Articles by "Social-Marketing"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Social-Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngày 16/04/2014 trên blog chính thức của Google Adwords đã có bài post thông báo dịch vụ +Post ads chính thức hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Đây là một bước tiến hết sức quan trọng của Google trong việc tận dụng lợi thế của mạng xã hội Google+ kết hợp với mạng quảng cáo hiển thị Google Display Network (GDN) tạo nên một giải pháp QC mang tính cạnh tranh với đối thủ Facebook.

1. +Post ads là gì?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản +Post ads là một dạng quảng cáo dựa trên một nội dung (là hình ảnh hoặc video) post trên trang Google+ của Brand được hiển thị thông qua mạng quảng cáo hiển thị GDN. Người dùng có thể tương tác ngay với +Post ad bằng tài khoản Google+ của mình.


Toyota
Ví dụ về +Post ads của thương hiệu xe hơi Toyota

2. Lợi ích và đặc trưng của +Post ads là gì?

a. Lợi ích: Đối với nhà quảng cáo (Advertisers) thì +Post ads sẽ giúp tăng thêm hiệu quả cho chiến dịch Google Adwords về các mặt: Tương tác (engagement), Độ nhận biết (awareness), Cộng đồng (community).

b. Đặc trưng: Một số tính năng của +Post ads thể hiện khá nhiều lợi thế hơn so với các hình thức quảng cáo trước đây:

- Tương tác trực tiếp với người dùng thông qua Google+ Page

- Tích hợp với tính năng tương tác video trực tuyến của Google+ đó là Hangout On Airs: Tuy nhiên tính năng này vẫn chưa available cho Vietnam.

- Tự động quảng cáo cho các bài viết mới nhất của Google+ Page: Tính năng này giúp tiết kiệm thời gian cho người quản lý và nó chỉ tính phí khi có người tương tác với post.


Hangout On Airs


Tích hợp với tính năng Google+ Hangout On Airs

c. So sánh với Facebook Ads: Hiện tại thì chúng ta chưa thể đưa ra những con số để so sánh hiệu quả giữa +Post ads của Google và Facebook Ads tuy nhiên trong vòng 6 tháng tới khi mà các Brand đã có Google+ Page tương đối tốt và ổn định, cộng đồng người dùng Google+ tăng thêm thì tôi chắc rằng cán cân có thể thay đổi vì dù sao thì dịch vụ QC GDN vẫn được rất nhiều Brand quan tâm sử dụng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

3. Cơ hội

Bất cứ một sự thay đổi nào của Google cũng mang đến nhiều cơ hội cho những người biết nắm bắt thông tin và thời cơ. Vậy cơ hội nào dành cho bạn?

a. Digital Agency: Bổ sung chiến lược tư vấn cho Brand xây dựng thương hiệu trên Google+ cũng như tích hợp triển khai +Post ads song song với hình thức QC GDN truyền thống

b. Doanh nghiệp: Nhận ra tầm quan trọng của chiến lược xây dựng cộng đồng (community development) trên Google+ . Muốn phát triển nhanh thì cần phải liên hệ với Dũng Gờ để được tư vấn và đăng ký Google+ page vào danh sách Suggested User List. [:)]

c. Marketer-Influencer-Blogger: Nghiêm túc hơn trong việc xây dựng Google+ Profile để có cơ hội kiếm thêm thu nhập.


 Nguồn: Giải Pháp Số

Cùng với Google, Facebook đang là 1 trong những kênh quảng cáo online quan trọng và được nhiều người ưa thích để bán hàng. Tuy nhiên, có 1 thực trạng mình tận mắt thấy khá nhiều người đang đốt tiền để “vỗ béo” gã khổng lồ Facebook, đặc biệt là khi Facebook đang ngày càng “hung hãn” trong việc update thuật toán Edge Rank, và các hình thức ads khác nhau của họ.

Các tip/ mẹo nhỏ dưới đây không dành cho các chuyên gia hoặc quá phức tạp, chúng tôi chỉ muốn đưa ra vài bước cơ bản để ngay cả “người thường” cũng dễ dàng làm để tăng hiệu quả bán hàng từ Facebook, chỉ bằng vài clicks.

1. Đừng nghĩ đến việc mua fans/ tăng fans nữa!
Facebook page like, tăng fans, mua fans, mua fan giá rẻ, không nên mua fan facebook, không mua fan facebook.


Cách đây chừng 1 năm, tôi vẫn thường nghe mọi người tự hào và lấy fans để thách đố nhau, coi đó là 1 niềm tự hào, là 1 “thước đo thương hiệu” chuẩn mực. Chắc bạn vẫn còn nhớ?

Tuy nhiên ở đây, mối quan tâm của bạn là sales, là doanh thu cho shop online, số lượng fan trên facebook của bạn cao, không đồng nghĩa với việc nó sẽ đảm bảo mang lại nguồn traffic tốt mỗi khi bạn post bài về sản phẩm mới!

Làm 1 ví dụ đơn giản: Hãy nghĩ về 1 trong những kênh online marketing cổ xưa nhất trên quả đất này: Email! Tỷ lệ open rate ( % số người subcribe nhận mail của bạn) trung bình trong khoảng 10-15%, click từ link vào web trong khoảng 3-5%. Vậy với Facebook fans, bạn reach được bao nhiêu người trong số fans của bạn?

Dựa vào tài liệu thống kê và nghiên cứu mới nhất, chỉ có khoảng 3% facebook fans thấy được bài post của bạn! Điều này đồng nghĩa với việc, nếu fanpage của bạn có 100,000 fans, chỉ có 3,000 người thấy, chưa tính đến việc họ có quan tâm, like hay share.

Chưa tin? Mời các bạn xem qua 1 fanpage bán hàng của 1web e-commerce/ bán hàng online có tiếng tại VN: Lazada Vietnam với 818,000 Fans! Đây là lương tương tác và like của họ:


Đây là minh chứng rõ ràng cho việc nhiều fans chưa hẳn là tốt! Nếu mục tiêu marketing của bạn là tăng doanh thu, tăng sales cho shop bán hàng thời trang online, mình đề nghị bạn nên stop grows fans bằng apps, bằng ads, mà chú trọng vào việc tăng lương tương tác thật, cũng như kéo traffic về website/ về shop thông qua hình thức Page Post Engagement.

2. Mang traffic từ ads về thẳng website!

Tiếp tục đề tài ở trên, mình đã và đang thấy rất nhiều chủ doanh nghiệp/ shop online thật sự bí ám ảnh, chạy theo con số Facebook Fans và Talking about this (TAT), mà bỏ qua các hình thức Facebook Ads tăng sales trực tiếp, và nhanh chóng!

Bên cạnh dạng Facebook Ads Page Post Engagement, Clicks to Website (hay Website Conversions), cùng với Offer Claims là các dạng Facebook Ads khác mà các shop online nên nghiên cứu và đầu tư.


Nghĩ xa hơn 1 chút, thay vì dành thời gian đầu tư “mua/ tăng fans” trong khi bạn không biết lượng fans đấy có mang lại hiệu qủa sales gì không ( nếu có), hoặc cố gắng để post status của bạn reach được nhiều fans, bạn đã vô tình quên mất hình thức cơ bản nhất: Kéo Traffic từ Facebook Ads về website để họ mua hàng dễ dàng hơn!

