Xem thêm: 25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 1)

14. Internet sẽ tiện lợi hơn nếu các trang web có thể thấu hiểu con người

Trên lý thuyết, các trang web có khả năng đọc, nhưng chúng lại không hiểu được ý nghĩa nội dung sau khi “đọc” bởi các website không thể giải nghĩa. Do đó, chúng không có khả năng xác định liệu từ “Casablanca” là tên một thành phố hay một bộ phim. Trước kia, khi Berners-Lee đề xuất ý tưởng về “web giải nghĩa” – một phương thức tái cấu trúc trang web với mục đích giúp cho máy tính có thể dễ dàng phân biệt giữa hai từ đồng âm (như ví dụ Casablance ở trên). Tuy nhiên, điều này lại yêu cầu khá nhiều công đoạn và không có khả năng sẽ diễn ra trên diện rộng. Và con người vẫn đang tìm cách cải thiện khả năng đọc – hiểu của máy tính cũng như của Internet.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

15. Tầm quan trọng của những phần mềm mang tầm lịch sử (killer app)

Các phẩn mềm mang tầm vóc lịch sử là những sản phẩm có thể ứng dụng vào nhiều loại công nghệ khác nhau một cách hiệu quả. Điển hình như bảng tính của những chiếc máy tính đầu tiên mang thương hiệu Apple, email của Arpanet – tiền thân của internet và web cũng được xem như sản phẩm đầu tiên của internet. Trước khi xuất hiện trình duyệt web có giao diện đồ họa đầu tiên – Mosaic (1993), hầu hết mọi người đều không biết hay quan tâm tới Internet (cho dù nó đã được vận hành từ năm 1983). Tuy nhiên, sau khi web được đưa vào sử dụng, con người bỗng nhiên “thích” nó và sau đó là những gì chúng ta thấy ngày nay.

16. WWW tương đối khác biệt về mặt ngôn ngữ

Nhà văn người Anh, Douglas Adams cho rằng WWW là bộ kí tự viết tắt nói mất nhiều hơi hơn nội dung thật sự của chúng (World Wide Web).

17. Web là minh họa cho sức mạnh của phần mềm

Phần mềm đơn giản chỉ là “chất liệu làm nên ý tưởng” (thought stuff). Khi bạn có một ý tưởng, bạn viết những dòng lệnh nhờ vào một ngôn ngữ đặc thù (trên một chương trình máy tính); và sau đó, bạn ra lệnh cho máy tính phải tuân thủ những dòng lệnh đó. Mặt khác, Berners-Lee lại viết những dòng mã, đưa lên mạng và để Internet làm nốt phần việc của mình. Và những dòng mã đó đã thay đổi thế giới ngày nay.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

18. Web cũng cần hệ thống thanh toán chấp nhận "tiền lẻ"

Ngoài chức năng chỉ để đọc, web cũng tồn tại một mặt hạn chế khác trong cơ chế đăng tải thông tin nhưng lại không trả tiền cho người đăng. Điều này xuất phát từ hệ thống thanh toán trực tuyến không hiệu quả và chỉ đảm bảo an toàn cho những giao dịch có số tiền lớn. (Hệ thống thẻ tín dụng lại có chi phí cao và không thực tế đối với những giao dịch nhỏ lẻ.) Nhưng, chính sự vắng mặt của một hệ thống thanh toán vi mô lại dẫn tới sự phát triển của web theo một phương hướng đặc thù: mỗi khi các công ty cung cấp dịch vụ “miễn phí” cho người sử dụng, họ luôn nhận được một khoản phí ẩn, không tiết lộ từ hoạt động khai thác dữ liệu cá nhân người dùng. Chính điều này cũng mở ra thời đại quảng cáo Internet như chúng ta thấy ngày nay khi các công ty trực tuyến để người dùng làm tất cả mọi thứ trong khi họ nghiễm nhiên thu lợi từ những hoạt động này.

