Latest Post

Đôi khi mua nhiều rau quả về nhưng bạn lại chưa cần ăn đến hoặc ăn không hết, những mẹo sau sẽ cho bạn biết cách bảo quản để chúng được tươi lâu.

1. Hãy là người mua sắm thông minh

Cách dễ nhất để giữ rau quả không bị hỏng là chỉ mua chúng khi bạn chắc chắn sử dụng trong một vài ngày. Rõ ràng bạn sẽ thấy tiện lợi hơn nếu đi mua sắm vào ngày cuối tuần và tích trữ đồ ăn cho cả tuần. Nhưng nếu làm như vậy, khi đến cuối tuần sẽ có một số loại rau quả không thể ăn được do bị khô héo hoặc thối rữa.

Vì thế, bạn nên đi chợ ít nhất là hai lần một tuần để đảm bảo rằng gia đình luôn được thưởng thức những món ăn tươi ngon nhất.

Anh-1-JPG-2430-1382346143.jpg

Quan trọng hơn, đi chợ hoặc đi siêu thị cũng cần có “chiến lược”. Chỉ nên mua các loại rau quả ngay trước khi bạn tính tiền trong siêu thị hoặc sau khi bạn đã mua hết thực phẩm khác ở chợ. Cuối cùng, khi lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần, hãy ăn những loại rau dễ bị hỏng trước như súp lơ, ngô, nấm và măng tây. Tiếp đến là dưa chuột, bí, các loại ớt. Cà rốt, hành và củ cải đỏ có thể để được lâu nhất.

2. Nhận biết chất ethylene

Có một số loại rau quả bạn không nên để gần nhau, cho dù là trong tủ lạnh. Lý do là chất khí ethylene có trong hoa quả có thể làm chúng chín nhưng những loại rau quả khác lại đặc biệt nhạy cảm với chất này. Do đó, nếu được để gần nhau, quá trình phân hủy của những loại rau quả nhạy cảm nói trên sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường.

Một số hoa quả sản sinh ra nhiều chất ethylene là mơ, chuối, lê, đào, mận, cà chua và dưa vàng. Còn những loại rau có thể bị ảnh hưởng do chất ethylene là súp lơ, bắp cải, cà rốt, dưa chuột, đậu đũa, các loại ớt, bí đao và xà lách.



 Anh-2-JPG-5214-1382346143.jpg
3. Sử dụng tủ lạnh đúng cách

Khi được để trong tủ lạnh, rau quả sẽ rơi vào tình trạng hôn mê vì chúng vẫn là những cơ thể sống đang “thở”. Nhiệt độ lạnh sẽ hạn chế quá trình hô hấp của rau quả và giữ chúng tươi lâu hơn. Hầu hết tủ lạnh nên đặt ở 2 đến 3 độ C để giữ thực phẩm tươi mà không bị đông lạnh.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên để rau quả quá gần máy làm lạnh ở phía sau, ngăn kéo phía dưới luôn là nơi an toàn nhất cho chúng.

 Anh-3-JPG-3984-1382346143.jpg

Bọc rau quả vào túi nylon sẽ làm chúng “chết ngạt” nên hãy chọc một vài lỗ trên túi đựng. Hãy để nấm trong các túi giấy vì chúng sẽ hỏng nhanh hơn khi bị để trong túi nylon. Đừng bao giờ giật bỏ cuống hoặc vỏ vì việc này gây ra sự thay đổi của các tế bào bên trong rau quả. Độ ẩm cũng là nguyên nhân khiến rau quả hỏng nhanh, vì thế bạn không nên rửa hoặc có thể rửa qua nhưng phải để thật khô trước khi cất trong tủ lạnh.

4. Những loại rau quả nên đặt dưới đất

Khoai tây, hành, bí và tỏi không nên cho vào tủ lạnh. Bạn nên để chúng ở nơi tối và mát mẻ như kho hoặc tủ bếp, đặc biệt là khoai tây vì chúng sẽ chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với ánh sáng. Hãy chú ý phòng tránh không để các loài động vật gặm nhấm đến gần khi để rau quả dưới đất.