Bài tập về nhà duy nhất của các bạn cho các hình thức này là xem xét nếu chi phí quảng cáo của bạn ( khi chạy bằng CPM/ CPC) có đáng với ROI – Return on Investment mà nó mang lại hay không. Hay nói 1 cách đơn giản hơn: CPA để có 1 sales của bạn, phải nhỏ hơn profit mà món hàng đó mang lại –> Bạn có lợi nhuận!

3. Cố gắng điều chỉnh tập người dùng của Ads!

Không nhiều người để ý hoặc biết đến tính năng này của Facebook Ads kể từ khi nó ra đời .. cũng đã được 1 thời gian, đến nỗi Facebook phải “bê” tính năng này ra chình hình trên advertising page của họ!

Nếu bạn là chủ 1 shop online và có lượng email/ database kha khá, bạn có thể thử Điều chỉnh tập người dùng cho Ads. Còn nếu bạn không có, bạn sẽ phải đi cào/ hút UID của users các kiểu.


Hãy thử tưởng tượng là với 1 list các khách hàng tiềm năng, và upload data các bạn đấy vào Facebook (Facebook sẽ tự động tìm kiếm users bằng email đó cho bạn), ads của bạn sẽ theo chân họ và mang lại hiệu qua không thua kém gì tính năng Re-marketing trên Google, hoặc Facebook Re-targeting.

Bạn cũng có thể lập ra 1 list “đen”, upload tập email này lên Facebook, và yêu cầu Ads không xuất hiện với tập người dùng này. Bạn có thể tiết kiệm được kha khá $$ và optimize được chiến dịch FB Ads của bạn hơn!

4. Nhắm đối tượng khách hàng bằng tính năng Interest group

Quảng cáo Facebook ngày nay cho phép bạn dễ dàng phân loại tập người dùng để đạt được hiệu quả tốt hơn, do vậy bạn nên tránh target quá nhiều tập khách hàng –> Tăng CPA, tăng marketing cost.

Với 1 update gần đây từ Facebook, bạn càng dễ dàng hơn để làm điều này chỉ bằng vài cú clicks, và bạn có thể target được các tập người dùng khác nhau với các interest – sở thích khác nhau!


Đứng trên khía cạnh 1 nhà kinh doanh online lâu năm, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc reach các tập người dùng cụ thể cho mỗi Ads của bạn, ví dụ chỉ reach 5 triệu users với interest về “Shopping and fashion”, sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn để ads chạy tự do và reach 33 triệu người dùng Facebook của VN?

1 mẹo nhỏ khác là nếu bạn đang bán thời trang, túi xách, bạn có thể target chi tiết hơn, giảm tập người dùng xuống còn 1 triệu khi chọn “Shopping and fashion > Fashion accessories > Handbags” –> Ads phục vụ tập khách hàng mục tiêu tốt hơn!

5. Dùng Power Editor để nhắm được tập khách hàng mục tiêu sử dụng nhiều device khác nhau!

Bạn đã bao giờ nhắm mắt chạy FB Ads vô tội vạ, và chưa bao giờ xem qua liệu Facebook Ads của bạn đang chạy tốt cho tập người dùng xài PC hay mobile chưa?

Nếu chưa, bạn nên bỏ chút thời gian xem lại Google Analytics của bạn để biết rằng liệu traffic từ mobile của Facebook Ads có mang lại Conversion/ Sales cho bạn. Và rằng nó có hiệu quả hơn so với chạy trên PC!

À, vậy thì bạn phải làm gì nếu mobile traffic từ Facebook Ads của bạn không tốt bằng PC đây???? Đon giản! Ngưng hoặc giảm ngân sách Facebook Ads cho mobile ngay lập tức! Đặc biệt là khi có rất nhiều website không chỉ tại Vietnam, mà ở khu vực Đông Nam Á này, chưa có giao diện thân thiện với mobile!

Để set Ads target mobile hoặc Desktop/ PC qua Power Editor. Bạn có thể nhìn hình và làm theo các bước sau:

Trong phần chọn Placement, hiện tại bạn có thể chọn “Deskstop only” nếu chiến dịch của bạn chạy tốt trên PC , hoặc “Mobile only” nếu bạn target tập người dùng mobile và tự tin với giao diện mobile của web mình! Theo kinh nghiệm bản thân, bạn không nên chọn “Deskstop và mobile” vì bạn sẽ không biết chiến dịch Facebook Ads của bạn chạy tốt trên kênh nào!

 Nguồn: Làm Marketing

Social Media Marketing đã mang một bộ mặt hoàn toàn mới mẻ trong những thời gian gần đây. Các mạng xã hội ngày càng trở thành một sân chơi không thể thiếu trong hoạt động marketing của mọi tổ chức, doanh nghiệp.


Social Media - "Sân chơi không thể thiếu"

Vừa qua, Socialbaker – một trang đo lường và nghiên cứu về mạng xã hội, đã tổ chức một cuộc khảo sát nhằm đánh giá hướng đi của Social Media Marketing trong năm 2014, với nhiều kết quả gây ngạc nhiên lớn cho nhiều người trong ngành.

Cuộc khảo sát này được thực hiện trên 500 marketers từ 20 ngành khác nhau, đại diện cho mọi loại hình kinh doanh từ nhỏ đến lớn, trải dài khắp 82 nước.

Sau đây là một số kết quả thu được từ cuộc khảo sát:

1. 14% các công ty quy mô lớn không đầu tư vào Social Media

 Có tới hơn 1/10 các công ty trên 5000 nhân viên tránh xa khỏi việc sử dụng Mạng xã hội để thực hiện các nỗ lực truyền thông


14% các công ty lớn đặt niềm tin vào riêng chiến lược nội dung của mình để thu hút công chúng. Bù lại, họ đầu tư vào các kênh truyền thông khác và chỉ sử dụng Social Media như một công cụ để giữ liên lạc và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng thường xuyên.

Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều các đối thủ tham gia vào Social Media, bạn cần tìm cách làm mình trở nên nổi bật để có thể tiếp cận được đối tượng mục tiêu – và chỉ đầu tư cho nội dung thì hiếm khi là đủ. Vì vậy, phần lớn các công ty lớn vẫn có ngân sách khá lớn cho hoạt động trên các mạng xã hội là $5000 – $10 000.

2. Không có khác biệt lớn về lợi thế giữa các vị trí đặt quảng cáo khác nhau

Các marketers không coi vị trí đặt quảng cáo trên Facebook là quá quan trọng


Đánh giá của các marketers về hiệu quả của mỗi vị trí đặt quảng cáo Facebook

Theo Socialbaker, điều này chỉ ra rằng hiểu biết về hoạt động quảng cáo trên Facebook vẫn chưa sâu sắc, và đây còn là một công nghệ rất mới với các marketers. Tuy nhiên, đây là con số khá khả quan so với một cuộc khảo sát khác từ tháng 1 năm 2013, khi đến 81% chọn đáp áp Facebook All mà chưa nghiêng về các quảng cáo hiện trên Newsfeed.

3. Các nhà truyền thông không bị hấp dẫn bởi Twitter

Chỉ 23% truyền thông trên Twitter, trong khi đến 92% sử dụng Facebook


Việc các marketers ít sử dụng Twitters có thể liên quan đến sự mới mẻ của kênh truyền thông này và các phương thức truyền thông của nó.

Twitter đã cập nhật các loại hình quảng cáo mới như promoted post và promoted tweets từ tháng 3 năm 2012, và đang dần hoàn thiện để tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động của các marketers.

