Articles by "Lam-me"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lam-me. Hiển thị tất cả bài đăng

Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch; tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Vitamin A, kẽm là hai vi chất quan trọng giúp tăng cường miễn dịch và tăng trưởng cho trẻ.

Vitamin A

Là loại vitamin tan trong dầu, nó có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt; đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng; bảo vệ niêm mạc và da; tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể.

Bên cạnh đó, vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Nó cũng có chức năng chống ung thư nhờ hoạt động kìm hãm các gốc tự do. Vitamin A trong dầu cá không có tác dụng phòng ngừa ung thư. Chỉ có thành phần tiền vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.

Theo phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng, thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn; thoái hoá, sừng hoá các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể; giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Nó cũng làm trẻ chậm tăng cân, tăng chiều cao. Thiếu vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.

2-vi-chat-quan-trong-giup-tre-khoe-manh
Trứng, cà rốt, súp lơ, đu đủ, cá, các thực phẩm từ sữa giàu vitamin A. 

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A

Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một l­ợng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A - carotenoid thư­ờng là từ một số sản phẩm động vật nh­ư sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A nh­ư các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, và các loại dầu ăn. Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ đ­ược chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh).

Kẽm

Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với tình trạng miễn dịch, và tăng trưởng của cơ thể. Nó giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, phó giáo sư Lâm cho biết. 

Theo đó, thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.

Nghiên cứu can thiệp cho thấy việc bổ sung kẽm cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon IGF-1. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy bổ sung kẽm giúp làm giảm 18% trường hợp tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.

Phó giáo sư Lâm cho biết, kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể. Nó tham gia vào thành phần của trên 300 enzym kim loại. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerasa, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đối AND và tổng hợp protein. Do đó nó giúp tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng.

Vì thế, thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng tới sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao.

Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone dưới đồi như GH (Growth hormone), IGF-I là những hormone tăng trưởng và kích thích tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung kẽm có hiệu quả tăng trưởng chiều cao tốt hơn ở cả trên trẻ bình thường cũng như trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vi giác. Trẻ em biếng ăn sẽ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm cho cơ thể

Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Đậu xanh nảy mầm cũng là thực phẩm giàu kẽm và dễ hấp thu.

Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ kẽm cho cả hai mẹ con..

Theo VNE

Ở trong bụng mẹ, thai nhi vẫn có thể khóc, cười, ngáp, đi tiểu và cảm nhận hương vị thức ăn... như đã chào đời.


Có rất nhiều mẹ bầu thường tự hỏi, em bé của họ làm được những gì khi vẫn nằm trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh không chỉ học cách di chuyển ngón tay, ngón chân mà cũng ngủ mơ, đôi khi ngáp, mút ngón tay cái và làm rất nhiều điều thực sự đáng kinh ngạc khác.

Boldsky chỉ ra những hành động mà thai nhi làm khi còn trong bụng mẹ:

Khóc trong bụng mẹ

Điều này có thể khiến các bà mẹ lo lắng và không tin, nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, hình ảnh siêu âm cho thấy trẻ đang khóc bên trong tử cung.

Kết nối

Nếu mang thai đôi, bạn sẽ thấy rằng những đứa trẻ có xu hướng gắn bó với nhau rất nhiều. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ kết nối với chính người mẹ của mình. Trong 10 tuần cuối của thai kỳ, em bé rất tích cực lắng nghe tiếng nói của mẹ.

Nấc cục

Hành động này có thể bắt đầu ở ba tháng đầu. Các mẹ sẽ rất khó nhận ra, nhưng nếu chú ý, bạn sẽ có thể cảm nhận được một chút nấc từ bên trong tử cung của bạn.

Mỉm cười

Khoảng tuần thứ 26 của thai kỳ em bé sẽ phản ứng với nhiều thứ khi vẫn nằm bên trong tử cung. Trong thời gian này bé có dấu hiệu tươi cười khá dễ thương.

Ngáp

Em bé của bạn cũng có hành động ngáp trong tử cung. Khi bé đang ngủ mà vẫn phải di chuyển bên trong bụng mẹ khiến mệt mỏi và có biểu hiện ngáp.