Theo VNE

Nếu những chòm sao này nhìn thấy anh chàng đẹp trai, thì không kiềm chế nổi cảm xúc.

Ngôi vương: Bò Cạp

bo-cap-1323-1396066083.jpg

Bình thường Bò Cạp có vẻ khá lạnh lùng và ít để ý đến người xung quanh. Nhưng khi tiếp xúc với người khác giới, đặc biệt là những anh chàng bảnh bao và nam tính, bạn lại rất cởi mở, sẵn sàng dốc bầu tâm sự mọi chuyện trên trời dưới biển, thậm chí là tâng bốc đối phương để có được cuộc trò chuyện vui vẻ, thú vị và đầy kịch tính.

Á quân: Bảo Bình


bao-binh-9304-1396066084.jpg

Một khi gặp được “mỹ nam”, Bảo Bình sẽ chớp ngay lấy cơ hội để được trò chuyện. Để thu hút anh chàng đẹp trai, bạn có kế sách thầm lặng chứ không thể hiện ra bên ngoài cho chàng ta biết. Đó có thể là sự vô tình đánh rơi đồ, va chạm vào người hay giả vờ ngã…

No3: Song Tử


song-tu-1777-1396066084.jpg

Tính cách năng động, giỏi xã giao, có sự hiểu biết và quan sát rộng nên Song Tử không gặp khó khăn trong việc tạo ấn tượng tốt trong mắt của các chàng trai, đặc biệt là những anh chàng nam tính và điển trai. Khi được chàng nào đó nhờ giúp đỡ, Song Tử có thể quên ngay việc mình đang cần làm mà sẵn sàng ra tay giúp đỡ nhằm gây dựng hình tượng tốt đẹp trong mắt chàng.

No4: Song Ngư


song-ngu-7316-1396066085.jpg

Khả năng “miễn dịch” với sự hào nhoáng của những anh chàng bảnh bao của Song Ngư khá “yếu”. Dù tính cách rụt rè nhưng một khi đã để ý đến anh chàng nào đó, bạn sẽ lấy hết can đảm để có thể chủ động tiếp xúc và làm quen. Hễ nhìn thấy mỹ nam là bạn không thể kiềm chế được cảm xúc, miệng bạn như muốn thốt lên “Ôi! Hoàng tử của tôi” hay “Đẹp trai hết chỗ chê”…

Sưu Tầm

Xem thêm: 25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 1)

14. Internet sẽ tiện lợi hơn nếu các trang web có thể thấu hiểu con người

Trên lý thuyết, các trang web có khả năng đọc, nhưng chúng lại không hiểu được ý nghĩa nội dung sau khi “đọc” bởi các website không thể giải nghĩa. Do đó, chúng không có khả năng xác định liệu từ “Casablanca” là tên một thành phố hay một bộ phim. Trước kia, khi Berners-Lee đề xuất ý tưởng về “web giải nghĩa” – một phương thức tái cấu trúc trang web với mục đích giúp cho máy tính có thể dễ dàng phân biệt giữa hai từ đồng âm (như ví dụ Casablance ở trên). Tuy nhiên, điều này lại yêu cầu khá nhiều công đoạn và không có khả năng sẽ diễn ra trên diện rộng. Và con người vẫn đang tìm cách cải thiện khả năng đọc – hiểu của máy tính cũng như của Internet.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

15. Tầm quan trọng của những phần mềm mang tầm lịch sử (killer app)

Các phẩn mềm mang tầm vóc lịch sử là những sản phẩm có thể ứng dụng vào nhiều loại công nghệ khác nhau một cách hiệu quả. Điển hình như bảng tính của những chiếc máy tính đầu tiên mang thương hiệu Apple, email của Arpanet – tiền thân của internet và web cũng được xem như sản phẩm đầu tiên của internet. Trước khi xuất hiện trình duyệt web có giao diện đồ họa đầu tiên – Mosaic (1993), hầu hết mọi người đều không biết hay quan tâm tới Internet (cho dù nó đã được vận hành từ năm 1983). Tuy nhiên, sau khi web được đưa vào sử dụng, con người bỗng nhiên “thích” nó và sau đó là những gì chúng ta thấy ngày nay.

