ngay cả việc trao đổi dữ liệu giữa một website với ứng dụng di động của chính website đó cũng có thể được xem như là một phần của Web 3.0.
Khi công nghệ đã tiến thêm một bước, HTML và FTP đang thay thế cho Flash/Java hay XML; Smart applications thay thế Web applications; Blogs, Wikis bị thay thế bởi Lifestream trong sự thể hiện tính cá nhân và đó là lý do cho sự lên ngôi của văn bản ngắn, hình ảnh đẹp, video sống động mang chất riêng của mỗi người. Sự thay đổi nhanh chóng này là những thách thức cho ngành truyền thông hiện đại để tiếp cận và định hướng người dùng tới sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ liên tục được nâng cấp, thay thế.
Môi trường truyền thông 3.0 sẽ là môi trường phát triển của kỹ thuật số (Digital), sự thân thiện với các thiết bị di động (mobile friendly), sự minh bạch, rõ ràng (transparent), sự nhạy bén, đúng thời điểm (real time), sự đa dạng về ngôn ngữ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu (multi-lingual), tính tương tác đa chiều (interactive), đa nền tảng (multi-platfrom), và môi trường truyền thông nhiều hướng (communication 3D). Đó là yêu cầu tất yếu xảy ra khi công nghệ đang tác động sâu rộng đến từng cá nhân. Với số liệu dự đoán năm 2016 thế giới sẽ có 22 tỷ thiết bị có khả năng kết nối được sử dụng, và có lẽ nào trong nấc thang đầu tiên của nhu cầu Maslow cần bổ sung thêm wifi và battery.
Theo số liệu của Hiệp hội báo chí thế giới WAN-IFRA cho biết, năm 2014, Việt Nam là nước có nhu cầu đồng thời về số hóa và tính tương tác cao hàng đầu thế giới, tương đương với Anh, Pháp, Italy, bỏ xa Mỹ, Canada và các nước châu Á khác. Việt Nam có tới 59% người dùng điện thoại di động sử dụng smart phone và tham gia internet mỗi ngày.
Với những thách thức và cơ hội như vậy, thì 10 dự đoán sẽ là xu hướng truyền thông toàn cầu đồng thời phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện tại.
Thứ nhất, Mobile & Beyond: Điện thoại và nhiều hơn nữa là xu thế tất yếu khi mỗi chúng ta đang phụ thuộc nhiều hơn vào thiết bị di động thông minh. Cập nhật tin tức, trò chuyện, giải trí, mua bán trao đổi, tất cả đều có thể chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet.
Thứ hai, Personalization: Nền tảng của Web 2.0 tính cộng đồng, nhóm được sử dụng nhưng với nền tảng Web 3.0, mỗi người là một đối tượng riêng biệt mà mọi phương thức truyền thông cần quan tâm và hướng tới để đạt được hiệu suất cao nhất.
Thứ ba, Social media impact: Truyền thông 3.0 cần sáng tạo, nhanh chóng nhưng luôn luôn giữ vững mục đích phát triển bền vững, và truyền thông mang tính xã hội là cách tốt nhất để xây dựng một nền móng vững chắc cho danh tiếng mỗi thương hiệu.
Thứ tư, Brand Journalism: Mỗi thương hiệu hãy tự xây cho mình một công cụ báo chí, truyền thông riêng biệt và độc lập. Trước khi tìm tới báo chí, cơ quan truyền thông lớn, doanh nghiệp hãy xây cho riêng mình một ngôi nhà nhỏ trước. Xây dựng một kênh cung cấp tin tức, chia sẻ những bí quyết hữu ích miễn phí, đều đặn cho khách hàng và có thể đồng thời truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp trên các kênh như fanpage, website, tạp chí,… đó là cách xây dựng thương hiệu bền vững với chi phí tối thiểu.
Thứ năm, “Always on” Crisis: Trong bối cảnh như hiện nay chưa bao giờ khủng hoảng truyền thông lại dễ dàng tới như vậy. Một phát ngôn gây sốc, một cử chỉ không đẹp, một nét chữ sai sót,… đều có thể gây nên một khủng hoảng cho doanh nghiệp. Việc đối mặt và xử lý khủng hoảng truyền thông nên là công việc luôn luôn được chuẩn bị trước để phòng tránh và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới doanh nghiệp.
Thứ sáu, Transparency: Tính minh bạch, nếu bạn là doanh nghiệp có chứng nhật VietGap hay hơn thế, hãy truyền thông quy trình để bạn có được chứng nhận đó, nếu bạn là doanh nghiệp thời trang, hãy truyền thông cách để doanh nghiệp tạo nên mỗi sản phẩm. Tính minh bạc, trung thực, rõ ràng luôn là yếu tố đầu tiên để xây dựng nền tảng niềm tin vững chắc từ khách hàng.
Thứ bảy, ROI Measurement: Truyền thông tạo nên nhiều giá trị vô hình trong khoảng thời gian khó xác định nên cách thức định giá hiệu quả của công việc truyền thông vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng ít nhất doanh nghiệp hãy lên kế hoạch, ngân sách truyền thông và đo lường tính hiệu quả cho nó.
Thứ tám, Visuality: “Đẹp tốt đưa ra” Hãy sử dụng nhưng công cụ mà doanh nghiệp đang có để hiển thị những giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp tới khách hàng.
Thứ chín, Outcome-focus: Hãy tập trung vào kết quả của bạn. Chiến dịch truyền thông của bạn tốt tới đâu điều đó không quan trọng bằng việc cuối cùng chiến dịch đó sẽ làm được gì?
Cuối cùng, Intergration: Hội nhập là điều tất yếu khi Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa toàn cầu. Với truyền thông hiện đại thách thức và cơ hội là cân bằng, cơ hội chỉ dành cho ai thay đổi để phù hợp hơn. Tiếng Việt sẽ là chưa đủ, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, lối tư duy toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường hơn 7 tỷ người thay vì 90 triệu.
Doanh nghiệp nên kết thúc việc tập trung suy nghĩ làm sao bán được hàng mà hãy tham gia đồng hành cùng khách hàng. Xu hướng của truyền thông hiện đại là hướng về từng khách hàng, tạo ra những tương tác, những cảm xúc cho mỗi cá nhân và hướng về cộng đồng, môi trường, nhân đạo, trách nhiệm xã hội. Hãy ngừng bán, bởi khách hàng thích được mua thay vì bị mua. Hãy đồng hành vì khách hàng cần một người bạn thay vì cần một giao dịch. Bạn – Bàn – Bán, quy trình 3B tuy không mới nhưng vẫn luôn “hiện đại”.
Truyền thông 3.0 là một khái niệm không chỉ mới tại Việt Nam mà đây cũng là khái niệm còn nhiều mới mẻ trên thế giới. Việc tiếp cận những khái niệm mới, xu hướng mới sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt đón đầu các thay đổi, thúc đẩy, phát triển, tăng trưởng và bứt phá.
Theo DĐDN

