Articles by "kien-thuc-seo"

Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-seo. Hiển thị tất cả bài đăng

Đêm đã về khuya, tôi có lang thang trên mạng và vô tình vào được bài viết khá cũ về chủ đề xây dựng backlink chất lượng, đây cũng là một trong các bài viết thu hút sự chú ý của tôi, không phải vì bài viết quá hay, mà nội dung hay kiến thức trong bài viết là cực kỳ quan trọng và mang tính trải nghiệm cao, nói chung các SEOer khi muốn làm một dự án liên quan tới website nào đó đều mơ ước sở hữu các backlink chất lượng, chất là phải chất thật, thỏa mãn các yếu tố như:

- Backlink từ trang có PR cao.

- Backlink từ trang có nội dung tốt.
- Cùng chủ đề.
- Backlink nên có trong bài viết.

Khoan đã, tôi đang chú ý tới backlink trong bài viết là backlink như thế nào? Tại sao backlink trong bài lại quan trọng hơn các backlink đặt ở chỗ khác? Tôi không biết các bạn đã nghiên cứu về vấn đề này chưa, nhưng nhân tiện hôm nay cũng có bạn đang vướng mắc vấn đề tương tự và có hỏi tôi nên tôi cũng xin chia sẻ với các bạn để chúng ta cùng bàn luận, và nếu các bạn cũng đang có vướng mắc tương tự có thể tìm được câu trả lời tại bài viết này.


>> Dịch vụ SEO link building chất lượng

Các vị trí có thể bố trí backlink


Trong một website thì luôn có các vùng khác nhau để hiển thị các thông tin khác nhau tới người dùng, và chính chúng góp phần tạo nên bố cục của một website, không có website nào thẳng và phẳng từ trên xuống dưới cả. Chúng ta thử nhìn qua ảnh để biết được các vị trí bố cục:



bo cuc website 
Bố cục phổ thông của một website​

Thông thường thì bố trí backlink nhiều nhất vẫn là footer, hơi ít các website cho phép chúng ta trao đổi backlink trên header vì nó phá vỡ các quy tắc hoặc bố cục của website, hoặc đơn giản là người ta không thích tạo ra cho người đọc của mình cái cảm giác đây chỉ là một trang giới thiệu.


Sidebar cũng được bố trí ít backlink hơn footer, vì ngoài chức năng hiển thị các thành phần phụ trong trang, có khi người ta còn thiết kế quảng cáo banner hoặc PR cho dịch vụ nào đó của website nên thường ít các website trao đổi hay hiển thị backlink tại đó.


Phần nội dung, và cũng là phần “động đậy” được trong website chính là nơi bố trí ít backlink nhất, đơn giản là nó chỉ có thể hiển thị backlink trong bài viết chứ không xuyên suốt như các thành phần khác của website.


Độ quan trọng trong từng vị trí tới backlink


Mỗi một vị trí trong website lại mang các giá trị khác nhau, chúng ta có thể nhìn hình ảnh diễn giải như sau:



backlink-position
Chất lượng của backlink phân bổ trong trang​

Phần “nhọ” nhất chính là chân trang, ít mang giá trị hơn cả, tiếp theo là phần sidebar và header, vẫn là content mang giá trị cao nhất, vùng này là vùng hiển thị backlink ít nhất nhưng mang giá trị cao nhất, trong nguyên tắc backlink chất lượng thì không bao giờ bao hàm số lượng backlink mà chính là số lượng nằm trong content.


Lý do đến từ Google


Google hiện tại đang là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, và tất nhiên là chúng ta cần phải có sự chú ý đặc biệt tới nó rồi, trong quá trình làm seo tôi cũng đã nghiệm ra một điều, rằng mỗi một lần thay đổi bố cục của website chắc chắn thứ hạng từ khóa có chút lung lay, có thể là đôi ba tuần, có khi là cả tháng trời, nhưng sau đó mọi sự sẽ quay trở lại quỹ đạo, vì sao?


Google học từ chính bạn: Một website khi mới sinh ra nếu không thiết kế theo chuẩn XHTML hoặc nhúng Schema vào các thẻ div, hoặc các thẻ div vô nghĩa (không khai báo theo chuẩn class name như class=”content/header/sidebar/footer”) thì Google sẽ tự “học” theo nguyên tắc mà bạn đề ra cho riêng mình, ví dụ như trước kia khi người ta chưa biết tới schema để khai báo breadcrum thì Google đã hiển thị Yahoo hỏi đáp luôn có breadcrum, tôi có soi Yahoo để thiết kế cho website của tôi nhưng không thành công, có thể do thời gian quá ngắn để Google học được quy tắc của website tôi.


Google học những gì? Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới độ quan trọng đánh vào các backlink dựa theo vị trí trong một website, vậy nếu bạn có một bố cục website như thế kia thì Google sẽ cắt bỏ các phần không quan trọng và chỉ tập chung index hai thứ quan trọng nhất trong website của bạn đó là Tựa đề và Nội dung.


Từ năm 2009, Google giới thiệu thuật toán “real time Search” cùng lúc tuyên bố tài nguyên máy chủ cạn kiệt do lưu trữ quá nhiều thông tin website trên thế giới, họ kêu gọi mọi người thiết kế các website nhẹ nhàng và hữu dụng nhằm giúp Google lưu trữ chúng mọt cách nhanh chóng nhất…

Kể từ đó, một cải tiến nhỏ cho máy chủ mới là xóa bỏ các thành phần không quan trọng và Google giữ lại các thứ cốt yếu, đó là lý do các bạn thấy các website bị lỗi XHTML mà vẫn lên top như thường chính là nguyên nhân này.

Okey vậy website sẽ chỉ còn thế này trong mắt Google:



GoogleSee
Google sẽ chỉ chú ý tới content trong website​

Vì content mới là công trình quan trọng nhất trong một website nên nó mới chú ý đặc biệt, còn các phần khác Google sẽ tính sau, vì thế chất lượng của backlink mới phụ thuộc vào vị trí trong website.

Tôi có mua bán backlink với mấy anh GOV và EDU, tới tận 4 và thậm chí 6 tháng sau Google mới hiển thị link về trang của tôi trên danh sách tìm kiếm, trong khi đó tôi mua có 1 năm cho website của mình, vậy là công toi mất nửa năm, và tất nhiên vị trí đặt backlink là chân trang rồi.

Trong quá trình làm seo tôi cũng nghiệm ra một điều, các backlink tại chân chữ ký trong các diễn đàn không mang lại hiệu quả như mong muốn, từ khóa tại đó không lên nổi, nhưng với các từ khóa nằm trong nội dung thì lại lên rất tốt và thậm chí là nhanh chóng lên top, từ đó tôi cũng không mấy hứng thú với cách đặt backlink tại chữ ký nữa, đơn giản là nếu số lượng vượt quá ngưỡng cho phép ( toàn là kém chất lượng mà ) thì dễ dàng bị cảnh báo tác vụ thủ công, lúc đó các bác lại dùng Google Disavow mỏi tay ấy chứ.