16. WWW tương đối khác biệt về mặt ngôn ngữ

Nhà văn người Anh, Douglas Adams cho rằng WWW là bộ kí tự viết tắt nói mất nhiều hơi hơn nội dung thật sự của chúng (World Wide Web).

17. Web là minh họa cho sức mạnh của phần mềm

Phần mềm đơn giản chỉ là “chất liệu làm nên ý tưởng” (thought stuff). Khi bạn có một ý tưởng, bạn viết những dòng lệnh nhờ vào một ngôn ngữ đặc thù (trên một chương trình máy tính); và sau đó, bạn ra lệnh cho máy tính phải tuân thủ những dòng lệnh đó. Mặt khác, Berners-Lee lại viết những dòng mã, đưa lên mạng và để Internet làm nốt phần việc của mình. Và những dòng mã đó đã thay đổi thế giới ngày nay.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

18. Web cũng cần hệ thống thanh toán chấp nhận "tiền lẻ"

Ngoài chức năng chỉ để đọc, web cũng tồn tại một mặt hạn chế khác trong cơ chế đăng tải thông tin nhưng lại không trả tiền cho người đăng. Điều này xuất phát từ hệ thống thanh toán trực tuyến không hiệu quả và chỉ đảm bảo an toàn cho những giao dịch có số tiền lớn. (Hệ thống thẻ tín dụng lại có chi phí cao và không thực tế đối với những giao dịch nhỏ lẻ.) Nhưng, chính sự vắng mặt của một hệ thống thanh toán vi mô lại dẫn tới sự phát triển của web theo một phương hướng đặc thù: mỗi khi các công ty cung cấp dịch vụ “miễn phí” cho người sử dụng, họ luôn nhận được một khoản phí ẩn, không tiết lộ từ hoạt động khai thác dữ liệu cá nhân người dùng. Chính điều này cũng mở ra thời đại quảng cáo Internet như chúng ta thấy ngày nay khi các công ty trực tuyến để người dùng làm tất cả mọi thứ trong khi họ nghiễm nhiên thu lợi từ những hoạt động này.

19. Giao thức HTTPS không khiến Internet an toàn hơn

HTTP là giao thức quy định giao tiếp giữa trình duyệt web của bạn với máy chủ. Tuy nhiên, nó không an toàn bởi bất cứ ai giám sát khả năng tương tác trên đều có thể đọc nó. HTTPS (viết tắt của HTTP Secure) được phát triển nhằm mã hóa các phương thức tương tác chứa đựng thông tin nhạy cảm (như thông tin về tài khoản ngân hàng của bạn). Khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ thông tin về hoạt động giám sát của Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), nhiều người đã lo ngại rằng có khả năng NSA đã làm suy yếu giao thức HTTPS và nhiều giao thức Internet trọng điểm khác.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

20. Chúng ta không biết rằng, Internet có ảnh hưởng tới môi trường

Thông thường, các trang web duy trì sự sống nhờ vào các hệ thống máy chủ đặt ở khắp nơi trên thế giới và chúng cũng tiêu hao một lượng lớn điện năng cho dàn máy tính và bộ tản nhiệt. (Đó là chưa kể đến khả năng phát thải khí CO2 và lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết để xây dựng hệ thống). Trên thực tế, không có tổ chức nào thống kê ảnh hưởng của hệ thống máy chủ tới môi trường nhưng rõ ràng, chúng để lại rất nhiều hệ lụy. Vài năm trước, Google tuyên bố rằng, mỗi người sử dụng phải chịu trách nhiệm cho 8gr CO2 phát thải ra môi trường mỗi ngày. Trong khi đó, Facebook lại khẳng định cho dù lượng người dùng dịch vụ MXH của hãng rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng thực tế đã chứng minh lượng CO2 phát thải của hãng vẫn ít hơn của Google.