Đi tiểu

Em bé cũng sẽ đi tiểu trong bụng mẹ. Đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên, bé sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu.

Mở mắt

Đó là vào tuần thứ 28 của thai kỳ, em bé bắt đầu mở đôi mắt của mình. Chúng cũng sẽ phản ứng với ánh sáng khi bụng mẹ được tiếp xúc với ánh sáng.

Nếm thức ăn

Các mẹ phải biết rằng bất cứ thực phẩm mẹ tiêu thụ, thai nhi sẽ nhận được hương vị thông qua nước ối. Theo các chuyên gia, người ta nói rằng thai nhi khi ở tuần thứ 15 sẽ bắt đầu có ý thức về hương vị của thức ăn.

Theo Phunutoday

Đậu bắp, sữa chua, dâu tây, trái cây họ cam quýt, sữa tươi... rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là "chìa khóa" cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, chọn lựa thực phẩm không dễ dàng bởi không phải loại nào cũng tốt cho bà bầu. Dưới đây là những thực phẩm được khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của thai phụ để tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng cho cả mẹ lẫn con.

Đậu bắp

Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết hấp thu từ ruột non. Chất xơ từ loại quả này cũng là “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa. Đậu bắp còn giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy có tác dụng kiềm hãm những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu cùng độc chất phát sinh trong quá trình chuyển hóa rồi thải ra ngoài.

Do chứa hàm lượng nước cao, đậu bắp còn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi. Loại quả này chứa lượng calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân. Nấu đậu bắp với lửa nhỏ để chất nhầy ít bị thất thoát.

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng khá cao và cân đối, bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin nhiều nhất là B12, và các khoáng chất vô cùng cần thiết cấu thành nên xương của thai nhi, cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Loại sữa này chứa những lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa và cấu tạo thành ruột tốt hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể cho bà bầu.

ba-bau-an-gi-giup-me-vacon-khoe-manh
Sữa chua dâu tây.

Sữa tươi hoặc sữa dành ​cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể bà bầu luôn cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất, nhất là canxi. Bên cạnh chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất hàng ngày, bà bầu cần bổ sung thêm vitamin từ sữa vừa đảm bảo đầy đủ năng lượng và vi chất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Dâu tây

Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, chống lại các gốc tự do, giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Chất này có vai trò trong quá trình hình thành xương của thai nhi đồng thời giúp xương mẹ luôn chắc khỏe. Dâu tây thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bào thai. Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây giàu iốt, hữu ích cho hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của bào thai.

Trái cây họ cam 

Những loại quả này rất giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho người mẹ. Cam quýt có hàm lượng vitamin C và canxi tương đối lớn. Vitamin C giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu. Sau khi sinh, lớp màng bên trong cổ tử cung người mẹ sẽ xuất hiện vết thương tương đối lớn, chảy nhiều máu, nếu ăn một lượng cam quýt thích hợp có thể ngăn ngừa tình trạng tiếp tục chảy máu này.

Theo VNE

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa dị tật thai nhi, phụ nữ mang thai nên quan tâm đến axit folic ngay khi có ý định mang thai và cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu axit folic.

Thai nhi có thể bị dị tật vì thiếu axit folic

Axit folic (folate) còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng thiếu chất này có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não... và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch...

Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ đều chỉ để ý đến chuyện bổ sung chất này khi đã biết chắc mình có thai. Do đó trẻ rất dễ bị thiếu axit folic nếu trước đó bà mẹ không có chế độ ăn đa dạng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên nên quan tâm đến axit folic ngay khi có ý định mang thai.

6 thực phẩm giàu axit folic

Súp lơ xanh


Súp lơ là một trong những loại rau xanh chứa nhiều axit folic nhất. Mỗi nửa bát súp lơ nấu chín có thể cung cấp cho mẹ tới 50mg axit folic. Nó còn chứa hàm lượng chất xơ phong phú có thể giúp thai phụ thoát khỏi tình trạng táo bón khó chịu trong thai kỳ.