Lý do thứ hai, Contextual Link


Dĩ nhiên các backlink trong bài viết đều là dạng Contextual Link (backlink theo ngữ cảnh) mà các Contextual Link đều có hiệu ứng rất cao đến thứ hạng website vì thường backlink dạng này đều cùng nội dung, cùng chủ đề.


Tổng kết


Số lượng backlink cao bây giờ không còn là tiêu chí đánh giá website nữa rồi, Google cũng đã thoát khỏi kiếp sống mông muội và giờ nó đủ thông minh để nhận ra backlink nào là chất lượng, và đâu là SPAM, vì thế các bạn hãy tập chung vào xây dựng các backlink chất lượng cao nằm trong chính bài viết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho website của mình, cũng nên tránh đặt backlink tại các vị trí footer vì chúng mang giá trị nhỏ nhất trong một website.


Chúc các SEOer thành công!



Theo blog thachpham​

Lưu lượng truy cập (traffic) là một trong những thông số quan trọng khẳng định sức mạnh cũng như sức thu hút hút dịch vụ, đó cũng là tiêu chí đánh giá khả năng quảng cáo trên website. Trong quá trình phát triển website không thể tránh khỏi được những thuật ngữ như: Pageviews, Unique Pageviews, Visits… Bất kỳ Admin của một trang web nào cũng phải làm quen với khái niệm này. Tuy nhiên, những thuật ngữ và chỉ số như “Visits”, “Page Views”, “Visitors”… vẫn bị hiểu nhầm hay sử dụng một cách không chính xác.

>> Liên hệ dịch vụ tăng traffic SEO chuyên nghiệp

Để có thể tiếp thị và bán được quảng cáo trên website cho các advertiser, bạn cần hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản về phân tích web và hành vi người dùng.

Đầu tiên ta sẽ dịch các khái niệm kia ra tiếng Việt cho dễ phân biệt đã:

- Visits: Lượt truy cập
- Visitors: Khách truy cập
- Clicks: Nhấp chuột
- Entrances: Số lần truy cập
- Pageviews: Số lần xem trang
- Unique Pageviews: Số lần xem trang duy nhất

Dữ liệu khách truy cập trong tài khoản Analytics có thể dễ dàng bị diễn giải nhầm do nhiều thuật ngữ giống nhau được sử dụng trong các báo cáo khác nhau. Dưới đây mình sẽ giải thích chi tiết hơn về những thuật ngữ thường được hỏi nhất.

- Clicks vs. Visits
- Visits vs. Visitors
- Visits vs. Entrances
- Pageviews vs. Unique Pageviews

Clicks và Visits

Thuật ngữ click dùng trong lĩnh vực quảng cáo, thường là trong số liệu của Google AdWords hoặc một số nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Clicks cho chúng ta biết có bao nhiêu lượt khách truy cập click vào mẫu quảng cáo của chúng ta. Trong khi đó Visits là số phiên duy nhất mà khách truy cập truy cập vào website của bạn (hay nói ngắn gọi là số lượt truy cập website của chúng ta). Google Analytics tính số lượt truy cập này theo thời gian hoạt động trên trang web của bạn. Mỗi lượt truy cập tương đương với 30 phút hoạt động trên trang web.

Như vậy một người có thể click vào mẫu quảng cáo nhiều lần nhưng nếu như thời gian họ ở trên trang không quá 30 phút thì số Clicks vẫn tăng nhưng Visits sẽ không tăng.


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Có một vài lý do khiến hai số này có thể không khớp nhau:

(Các bạn lưu ý cho mình từ phiên truy cập – nó được tính là một lần ghé thăm trang web nhưng không quá 30 phút, sau 30 phút nó sẽ tính là một phiên khác)

a. Một khách truy cập có thể nhấp vào quảng cáo của bạn nhiều lần. Khi một người nhấp vào một quảng cáo nhiều lần trong cùng một phiên, Google AdWords sẽ ghi tăng số lượt Clicks trong khi Analytics nhận dạng các lần xem trang riêng lẻ dưới dạng một lượt truy cập (Visits). Đây là một lý do phổ biến.

b. Người dùng có thể nhấp vào quảng cáo (click) và sau đó, trong một phiên khác, trực tiếp quay trở lại trang web thông qua dấu trang (bookmark). Trong trường hợp này, thông tin giới thiệu từ lượt truy cập ban đầu được giữ lại, do đó, một nhấp chuột (Clicks) tạo ra nhiều lượt truy cập (Visits) – tức là số Visits sẽ tăng mà không tăng Clicks.

c. Khách truy cập có thể nhấp vào quảng cáo của bạn (click), nhưng ngăn không cho trang tải hoàn toàn bằng cách chuyển hướng đến một trang web khác hoặc bằng cách nhấn vào nút Dừng/Stop trên trình duyệt. Trong trường hợp này, mã theo dõi Analytics không thể thực thi và gửi dữ liệu theo dõi đến các máy chủ của Google. Tuy nhiên, AdWords vẫn tăng một nhấp chuột (Clicks).

d. Để đảm bảo lập hóa đơn chính xác hơn, Google AdWords tự động lọc các nhấp chuột không hợp lệ ra khỏi báo cáo của bạn. Tuy nhiên, Analytics báo cáo những nhấp chuột này là lượt truy cập vào trang web của bạn để hiển thị bộ dữ liệu lưu lượng truy cập hoàn chỉnh.

Visits vs. Visitors

Analytics đo lường cả số lượt truy cập (Visits) và khách truy cập (Visitors) trong tài khoản của bạn. Visits thể hiện số phiên riêng lẻ do tất cả khách truy cập (visitors) truy cập vào trang web của bạn. Nếu người dùng không hoạt động trên trang web của bạn từ 30 phút trở lên thì bất kỳ hoạt động nào trong tương lai đều được tính là phiên mới, số lượng Visits tăng. Nhưng nếu người dùng rời khỏi trang web của bạn và trở lại trong vòng 30 phút thì vẫn được tính là phiên ban đầu (Visits không đổi).

Giả sử bạn truy cập vào website http://abc.com lúc 8 giờ, sau 2 phút, bạn có việc phải ra ngoài và 28 phút sau mới quay trở lại. Sau đó bạn truy cập vào một trang khác trên site của mình ở phút thứ 31 (tức là lúc 8h31ph). Như vậy lượt truy cập thứ 2 đã được khởi tính (Visits). Nói tóm lại, trong 30 phút hoạt động trên website, bạn có vào bao nhiêu trang (trên site mình) đi chăng nữa thì cũng chỉ được tính là 1 lượt của phiên ban đầu (Visit) cho dù bạn có tắt trình duyệt rồi mở lại cũng thế. Nếu bạn tắt trình duyệt, tắt tab, và chỉ tương tác với site từ phút thứ 31 trở đi thì mới được tính làm lượt truy cập thứ 2.


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Visitors hay Unique Visitors hoặc Absolute Unique Visitors là số người truy cập vào website của bạn trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 ngày trang của bạn có 500 người vào xem thì Visitor/ngày sẽ là 500.