4. Công ty càng lớn, càng có xu hướng outsource các hoạt động Social Media Marketing

Trái với quan niệm thông thường, các công ty lớn thường thuê các agency bên ngoài để thực hiện các hoạt động trên mạng xã hội của mình


Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng hoạt động truyền thông trên Mạng xã hội là một hoạt động yêu cầu đảm bảo truyền tải đúng các thuộc tính của thương hiệu, nên thường là các hoạt động được nội bộ công ty kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, có đến 60% các công ty lớn outsource các hoạt động về quản trị chiến dịch và theo dõi quảng cáo, so với 10% các công ty nhỏ.

5. Kết

Hoạt động Social Media Marketing đang có rất nhiều biến chuyển. Để bắt kịp với sự thay đổi trong lĩnh vực này của môi trường marketing, các marketers đang rất nhanh chóng cập nhật và thử nghiệm những công nghệ, công cụ mới.

Bạn nghĩ sao về những kết quả khảo sát bất ngờ này của Socialbaker? Tình hình sử dụng Mạng xã hội trong các Doanh nghiệp Việt Nam năm nay có đi theo những kết quả đó không?

 Nguồn: Mix Digital

Mạng xã hội ngày càng trở thành công cụ tiếp thị và bán hàng hiệu quả đối với nhiều thương hiệu.

Theo khảo sát của Đại học Marketing (SMMU - Mỹ), hơn một nửa số thương hiệu (55,5%) hiện nay không có chiến lược hữu hiệu để đối phó với ý kiến tiêu cực trên mạng xã hội.

Khoảng 24,5% của các thương hiệu đang trong quá trình phát triển một chiến lược để đối phó với ý kiến tiêu cực; 7,6% có chiến lược nhưng không hiệu quả; và 23,4% không có kế hoạch để phát triển chiến lược quan trọng này.

Báo cáo này được dựa trên dữ liệu từ một cuộc khảo sát của 1.036 nhà tiếp thị, giám đốc điều hành và doanh nhân. Qua đó, báo cáo rút ra một số phát hiện quan trọng khác liên quan đến phản ứng của doanh nghiệp qua các mạng xã hội:


• 26,1% số người được hỏi cho rằng uy tín thương hiệu của họ đã bị hoen ố do những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội; 15,2% đã bị mất khách hàng, và 11,4 % bị mất doanh thu.

• 58,2% của các thương hiệu thường xuyên nhận khiếu nại của khách hàng thông qua mạng xã hội; 10,9% nhận khá thường xuyên; 4,9% nhận rất thường xuyên.

• Chỉ có 17,6% thương hiệu cố gắng trả lời khiếu nại của khách hàng trên mạng xã hội trong vòng một giờ; 52,2% trả lời trong vòng 24 giờ; và 21,4% ít khi hoặc không bao giờ trả lời.

Nghiên cứu trên cho thấy, hầu hết các thương hiệu mới chỉ quan tâm đến khía cạnh xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội mà lơ là khâu "hậu bán hàng" và các yếu tố tiêu cực trên mạng xã hội. Họ cần hiểu rằng, cuộc đối thoại và kết nối với khách hàng trên các diễn đàn sẽ là thường xuyên hơn.

Hãy tiếp tục trò chuyện với khách hàng, cung cấp cho họ những thông tin, gợi ý và hỗ trợ cần thiết. Hãy tiếp tục trả lời càng sớm càng tốt mọi thắc mắc, phiền hà của khách hàng. Làm được như vậy, thương hiệu mới có thể tồn tại trên mạng xã hội và tạo ra những khách hàng trung thành cả trực tuyến lẫn bên ngoài đời thực, từ đó mới tận dụng được hiệu ứng mà mạng xã hội mang lại.

 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

1. Quảng cáo Facebook thông thường (Standards Ads)

Xuất hiện bên phải trang Facebook theo cơ chế ngẫu nhiên dành cho Website, Fanpage. 

quang-cao-facebook-standards-ads


2. Fanpage được đề xuất (Suggested Page)

Với hình thức này, Fanpage sẽ được đề xuất cho người sử dụng Facebook, có hiệu quả tăng Like nhanh, Like thật 100%, chỉ áp dụng cho trang Fanpage. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook News Feed. 


quang-cao-facebook-standards-ads

3. Bài đăng được đề xuất (Suggested Post)

Suggested Post - Bài đăng sẽ được đề xuất cho người sử dụng Facebook nhằm quảng bá bài viết trên trang Fanpage, tăng Like nhanh và thật 100%, chỉ áp dụng cho trang Fanpage, phù hợp với quảng bá từng sản phẩm, sự kiện, khuyến mãi. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook News Feed. 

quang-cao-facebook-standards-ads

4. Tăng like bằng Quảng Cáo

Trang Facebook (FanPage) sẽ được đề xuất cho người sử dụng FB bằng hình thức quảng cáo, nhằm đem lại lượng like thực 100% cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Vị trí quảng cáo ở giữa trang Facebook News Feed. (Tỷ lệ like nhanh, nhiều hơn 2 hình thức "2.Fanpage được đề xuất" và "3.Bài đăng được đề xuất" ) 

quang-cao-tang-like-facebook

Sưu tầm

Bất cứ công ty nào cũng có riêng cho mình những câu chuyện đáng để kể. Đó có thể là lịch sử của công ty cho đến những sáng kiến hay ho của nhân viên, thậm chí là những đóng góp của khách hàng.

Bạn có đang tìm tòi những cách đột phá để "nói” bằng hình ảnh trên social media?

Bạn có một câu chuyện hay để kể, nhưng không biết cách khiến người ta chia sẻ nó?

Bất cứ công ty nào cũng có riêng cho mình những câu chuyện đáng để kể. Đó có thể là lịch sử của công ty cho đến những sáng kiến hay ho của nhân viên, thậm chí là những đóng góp của khách hàng. 

Đáng tiếc là rất ít doanh nghiệp biết cách kể chuyện bằng hình ảnh (visual storystelling) hiệu quả trên Facebook.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách tuyệt vời mà các thương hiệu thành công hàng đầu đã áp dụng và thành công trong việc nhân rộng sự tương tác, tham gia của fan trên Facebook.

Tại sao nên kể chuyện bằng hình ảnh?

Một tấm hình bẳng vạn lời nóiMột tấm hình bẳng vạn lời nói. Khi bạn kéo newsfeed, điều gì gây ấn tượng với bạn nhất?. Do đa số các cập nhật đều dưới dạng chữ, nên người dùng facebook sẽ dễ ấn tượng với hình ảnh hơn.

Đăng hình ảnh có thể tăng engagement và share. Post hình ảnh chiếm hơn 93% cho những post có engagement (click, like, share, comment) cao nhất trên Facebook. Trung bình 1 hình ảnh có lượng like hơn 53%, comment hơn 104% và click hơn 84% so với update đơn thuần là chữ.

Vậy bạn có đang tận dụng ưu thế này của hình ảnh. Dưới đây là 5 ví dụ của các công ty đang luôn hấp dẫn fan bằng những câu chuyện bằng hình ảnh của mình.

1. Sử dụng tập hợp các hình ảnh một cách thông minh.

Fanpage của thẻ tín dụng American Express tập trung thể hiện hình ảnh của brand bằng hình ảnh hơn là lời nói. Điều này lại càng là thử thách với một công ty mảng dịch vụ, nhưng American Express đã tìm ra lời giải cho bài toán ấy bằng cách chụp hình những item liên quan đến dịch vụ của mình, đính kèm với dòng update ngắn và khơi gợi cảm xúc.