21. Những trang web chúng ta thấy chỉ là bề nổi của tảng băng chìm

Mặc dù quy mô của Internet rất rộng và không ai biết chính xác nó rộng đến đâu nhưng các công cụ tìm kiếm có thể đưa ta tới bất cứ đâu trên bề mặt rộng lớn đó. Hầu hết các trang web thường bị nhấn chìm trong “làn sóng” Internet khi mỗi ngày đều có website mới xuất hiện hay các trang không liên kết với những trang khác cũng như những địa chỉ yêu cầu phải đăng nhập thường không xuất hiện trong kết quả truy xuất của công cụ tìm kiếm. Các chuyên gia dự báo rằng, số lượng những trang web bị ẩn sâu có khi nhiều hơn con số 2,3 triệu website mà chúng ta có thể thấy ngày nay.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

22. Sếp của Tim Berners-Lee không phải là người nhận ra tiềm năng của sản phẩm Internet

Quản lý của Berners-Lee ở Tổ chức CERN đã từng viết vội nhận xét “hơi mơ hồ nhưng rất thú vị” vào bản đề xuất đầu tiên của Berners-Lee về Internet gửi cho ông. Hầu hết mọi người khi đối mặt với những điều gì mới mẻ thường phản ứng theo chiều hướng tương tự.

23. Internet là phương tiện giao tiếp phát triển nhanh nhất mọi thời đại

Phải mất bao lâu để một phương tiện giao tiếp có thể tiếp cận 50 triệu người sử dụng đầu tiên? Đài phát thanh mất 38 năm và đài truyền hình mất 13 năm nhưng Internet chỉ mất có 4 năm.

24. Người dùng Internet là những độc giả khó tính

Trung bình, các trang web thường được người dùng đánh giá trong vòng một phút. Trong đó, 10 giây đầu tiên rất quan trọng đối với quyết định đi hay ở của người sử dụng Internet. Tuy nhiên, khả năng chuyển sang một website khác của họ thường cao hơn quyết định ở lại và thưởng thức. Không những vậy, cho dù 10 giây đầu tiên trôi qua nhưng người dùng thường tiếp tục suy xét lựa chọn của mình trong 20 giây tiếp theo. Nhưng, khi một người quyết định lưu lại ở một địa chỉ web sau 30 giây, họ đã chọn website của bạn rồi đó.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

25. Liệu Internet có khiến chúng ta kém thông minh?

Tác giả Nick Carr từng bị thuyết phục rằng con người sẽ kém thông minh hơn nếu phụ thuộc quá nhiều vào Internet. Ông cho rằng rất ít người thích tham gia vào các hoạt động thường nhật bởi Internet thường khiến họ bị phân tán tư tưởng. Cụ thể, ông viết “Với ngoại lệ là số và chữ, Internet có thể được xem như công cụ thay đổi tư duy con người mạnh mẽ nhất khi chúng đến với cuộc sống đời thường của họ.” Có thể, công nghệ đem đến những lợi ích nhưng cũng có những mặt hạn chế đằng sau nó. Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm của những người đánh giá công nghệ dưới góc độ tiêu cực, đối với những người khác như Clay Shirky, Jeff Jarvis, Yochai Benkler, Don Tapscott và những người khác (trong đó có người viết) thì lợi ích của công nghệ vẫn nhiều hơn hạn chế của chúng.

Tham khảo: Businessinsider

Sau thủa ngọt ngào, hạnh phúc ban đầu, có những điều khiến cho hai nửa ngày càng xa cách. Đôi khi đó là những điều rất rõ ràng hoặc chỉ âm ỉ đục khoét mối quan hệ của bạn.

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy sự không hòa hợp giữa bạn và người ấy:

1. Thiếu sự tin tưởng

Sự tin tưởng là không thể thiếu trong bất kỳ mối quan hệ nào. Luôn mang tâm trạng lo lắng liệu anh ấy có đang tán tỉnh ai khác ngoài bạn thì không ổn chút nào. Không thể tin tưởng nửa kia sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn chẳng đi đến đâu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không có niềm tin ở anh ấy, tốt nhất là nên đường ai nấy đi.

capdoi-2783-1396066729.jpg


2. "Chuyện ấy"