Số phiên truy cập đầu tiên bởi người dùng trong bất kỳ phạm vi ngày nhất định nào đó được xem là “additional Visits“ (lượt truy cập thêm vào) và “additional Visitors“ (khách truy cập thêm vào). Bất kỳ phiên nào trong tương lai từ cùng một người dùng trong cùng khoảng thời gian đã chọn để báo cáo sẽ được tính là lượt “additional Visits” (truy cập tăng thêm), chứ không phải là “additional Visitors” (khách truy cập tăng thêm). Ví dụ trong Dash Board của Google Analytics, bạn chọn khoảng thời gian report (date range) là trong một tháng thì con số Visitor sẽ phản ánh số lượng người truy cập không trùng lắp trong 1 tháng đó.

Nếu trong một tháng được chọn để báo cáo, bạn truy cập blog mình 5 lần thì Google sẽ chỉ tính bạn là 1 visitor trong khoảng thời gian đó. Một Unique Visitor được khởi tính dựa trên 2 yếu tố đó là mốc thời gian mà người dùng bắt đầu truy cập trang web + số ID ngẫu nhiên trên máy tính của bạn.

Thực ra có nhiều tranh cãi về chỉ số này, vì thực sự có ai biết chắc rằng trong khoảng thời gian đó người dùng không xóa Cookies trình duyệt hay thay đổi IP. Biết đâu cũng người dùng đó (nhân dạng) lại truy cập website bạn thông qua máy tính của bạn bè hay ra máy tính của dịch vụ Internet. Dù sao thì con số này cũng có độ chính xác mang tính tương đối có thể chấp nhận được trong ngành quảng cáo trực tuyến.

Visits vs. Entrances

Visits được tăng lên với lần truy cập đầu tiên của một phiên, trong khi Entrances được tăng lên với lần xem trang (Pageview) đầu tiên của một phiên. Nếu lần truy cập đầu tiên của lượt truy cập không phải là một lần xem trang, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa Visits và Entrances ở đây.

Pageviews vs. Unique Pageviews

Một lần truy cập trang (pageview) được định nghĩa là xem một trang trên trang web được Analytics theo dõi bằng mã theo dõi. Nếu khách truy cập nhấp vào tải lại sau khi đến trang đó, điều này sẽ được tính là lần truy cập trang bổ sung. Nếu người dùng điều hướng đến một trang khác và sau đó quay trở lại trang gốc thì số lần xem trang thứ hai cũng được ghi lại.

Giả sử khi có một người truy cập trang web của mình, pageview lúc này là 1. Khi họ load lại trang đó, nó sẽ được tính thêm 1 lượt pageview mới. Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một page view. Nói cách khác 1 page view = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Còn trước khi tìm hiểu về Unique Pageview, chúng ta cần biết thêm một thuật ngữ anh em với Visit của Google đó là Session. Theo định nghĩa chuẩn của Google thì 1 session tương đương 30 phút hoạt động trên site của người dùng với điều kiện là không có một truy cập sang domain khác chen giữa do người dùng click vào một đường link dẫn sang một trang web khác trên site hiện tại (Outbound link).

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi truy cập website ABC.com, bạn duyệt liên tiếp các trang A > B > C. Sau đó tại trang C, bạn click vào một link dẫn đến trang web XYZ.com. Ngay lúc này 1 session đã kết thúc vì bạn đã truy cập một trang ngoài (domain khác).

Sau đó, bạn trở lại trang ABC.com để tiếp tục duyệt các trang khác, lúc này session thứ 2 đã được khởi tính nhưng bạn vẫn thuộc lượt truy cập thứ 1 (vì tất cả tác vụ bạn thực hiện vẫn nằm trong phạm vi 30 phút tính từ lúc bạn bắt đầu truy cập ABC.com). Ngươi ta vẫn thường xem visit và session gần giống nhau, nhưng nếu xét cho kĩ lượng thì số lượng session có thể nhiều hơn visit trong cùng một lượt truy cập.

Unique Page View dịch nghĩa tiếng Việt là “Số trang duy nhất được xem”. Nếu trong 1 session bạn xem trang A, B, C sau đó quay lại trang A rồi sang trang B, thì Google sẽ chỉ tính số trang bạn đã xem là 3 trang đó là A, B và C, loại bỏ các trang được xem lại. Cứ như thế, sang session khác, quy tắc tính này lại được lặp lại.

Như vậy, thông thường Page Views sẽ là con số lớn nhất trong các chỉ số, tiếp theo là Unique Page Views, Visits rồi tới Visitors. Nắm rõ được các định nghĩa này thì các bạn sẽ có thể nói chuyện một cách chuyên nghiệp và chính xác hơn với advertiser.

Đối với nhà quảng cáo, họ sẽ chú ý nhiều nhất đền Visits và Unique Visitors. Visits khẳng định sức mạnh traffic chính xác của website còn Unique Visitors giúp advertiser xác định được nếu triển khai quảng cáo trên web này thì có thể tiếp cận (reach) được bao nhiêu con người.

Page View sẽ phát huy sức mạnh của mình khi nó được dùng trong công thức tính Page per Visit (tính trong một khoảng thời gian báo cáo xác định):

Page per Visit = Page Views/Visits

Chỉ số này khẳng định mức độ hấp dẫn của nội dung, khiến người dùng phải đi sâu vào tìm hiểu và thưởng thức website. Đối với các quảng cáo đặt cố định thì việc người dùng vào sâu trong trang sẽ tăng hiệu quả ấn tượng của quảng cáo. Bởi lẽ, với cùng một người dùng vào 3 trang liên tiếp trên site thì tại cùng vị trí đó (quảng cáo độc quyền, không chia sẻ) thì banner sẽ “đập vào mặt” họ 3 lần. Tuy nhiên chưa chắc rằng 3 lần “đập vào mặt” sẽ tương đương với 3 lần click quảng cáo nhé.

Bạn có thể xem hình ảnh dưới đây của Lão Còi ở onlineseeding để thấy rõ hơn:


Phân biệt Visits, Visitors, Clicks, Entrances, Pageviews và Unique Pageviews

Để khái quát lại các khái niệm mình mời cả nhà theo dõi một đoạn Video hướng dẫn (Tutorial có Sub Việt) do chính Google sản xuất sau đây:






Theo Ecommercemilo

Những người làm marketing online, gắn mình với những website chắc chẳng ai còn lạ lẫm gì với hai khái niệm này. Nhưng hôm nay, chúng ta thử liên tưởng nó tới một thứ rất nhạy cảm là Tình Dục xem sao?

Time on site là gì?

Time on site là thời gian người dùng ở trên trang web của bạn. Còn với tình dục thì sao? Nó là thời gian bạn bắt đầu lâm trận cho tới khi bạn dời cuộc vui . Time on site càng cao thì càng tốt và rất là tệ nếu nó quá thấp phải không? Vậy nếu thời gian của một cuộc vui càng dài thì sao? Nếu quá dài thì chắc bạn biết rằng bạn sẽ đi tới đâu rồi đó. Còn time on site quá thấp thì nội dung web của bạn chắc chắn không mang lại giá trị cho người dùng, họ không tìm thấy thứ mà họ đang mong muốn trên website của bạn. Đối với một cuộc vui, bạn vừa lâm trận đã phải rút quân thì cũng thật là rất chán đấy. Các cụ nhà ta thường gọi là chưa đến chợ đã hết tiền đó .


time on site and bouce rate

Bounce rate là gì?