Rau chân vịt


Hàm lượng axit folic của rau chân vịt cũng rất cao, là loại rau nổi bật trong số các loại rau xanh sẫm màu. Trong nửa bát rau chân vịt nấu chín có chứa tới khoảng 100mg axit folic. Loại rau này cũng chứa hàm lượng chất sắt phong phú, là một trong những loại rau lành mạnh thích hợp để các thai phụ ăn nhiều.

Trứng


Trứng cũng là một nguồn bổ sung axít folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25mg axit folic. Vitamin như axit folic, vitamin A, vitamin D… chủ yếu tập trung ở lòng đỏ trứng gà. Lòng đỏ trứng còn chứa rất nhiều chất sắt, đây là nguồn thức ăn tốt để thai phụ bổ sung dinh dưỡng.

Cam

Các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt có giá trị dinh dưỡng rất cao, đồng thời cũng chứa rất nhiều axit folic. Ngoài ra, chất xơ phong phú của cam còn có thể làm giảm táo bón hiệu quả. Đây là loại hoa quả thai phụ có thể ăn nhiều.

Các loại đậu

Các loại đậu cũng có chứa axit folic cao, trong đó hàm lượng của đậu tương là cao nhất. Thai phụ có thể dùng sữa đậu nành, đậu phụ, đậu phụ khô…

Sữa

Sữa là thức uống bổ sung dinh dưỡng rất lý tưởng, ngoài axit folic, sữa còn chứa rất nhiều protein và canxi rất tốt cho sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.

Theo SKĐS

Muốn con thông minh, bố mẹ nên cho bé ăn thực phẩm giàu axit linoleic, axit linolenic; bổ sung DHA có nhiều trong hải sản, đặc biệt là cá biển sâu, các mô mỡ gần mắt cá.

Trang Health Sina đưa tin gần đây một bé gái 10 tuổi người Anh đã xuất sắc vượt qua bài kiểm tra IQ Mensa với điểm tối đa 162, là trường hợp nhỏ tuổi nhất đạt điểm tối đa. Nhiều người gọi bé gái là thần đồng bởi chỉ số IQ 162 cao hơn cả nhà vật lý Albert Einstein 2 điểm. Hiện tượng này đã thu hút các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu xem đâu là yếu tố quyết định trí thông minh của một đứa trẻ ngay từ khi chúng chưa được đến trường đi học. Cuối cùng họ đúc kết những yếu tố ấy bao gồm:

Ăn thực phẩm giàu axit béo không bão hòa 

Axit béo linoleic, axit linolenic, axit arachidonic, DHA, EPA và các axit béo không bão hòa khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của các tế bào não và dây thần kinh. Nếu thiếu hụt các chất này có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ, tổn thương vĩnh viễn chức năng não. Thực phẩm giàu axit linoleic, axit linolenic có trong quả óc chó và các loại hạt khác. DHA có nhiều trong hải sản, đặc biệt là cá biển sâu. Các mô mỡ gần mắt cá có lượng DHA đặc biệt phong phú.

Lecithin

Lecithin là thành phần chính của mô não và tủy sống, sau khi lecithin được tiêu hóa, choline sẽ được tổng hợp trong não. Hàm lượng chất xám choline càng cao thì dẫn truyền thần kinh càng nhanh, giúp tăng tốc tư duy và bộ nhớ. Lecithin có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của khối lượng não bộ và phát triển hệ thống não. Lecithin không được tổng hợp trong cơ thể, chỉ có thể hấp thu từ thức ăn. Thực phẩm giàu lecithin gồm lòng đỏ trứng, đậu nành, óc heo, gan, mầm lúa mì, nấm, đậu phộng, hạt vừng và quả óc chó.

Protein

Protein là thành phần chính của các tế bào não. Thiếu chất này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các tế bào não, cản trở sự phát triển trí tuệ. Thực phẩm chứa protein sau khi đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và tổng hợp thành protein riêng của mỗi người. Protein là cơ sở vật chất của quá trình kích thích và ức chế tế bào não, đóng vai trò quan trọng để vận hành ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, dẫn truyền thần kinh, vận động... của con người.