Gần đây, trong cái rét căm của nước Mỹ khiến nhiều người bàn tán, American Express đã chia sẻ một câu chuyện đơn giản cùng với hình ảnh sức diễn tả cực cao như thế này:


"Những vật dụng không thể thiếu cho ngày tuyết rơi.”

Vì sao bức ảnh này hot? Vì nó không chỉ nhắc đến mùa đông và cái lạnh tuyết phủ đang là chủ đề phổ biến, mà nó còn trưng một cách tinh tế hình một chiếc thẻ American Express. Với nhiều người, câu chuyện được gợi lên sẽ là: "Trong những ngày tuyết dày đến chán nản thế này, tất cả những gì bạn cần là một chiếc thẻ American Express để đặt pizza, download một bộ phim hay đơn giản là lên mạng mua sắm mà không phải đương đầu với giá lạnh bên ngoài.”

Công ty cũng đã dùng kỹ thuật tương tự hồi tháng 12, 2013 với dòng caption: "Hãy đoán xem bộ đồ mùa lễ này của ai?”


"Hãy đoán xem bộ đồ mùa lễ này của ai?”

Vì sao nó thành công? Vì nó là một lối thoát khỏi con đường mòn đầy những post thông báo về mùa nghỉ lễ đua nhau xếp hàng trên News feed của người dùng.

Bí quyết cho bạn: Chụp hình sản phẩm của bạn với những vật dụng hằng ngày, hoặc sắp đặt chúng trong một khung cảnh thực để kể môt câu chuyện vui hay châm ngòi cho một mối liên kết cảm xúc với khản giả của bạn. Đừng quên tận dụng những xu thế hiện tại để show khách hàng những cách họ có thể dùng sản phẩm của bạn hay cách sản phẩm của bạn có thể giúp được họ.

2. Chạy chiến dịch trực quan (visual campaign)

Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ so sánh các sản phẩm bảo hiểm ở Anh – Compare the Market đã thành công rực rỡ với chiến dịch Visual của mình.

Lấy ý tưởng từ chữ Market-thị trường có phát âm tương tự Meerkat – cầy bốn ngón, công ty đã xây dựng hình ảnh một chú Meerkat tên là Aleksandr Orlov, nói tiếng Anh giọng Nga, với phong cách triết lý kiểu quý tộc. Chiến dịch là hàng loạt những video về Aleksandr cùng bạn bè, gia đình, thậm chí cả em bé mới sinh – Oleg, kể về cách để quản lý thu nhập, dự trù rủi ro cũng như cách tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Toàn bộ hoạt động 9dược đặt trên một website tương tác vui nhộn, nhằm kéo traffic về trang chính của công ty. Công ty này thậm chí còn bán cả quà lưu niệm hình meerkat.

Bí quyết cho bạn: Nếu công ty không có linh vật, đừng ngại kể câu chuyện về logo, địa điểm, hay bất cứ thứ gì chỉ có ở công ty bạn. Marketing không phải chỉ là B2B hay B2C, mà còn là P2P (people to people).
Người hâm mộ thương hiệu của bạn thích một mối liên kết nhân văn với thương hiệu và những con người trong công ty. Họ muốn khám phá thế giới đằng sau thương hiệu, văn hóa công ty, hiểu rõ nhiệm vụ và những nguồn cảm hứng đã tạo ra sản phẩm của bạn.

3. Xây dựng cộng đồng về hoạt động từ thiện

Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định trách nghiệm xã hội của mình, nhưng giày TOMS còn làm được nhiều hơn thế. Công ty này được thành lập dựa trên concept là cứ mỗi đôi giày họ bán được, họ sẽ đóng góp 1 đôi giày cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới.

Thiện chí của TOMS đã được đưa đến fans bằng các post hình ảnh đôi giày trên tay những em bé nghèo được giúp đỡ. Không chỉ giúp thông báo về hoạt động nhân ái của công ty, những bức hình còn khiến fan thêm trân trọng khi nhìn thấy được sự ảnh hưởng của một đôi giày họ mua đến thế giới.


Bí quyết cho bạn: Hãy chia sẻ đam mê của công ty bạn với fans. Mỗi brand đều có một câu chuyện về nguồn cảm hứng đằng sau sự sáng tạo mỗi sản phẩm, hoặc tình yêu mãnh liệt của một nhân viên nào đó dành cho doanh nghiệp của mình. Dùng hình ảnh để thể hiện những giá trị cốt lõi của brand.

4. Phối hợp với nội dung do fan tạo ra (user-generated content)

Fanpage của Starbucks luôn chúc mừng những con người quan trọng nhất với công ty: khách hàng của họ. Starbucks post lên Instagram hình ảnh của fan để chia sẻ cái nhìn của khách hàng về sản phẩm của họ.

Đây không chỉ là cách vui nhộn để bạn thể hiện sự biết ơn với khách hàng, mà còn là một cách hay để tạo ra content mới, giàu cảm hứng, liên quan đến brand và quan trọng hơn hết, mang doanh nghiệp và khách hàng đến gần nhau hơn.


Khi Starbucks chia sẻ hình ảnh trên của khách hàng, họ nhận được lượng phản hồi khổng lồ với hơn 78.000 likes, 460 comments và 1500 shares.

Dùng hình ảnh của khách hàng để kể câu chuyện của brand là một chiến lược hay, giúp tăng sự cộng hưởng giữa các fan.. Đó là nguồn word-of-mouth hiệu quả và chân thực nhất.

Bí quyết cho bạn: Khách hàng chính là tài sản quý giá nhất của thương hiệu, vì vậy hãy làm cho họ cảm thấy là một phần quan trọng của câu chuyện của bạn bằng cách chia sẻ hình ảnh của họ. Kêu gọi fan dùng 1 hashtag cụ thể khi họ chia sẻ hình ảnh để bạn có thể dễ tìm thấy chúng.

5. Chia sẻ lịch sử của bạn

Sự hoài cổ chân thành luôn chiếm được nhiều cảm tình. Hãy chiêm nghiệm lại lịch sử của thương hiệu để tạo ra nguồn cảm hứng mới cho chiến dịch marketing.

IBM có một lịch sử hoành tráng về sáng tạo và bứt phá mà công ty luôn tự hào nhấn mạnh trong các hình ảnh họ chia sẻ trên Facebook page IBM. Một trong những post được like và comment nhiều nhất nói về những bước ngoặt về công nghê và vai trò của IBM trong việc dẫn đầu những thay đổi ấy.


Sự thay đổi theo năm tháng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với fans.

Cho thấy brand đã bắt đầu như thế nào, những thử thách đã vượt qua cũng như  ăn mừng những thành quả đạt được khiến followers cảm thấy tự hào vì được đồng hành cùng bạn và những điều hay ho bạn đã làm.

Bí quyết cho bạn: Đừng chôn vùi quá khứ trong đống sổ sách lưu kho. Hãy dùng nó để kể lại chặng đường mà bạn đã đi qua, và những giây phút đáng tự hào nhất. Hãy cùng fan ăn mừng những khoảnh khắc đó, và đừng quên, kêu gọi họ chia sẻ khoảnh khắc của chính họ.

 Nguồn: Digitalk

Pinterest là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh có tốc độ phát triển chóng mặt, bạn có thể đăng ảnh và ghim chúng vào các chủ đề khác nhau. Với Pinterest, những hình ảnh được đăng tải hiển thị rõ nhất con người cũng như tính cách của mỗi thành viên.