Bounce rate là tỷ lệ thoát khi người dùng vừa vào website của bạn ở trang đầu tiên đã rời đi. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, website của bạn không mang lại giá trị cho người dùng. Nội dung của bạn đang quá nghèo nàn. Còn với một cuộc vui, bạn vừa vào cuộc đã bị hạ gục và phải rời bỏ cuộc vui thì cũng chẳng phải là điều gì thú vị cho lắm phải không?

Vậy giải pháp để nâng cao time on site và giảm bounce rate là gì?

Content marketing là câu trả lời cho câu hỏi này. Dù bạn làm marketing cho bất kỳ ngành nghề nào chăng nữa thì hãy nghĩ trên quan điểm của khách hàng, của người dùng. Hãy cung cấp cho khách hàng những thông tin, những nội dung mà người dùng đang cần tìm kiếm. Việc quyết định mua hàng, hay sử dụng dịch vụ hãy để khách hàng lựa chọn trên thông tin mà bạn cung cấp. 

>> Dịch vụ nâng cao time onsite và giảm bouce rate

Vậy content marketing có thể liên tưởng tới điều gì trong TÌNH DỤC.

Tôi coi nó gần với KỸ THUẬT LÀM TÌNH. Mỗi lần bạn viết bài bạn đọc lại nó, được mọi người comment về nó bạn sẽ rút được kinh nghiệm để viết bài được tốt hơn. Khi bạn làm tình, mọi chuyện tương tự như vậy, hãy học cách làm sao làm cho cả mình và đối tác đều được thỏa mãn. Đọc sách cũng là một cách để nâng cao kỹ năng viết của bạn, và đọc sách cũng có thể giúp bạn cải thiện kỹ thuật của mình (như Kamasutra chẳng hạn :) ) 

Hãy luôn học hỏi và làm điều đó lần sau tốt hơn lần trước

Một quan điểm vui về hai tỷ lệ quan trọng trong marketing online .


Theo Brands Việt Nam

Khi công nghệ ngày càng phát triển và việc sử dụng web ngày càng phổ biến thì làm SEO là sự lựa chọn tốt nhất. Hiện nay, thiết kế web có nhiều lựa chọn hơn và các công nghệ có sẵn hơn bao giờ hết. Khi chúng ta bước vào năm 2014, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy những tiến bộ rõ rệt của thiết kế web mang lại nhiều sự lựa chọn hơn.

Điểm giao nhau của thiết kế web và SEO

Tôi nghĩ rằng nó sẽ là hữu ích để xem lại những cân nhắc SEO hàng đầu liên quan đến một số xu hướng thiết kế web mới nhất trong đó bao gồm parallax (kỹ thuật tinh chỉnh hình nền), responsive (thiết kế thích nghi) và thiết kế HMTL.

Mặc dù tôi là một fan hâm mộ lớn của cả ba thiết kế trên nhưng trong mọi trường hợp, kiến trúc trang web và khả năng tiếp cận vẫn là mối quan tâm chính của SEO.

Hầu hết mọi người đều biết rằng thiết kế web cũng giúp cải thiện thứ hạng SEO. Có nhiều lý do để giải thích tại sao nó lại hết sức quan trọng đối với người sử dụng. Bài viết này tập trung vào khái niệm này chi tiết hơn và tôi đưa ra các bước hành động tiếp theo cho các chuyên gia SEO để xem xét khi nghĩ về sự tương tác giữa web và thiết kế thân thiện với người dùng.

Xu hướng thiết kế web

1. Thiết kế Parallax 

Đặt nội dung trang web trên một trang và có thể là một cách tuyệt vời để dẫn một người dùng thông qua một câu chuyện. Mỗi trang web tôi làm việc đã được thông qua một số loại thiết kế Parallax đã thấy được cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Nhưng trong cuộc thảo luận của Janet Driscoll Miller – mặc dù kiểu thiết kế này làm cho mọi thứ dễ dàng đối với người dùng cuối nhưng nó có thể là một cách thức từ một quan điểm SEO. Điều gì làm một trang web trở nên khó khăn hơn khi tận dụng một loạt các điều kiện tìm kiếm và thực hành SEO tốt nhất để có được khách truy cập vào trang web của bạn. Điều đó nói rằng, tôi vẫn còn là một fan hâm mộ lớn của sự lựa chọn thiết kế này ngay cả khi trở thành SEO chuyên nghiệp bởi vì bạn vẫn có thể phát triển thiết kế parallax cho hơn một trang.

Tốt hơn hết bạn có thể xem kết hợp một vài trang thiết kế parallax như một phần chính so với việc tạo ra một trang web riêng biệt.


Là phương pháp được Google đề nghị thiết kế cho nhiều thiết bị. Ưu điểm chính của phương pháp này là tạo ra trải nghiệm người dùng để áp dụng khái niệm thiết kế web cho phép trang web của bạn thực hiện tối ưu cho nhiều thiết bị.

Ngoài lợi ích thiết kế đáp ứng trải nghiệm người dùng nó còn có lợi ích chính cho SEO đó là nó không pha loãng liên kết của bạn. Nói cách khác, thiết kế responsive cung cấp cho bạn một URL cho cả di động lẫn trang web chính của bạn nghĩa là bạn có nhiều khả năng để làm một công việc tốt hơn để tăng số lượng backlink bên ngoài cho mỗi trang so với việc phải lái lưu lượng liên kết đến hai URL riêng biệt.

Tôi đã nghe nói về thẻ switchboard nhưng cá nhân tôi không nghĩ rằng chúng vượt qua 100% giá trị liên kết. Tuy nhiên, như Bryson Meunier đã chỉ ra thì thiết kế responsive cũng như trình bày một số cân nhắc SEO quan trọng cần phải nhận thức được. Chủ yếu là một URL có thể hạn chế khả năng phân khúc nhắm mục tiêu từ khóa của bạn đối với những từ khóa thích hợp hơn cho người dùng điện thoại di động.

3. HTML 5

Đã được ca ngợi như một điều gì đó hết sức vĩ đại trong thiết kế web nhưng việc thực hiện nó có thể gây khó khăn cho SEO. Thiết kế HTML5 có thể là điều tuyệt vời, tương tác và truyền cảm hứng nhưng nếu không được mã hóa đúng cách thì Google sẽ nhìn nó giống như một trang trống.

Chẳng hạn như trong bài này, chúng ta có thể tìm thấy ví dụ về hình ảnh động tuyệt vời trong HTML5. Tuy nhiên, đây là những gì Google tìm thấy khi nó thu thập trang:

Nhiều trang web kết hợp tất cả các khía cạnh trực quan hấp dẫn mà mã hóa HTML5 phổ biến cung cấp rất nhiều kết hợp JavaScript làm cho nó khó khăn hơn cho chương trình tìm kiếm để hiểu được nội dung. Nó có thể hiển thị nội dung tĩnh đại diện cho nội dung HTML5 để chương trình có thể chỉ mục trang web của bạn tốt hơn.