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sau khi mua một đôi giày (hay bất cứ mặt hàng tiêu dùng nào khác) trực tuyến, nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng tiếp theo bạn sẽ liên tục thấy các quảng cáo hoặc khuyến mãi liên quan đến những mẫu giày tương tự ở gần như mọi website bạn ghé thăm?

Hơn thế nữa, bạn còn có thể thấy đôi giày nào những người bạn trên Facebook đã mua, và đôi giày nào ‘những người tương tự như bạn’ đã mua.
Vấn đề là bạn đã hoàn thành đơn hàng, vậy tại sao vẫn tiếp tục bị tấn công dồn dập bởi các quảng cáo liên quan đến các sản phẩm đã mua?
Lý do rất đơn giản: công nghệ cá nhân hóa website và hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu (Targeting advertising) đang ngày càng phổ biến. Ngoài những phương pháp xác định đối tượng gởi thông điệp quảng cáo khác nhau như Audience Targeting, Contextual Targeting, Geotargeting,... Marketer hiện gia tăng tận dụng hoạt động theo dấu và phản hồi với những hành động quá khứ của người dùng.
Cơ chế này thường được biết đến với tên gọi Behavioral targeting – nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên hành vi. Theo đó, các website tiến hành nhận dạng mẫu hình tương tác của người dùng từ các hành vi lướt web trong quá khứ của họ, và sử dụng chúng để phục vụ cho quá trình ra quyết định phân phối quảng cáo.
Có 4 dạng thông tin cơ bản từ các tương tác trong quá khứ của người dùng:
  • UserBehavior (Hành vi người dùng): gồm các nhấp chuột, tìm kiếm, xem trang và xem những sản phẩm trong quá khứ
  • Social Events (Sự kiện trên mạng xã hội): gồm những hành động như Like, Share, đề cập hay gợi ý trên cộng đồng mạng xã hội.
  • Item Details (Chi tiết sản phẩm): gồm tên, danh mục, giá, mô tả và một số thông tin khác liên quan đến các sản phẩm được khuyến mãi.
  • Contextual Information (Thông tin ngữ cảnh): như thời gian trong ngày, thời tiết, thiết bị, vị trí hiện tại, liên kết được đề nghị, hay những truy vấn tìm kiếm gốc liên quan đến các khuyến mãi.
Với sự hỗ trợ từ các dữ liệu thu thập ở trên, quá trình nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên hành vi cơ bản sẽ được tiến hành theo một trong hai phương pháp bên dưới:
  • Content-Based Filtering (lọc dựa trên nội dung): khai thác những thuộc tính của nội dung/thông tin sản phẩm người dùng từng mua, sử dụng hoặc truy cập trong quá khứ để tạo nên các đề nghị/quảng cáo. Cách thức này có hiệu quả tốt với dạng thông tin được biểu diễn bằng các đặc trưng nội dung (ví dụ như dạng văn bản) nhưng lại gặp khó khăn trên các dạng thông tin đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, tương tác hoạt họa,...
  • Collaborative Filtering (lọc cộng tác): khai thác những thói quen sử dụng sản phẩm của cộng đồng người dùng có cùng sở thích để tạo nên danh sách các sản phẩm đề nghị.