Các kích thích tự nhiên

Để cải thiện chỉ số IQ của trẻ em, các kích thích tự nhiên cũng rất cần thiết và quan trọng. Khi em bé còn nhỏ, cha mẹ cần luôn có sự tiếp xúc thể chất với bé như nắm tay, ôm, hôn... Việc này còn giúp phát triển xúc giác của em bé và biểu truyền tình yêu của cha mẹ, giúp nuôi dưỡng thái độ, tình cảm lành mạnh của trẻ. Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể cho tiếp xúc nhiều hơn với môi trường tự nhiên, cảm nhận những âm thanh của thiên nhiên giúp phát triển năng lực quan sát và nhận thức.

Kích thích hoạt động

Bất kỳ năng lực nào của trẻ đều được phản ánh và cải thiện trong các hoạt động. Năng lực IQ cũng không ngoại lệ. Vì vậy cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ tham gia nhiều hoạt động phong phú, có thể là vận động thể chất thường xuyên hoặc tham gia vào một số trò chơi, hùng biện, thảo luận và các sự kiện công cộng... Như thế không chỉ giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp mà còn nâng cao chất lượng đời sống giải trí và đam mê, qua đó thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của bé.

Kích thích hứng thú

Mỗi đứa trẻ có một số sở thích, như chơi cờ, nhiếp ảnh, cắm hoa, sưu tập, chăm sóc thú cưng... Cha mẹ cần chú ý khám khá điều gì khiến con quan tâm và yêu thích, từ đó giúp chúng tiếp tục phát triển. Những tiềm năng vốn có của một đứa trẻ được phát huy tốt nhất khi được thoải mái tham gia vào việc mà chúng thật sự hứng thú. Trong quá trình này phụ huynh có thêm nhiều cơ hội dạy trẻ sống nghị lực vượt qua những khó khăn để đi đến thành công.

Kích thích chuyên sâu

Phát hiện sở trường đặc biệt của con ở phương diện nào đó, cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp, chẳng hạn thanh nhạc, múa, điêu khắc, diễn xuất, võ thuật, bóng đá... Những chương trình đào tạo chuyên nghiệp này không chỉ bồi dưỡng tinh thần sáng tạo và tính tò mò của trẻ một cách sâu sắc mà còn giúp trau dồi những kỹ năng chuyên nghiệp. Ngược lại, nếu cha mẹ nhồi nhét cho con học theo ý mình với mong muốn chúng thành công, nổi tiếng thì sẽ gây phản tác dụng, vi phạm nguyên tắc bồi dưỡng tài năng trẻ, dễ khiến các em đi lầm đường.

Theo VNE

Tập yoga, châm cứu, nắn chỉnh thần kinh cột sống... là phương pháp an toàn mà hiệu quả giúp thai phụ giảm đau lưng.

ba-bau-lam-sao-dehet-dau-lung

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, hầu hết bà bầu luôn cố gắng chịu đựng những cơn đau lưng vì cho rằng đó là một phần tất yếu của quá trình mang thai. Khi các cơn đau xuất hiện dai dẳng gây khó chịu khiến thai phụ gặp khó khăn trong thực hiện những công việc hằng ngày thì đó là vấn đề nghiêm trọng kể cả trong thai kỳ hay sau sinh.

Khảo sát cho thấy  phần lớn bà bầu đều trải qua những cơn đau lưng với mức độ khác nhau nhưng có một điểm chung là gây cảm giác khó chịu và nặng nề. Hầu hết mọi người tin rằng triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi sinh nhưng không hẳn vậy. Thực tế nhiều phụ nữ sinh con xong vẫn còn đau và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, bác sĩ khuyên chị em bị đau lưng cần phải điều trị kịp thời, nhất là khi ảnh hưởng xấu đến tinh thần và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Rào cản lớn nhất khiến các thai phụ đau nhưng ngại đến bệnh viện thăm khám là do tâm lý sợ phải uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Bác sĩ Paul khuyến cáo việc dùng thuốc có thể gây ra quái thai hoặc dị tật bẩm sinh cho trẻ ở nhiều cơ quan như tim, đầu, mặt, bộ phận sinh dục, tiêu hóa, xương, cơ, các chi..., đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ. Thay vào đó, có nhiều cách đơn giản, không cần dùng thuốc mà đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc làm giảm hoặc triệt tiêu hoàn toàn những cơn đau vùng xương chậu và lưng:

Tập yoga trước khi sinh

Yoga bao gồm những bài tập chuyển động giúp tăng sự dẻo dai và sức mạnh toàn thân. Đây là phương pháp phổ biến giúp thai phụ giảm bớt cơn đau. Luyện tập bộ môn này là lựa chọn hàng đầu cho các bà bầu gặp các vấn đề về lưng, cơ, khớp và dây thần kinh. Yoga trước khi sinh còn giúp cải thiện tư thế và chuẩn bị cho kỳ sinh nở dễ dàng hơn. Các bài tập hít thở sâu có tác dụng giảm căng thẳng tinh thần và gia tăng năng lượng. Thực hành yoga hàng ngày giúp bà bầu có giấc ngủ sâu hơn, cơ thể và trí óc được thư giãn.

Nắn chỉnh thần kinh cột sống

Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả. Theo đó, bác sĩ thần kinh cột sống áp dụng những động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng cho sản phụ thường đi kèm với massage, kéo dãn cơ và các bài tập phục hồi chức năng nhằm trị liệu hiệu quả và tự nhiên. Các thai thụ phản hồi cảm thấy sức khỏe cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị, giải tỏa cơn đau vùng hông, chân và lưng, giảm cảm giác đau khi nằm nghiêng, di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp này điều chỉnh sự cân bằng xương chậu để quá trình sinh nở dễ dàng hơn, giảm nôn mửa và sinh đúng thời gian dự sinh.

Các nhà khoa học đã theo dõi trên 115 thai phụ mắc chứng đau lưng dưới hoặc xương chậu được chữa trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Kết quả ghi nhận sau một tuần, 52% bà bầu phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau hơn, con số này tăng lên 70% sau một tháng và 85% sau 3 tháng điều trị. Một năm sau nghiên cứu, 88% bệnh nhân báo cáo đã cải thiện rõ rệt triệu chứng đau lưng và xương chậu. Nhóm nhà khoa học còn khẳng định việc chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống khi mang thai giúp phụ nữ cải thiện sức khỏe tổng thể dài lâu. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho những bệnh nhân sức khỏe yếu và nhạy cảm như người già và trẻ em.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp Đông y sử dụng kim để tác động vào một số bộ phận nhất định của cơ thể giúp lưu thông các dòng chảy năng lượng. Đối với bà bầu gặp các vấn đề trong quá trình thai nghén, thầy thuốc dùng kim châm kích thích các huyệt để giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, cân bằng và gia tăng năng lượng, từ đó làm giảm các triệu chứng ốm nghén, đau nửa đầu và lưng.

Bà bầu uống trà gừng được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, uống trà gừng mẹ có thể giải cảm nhưng thai nhi sẽ bị nóng, phát triển không tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu uống trà gừng được không?
ảnh minh họa

“Từ khi có bé, tôi hay bị đầy bụng khó tiêu, như trước đây thì uống trà gừng là khỏi ngay. Nhưng không biết bây giờ uống thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Có chị bảo là uống nhiều em bé sẽ bị nóng, nhưng tôi đọc một tài liệu của nước ngoài thì nghe người ta khuyên thai phụ bị nghén, nôn ói nhiều nên ăn/uống vài lát gừng sẽ làm dịu triệu chứng. Vậy thực hư tác dụng của trà gừng với thai nhi như thế nào?”

Bà bầu uống trà gừng được không – Hoàn toàn được

Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.

Các chuyên gia cho biết, trà gừng là một trong những loại trà bà bầu nên uống trong quá trình mang thai. Bởi trà gừng làm ấm cơ thể, nhất là trong thời gian chuyển mùa và trong mùa lạnh. Bà bầu có thể dùng trà gừng hoặc những lát gừng tươi nguyên chất đều cho tác dụng tương đương.

Bà bầu uống trà gừng, ngậm 1 lát gừng nhỏ mỗi buổi sáng có thể giảm nguy cơ nôn ói. Gừng giúp tăng cường tuần hoàn và phòng chống cảm lạnh hiệu quả, giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn…

Ngoài ra, để giải cảm, bà bầu có thể lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi, uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong.