Tiếc là một số nhà phát triển web dành thời gian để thực hiện một phiên bản nội dung tĩnh cho chương trình tìm kiếm. Đây là 20 ví dụ về CSS3 phần lớn chúng là vô hình với công cụ tìm kiếm.

Thông thường khi tôi nghe những từ như “chúng tôi cần phải giảm một số nội dung”, tôi nghĩ ngay rằng “thảm họa SEO”. Theo các nhà nghiên cứu Columbia Business School, người Mỹ thực hiện hơn 70 lựa chọn mỗi ngày.

Trong cuộc nói chuyện “Làm thế nào để làm cho việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn?”, cô đã làm sáng tỏ giá trị của việc cung cấp sự lựa chọn ít hơn để người dùng có khả năng đưa ra quyết định dễ dàng hơn.


Những hiểu biết của Iyengar có thể được áp dụng không chỉ đối với sản phẩm tiêu dùng mà cô cung cấp nhưng để thiết kế web và thực hành SEO tốt nhất. Mọi người choáng ngợp với sự lựa chọn và một khi thiết kế trang web bao gồm sự phong phú về hạng mục và hạng mục con, khán thính giả có thể ngắt kết nối – họ sẽ tránh lựa chọn nếu họ có cảm xúc ngập tràn.

Iyengar khuyên chúng ta nên cắt giảm những thứ không liên quan và cung cấp một vài các hạng mục/hạng mục con để giúp mọi người thu hẹp lựa chọn của họ. Điều này áp dụng hoàn hảo trong thiết kế web và SEO.

Đây là kết quả của những thay đổi gần đây của Google như Hummingbird, các nhà tiếp thị đang quan sát việc đặt quá nhiều trọng tâm vào các trang web hạng mục con có thể là một chiến lược SEO không tốt. Trước kia, có rất nhiều loại là tốt cho SEO bởi vì chúng có nghĩa là chúng tôi đã có nhiều nội dung có thể được xếp hạng với các thuật ngữ.

Căn cứ vào cuộc nói chuyện của Iyengar và những thay đổi gần đây của Chim ruồi, tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc phải cân nhắc lại số lượng hạng mục và hạng mục con mà bạn cung cấp cho người dùng cuối và đánh giá hiệu quả của các loại trang để đảm bảo rằng chúng vẫn có hiệu lực.

Thiết kế web và mâu thuẫn về nhận thức

Lý thuyết mâu thuẫn về nhận thức rằng mọi người nỗ lực để giảm sự bất hòa để tạo ra sự nhất quán và họ sẽ chỉ cần tránh bất cứ điều gì đang làm họ cảm thấy không kiểm soát được.

Tương tự như ý tưởng của Iyengar rằng quá nhiều sự lựa chọn có thể làm cho người dùng ngắt kết nối, sự bất hòa nhận thức cho chúng ta biết rằng khi trang web không dễ lái hoặc đưa ra quá nhiều sự lựa chọn thì người dùng thà rời khỏi còn hơn là thương lượng qua môi trường mà họ cảm thấy quá lộn xộn.

Để cung cấp trải nghiệm người dùng web tốt nhất, chúng ta nên để dữ liệu và trải nghiệm người dùng lái vào thiết kế của chúng ta. Chỉ với cách làm này chúng ta mới có thể đảm bảo rằng chúng ta không xa lánh đối tượng mục tiêu của mình.

Đặc biệt là các chuyên gia SEO cần phải nhận thức được sự bất hòa có thể xảy ra ở cấp độ từ khóa đến trang đích. Các từ khóa bạn tối ưu phải phù hợp với trang đích mà người tìm kiếm mong đợi.

Vì nguyên tắc này, tôi khuyên bạn thường xuyên phân loại các entry page SEO bởi tỷ lệ trả lại. Sau đó, bắt đầu với các trang web có tỷ lệ trả lại cao nhất và kiểm tra các loại từ khóa tìm kiếm lái được lưu lượng truy cập đến những trang web để đảm bảo rằng các entry page cung cấp một phản ứng thích hợp với các entry keywords trên cùng.

Vì từ khóa là “100% not provided” vẫn có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra các từ khóa từ Bing như một proxy tương đối tốt.

Bằng sáng chế hợp lý

Khi chúng ta thiết kế trang web cho người dùng cuối, chúng ta cũng nên giữ bằng sáng chế hợp lý của Google. Theo bằng sáng chế này, các liên kết nổi bật nhất và các liên kết được nhấp thường xuyên hơn qua trang xếp hạng nội bộ. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang làm thay đổi điều hướng chính trên trang web hoặc nếu bạn di chuyển liên kết đến các địa điểm ít nổi bật thì khả năng xếp hạng giảm sẽ xảy ra. Đây chỉ là một ví dụ về tính gắn kết của SEO với thiết kế trang web.

Có rất nhiều tình huống lựa chọn thiết kế trang web có thể giúp đỡ hoặc làm tổn hại đến các nỗ lực SEO của bạn. Phần lớn các xu hướng trong thiết kế web cho thấy khả năng tiếp cận và kiến trúc trang web vẫn còn là yếu tố quan trọng.

Chúng tôi được hưởng lợi từ cả phía người dùng lẫn bản thân khi chúng tôi thiết kế webpages theo cách không làm quá tải hoặc gây nhầm lẫn cho người dùng nhưng đưa họ đến các liên kết, hạng mục hoặc hạng mục con để tìm nội dung mà họ cần. Tạo ra các trang ghi nhớ người dùng cuối và kết hợp thiết kế web cùng với thực hành SEO là biện pháp tối ưu cả hai bên cùng có lợi.

Nguồn www.waytomarketing.com


Matt Cutts thông báo rằng Google đã phát hành và làm mới thuật toán Page Layout. Bộ lọc (còn được gọi là thuật toán Top Heavy) giảm thứ hạng của một trang web với quá nhiều quảng cáo ở đầu hoặc nếu quảng cáo được cho là làm người dùng mất tập trung.

>> Dịch vụ khắc phục thuật toán google


Google cập nhật thuật toán PageLayout với bộ lọc Top Heavy 3

Cutts cho biết thuật toán đã được làm mới vào thứ năm ngày mùng 6 tháng 2. Đây là tweet của ông:


Google cập nhật thuật toán PageLayout với bộ lọc Top Heavy 3

Đây sẽ là bản cập nhật thứ ba được xác nhận vào thuật toán Top Heavy với lịch phát hành đầy đủ như sau:

- Top Heavy 1: Cập nhât vào ngày 19/1/2012 (ảnh hưởng đến 1% các truy vấn toàn cầu bằng tiếng Anh).
- Top Heavy 2: Câp nhật vào ngày 9/10/2012 (ảnh hưởng đến 0,7% các truy vấn bằng tiếng Anh). Bài viết về Top Heavy 2 đã được thegioiseo đưa tin tại http://www.thegioiseo.com/diendan/sh...ge-Layout.html
- Top Heavy 3: Cập nhật vào ngày 06/02/2014 (không nói đến tác động).