Chuyện yêu không hòa hợp là vấn đề mà nhiều đôi thường gặp phải. Bởi nhu cầu và ham muốn của mỗi người khác nhau. Mặc dù nó không phải là điều tệ nhưng cũng là nguyên nhân khiến khoảng cách giữa bạn và nửa kia ngày càng gia tăng. Khó có thể nhận ra dấu hiệu này khi mối quan hệ mới bắt đầu nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nhức nhối sau này. Đôi khi sự thiếu hấp dẫn trong mắt nửa kia cũng làm cho sự hòa hợp chăn gối giảm đi. Hoặc, một trong hai người chỉ quan tâm đến việc duy trì "chuyện ấy" mà không biết rằng nó đi vào lối mòn tẻ nhạt. Dù vấn đề là gì, hai bạn cũng cần trao đổi thẳng thắn với nhau. Nếu hiện tại, chuyện phòng the của bạn không tốt đẹp thì sẽ chẳng bao giờ tốt cả.

3. Ghen tuông

Phần lớn phụ nữ thường giữ kín những việc khiến họ khó chịu trong lòng dẫn đến vấn đề càng tồi tệ hơn. Nếu bạn luôn cảm thấy lo lắng có người thứ ba xen vào, nó sẽ hình thành nỗi sợ vô hình. Sự ghen tuông không để lại vết sẹo hữu hình trên thân thể bạn nhưng lại khiến cho lòng tự trọng của bạn bị tổn thương lớn. Tự tin vào mối quan hệ của mình là chìa khóa để duy trì nó.

4. Mâu thuẫn

Không có đôi nào tránh được những mâu thuẫn. Nhưng cãi cọ liên tục lại không phải dấu hiệu tốt. Nếu thỉnh thoảng bạn và nửa kia cãi nhau vặt, nó có thể khiến hai bạn xích lại gần nhau hơn. Việc tranh luận là tự nhiên và nó còn giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề. Mọi khúc mắc được giải tỏa sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ của hai bạn. Mặt khác, không có gì để tranh luận thậm chí cũng là vấn đề. Việc thoải mái chia sẻ và cởi mở với nửa kia mà không lo ngại bị chỉ trích là rất quan trọng cho một mối quan hệ hạnh phúc. Giữa hai thái cực là cãi cọ triền miên và không hề tranh luận, phải có một điểm cân bằng nào đó.

5. Mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống không giống nhau

Mỗi người đều có những hy vọng khác nhau về mối quan hệ. Và sau một thời gian, những hy vọng ấy sẽ biến thành mục tiêu hướng tới của bạn. Nếu bạn là người muốn có một tổ ấm với tiếng cười của con trẻ nhưng người bạn đang hẹn hò lại không có ý định lập gia đình thì mối quan hệ của bạn sẽ không có cái kết tốt đẹp. Hoặc ý tưởng về một gia đình hoàn hảo sẽ tan thành mây khói khi anh ấy nói rằng mình phải làm việc từ sáng đến tối mỗi ngày trong tuần. Nếu bạn không đủ dũng khí để kết thúc chuyện này bởi sợ hãi hoặc không muốn làm tổn thương ai, bạn cần phải cân nhắc kỹ càng và đưa ra quyết định sớm.

6. Những bí mật

Ai cũng có những bí mật về tình cảm, những lời nói dối vô hại… và chúng đều có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng mình không làm gì sai nhưng không trung thực với nửa kia sẽ khiến hai bạn dần dần rời xa nhau. Dù chỉ là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với người cũ nhưng không cho nửa kia biết, anh ấy cũng sẽ cảm thấy bị ra rìa. Chia sẻ những điều thầm kín sẽ khiến hai người xích lại gần nhau và củng cố mối quan hệ mạnh mẽ hơn.

7. Thiếu sự giao tiếp

Một trong những dấu hiệu không thể bỏ qua cho thấy bạn và nửa kia không phải là một cặp hoàn hảo là thiếu giao tiếp. Giao tiếp là chìa khóa cho một mối quan hệ tốt đẹp. Cởi mở chia sẻ mọi vấn đề và sẵn sàng nhượng bộ sẽ giúp cân bằng tình cảm. Nếu bạn không thể đưa ra ý kiến của mình, sự hòa hợp giữa hai người gần như là không thể. Một mối quan hệ không tốt đẹp bắt đầu với việc một người lấn át nửa còn lại. Vì vậy, hãy trao đổi với anh ấy càng cởi mở càng tốt và tìm cách đáp lại những yêu cầu của nhau.