19. Giao thức HTTPS không khiến Internet an toàn hơn

HTTP là giao thức quy định giao tiếp giữa trình duyệt web của bạn với máy chủ. Tuy nhiên, nó không an toàn bởi bất cứ ai giám sát khả năng tương tác trên đều có thể đọc nó. HTTPS (viết tắt của HTTP Secure) được phát triển nhằm mã hóa các phương thức tương tác chứa đựng thông tin nhạy cảm (như thông tin về tài khoản ngân hàng của bạn). Khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ thông tin về hoạt động giám sát của Cơ quan an ninh quốc gia (NSA), nhiều người đã lo ngại rằng có khả năng NSA đã làm suy yếu giao thức HTTPS và nhiều giao thức Internet trọng điểm khác.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

20. Chúng ta không biết rằng, Internet có ảnh hưởng tới môi trường

Thông thường, các trang web duy trì sự sống nhờ vào các hệ thống máy chủ đặt ở khắp nơi trên thế giới và chúng cũng tiêu hao một lượng lớn điện năng cho dàn máy tính và bộ tản nhiệt. (Đó là chưa kể đến khả năng phát thải khí CO2 và lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết để xây dựng hệ thống). Trên thực tế, không có tổ chức nào thống kê ảnh hưởng của hệ thống máy chủ tới môi trường nhưng rõ ràng, chúng để lại rất nhiều hệ lụy. Vài năm trước, Google tuyên bố rằng, mỗi người sử dụng phải chịu trách nhiệm cho 8gr CO2 phát thải ra môi trường mỗi ngày. Trong khi đó, Facebook lại khẳng định cho dù lượng người dùng dịch vụ MXH của hãng rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng thực tế đã chứng minh lượng CO2 phát thải của hãng vẫn ít hơn của Google.

21. Những trang web chúng ta thấy chỉ là bề nổi của tảng băng chìm

Mặc dù quy mô của Internet rất rộng và không ai biết chính xác nó rộng đến đâu nhưng các công cụ tìm kiếm có thể đưa ta tới bất cứ đâu trên bề mặt rộng lớn đó. Hầu hết các trang web thường bị nhấn chìm trong “làn sóng” Internet khi mỗi ngày đều có website mới xuất hiện hay các trang không liên kết với những trang khác cũng như những địa chỉ yêu cầu phải đăng nhập thường không xuất hiện trong kết quả truy xuất của công cụ tìm kiếm. Các chuyên gia dự báo rằng, số lượng những trang web bị ẩn sâu có khi nhiều hơn con số 2,3 triệu website mà chúng ta có thể thấy ngày nay.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

22. Sếp của Tim Berners-Lee không phải là người nhận ra tiềm năng của sản phẩm Internet

Quản lý của Berners-Lee ở Tổ chức CERN đã từng viết vội nhận xét “hơi mơ hồ nhưng rất thú vị” vào bản đề xuất đầu tiên của Berners-Lee về Internet gửi cho ông. Hầu hết mọi người khi đối mặt với những điều gì mới mẻ thường phản ứng theo chiều hướng tương tự.

23. Internet là phương tiện giao tiếp phát triển nhanh nhất mọi thời đại

Phải mất bao lâu để một phương tiện giao tiếp có thể tiếp cận 50 triệu người sử dụng đầu tiên? Đài phát thanh mất 38 năm và đài truyền hình mất 13 năm nhưng Internet chỉ mất có 4 năm.

24. Người dùng Internet là những độc giả khó tính

Trung bình, các trang web thường được người dùng đánh giá trong vòng một phút. Trong đó, 10 giây đầu tiên rất quan trọng đối với quyết định đi hay ở của người sử dụng Internet. Tuy nhiên, khả năng chuyển sang một website khác của họ thường cao hơn quyết định ở lại và thưởng thức. Không những vậy, cho dù 10 giây đầu tiên trôi qua nhưng người dùng thường tiếp tục suy xét lựa chọn của mình trong 20 giây tiếp theo. Nhưng, khi một người quyết định lưu lại ở một địa chỉ web sau 30 giây, họ đã chọn website của bạn rồi đó.

25 điều có thể bạn chưa biết về Internet (phần 2)

25. Liệu Internet có khiến chúng ta kém thông minh?

Tác giả Nick Carr từng bị thuyết phục rằng con người sẽ kém thông minh hơn nếu phụ thuộc quá nhiều vào Internet. Ông cho rằng rất ít người thích tham gia vào các hoạt động thường nhật bởi Internet thường khiến họ bị phân tán tư tưởng. Cụ thể, ông viết “Với ngoại lệ là số và chữ, Internet có thể được xem như công cụ thay đổi tư duy con người mạnh mẽ nhất khi chúng đến với cuộc sống đời thường của họ.” Có thể, công nghệ đem đến những lợi ích nhưng cũng có những mặt hạn chế đằng sau nó. Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm của những người đánh giá công nghệ dưới góc độ tiêu cực, đối với những người khác như Clay Shirky, Jeff Jarvis, Yochai Benkler, Don Tapscott và những người khác (trong đó có người viết) thì lợi ích của công nghệ vẫn nhiều hơn hạn chế của chúng.

Tham khảo: Businessinsider
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.