Nền tảng và phục hồi từ Top Heavy

Thuật toán page layout là gì? Như chúng ta đã trích dẫn từ Google:

Chúng tôi đã nghe thấy người dùng phàn nàn khi họ click vào một kết quả và rất khó để tìm thấy những nội dung thực tế và họ cảm thấy không hài lòng. Thay vì di chuyển qua một loạt các quảng cáo thì người dùng muốn xem nội dung ngay lập tức. Vì vậy, các trang web không có nhiều nội dung "trên màn hình đầu tiên" có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này. Nếu bạn click vào một trang web và một phần của trang web mà bạn nhìn thấy đầu tiên hoặc nội dung không hiển thị nhiều trên màn hình đầu tiên dành phần lớn màn hình cho quảng cáo thì đối với người dùng nó là một trải nghiệm không tốt.

Các trang web có thể không được xếp hạng cao trong tương lai

Xem thêm bài viết gốc của chúng tôi khi lần đầu tiên Top Heavy được phát hành để biết cách một trang web có thể phải chờ cho đến khi phiên bản kế tiếp thay đổi buộc nó phải khôi phục lại thứ hạng.

Chúng tôi đã không thấy các khiếu nại trong cộng đồng SEO vào ngày mùng 6 hoặc mùng 7 tháng 2 sau khi bản cập nhật được phát hành - điều này cho thấy nó ít ảnh hưởng.


Nguồn www.thegioiseo.com 

Điều vô cùng quan trọng là bạn phải bảo vệ trang web của bạn khỏi bất kỳ một sự tổn thương, các hoạt động có thể dẫn đến một hình phạt nào.

Điều vô cùng quan trọng là bạn phải bảo vệ trang web của bạn khỏi bất kỳ một sự tổn thương, các hoạt động có thể dẫn đến một hình phạt nào. Việc kiến tạo ra một sự tin tưởng với Google thì khó có thể đạt được nhưng việc đánh mất nó có thể xảy ra trong chốc lát nếu Google phát hiện ra điều gì đó là sai trái hoặc khả nghi. Bạn cũng nên thật cẩn thận về các chiến lược, nội dung quảng bá...vv...của bạn. Chúng ta hãy xem làm thế nào để có thể tránh được một hình phạt trong tương lai.


Ngăn ngừa các hình phạt trong tương lai

1. Giám sát các Liên kết ngược 

Cho dù bạn có thích hay không thích thì trang web của bạn có thể được liên kết ngược lại từ các diễn đàn, các blog, các mạng xã hội và các nguồn khác. Trường hợp hiếm nhất của hiếm là một nhân viên bất mãn hoặc một đối thủ cạnh tranh có thể mua các liên kết xấu tới trang web của bạn. Bạn phải theo dõi chặt chẽ về loại liên kết ngược mà bạn nhận được và bởi vì nếu chúng có sự liên quan. Điều này có thể đạt được bằng cách tải về các liên kết từ các công cụ quản trị trang web và phân tích về ngày "tìm thấy đầu tiên". Tôi khuyên bạn nên làm điều này ít nhất là một tuần một lần.

2. Chọn đúng Nhà cung cấp dịch vụ 

Hầu hết các thiệt hại luôn bị gây ra bởi các nhà cung cấp dịch vụ nghiệp dư, những người hành nghề tự do mà bạn tìm được tại những nơi như diễn đàn về kỹ thuật số, diễn đàn các chiến binh...vv. Tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu theo từng trường hợp với các nhà cung cấp dịch vụ của một vài diễn đàn, nơi tôi đã thuê một số nhà cung cấp dịch vụ cho một trang web mới nhằm xây dựng các liên kết. Đó thực sự là một thảm họa và cuối cùng tôi đã phải đóng cửa trang web.

3. Hiểu rõ về các Chiến lược

Hãy để cho đội ngũ nội bộ của bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bạn, có được một kế hoạch chi tiết về những gì họ dự định sẽ làm. Điều đó sẽ cung cấp cho bạn một ý tưởng rõ ràng về từng loại liên kết và cách thức chúng được xây dựng cho trang web của bạn. Bạn sẽ có mọi quyền để yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của bạn hoặc là nhân viên của bạn về chiến lược và bạn sẽ không phải né tránh. Nếu kế hoạch này bao gồm bất kỳ một điều nào trong những điều ở dưới đây, thì bạn nên từ chối thẳng thừng.

Các bài viết, các danh mục, việc đánh dấu trang, các trang web truyền thông xã hội có chất lượng thấp:

- Các liên kết từ các ý kiến trên blog dạng thư rác.
- Chữ ký trên diễn đàn.
- Các liên kết từ IP mạng bị cấm.
- Liên kết phải trả tiền.
- Các liên kết từ FFA (Viết tắt của Free for all), các địa chỉ liên kết dạng thư rác.
- Liên kết từ các trang web độc hại.
- Liên kết từ các trang web không liên quan.
- Liên kết từ các trang web tiếng nước ngoài.
- Liên kết từ nội dung các trang web mang tính đánh đấm.

4. Các liên kết từ trang web của bạn

Bạn có thể sẽ bị cám dỗ để liên kết đến các trang web dạng đối tác của bạn, nhưng đừng bao giờ làm điều đó trừ khi trang web đó có tính chất liên quan. Nếu bạn muốn liên kết, thì hãy sử dụng thẻ rel="nofollow" cho việc liên kết đó và nên nhớ hãy thoả thuận trước với đối tác của mình để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

5. Quản lý nội dung

Kiểm tra việc ăn cắp ý văn khi bạn thuê một nhà cung cấp dịch vụ cho việc sáng tạo nội dung trang web. Bạn có thể sử dụng copyscape.com để kiểm tra các nội dung bị trùng lặp. Google rất ghét các nội dung trùng lặp, các nội dung nghèo nàn, các nội dung về đánh đấm...vv. Hãy chắc chắn các nội dung đó là:

- Nội dung độc đáo (Unique content).
- Nội dung mới mẻ & đa dạng thông tin.
- Có số lượng các từ khóa đúng.

Trong một số trường hợp trang web của bạn có thể hình thành các nội dung được tạo ra bởi người dùng trong các mẫu về đánh giá, bình luận...vv. Bạn cần phải thường xuyên kiểm và loại bỏ các thư rác đó.

6. Bảo vệ các trang web không bị tổn thương hoặc bị tấn công

Vận hành trang web của bạn tại đúng máy chủ cho mạng mà không có quá nhiều các trang web được vận hành trên cùng một máy chủ. Chọn đúng nhà cung cấp về vận hành máy chủ với việc đảm bảo cho một khoảng thời gian hoạt động có an ninh chặt chẽ đạt 99,99%. Do các cuộc tấn công của phần mềm độc hại, thời gian chết của máy móc sẽ làm hỏng hiệu suất hoạt động của trang web và như vậy bạn sẽ bị xử phạt. Vì vậy, bạn nên lựa chọn việc vận hành trang web của bạn một cách khôn ngoan.


Theo Thế Giới Seo

Xây dựng liên kết đúng cách trong năm 2014

Xây dựng liên kết đúng cách trong năm 2014

Hãy đối mặt với nó. Xây dựng liên kết thật không hấp dẫn và vui vẻ tí nào. Và trong năm 2014 này nếu bạn làm đúng cách thì thật sự không dễ dàng một chút nào.