Cách hoạt động của Pinterest đơn giản nhưng thu hút, nhiều người dùng cho rằng đây là mạng xã hội của những người có "cá tính" và không lẫn lộn nội dung như phần lớn mạng xã hội đang có hiện nay.

Trên Facebook, để kết bạn người dùng cần chờ đợi phản hồi nhưng Pinterest hoạt động theo cơ chế tương tự Instagram, bạn chỉ cần nhấn Follow để theo đuôi một người mà bạn cảm thấy thích thú với cá tính và những hình mà họ đăng tải. Mỗi "bảng" sẽ tổng hợp những bức hình có nội dung tương tự, nơi những người có cùng sở thích chia sẻ hình ảnh. Với mỗi hình ảnh bạn đều có thể ghim lại để lưu trong bộ sưu tập của mình hoặc nhấn nút like bằng biểu tượng hình trái tim.

Mạng xã hội Pinterest cập nhật phiên bản tiếng Việt

Một điểm nổi bật của Pinterest là giao diện thiết kế bắt mắt, sắp xếp hợp lý. Ngay từ khi ra mắt, giao diện của mạng xã hội này đã bị "nhái" với tốc độ chóng mặt từ các trang chia sẻ ảnh cho tới trang tin tức.

Với việc thêm ngôn ngữ tiếng Việt, Pinterest đang dành sự quan tâm tới cộng đồng mạng Việt Nam. Giờ đây, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ hình ảnh, tìm những nội dung phù hợp với ngôn ngữ bản địa của mình.

Theo GenK

Thời gian gần đây, nhiều Fanpage (trang dành cho người hâm mộ) ở Việt Nam trên Facebook đã bị chính mạng xã hội này đóng cửa. Câu like là nguyên nhân dẫn đến sự việc trên. Hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn fan (người hâm mộ) biến mất chỉ trong một đêm đã khiến cho giấc mơ trở thành “Phù Đổng” của nhiều doanh nghiệp tan tành theo mây khói.

Sự cố này không hề mới, bởi hồi đầu năm 2013, Facebook đã từng thực hiện chiến dịch này. Lần này Facebook đóng cửa hàng loạt Fanpage về giải trí, cộng đồng và cả các trang của những doanh nghiệp kinh doanh ngành ẩm thực, thời trang. Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng các trang bị đóng cửa, nhưng giới truyền thông mạng xã hội đang kháo nhau có không dưới chục Fanpage bị đóng cửa chưa truy cập được, số hoạt động trở lại thì có lượng thành viên giảm một cách thảm hại, chưa bằng một nửa so với lúc đầu.

Đi tắt không thể đón đầu!

Trước hết, xin nói sơ qua về cơ chế hoạt động của việc câu like và lý do vì sao Facebook không ưa việc này.

Câu like là một kỹ thuật với mục đích lấy các quyền share (chia sẻ), like (thích) và comment (bình luận) mà phần lớn là không có sự cho phép của người sử dụng Facebook để tương tác với Fanpage của các doanh nghiệp có nhu cầu. Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ có một lượng lớn người hâm mộ trong thời gian ngắn.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, hành động này được coi là cạnh tranh trực tiếp với việc kinh doanh của Facebook, khi mà từ đầu năm 2012, mạng xã hội này đã đẩy mạnh các gói quảng cáo để doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng, từ đó tăng lượng fan trên Fanpage của các doanh nghiệp. Dĩ nhiên, cách làm này đắt hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với việc câu like.

Ông Hoàng Giang, chủ trang web và Fanpage phukiengiare.vn nơi đang có hơn 70.000 thành viên, cho biết hiện nay có khá nhiều người xem số lượng thành viên trên các Fanpage của doanh nghiệp như là một tiêu chí thể hiện uy tín trong kinh doanh. Chính vì thế, theo ông Giang nhiều doanh nghiệp đã chọn cách mua like để rút ngắn thời gian, tăng lợi thế cạnh tranh.

Theo tìm hiểu của TBKTSG, đối tượng mua like thường thấy là các cửa hàng kinh doanh thời trang, chuỗi cửa hàng ăn uống dành cho giới trẻ. Gần đây nhất, một số Fanpage của doanh nghiệp nước ngoài cũng sử dụng hình thức câu like.

Đơn cử như trường hợp một Fanpage mua bán xe ô tô, xe máy mới vào Việt Nam hơn tháng đã có hơn 150.000 fan, nhưng mỗi câu status (trạng thái) của doanh nghiệp này chỉ có hai hoặc ba người like. Một chuyên viên tiếp thị có hơn hai năm kinh nghiệm trên Facebook ước tính, giả sử chỉ có khoảng 1% trong số fan của doanh nghiệp kinh doanh xe nói trên thấy được status, và trong số 1.500 fan này chỉ cần vài phần trăm người xem bấm like thì con số trên thực tế phải lớn hơn nhiều.

Câu like: lợi ít, hại nhiều!

Ngoài tiêu chí uy tín, Fanpage nào có số lượng thành viên đông sẽ đem lại tiềm năng kinh doanh rất lớn. Như trường hợp của hãng điện thoại MobiiStar. Hồi cuối năm 2013, công ty đã làm các chương trình tiếp thị trên Fanpage MobiiStar, ước tính có hơn 400.000 fan, cho mẫu điện thoại Touch Lai 504Q. Kết quả, doanh thu mẫu này tăng khoảng 20% từ sau Tết đến nay.

Cội nguồn của việc đóng cửa hàng loạt Fanpage bắt đầu khi Facebook cập nhật thuật toán xếp hạng EdgeRank vào tháng 12-2012. Theo trang web techcrunch.com, việc cập nhật này nhằm rà soát lại những trang hoặc những ứng dụng gây phiền phức cho người sử dụng.
Cách làm này của Facebook cũng giống như trang web tìm kiếm Google. Trang này cũng sử dụng thuật toán, có tên là PageRank, để phát hiện các trang web dùng các thủ thuật không đúng với quy định của Google để tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Các trang web bị phát hiện, nhẹ thì bị biến mất trên trang web Google khoảng sáu tháng, nặng thì bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm của Google vĩnh viễn.
Trên thực tế, các trang web này vẫn được hiển thị nếu sử dụng các trang web tìm kiếm khác như Bing của Microsoft hay Yahoo Search của Yahoo!... Nhưng rõ ràng ở vai trò thống trị thị phần công cụ tìm kiếm như Google thì việc mất tích trên kết quả tìm kiếm của trang này xem như mất cơ hội kinh doanh trên Internet của doanh nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là liệu kết quả tương tự có diễn ra ở các doanh nghiệp có lượng fan bằng cách câu like? Câu trả lời là rất khó.

Ông Trần Viết Quân, Giám đốc tiếp thị Công ty MobiiStar, cho biết để tăng khả năng bán hàng trên Fanpage, đòi hỏi các thành viên phải là những người thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là cả quá trình từ lúc làm quen, kết thân, giới thiệu rồi mới kích thích mua hàng của doanh nghiệp đối với người sử dụng Facebook.

Ông Quân ước tính để có được những cái like của các fan là khách hàng tiềm năng, MobiiStar mất khoảng 900-2.500 đồng/like. Trong khi đó, các dịch vụ mua bán like chào hàng với mức giá chỉ 200 đồng/like. “Những cái like với giá như vậy rất khó trở thành khách hàng tiềm năng”, ông Quân nói.