Theo VNE

1. Tầm quan trọng của “đổi mới không giới hạn”

Điều đặc biệt nhất của Internet chính là cách nó cho phép đổi mới không giới hạn (permissionless innovation). Thuật ngữ này được bắt nguồn từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước với hai ý nghĩa cơ bản: Internet không có sự kiểm soát hoặc sở hữu từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào; và Internet sẽ không bị tối ưu hóa dành riêng cho bất cứ ứng dụng cụ thể nào. Những gì Internet làm là nhận gói dữ liệu từ ứng dụng và tìm mọi cách để đưa chúng tới một địa chỉ cụ thể.

Đổi mới không giới hạn - Thuật ngữ được phát triển từ những năm 70 của thế kỉ trước
Đổi mới không giới hạn – Thuật ngữ được phát triển từ những năm 70 của thế kỉ trước

Các lập trình viên internet thường tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khiến cả thế giới ngạc nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cha đẻ của trang web đầu tiên – Tim Berners-Lee. Cùng với các cộng sự của mình, ông đã viết lên những dòng lệnh và thiết kể giao thức protocol để thực hiện khai thác Internet theo một cách đặc biệt. Vào năm 1991, ông đã khởi động website đầu tiên trên thế giới nhờ vào hệ thống máy chủ của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) và không bị bất cứ ai giới hạn mục đích sử dụng.

2. Web không có nghĩa là Internet

Mặc dù nhiều người (kể cả những người hiểu biết về mạng máy tính) thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm, và đặc biệt là việc ngộ nhận Google hay Facebook đồng nghĩa với internet, nhưng không phải như vậy.

Hãy tưởng tượng internet giống như tập hợp các đường ray cùng đèn tín hiệu giao thông trong hệ thống đường sắt và các ứng dụng như web, Skype, dịch vụ chia sẻ dữ liệu hay xem phim trực tuyến là những đoàn tàu chạy trên hệ thống đó. Cho dù web có quan trọng tới đâu nhưng chúng cũng chỉ là một trong những sản phẩm trên Internet.

Internet và mạng, tuy một mà hai
Internet và web, tuy một mà hai

3. Điều quan trọng nhất của Internet chính là miễn phí và có tính mở

Internet được một bộ máy tổ chức tạo ra và vận hành dựa trên các phần mềm mã nguồn mở. Không có bất cứ cá nhân nào “sở hữu” nó. Mặc dù được xây dựng “miễn phí” nhưng các công ty, các tập đoàn và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới lại xem Internet như một phương thức kiếm tiền hiệu quả.

Trong quá khứ, Berners-Lee đã có thể trở nên giàu có nếu ông thương mại hóa trang web của mình. Nhưng, thay vì tạo ra cơ hội làm giàu cho chính bản thân, “cha đẻ” của mạng toàn cầu lại thuyết phục CERN nên đưa phát minh của mình phục vụ cả thế giới. Do đó, trang web của ông cùng với Internet trở thành nền tảng của hoạt động sáng tạo không giới hạn. Đây cũng chính là tiền đề giúp cho một sinh viên Đại học Havard bỏ học giữa chừng có thể làm nên mạng xã hội lớn nhất hành tinh như chúng ta thấy ngày nay.

4. Không phải cái gì trên Internet cũng miễn phí và có tính mở

Mark Zuckerberg có thể gây dựng nên Facebook từ tính miễn phí và tính mở của hệ thống web. Tuy nhiên, khi mà Facebook trở thành một nền tảng hạ tầng của cuộc sống như ngày nay, Zuckerberg đã không “hoàn trả” lại sự miễn phí và tính mở đó: Facebook không phải là một nền tảng tự do cho các lập trình viên tạo nên những kỳ tích công nghệ tiếp theo.