Quan trọng nhất và trái với những gì bạn nghe được, xây dựng liên kết hay là chết. Nhiều người theo chủ nghĩa này đều bắt nguồn từ sợ hãi và hoang tưởng. Nỗi sợ có căn cứ khi Google liên tục update các thuật toán và đưa ra các hình phạt cho việc xây dựng liên kết không đúng cách.

(Đừng sợ) lưỡi hái tử thần của Google

Xây dựng liên kết đúng cách trong năm 2014

Nhiều người cho rằng cách tốt và an toàn nhất để tránh khỏi Penguin là ngưng xây dựng liên kết. Đó thật sự là một ý tưởng quá tồi.

Dưới đây là những trải nghiệm thực tế: cách tốt nhất để nâng cao vị trí xếp hạng trong năm 2014. Vẫn là xây dựng liên kết. Liên kết vẫn được tin là một phần quan trọng trong các thuật toán. Dựa theo các số liệu gần đây nhất của Moz.

Đại diện của Goole cũng đã xác định thông tin trong một buổi nói chuyện cùng Eric Enge

Liên kết vẫn là cách tốt nhất để chúng tôi tìm và khám phá (mức độ liên quan và tầm quan trọng của ai đó) và có thể theo thời gian, mạng xã hội, quyền tác giả hay những thứ khác đại loại như vậy sẽ giúp chúng tôi có thêm thông tin để đánh giá.

Tuyên bố này đã có một tác động khá lớn, khi nói đến việc lập kế hoạch và ngân sách cho một chiến dịch tiếp thị số.

Trọng tâm chính vẫn là : xây dựng liên kết là chìa khóa để có thể hiển thị tốt hơn trên bảng tìm kiếm. nếu mục tiêu của bạn là cải thiện khả năng hiện thỉ trên bảng tìm kiếm thì nên đầu tư và các nguồn tài nguyên phù hợp. Các mạng xã hội và tác giả có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí xếp hạng trong tương lai, nhưng không phải hôm nay và có lẽ không đáng kể trong năm 2014 này.

Tính tương thích là bảng xếp hạng mới.

5/2012 với sự ra đời của đồ thị kiến thức (Knowledge graph), Google sử dụng để cung cấp kết quả tìm kiếm theo ngữ nghĩa. Thông tin này được thu thập qua nhiều nguồn khác nhau thông qua 500 đối tượng và 3,5 tỉ sự kiện. Trong Google speak , Kiến thức đồ thị chỉ nói về “things, not strings”


Rất có khả năng Knowledge Graph sẽ đươc đưa vào Hummingbird, thuật toán mới nhất của Google. Nếu điều đó xảy ra thì mối tương quan giữa “context, not anchor text” và “things not strings” có thể áp dụng được. Tính khả thi là PageRank mới khi tìm kiếm các liên kết.

Một ví dụ thực tiễn được đưa ra: Trước Hummingbird, một tìm kiếm về Car sẽ đem lại kết quả bao gồm cả các phụ kiện bảo vệ xe của bạn, ban nhạc cổ điển “The Cars”, những bài hát của Ric Ocasek và cả những chiếc xe hơi. Thuật toán cũ không thể phân biệt một chiếc xe hơi và những thứ khác. Hummingbird đã tạo nên sự khác biệt, Bây giờ tất cả những liên kết đến từ những website có PR cao có thể bị xem là: không tự nhiên. May mắn thì liên kết bị đánh giá thấp, tệ nhất là nó bị đem ra xử phạt.

Link Schemes và Link building

Phải hiểu được sự khác nhau giữa Link scheming và link building rất quan trọng trong năm 2014 này. Đối với tất cả các webmaster đã SEO trước Panda, điều này thật khó để điều hướng đúng đắn. Nhiều người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nghịch lý do Google đưa ra. Trong các nghịch lý của Google, SERPs đã thực sự mang lại kết quả tìm kiếm khác nhau trong khi tất cả đều cùng làm chung một việc (spam liên kết) và hơn thế nữa

Một link scheme đã ghi điểm trong việc xếp hạng năm 2010 có thể và sẽ dính một thuật toán hoặc một hình phạt bằng tay ngay hôm nay. Đó là một nghịch lý khiến các webmaster đau đầu.

Theo Google cho biết, Các hoạt động sau đây là link scheming – không phải link building

  • Mua bán liên kết để tăng pagerank
  • Sử dụng các chương trình và dịch vụ tự động tạo liên kết
  • Liên kết tới một website để được liên kết lại
  • Xây dựng hệ thống với mục đich liên kết
  • Bài viết quy mô lớn hoặc quá nhiều guest post cùng nhiều từ khóa trong anchor text
  • Mua quảng cáo hoặc liên kết trong các bài viết có PR cao
  • Tạo các bài viết chỉ có các anchor text
  • Các yếu tố gần đây đã được loại bỏ nhưng vẫn có khả năng dính hình phạt của Google:
  • Liên kết đến webspam hoặc các website không liên quan
  • Liên kết được đưa vào bài viết nhưng không có tính liên quan.


3 cách an toàn để xây dựng liên kết năm 2014

Ở trên đã kể nhiều rồi, vậy còn sót lại gì nữa?

Tập trung vào xây dựng liên kết external: Những liên kết được chia sẻ và công nhận
Xây dựng các liên kết có liên quan với nhau: Người đọc sẽ tìm được những thông tin thú vị và liên quan trên website của bạn

Chất lượng hơn số lượng: Một vài liên kết từ những website chất lượng và uy tín sẽ tốt hơn có hàng trăm liên kết kém chất lượng.

Kết luận:

Không có đường tắt trong việc xây dựng liên kết. Quá trình xây dựng liên kết có thể sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Trong năm 2014, đã đến lúc các bạn phải bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để có hướng đi đúng. Bạn không cần phải sợ lưỡi hái tử thần của Google nữa .

Bạn đang tìm kiếm một công ty SEO tốt để làm việc, thật là sáng suốt khi bạn thực hiện một quá trình rà soát ở mỗi công ty, Một trong những yếu tố mà mọi người thường tìm kiếm là sự đảm bảo tốt cho công việc được thực hiện. Điều đó có nghĩa là. Nếu chúng ta mua một cái ti vi, chúng ta muốn biết liệu có thể trả lại nếu nó bị lỗi. Nếu chúng ta thuê thợ sửa ống nước để sửa bồn rửa, chúng ta muốn đảm bảo rằng bồn rửa sẽ hoạt động.


Tuyệt vời, nhưng... bạn không thể đảm bảo chất lượng SEO

SEO không phải là những loại sản phẩm hay dịch vụ giống như vậy mà có thể dễ dàng được phản hồi rằng bạn sẽ nhận được chính xác những thứ mà bạn đã được cam kết trước đó. Chúng không phải là một sản phẩm mà có thể thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xảy ra vấn đề. Nó không phải là việc thủ công mà chỉ phụ thuộc vào kỹ năng của người thực hiện công việc.