Hạn chế của Behavioral Targeting

Giả thiết cơ bản đằng sau cơ chế Behavioral targeting là – thứ người dùng đã làm trong thời gian gần đây xác định thứ họ sẽ có khả năng lặp lại trong tương lai. Cụ thể, hệ thống sẽ theo dấu các thao tác quá khứ, dự báo những thứ người dùng này có thể muốn trong tương lai để mang đến những thông điệp, những lời đề nghị về sản phẩm, nội dung hay quảng cáo được cá nhân hóa.
Nó được kỳ vọng sẽ hiển thị đúng quảng cáo hoặc sản phẩm đến đúng đối tượng.
Vấn đề là từ góc nhìn của tâm lý học, không có bất cứ cơ sở nào hỗ trợ cho giả định này. Việc tôi đã mua một đôi giày cách đây 2 tuần không phải là cơ sở vững chắc để dự đoán có thể tôi sẽ tiếp tục mua một đôi tương tự vào tuần tới hoặc tháng tới.
Bên cạnh đó, cơ chế lọc đối tượng dựa trên hành vi quá khứ cũng tiềm ẩn tính không chính xác. Lấy ví dụ cơ chế Collaborative filtering làm nảy sinh các câu hỏi như: độ tương đồng giữa những người dùng được đo lường như thế nào? Khi nào thì hai cá nhân được xem là tương đồng? Bao nhiêu điểm chung cần có để các cá nhân được xem là tương đồng?... Hơn nữa, người dùng thường có tiềm thức về chủ nghĩa cá nhân – một phản xạ tâm lý dạng như ‘tôi không giống người khác’ – nên sẽ có xu hướng từ chối những lời đề nghị được tùy chỉnh dựa trên những điểm tương đồng được xác định bởi các thuật toán máy tính.
Lòng tin của người dùng cũng là vấn đề đáng quan tâm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người dùng xóa các cookie trong máy tính hay thiết lập các trình duyệt để khóa một phần hoặc toàn bộ cookie vì cảm thấy khó chịu với việc các hoạt động của mình bị theo dõi liên tục? Điều này có thể làm suy giảm trầm trọng độ chính xác của các dữ liệu hành vi và giới hạn khả năng tiếp thị dựa trên thị hiếu và sở thích cá nhân.
Và sau cùng, chuyện gì xảy ra nếu một ‘người dùng’ không thực sự là một cá nhân. Ví dụ như một vài thành viên trong gia đình có thể luân phiên sử dụng chung các thiết bị để lướt Web.