Uống trà gừng đúng cách sẽ rất tốt bà bầu

Nên sử dụng trà gừng dạng đóng gói sẵn hoặc cho vài lát gừng tươi vào ấm trà, bà bầu dễ dàng thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có thể thêm đường hoặc mật ong để tăng thêm hương vị thơm ngon của trà gừng.

Lưu ý khi bà bầu uống trà gừng

Gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục.

Vì thế, thai phụ uống trà gừng phải hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên uống quá nhiều sẽ gây hại cho thai nhi.

Theo GĐOL

Sự gắn bó giữa mẹ và bé mật thiết đến nỗi một số thói quen từ mẹ có thể truyền lại cho con và trở thành tính cách của bé sau này.

Vì vậy, trong thời gian mang thai mẹ bầu nên hạn chế những điểm yếu sau (nếu có) để sau này chăm con đỡ cực nhé.

1. Con kén ăn do mẹ ăn uống cầu kỳ

c12.
Trẻ kén ăn có thể là do mẹ khó tính khi ăn uống trong thai kỳ.​

Ăn uống bất thường dường như là một biểu hiện thường thấy ở các mẹ bầu. Sự thay đổi vị giác trong thời gian mang thai có thể khiến mẹ bầu lên một thực đơn thiên lệch về một số nhóm thực phẩm nhất định. Hoặc cũng có thể “kén cá chọn canh” là cá tính của mẹ từ trước. Nhưng dù thế nào thì mẹ bầu cũng cố gắng điều hòa những sở thích của mình. Điều này giúp cho mẹ tránh được vất vả khi chăm sóc con ăn uống sau này. Vì mẹ ăn uống kén chọn, con cũng có xu hướng khó ăn khó uống sau này. Do đó, hãy ăn đầy đủ chất và cần nhất là ăn phong phú các loại thực phẩm khác nhau.

2. Con hay cáu gắt vì mẹ thường nổi giận

Tức giận là cảm xúc mãnh liệt và dễ lan truyền nhất. Đối với mẹ và con thì những tức giận, bất an trong 9 tháng thai kỳ có thể khiến cho trẻ được "thừa kế" một tính khí dễ mất kiểm soát.

Vì vậy, hãy chú trọng đến điều này, mẹ bầu nên tập thể dục, giải trí, nghỉ ngơi và nhất là cố gắng điều hòa tâm lý để trẻ khi ra đời sẽ mang cảm xúc tích cực hơn.

3. Mẹ lười suy nghĩ sinh con kém thông minh

 c14_2.
Tranh thủ bầu bí để ngủ là không tốt cho trí tuệ của trẻ sau này ​

Sự mệt mỏi trong thai kỳ cùng với sự nặng nề của cơ thể có thể khiến cho mẹ bầu luôn muốn ngủ nghỉ. Thế nhưng, nếu mẹ bầu ít vận động cả về thể chất và tinh thần trong khi mang thai thì bé cũng sẽ "bắt chước" mẹ mà lười suy nghĩ và vận động sau này. Các vận động của mẹ tạo ra các kích thích thần kinh đối với bé và giúp cho cấu trúc não bộ được hình thành vững chắc hơn do được trau dồi thường xuyên.

Vì vậy, hãy đọc sách, đi bộ, nghe nhạc trong thai kỳ để tạo nền tảng tốt nhất cho trẻ phát triển trí tuệ nhé.

4. Mẹ thức đêm, con hay chơi đêm, ngủ ngày

Khi mẹ mang thai, sinh hoạt của mẹ cũng là sinh hoạt của bé. Do đó nếu mẹ bầu thức đêm thường xuyên khi mang thai thì bé cũng sẽ thức đêm theo mẹ. Điều này hình thành thói quen và khi chào đời bé sẽ tiếp tục duy trì thói quen này. Lúc này mẹ chăm bé sẽ cực kỳ vất vả.

Vì vậy, mẹ bầu hãy ăn nghỉ điều độ. Giấc ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu là 8 giờ mỗi đêm và nên ngủ trưa 1 giờ đồng hồ.

Theo Yeutre

Rất nhiều người thắc mắc không biết một thai nhi trong bụng mẹ sẽ đi ị và tè ra sao? Thực ra cơ chế bài tiết chất thải của bé hoàn toàn không như những gì chúng ta vẫn tưởng tượng.