Cũng phải nói thêm rằng, Mark Zuckerberg đang muốn đưa internet giá rẻ hoặc miễn phí đến những khu vực khó khăn trong việc tiếp nhận internet qua dự án internet.org, nơi Facebook là một trong những thành viên sáng lập. Theo đánh giá của tổ chức này, hiện nay trên thế giới vẫn còn 2/3 dân số chưa được truy cập internet hoặc rất khó khăn mới có thể tiếp cận internet.

Trước Facebook, đã từng có nhiều người xây dựng lên “đế chế” của mình nhờ vào việc khai thác tài nguyên Internet. Nhưng vẫn có một ngoại lệ duy nhất – Wikipedia, trang web phi lợi nhuận lớn nhất thế giới.

Mark Zuckerberg - Tỷ phú trẻ nhất thế giới và sản phẩm Facebook do chính anh tạo ra
Mark Zuckerberg – Tỷ phú trẻ nhất thế giới và sản phẩm Facebook do chính anh tạo ra

5. Tim Berners-Lee là người đã thay đổi môi trường giao tiếp của loài người

Vào năm 1455, Johannes Gutenberg, người đã sáng tạo ra cách in ấn mới nhanh và rẻ hơn, đã thay đổi môi trường giao tiếp của loài người – những thay đổi đã hình thành nên xã hội loài người như chúng ta thấy ngày nay. Berners-Lee là người đầu tiên làm được điều tương tự kể từ thời của Guntenberg.

6. Mạng luôn phát triển không ngừng

Các trang mạng như chúng ta thường thấy ngày nay đã khác nhiều so với những website xuất hiện lần đầu tiên vào 25 năm trước. Thực chất, chúng từng trải qua các giai đoạn phát triển nhanh chóng.

Web 1.0 chỉ cho phép người dùng được đọc (read-only), mà không thể tương tác với trang web, đã mở đầu cho những trang web xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1990. Web 2.0 mở đường cho thời kì blog, dịch vụ Web, bản đồ tra cứu,… Theo nhà phê bình người Mỹ – David Weinberger miêu tả, chúng giống như “những mẩu giấy nhỏ thiếu tính liên kết”.

Mô hình web 3.0 chỉ mới ở giai đoạn sơ khai với các ứng dụng web có thể “tự hiểu” nội dung và có thể “suy luận” từ các thông tin mà nó nắm được (hay còn gọi là “web giải nghĩa” – semantic web), mạng dữ liệu (các ứng dụng web có thể đọc, phân tích và khai thác dữ liệu thường được đăng tải trên các website),… Và tiếp sau đó là kỉ nguyên của web 4.0 và các phiên bản tiếp theo.

7. Internet cũng có quy tắc riêng

Trong cuộc sống, khi các quy tắc và chuẩn mực được áp dụng – hầu hết mọi thứ thường được phân bố đều đặn từ thấp lên cao theo hình dạng của một chiếc chuông (bell curve). Hiện tượng này thường được các nhà khoa học gọi là hiện tượng “phân phối chuẩn” (normal distribution). Nói một cách đơn giản, khi xét tới chiều cao của con người trong tự nhiên, hầu hết mọi người đều có chiều cao trung bình, còn một số ít cao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn so với những người còn lại.

Tuy nhiên, trong thế giới mạng, hiện tượng phân phối chuẩn lại hiếm khi xảy ra. Thay vào đó, chúng lại phân phối theo quy tắc “kẻ mạnh giành được tất cả”. Điều này lý giải một phần nguyên do vì sao có một số cực ít trang web (như Google, Facebook, Microsoft,…) lại thu hút được hầu hết lưu lượng mạng trên thế giới trong khi hàng tỷ trang web khác còn lại chỉ nhận được vài lượt truy cập mỗi ngày.

8. Đa số các trang web thuộc sở hữu của doanh nghiệp

Mặc dù bất cứ ai cũng đều có khả năng tạo ra một website của riêng mình nhưng phần lớn top 100 website hàng đầu thế giới lại thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn. Và… ngoại lệ duy nhất chỉ có Wikipedia.