Phương pháp tiếp cận mới

Tất cả những hạn chế nêu trên không nhằm chứng minh Behavioral targeting không thể cung cấp một nền tảng hiệu quả cho quá trình cá nhân hóa. Thay vào đó, nó tạo tiền đề cho những công nghệ dựa trên trải nghiệm người dùng tiên tiến hơn, giúp đánh giá và quản lý ở mức độ vi mô các hành vi người dùng trên trang.
Theo đó, Marketer sẽ cá nhân hóa dựa trên quan điểm (Mindset), mục đích (Affect) và mức độ bị tác động bởi người khác (Suggestibility) của từng người dùng khi lướt web. Điều này cho phép nâng quá trình cá nhân hóa lên một tầm cao mới – tạo ảnh hưởng không chỉ đến mức độ hài lòng của người dùng và nhận dạng thương hiệu mà còn mang lại lợi nhuận thực sự.
Theo một bài viết trên chuyên trang Techcrunch của Liraz Margalit – chuyên gia tâm lý học phân tích trải nghiệm người dùng tại ClickTale, người dùng đến trang có thể chia làm hai nhóm cơ bản dựa trên Mindset – một chỉ đơn giản lướt Web (Browser) và nhóm còn lại có định hướng mua hàng rõ ràng (Goal-oriented Visitor). Việc phân định người dùng nào rơi vào nhóm nào có thể được đo lường và xác định theo thời gian thực thông qua hành vi mua sắm của họ trên trang. Sau đó, các nội dung và thông tin khuyến mãi có thể được cá nhân hóa trên những trang tiếp theo mà người này ghé đến.
Không dừng lại ở đó, Marketer còn có thể đào sâu hơn nữa vào tính cách người dùng để cho ra các nội dung phù hợp nhất. Điều này cũng giúp Marketer biết tường tận về người dùng để đảm bảo không cá nhân hóa sai lầm.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm tính cách quan trọng nên được đo lường đó là “Suggestibility” – được định nghĩa là “tính cách sẵn sàng chấp nhận và hành động dựa trên các đề nghị của người khác”.
Người dùng có thể thuộc về một trong 2 nhóm Browser và Goal-oriented Visitor. Nhưng một khi xác định được người này dễ bị ảnh hưởng bởi các lời đề nghị (Suggestible visitor) dựa trên hành vi của họ tại trang đích (landing-page), thì Marketer sẽ có hướng cá nhân hóa phù hợp cho các trang tiếp theo một cách đơn giản và hiệu quả hơn.

Vậy làm cách nào để nhận dạng một Suggestible visitor?

ClickTale – công ty chuyên về phân tích các trải nghiệm số – đã phát triển một giải pháp giúp nhận dạng tính cách Suggestibility ở người dùng.
Chúng ta sẽ không tìm hiểu sâu về cơ chế đằng sau phương pháp này, nhưng có thể giải thích dễ hiểu như: tại trang landing-page (hoặc trang đầu tiên mà người dùng ghé đến Website), một người dùng được xác định là ‘dễ bị ảnh hưởng’ khi hành động đầu tiên của họ là nhìn ngay vào các sản phẩm mà trang gợi ý.
Suggestible visitor này sẽ nghiên cứu kỹ các tab điều hướng trên toàn bộ Website và thường cho thấy một mức độ gắn kết cao trên trang. Họ sẽ theo dõi sít sao các đề nghị đặc biệt, các nội dung được làm nổi bật hay các thông tin khuyến mãi. Họ cũng sẽ nhìn vào những mặt hàng phổ biến hoặc được yêu thích nhất, nhấp chuột vào video quảng cáo và tìm kiếm các thông tin bổ sung hoặc hàng hóa có liên quan.
Ví dụ, một người dùng ghé đến trang dịch vụ du lịch – với hành động đầu tiên là xem qua các gói khuyến mãi cho kỳ nghỉ mà trang đưa ra – có thể được xem là một Suggestible visitor (Ngược với một người dùng khác mới đến Website là đi ngay vào mục tìm kiếm chuyến bay với một đích đến cụ thể). Các Suggestible visitor cho thấy rằng họ sẵn sàng xem xét những thứ trang đang đề nghị và sẵn sàng tiếp nhận cái mới.
Tùy vào người dùng thuộc dạng nào được xác định ở trang đầu tiên, cách thức cá nhân hóa cho người này ở các trang tiếp theo về cơ bản cũng sẽ khác hoàn toàn. Hơn nữa, quay trở lại với trải nghiệm mua giày ở trên, người dùng bị quảng cáo mẫu giày đã mua rồi. Điều này cho thấy, việc dựa trên hành vi quá khứ đôi khi khiến quá trình cá nhân hóa quảng cáo hoàn toàn sai lệch. Nói cách khác, không thể chỉ dùng hành vi quá khứ để dự đoán quyết định mua sắm tương lai của người dùng.

Tóm lại

Nhà nhân học Jarno M.Koponen đã liệt kê 5 lỗ hổng trong quá trình cá nhân hóa, có lẽ đến lúc cần bổ sung thêm cái thứ 6 – lỗ hổng trong hành vi. Chỉ cần đưa thêm cái nhìn ở góc độ hành vi vào việc hiểu người dùng web, Marketer có thể tiến hành cá nhân hóa nội dung sao cho khớp với mindset, affect, và suggestibility của người dùng một cách hiệu quả nhất.
Khi người dùng ngày càng trở nên tinh tế và tính cạnh tranh trên thị trường liên tục gia tăng theo cấp số nhân, các trang web muốn tồn tại phải có tầm nhìn vượt khỏi những hành vi quá khứ, để từ đó tạo nên các cơ chế cá nhân hóa gây được ảnh hưởng thực sự đến conversion (hành động chuyển đổi của người dùng) và thúc đẩy lợi nhuận.

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.