Tương tự, ông Giang của phukiengiare.vn cho rằng, việc mua dịch vụ câu like đem lại nhiều thành viên nhưng đa số thành viên không biết doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, sản phẩm gì nên rất khó tăng doanh số. Đó là chưa kể hiện nay một số nhóm dùng phần mềm tạo ra tài khoản ảo rồi dùng các tài khoản đó tương tác với Fanpage doanh nghiệp có nhu cầu. Theo ông Giang, nếu dựa vào Fanpage được tạo ra theo cách nói trên để bán hàng thì coi như doanh nghiệp mất trắng vì các tài khoản tương tác không có thực.


Chuyên viên tiếp thị mạng xã hội của một công ty ở quận 1 cho biết hiện đang có nhiều trang Fanpage về cộng đồng, giải trí cũng rất thích có được số lượng fan lớn để bán bài quảng cáo cho các doanh nghiệp nên đã dùng đến dịch vụ câu like. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của mình, chuyên viên này khuyên chủ các trang nên lưu ý cho dù có fan nhiều nhưng chưa chắc đã có thể kinh doanh hiệu quả. Bởi lẽ, khi mua bài quảng cáo, khách hàng còn cân nhắc các thành viên này có đúng là đối tượng họ muốn hướng đến hay không?

Nhưng điều quan trọng mà các doanh nghiệp khi dùng đến chiêu câu like phải nghĩ tới là rủi ro bị đóng Fanpage. Trong trường hợp Fanpage đang dần trở thành một kênh bán hàng khá hiệu quả thì việc bị ngăn truy cập là điều thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh ăn uống đến từ Nhật Bản cho biết, Fanpage của anh từng bị đóng cửa cách đây không lâu cũng vì câu like. Công ty anh thuê đơn vị làm truyền thông bên ngoài quản lý Fanpage được một thời gian thì bị đóng cửa. Phải mất mấy tháng giải thích với Facebook, trang này của anh mới hoạt động trở lại. Không chia sẻ về doanh thu bị thiệt hại, anh chỉ cho biết là nếu không gặp sự cố nói trên, lượng fan của công ty có thể đã cao hơn.

Tương tự, chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang cho biết, công ty có thuê một người chuyên về quản lý Fanpage ở bên ngoài phụ trách việc này cho công ty. Nhưng thật không may, chưa kịp lên chương trình tiếp thị thì Fanpage của công ty bị khóa. Chủ doanh nghiệp trên cho biết có nhiều khả năng vì tài khoản của người quản lý đó chuyên sử dụng các dịch vụ câu like nên đã bị Facebook theo dõi.

Trên thực tế, cũng có doanh nghiệp sử dụng tuyệt chiêu vừa rút ngắn thời gian thu hút người hâm mộ trên Fanpage nhưng vẫn có lượng fan thực. Giám đốc một doanh nghiệp truyền thông không muốn nêu tên chia sẻ, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ câu like để tạo ra lượng fan ban đầu, sau đó dùng dịch vụ quảng cáo của Facebook để tiếp cận khách hàng tiềm năng, từ đó tăng lượng fan thực. Tuy nhiên, vị này cho rằng cách làm này phụ thuộc vào yếu tố may rủi vì không biết khi bị phát hiện Facebook sẽ hành động như thế nào.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn


1. Định nghĩa và phân loại Facebook Ads Bid – Đấu giá Quảng cáo Facebook

(Đâu là sự khác biệt giữa CPC, CPM, oCPM, CPA? Lựa chọn nào phù hợp với chiến dịch của bạn?)

Khi bạn lập một đơn đặt hàng quảng cáo trên Facebook, bạn sẽ thấy một phần trên màn hình nơi “cuộc đấu giá” bắt đầu:

Khởi đầu của "cuộc đấu giá"


Về định nghĩa: Max Bid là số tiền cao nhất bạn chấp nhận trả cho Facebook sau khi một người click vào quảng cáo của bạn (với loại hình Pay for Clicks) hoặc sau khi 1000 lần quảng cáo được hiển thị (với loại hình Pay for Impressions). Mức Bid phù hợp phụ thuộc vào số lượng những thương hiệu đối thủ đang chạy quảng cáo tới đối tượng tương tự và lượng bid của họ.

Line of Facebook Advertisers
(Sau khi cài đặt quảng cáo, chúng ta sẽ đứng vào hàng các advertisers đang đợi được hiển thị trên Facebook của đối tượng mục tiêu)


Một mức bid thấp so với mặt bằng chung sẽ khiến bạn ít có cơ hội tiếp cận hơn tới đối tượng của quảng cáo, ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch.

Trong khi đó, một mức bid cao hơn cần thiết sẽ khiến chi phí quảng cáo Facebook của bạn tăng cao, phung phí ngân sách.

Một người chạy chiến dịch quảng cáo phải liên tục kiểm tra, điều chỉnh để tìm được mức bid thấp nhất đạt được mục tiêu của chiến dịch.

Hiện tại Facebook cung cấp cho chúng ta những loại bid sau:

CPC & CPM: Các thể loại bid “kinh điển”

CPC là viết tắt của “Cost per Clicks” (bạn chỉ trả tiền mỗi khi quảng cáo được click vào”) và CPM là viết tắt của “Cost per Mille” (bạn trả tiền dựa trên số lần quảng cáo được hiển thị)

Với CPM, bạn có thể tiết kiệm được tiền nếu quảng cáo của bạn rất hấp dẫn và được nhiều người ấn vào. Đây cũng là một phương thức phù hợp nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là tạo nhận biết cho thương hiệu.

Với CPC, người chạy chiến dịch có thể an tâm hơn rằng mình chỉ trả tiền khi quảng cáo có hiệu lực. Tuy nhiên, nó không cho bạn nhiều quyền kiểm soát về việc ai là người click vào quảng cáo, quảng cáo được hiển thị nhiều hay ít…

oCPM & CPA: Các thể loại bid dựa trên mục tiêu

oCPM là viết tắt của Optimized Cost per Mille. Như CPM, bạn trả tiền dựa trên số lần quảng cáo của bạn được hiển thị, nhưng cách hiển thị chúng sẽ được Facebook điều chỉnh sao cho đạt được tối đa một mục tiêu bạn đã định sẵn.

VD như bạn chọn oCPM và chọn mục tiêu là clicks. Facebook sẽ vẫn tính tiền dựa trên số lần quảng cáo của bạn được hiển thị, nhưng sẽ chỉ hiển thị nó với những đối tượng có nhiều khả năng nhất sẽ click vào quảng cáo của bạn.

Những mục tiêu bạn có thể lựa chọn ở oCPM bao gồm: Page likes, Post likes, Nhận Offer, đặt chỗ Event, cài Ứng dụng…

CPA thì là viết tắt của Cost per Action. Với cách này, bạn cũng đưa ra mục tiêu như oCPM, nhưng Facebook sẽ tính tiền dựa trên số lần một hoạt động được khách hàng làm với quảng cáo của bạn.

oCPM được nhiều người nhận định là phương thức thanh toán mềm dẻo và linh hoạt nhất, phù hợp được với nhiều chiến dịch. Trong khi đó, CPA phù hợp với các chiến dịch chặt chẽ về ngân sách cũng như đối tượng.