9. Những kẻ thống trị trên internet tạo ra những “luật chơi” riêng

Lấy Google – tập đoàn tìm kiếm hàng đầu thế giới hiện nay làm ví dụ điển hình. Nếu một trang web của doanh nghiệp không được Google tìm ra và hiển thị với những người tìm kiếm tên doanh nghiệp đó, điều đó có nghĩa trang web của doanh nghiệp gần như không tồn tại và họ sẽ gặp khó khăn rất lớn trong thời buổi trực tuyến hiện nay.

Đặc biệt, điều này càng có nguy cơ đe dọa hơn khi Google thường xuyên điều chỉnh các thuật toán tìm kiếm để hạn chế kết quả truy xuất đối với những công ty nào tìm cách “chơi bẩn” với họ, thông qua các phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) không đàng hoàng. Tuy nhiên, mỗi khi Google đưa ra một thuật toán mới, nhiều hoạt động kinh doanh và dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức dường như “biến mất”. Và dĩ nhiên, Google sẽ không có trách nhiệm phải đền bù cho các thiệt hại trên.

10. Internet đang trở thành “bộ nhớ” của thế giới

Bạn có bao giờ để ý rằng đôi khi bạn không muốn ghi nhớ nhiều thứ xung quanh bởi bạn biết rằng, chúng có thể được tìm thấy trên Internet chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên “Gúc-gồ”?

Google - công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và cũng là nơi lưu trữ tri thức của con người
Google – công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và cũng là nơi lưu trữ tri thức của con người

11. Internet thế hiện sức mạnh liên kết

Nền tảng của các trang mạng thường dựa trên các “siêu văn bản” (hypertext) – loại văn bản có những thuật toán liên kết chặt chẽ với những văn bản khác. Tuy nhiên, Berners-Lee lại không phải là người phát minh ra siêu văn bản, thay vào đó Ted Nelson mới chính là người làm nên các hypertext đầu tiên vào năm 1963. Mặc dù, hệ thống các siêu văn bản của Nelson có tính liên kết đặc trưng hoạt động trên cùng một máy tính nhưng Berners-Lee lại là người bổ sung thêm tính năng liên kết văn bản có thể xuất hiện tại bất cứ đâu trên Internet. Và đây chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa hai con người vĩ đại trong giới công nghệ máy tính như chúng ta thấy ngày nay.

12. Internet giúp con người dễ dàng thể hiện sự sáng tạo

Trước khi Internet xuất hiện, những người “bình thường” chỉ có thể đề xuất các ý tưởng cũng như sáng tạo của mình khi họ thuyết phục được giới truyền thông (biên tập viên, chủ biên, phát thanh viên,…) cho họ cơ hội thể hiện trước công chúng. Tuy nhiên, khi Internet đem đến cho mọi người khả năng chia sẻ thông tin thông qua các bài viết (Blogger, WordPress, Typepad, Tumblr), các bức ảnh (Flickr, Picasa, Facebook), các đoạn nhạc và video (Youtube, Vimeo), mọi người đều có cơ hội phát biểu.

Các trang web và ứng dụng trên đều góp phần thúc đẩy khả sáng tạo của con người ngày nay
Các trang web và ứng dụng trên đều góp phần thúc đẩy khả sáng tạo của con người ngày nay

13. Ban đầu, internet được xây dựng để ai cũng có thể chỉnh sửa các trang web

Ý tưởng ban đầu của Berners-Lee khi phát minh ra mạng toàn cầu chính là cho phép mọi người đều có quyền đăng tải nội dung cũng như chỉnh sửa chúng trên các trang web. Tuy nhiên, khi chính thức đưa vào hoạt động, hầu hết người dùng các trang web chỉ có thể đọc. Mặc dù nhiều người có thể gửi nội dung lên một trang web nhưng chỉ có tác giả hoặc người có quyền biên tập mới có thể xuất bản hoặc chỉnh sửa nội dung trên các website đó.

Điều này dẫn tới việc web phát triển theo hướng cụ thể và nó có thể là yếu tố bảo đảm cho các doanh nghiệp thống trị một lĩnh vực đưa ra các “luật chơi” riêng.

Tham khảo: BusinessInsider

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.