Vâng, SEO đòi hỏi nhiểu kỹ năng, giống như nhiều nghề nghiệp. Nhưng yêu cầu một người làm SEO đảm bảo công viêc của họ như yêu cầu một luật sư đảm bảo bạn sẽ thắng kiện, một bác sĩ đảm bảo bạn sẽ hồi phục, hay một nhà quảng cáo đảm bảo chiến dịch quảng cáo họ tạo ra sẽ mang lại một lượng hoạt động kinh doanh mới. Những điều này không thể đảm bảo được bởi vì chúng còn phụ thuộc vào những nhân tố bên ngoài, không chỉ là kỹ năng của người làm SEO.

SEO giống như là một luật sư

Giống như SEO, khi bạn thuê luật sư, bạn muốn chắc chắn bạn đã thuê được một luật sư giỏi. Bất cứ ai đã từng làm việc với luật sư tệ biết rằng họ có thể gây hại nhiều hơn có lợi. Nhưng thậm chí một luật sư giỏi nhất cũng không thể đảm bảo một kết quả chắc chắn. Thực tế, họ thậm chí không muốn dự đoán một kết quả chắc chắn. Tại sao ư? Bởi vì họ biết họ không thể kiểm soát quá trình.

Sự thành công của một cuộc chiến pháp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tài năng của người luật sư: lợi thế vụ kiện của bạn, sự hiểu biết về tất cả các sự kiện, lợi thế của đối thủ, bạn sẵn sàng làm những gì luật sư yêu cầu, và thẩm phán của vụ án. Đó là nhiều biến số.

Trong SEO, các biến số cũng tương tự. Ngoài chất lượng SEO, sự thành công của chiến dịch SEO còn phụ thuộc vào: sức mạnh trang web của bạn, sức mạnh SEO của đối thủ, bạn sẵn sàng thực hiện những yêu cầu của SEO, đó chỉ là một vài biến số.

Giống như luật sư, SEO có thể cố gắng để tạo sự ảnh hưởng lẫn nhau lên các nhân tố này, nhưng chúng không có sự kiểm soát trực tiếp nào. Các SEO tốt hơn, ắt hẳn sẽ có sự ảnh hưởng hơn, nhưng họ chắc chắn không thể đảm bảo các công cụ bình luận/ tìm kiếm sẽ không đưa ra quyết định hoàn toàn bất chấp các bằng chứng.

SEO giống như là một bác sĩ

Khi có vấn đề về sức khoẻ, chúng ta tìm đến bác sĩ. Cho dù chúng ta cần vài viên thuốc, phẫu thuật hay chỉ kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ có mặt ở đó sẽ giúp chúng ta trở nên khá hơn. Nhưng không bác sĩ nào trên thế giới có thể đảm bảo bạn sẽ phục hồi một cách hoàn hảo. Tại sao không ư? Vì trong chừng mực nào đó, sức khoẻ của bạn tùy ở bạn!

Trách nhiệm của bản thân là phải tập thể dục, ăn uống điều độ và tránh những hoạt động nguy hiểm về mặt thể chất. Không làm được như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, và khi đó chúng ta hi vọng bác sĩ sẽ điều trị cho ta. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật, bó bột chân bạn, và thậm chí đưa cho bạn những bí quyết sức khoẻ , nhưng bạn vẫn phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn mong muốn được chữa bệnh đúng cách.

SEO cũng cung cấp cho bạn những lời khuyên như thế. Chúng sẽ được thiết kế để bạn có được một website tốt cả nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên , nếu bạn bỏ qua những khuyến nghị này, bạn sẽ không có một website lành mạnh. Như khách hàng, hãy nhớ rằng SEO của bạn có được lợi ích tốt nhất khi khách hàng đưa ra những khuyến nghị cho việc thay đổi từ bạn. Họ không cố gắng thể hiện ý nghĩa. Hoặc một kẻ khoác lác. Họ muốn bạn thực hiện tốt như bạn làm!

SEO giống như là người làm quảng cáo

Trong quảng cáo và tiếp thị, không có bất cứ sự đảm bảo nào. Công ty quảng cáo của bạn có lẽ sẽ tạo ra một chiến dịch đạt được giải thưởng, nhưng việc đó có nghĩa là mọi người sẽ hưởng ứng theo? Lịch sử cho thấy rằng nó không tốt. Chiến dịch thành công không phải luôn luôn dành được giải thưởng và chiến dịch giành được giải thưởng thường không thành công. Xem qua những giả thuyết!

Những chiến dịch không thành công do nhiều lý do. Có thể bạn hướng tới đối tượng khách hàng sai, có thể bạn không đủ vốn đầu tư quảng cáo, hoặc website của bạn bị kẹt khi chuyển những tin nhắn theo cách thân thiện với người dùng. Rõ ràng không phải tất cả là do lỗi của nhà quảng cáo.

Các nhà quảng cáo sẽ không đảm bảo có bao nhiêu người bán hàng mà bạn đạt được từ chiến dịch, trừ khi họ biết và tin rằng quy trình bán hàng của bạn rất tuyệt vời. Họ không đảm bảo bao nhiêu lưu lượng truy cập sẽ được gửi nếu bạn kiểm soát bản thảo cuối cùng của chiến dịch và quyết định khi nào, ở đâu nó sẽ được phát sóng.

SEO phải đối đầu với những vấn đề tương tự. Những từ khoá sai, không đủ đầu tư, hoặc chỉ cố gắng ở mức tối ưu hoá một trang web cho doanh nghiệp mà không có số lượng quảng cáo lưu trữ, thì tất cả đểu đi đến thất bại. Thực tế là, hầu hết các SEO sẽ không thực hiện lời hứa với bất kỳ trang web nào mà họ không có quyền kiểm soát 100% .

Nếu bạn đang mong đợi SEO của bạn sẽ cung cấp cho bạn sự đảm bảo, bạn đang chuẩn bị để thất vọng đấy. Các SEO mà cung cấp bảo lãnh vượt ra ngoài, "Chúng tôi sẽ làm tốt nhất", thường có rất nhiều sơ hở mà đảm bảo chính nó là vô dụng. Không SEO nào có thể đảm bảo thứ hạng công cụ tìm kiếm hàng đầu, trừ khi đó là các từ khóa có giá trị thấp. Không SEO nào có thể đảm bảo doanh số bán hàng , trừ khi bạn thực hiện 100% các khuyến nghị của họ và có tiếng nói trong thuật toán của Google.

SEO cung cấp sự đảm bảo thì hầu như luôn luôn tìm cách để cung cấp cho bạn một sự bảo đảm rằng họ biết là sai, chỉ để có được việc bán hàng. Và khi bạn không có được những gì bạn mong đợi, họ chỉ vào những dòng chữ nhỏ giải thích tại sao cam kết không hiệu quả.

Thay vì tìm kiếm một sự đảm bảo, tìm kiếm một SEO trung thực có một lịch sử thành công. Điều đó có nghĩa là họ sẽ thành công cho bạn? Không có, nhưng bạn có cơ hội mạnh mẽ hơn bởi vì bất kỳ SEO với một lịch sử thành công sẽ tìm cách để giữ kỷ lục của họ còn nguyên vẹn! Họ có một đầu óc kinh doanh giỏi và điều này sẽ tốt cho doanh nghiệp của bạn.


Nguồn www.waytomarketing.com

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.