2. Làm thế nào để có được một mức bid phù hợp?:

(Một số bí quyết giúp bạn tìm được mức bid tối ưu cho chiến dịch của mình)

Không ngừng thử nghiệm:

Với mỗi đối tượng mục tiêu, mỗi cách nhắm đối tượng, mỗi thời điểm, mỗi tình huống cạnh tranh… mức độ bid tối ưu cũng như phương thức bid phù hợp là khác nhau. Hơn nữa, việc điều chỉnh, thử nghiệm cũng được Facebook tạo điều kiện cho bạn thực hiện một cách thuận lợi. Sau đây là một số phương thức thử nghiệm được nhiều chuyên gia khuyên dùng:

Bắt đầu với CPM: Do ở các báo cáo của CPM, Facebook cũng sẽ phân tích mức giá CPC tương đương, nên bạn có thể dễ dàng tìm được mẫu quảng cáo nào có mức CPC thấp nhất, hoặc mức CPC trung bình là bao nhiêu để sử dụng sau khi thay đổi cài đặt chiến dịch. Ngoài ra, việc theo dõi mức độ CTR (click-through-rate – tỷ lệ click) của các quảng cáo giúp bạn tìm xem mẫu nào hiệu quả nhất.


Nhận diện và loại bỏ những mẫu quảng cáo không hiệu quả

Cân nhắc khoảng bid được Facebook khuyến cáo: Mức bid được khuyến cáo được Facebook tính toán dựa trên các mức bid của tập hợp các đối thủ nhắm tới cùng đối tượng khách hàng của bạn. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí cao, trung bình hoặc thấp của khoảng đó và điều chỉnh từng chút một trong quá trình chạy chiến dịch.

Tính mức tiền tối đa có thể chi cho 1 người mua:


"Phễu" phần trăm các mức độ hành động của đối tượng mục tiêu qua quảng cáo

Hãy tận dụng những chỉ số như CLV (Customer Lifetime Value – giá trị của một người mua), CTR (Click-through Rate) và lợi nhuận đơn vị để tính xem bạn có thể chi tối đa bao nhiêu tiền cho một click/ impression

VD: Bạn bán một đôi giày với lợi nhuận là $5 (chưa tính chi phí quảng cáo Facebook), CTR (có thể đo trong quá trình thử nghiệm quảng cáo) là 0.1% và tỷ lệ người mua hàng qua Facebook là 10% (có thể đo từ các số liệu của các thời kỳ trước). Bạn sẽ có 1 người mua sau khi được 10,000 lần thể hiện hoặc 10 lần click, và bạn chi được tối đa $5 cho 10,000 impressions hoặc 10 clicks đó. Khi đó, CPM và CPC tối đa của bạn là $0.5.

3. Kết luận:

Facebook là một môi trường tạo chiến dịch quảng cáo tiện lợi, thân thiện cũng như quý giá cho các marketers. Tuy nhiên, với những linh hoạt trong việc cài đặt chiến dịch, chúng ta khó có thể tìm được một “công thức” bid hiệu quả cho mọi quảng cáo. Để tìm được mức bid tối ưu, chúng ta cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để phân tích nhiều số liệu và có những điều chỉnh kịp thời. Công việc này dù khô khan, nhưng sẽ giúp bạn đảm bảo số tiền chi ra là xứng đáng.

Theo Mix Digital

Đó là kết luận mới đây được các nhà khoa học đưa ra sau một nghiên cứu "tự sướng" nghiêm túc trên mạng xã hội hình ảnh Instagram.

Nếu bạn cho rằng số lượt like cho những tấm hình được tải lên Instagram chỉ là ngẫu nhiên, có lẽ bạn nên nghĩ lại. Theo đó, lượng tương tác đối với một bài đăng tương quan chặt chẽ với chủ đề của bài đăng đó. Một nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi Học viện Công nghệ Georgia và Yahoo Labs đã khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong việc một tấm hình có “câu” được nhiều hay ít like phụ thuộc vào việc... có mặt của bạn trong tấm hình đó hay không.

“Tự sướng” là một kiểu bài đăng rất phổ biến trên các mạng xã hội.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, nhóm dự án đã xem xét 1,1 triệu bức ảnh trên Instagram và tổng kết số lượng bình luận và like chúng nhận được. Kết quả là các bức hình tự sướng nhận được 38% số lượt like và 32% số lượt bình luận nhiều hơn những bài đăng không có mặt người đăng trong đó.

Đây cũng là sở thích của khá nhiều người.

Bên cạnh kết luận thú vị trên, nhóm nghiên cứu còn chia sẻ thêm mặc dù số lượng người "theo đuôi" càng nhiều đồng nghĩa với việc người dùng sẽ nhận được nhiều tương tác hơn cho mỗi bài đăng nhưng số lượng bài đăng càng nhiều lại tỉ lệ nghịch với số lượng like và bình luận nhận được.

Hai kiểu bài đăng hay xuất hiện trên Instagram nhất là hình “tự sướng” và đồ ăn.

Đáng tiếc là nhóm nghiên cứu không đưa ra lí do giải thích cho việc tại sao những tấm hình tự sướng lại nhận được nhiều lượt like hơn, tuy nhiên, một thành viên thuộc nhóm dự án nêu giả thuyết: “Khuôn mặt được cho là một cách giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả từ xưa đến nay, do đó, con người có xu hướng thích xem chúng”.

Được biết, dự án nêu trên chỉ là một phần của những nghiên cứu nhóm các nhà khoa học này đang ấp ủ về chủ đề hình ảnh trên các mạng xã hội.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng xã hội phát triển đã thay đổi quan niệm cũng như định hướng marketing của rất nhiều công ty và nhãn hiệu, rất nhiều khoản đầu tư đã được rót vào facebook nhằm quảng bá, xây dựng cộng đồng và phát triển fanpage. Tuy nhiên với việc thay đổi không ngừng của các thuật toán mà facebook đặt ra, lượng tương tác giữa người dùng và fanpage ngày càng giảm xuống khiến hiệu quả thực tế mang lại không đạt như mong đợi.

Tôi không phủ nhận vị trí số 1 của mạng xã hội lớn nhất thế giới này, nhưng với sự "đỏng đảnh" ngày càng tăng của nó, đã đến lúc bạn chú ý tới cộng đồng đang ngày càng bàng trướng của Instagram.

Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram

Chúng ta đều đã biết Instagram được Facebook mua lại, chắc hẳn bạn từng đọc không ít bài viết phân tích dài cả nghìn chữ về thương vụ M&A này. Tôi nghĩ không nhất thiết phải quan tâm tới lý do Mark Zuckerberg chịu bỏ một khoản lớn để thâu tóm vì hai mạng xã hội cũng như đội ngũ vận hành vẫn hoạt động độc lập, cái chúng ta cần là những thế mạnh mà Instagram dễ dàng "ăn đứt" Facebook.

1. Xu hướng mạng xã hội di động, Facebook "xách dép" Instagram

Đi tới bất cứ đâu, kể cả ngồi trên xe bus bạn cũng dễ dàng bắt gặp những người sử dụng smartphone cắm đầu cắm cổ vào chiếc điện thoại của mình. Với giá thành lấp đầy tất cả các phân khúc, smartphone đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội, và trong tương lai nó sẽ còn phát triển hơn nữa.

Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram

Facebook được xây dựng với mô hình là một mạng xã hội nền web, tuy ứng dụng Facebook đã xuất hiện khá lâu và mới đây nhất là "con cưng" Paper nhưng người dùng chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì Facebook mang lại. Rõ ràng so với Instagram được phát triển với mô hình mạng xã hội di động ngay từ thời kỳ đầu, Facebook tỏ ra yếu thế và thiếu kinh nghiệm hơn rất nhiều.

Có thể nhận thấy rõ ràng điều này thông qua giao diện fanpage trên ứng dụng di động của Facebook. Nó hoàn toàn thiếu trực quan, khó sử dụng, khó theo dõi tin bài và đi cùng với đó là tốc độ tải "nặng nề".

2. Kích thích tương tác tốt hơn

Với facebook, người dùng chỉ có thể nhấn vào nút Like ở góc bài đăng để thể hiện quan điểm đồng tình. Còn trên Instagram, công ty đã nghiên cứu rất kỹ hành vi người dùng và đưa vào cách thức like chỉ bằng việc nháy đúp vào hình ảnh đăng tải khi kéo ngón tay lướt qua nội dung. Khảo sát thực tế với 50 người sử dụng cả hai mạng xã hội trên, số người nhấn like bài đăng trên Facebook và Instagram lần lượt là 63% và 85%.

Chỉ cần nháy đúp ngón tay vào hình ảnh để nhấn "like" trên Instagram.

Chỉ cần nháy đúp ngón tay vào hình ảnh để nhấn "like" trên Instagram.

Đặc biệt hơn, nếu người dùng có kết nối tài khoản Instagram tới Facebook cá nhân và chấp nhận hiển thị mặc định, những hình ảnh họ đã nhấn like trên Instagram cũng sẽ hiển thị trên News Feed facebook, từ đó làm tăng sự lan truyền của nội dung đăng tải.

3. #hashtag trên Instagram là thiên đường, còn với Facebook là "đồ bỏ đi"

Hashtag không còn là khái niệm xa lạ với các công ty và thương hiệu, lần đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội Twitter, giúp gom một nhóm thông tin có cùng nội dung để truy xuất cũng như trao đổi dễ dàng hơn.
Khi Facebook giới thiệu tính năng hashtag trên mạng xã hội của mình, chúng nhanh chóng được người dùng áp dụng nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao một mạng xã hội lớn lại có thể tích hợp tính năng kém đến vậy. Mỗi một bài đăng được gắn hashtag sẽ nằm trong khung tổng hợp riêng, tuy nhiên khung tổng hợp nội dung hashtag của Facebook không hiển thị đầy đủ, thường xuyên gặp tình trạng thiếu bài, hiển thị ít, thiết kế giao diện người dùng xấu, không tạo cảm giác hứng thú khi xem.

Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram

Có thể điểm ra rất nhiều chiến dịch của các công ty Việt Nam có sử dụng hashtag trên facebook, nhưng phần lớn chúng chỉ xuất hiện để... cho đẹp, không nhiều người dùng quan tâm tới việc tìm kiếm thông tin từ nó.

Còn đối với Instagram thì sao? Nếu hashtag trên Facebook chỉ mang tới cho bạn vài chục kết quả không bõ công xem thì Instagram mang tới cho bạn hàng chục nghìn kết quả phong phú. Người dùng Instagram ý thức rất tốt việc dùng hashtag trong các bài đăng, nó gần như một thứ "liên kết" riêng của công dân mạng thời hiện đại. Chính vì lý do trên, mỗi khi công ty/thương hiệu chạy một chiến dịch và sử dụng hashtag Instagram, toàn bộ thông tin, nội dung được người dùng truy xuất đầy đủ và dễ dàng theo dõi. Hashtag thực sự phát huy tác dụng với mạng xã hội di động này.

Hashtag trên Instagram được cộng đồng sử dụng tích cực và có "văn hóa".

Hashtag trên Instagram được cộng đồng sử dụng tích cực và có "văn hóa".

Mạng xã hội hình ảnh trên di động Instagram cũng không ngừng tạo ra các cuộc thi, sự kiện sử dụng hashtag để người dùng cùng tham gia và nhận được kết quả tốt. Tôi còn nhớ một người bạn sử dụng mạng xã hội lâu năm nói rằng: "Trên Twitter và Instagram, hashtag giúp người ta tìm thông tin và gắn kết tốt hơn, còn với Facebook nó như trò cho trẻ con chơi vậy, vô tác dụng".

4. Dễ tìm kiếm nội dung

Bất kỳ công ty/nhãn hiệu nào việc được đặt lên hàng đầu cũng là đáp ứng một cách nhanh và đầy đủ nhất khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Với giao diện và cách sắp xếp bài đăng trên các fanpage Facebook, rất khó để bạn có thể tìm chính xác thông tin ở một thời điểm nhất định về sản phẩm, chưa kể tới việc càng "load" nhiều nội dung, facebook càng tỏ ra nặng nề và đôi khi gặp lỗi.

Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram

Tuy không thể đăng những dòng trạng thái, tạo event hay video dài như Facebook nhưng đó vừa là điểm yếu mà cũng chính là điểm mạnh của Instagram. Với đặc thù là mạng xã hội hình ảnh, cách bố trí, sắp xếp bài đăng của Instagram dễ nhìn, dễ tìm kiếm.

5. Không tạo cảm giác bị làm phiền

Tính năng bình luận (comment) trên Faebook được đánh giá cao, nhưng mỗi khi có bạn bè tham gia bình luận, những dòng thông báo (notification) liên tục được gửi về thiết bị của bạn. Để giải quyết vấn đề trên, Facebook đã phải cập nhật thêm nút "Stop Notifications" nhưng không nhiều người để ý tới chức năng này.

Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram

Trái ngược với Facebook, Instagram chỉ gửi thông báo tới thiết bị khi có người dùng nhắc tới tên bạn trong bình luận. Việc này nhằm tránh tình trạng người dùng bị spam thông báo gây khó chịu khi sử dụng.

6. Tỉ lệ nhìn thấy nội dung "ăn đứt" Facebook

Khi người dùng nhấn like fanpage, chỉ có một tỉ lệ rất ít trong số đó có thể nhìn thấy bài đăng (hay còn gọi là reach) trên News Feed của bạn vì thuật toán Facebook đã hạn chế để "câu" tiền quảng cáo. Rất nhiều thông tin sản phẩm hay, hữu ích buộc phải "móc ví" để đảm bảo khách hàng tiềm năng thấy được chúng.

Còn đối với Instagram thì sao? Hiện tại mạng xã hội hình ảnh này chưa có chức năng tạo fanpage, nhưng có lẽ nó không cần thiết vì người dùng chỉ cần nhấn "Follow" là có thể đăng ký theo dõi toàn bộ nội dung đăng tải.

Những hình ảnh đăng trên Instagram sẽ hiển thị với 100% người dùng, không bị giới hạn tỉ lệ reach như 
Facebook, bài đăng hiệu quả hơn mà không hề tốn một đồng chi phí cho quảng cáo.

Đã đến lúc thương hiệu Việt nên quan tâm tới cộng đồng Instagram

Bài viết chỉ nêu lên một số ưu điểm của Instagram so với Facebook dưới góc nhìn cá nhân sau một thời gian dài sử dụng cả hai mạng xã hội. Sẽ còn nhiều điểm mà Facebook tỏ ra vượt trội hơn, nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Facebook liên tục thay đổi để... "hút máu" doanh nghiệp. Vậy tại sao chúng ta không phát triển cộng đồng song song trên cả hai mạng xã hội này để đạt kết quả tốt nhất?

Theo GenK

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.