Có thể trả lời ngay cho các mẹ đang có chung thắc mắc này rằng các bé tiêu, tiểu hàng ngày vào chính nước ối mà bé vẫn bì bõm suốt thai kỳ đấy! Nghe có vẻ rất mất vệ sinh? Nhưng đừng lo, tạo hóa đã sắp xếp mọi chuyện thật chu đáo ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất này!

Thai nhi có đi ị trong bụng mẹ không?

Thực ra, phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo cách gọi thông thường, lượng phân “sơ khởi” này được gọi là phân su. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi từ lúc mới hình thành. Chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ị đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện thai nhi đi ị trong bụng mẹ như trí tưởng tượng của chúng ta vẫn nghĩ. 

thai nhi đi tè 2.
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nuốt phải phân su đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào. ​

Trong quá trình phân su sinh ra, có thể thai nhi sẽ nuốt phải hỗn hợp bao gồm cả phân su lẫn nước ối. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng tắc nghẹn toàn bộ hoặc một phần đường thở của bé cùng với đó là các kích ứng hóa học có thể gây nên dị tật, nhiễm trùng bào thai hoặc tình trạng viêm phổi bào thai và đe dọa đến tính mạng. 

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp này đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào. 

Khám phá thai nhi đi tè 

Khi bạn đã bước sang những tuần 30 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ nhiều hơn. Hoạt động nuốt nước ối ở giai đoạn này của bé đã trở nên thành thục và điều này hoàn toàn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày khi thai ở vào tuần 32 – 34, bé sẽ tè vào trong nước nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Tất nhiên, lượng nước bé có được hoàn toàn từ chính nước ối của mẹ. Lượng nước này có thể đạt 2 lít mỗi ngày. 

thai nhi đi tè 1.
Thai nhi tè ngay vào nước ối.​

Điều đặc biệt nhất để môi trường nước ối xung quanh thai nhi luôn được sạch sẽ đó là nhờ vào khả năng tuần hoàn, trao đổi và tái tạo của nước ối. Trung bình cứ mỗi 3 tiếng, nước ối lại được làm mới để phục vụ cho nhu cầu sự sống của thai nhi. 

Như vậy, nhờ vào nước ối, thai nhi không ngừng phát triển và hoàn chỉnh dần hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết…trong phạm vi môi trường của túi ối.

Đó cũng chính là lý do tại sao nước ối lại được coi là điều kiện sống còn vô cùng quan trọng đối với các thai nhi.

Theo Yeutre

Giới tính của thai nhi là do người bố quyết định nhưng còn ngoại hình, tính cách hay chiều cao của bé sẽ được di truyền từ ai?

Những khám phá thú vị theo luật di truyền sẽ giúp bố mẹ đoán được phần tướng mạo của thai nhi trong bụng mẹ:

Về chiều cao

Cùng với đi lên của xã hội, chiều cao trung bình của con người cũng ngày càng được cải thiện. Theo khảo sát và nghiên cứu năm 2013, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt nam là 163,7 cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn; chiều cao trung bình của nữ là 153cm, thấp hơn 10,1 cm so với chuẩn. Vậy ngoài yếu tố dinh dưỡng và tập luyện, gene di truyền ảnh hưởng thế nào đến chiều cao của trẻ?

Theo nghiên cứu, gene di truyền quyết định 70% chiều cao của bé, trong đó gene người bố quyết định 35%, gene người mẹ quyết định 35%. Thế nhưng nếu như cả người bố và người mẹ có chiều cao không lý tưởng, không đồng nghĩa với việc bé lớn lên sẽ không cao lớn bởi một chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt có thể cải thiện rất nhiều điều này.

Thai nhi được thừa hưởng những gì từ bố mẹ? - 1

Theo nghiên cứu, gene di truyền quyết định 70% chiều cao của bé, trong đó gene người bố quyết định 35%, gene người mẹ quyết định 35%. (ảnh minh họa)

Gen thông minh

Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng trí thông minh là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có di truyền và những tác động từ môi trường. Năm 2001, một công trình nghiên cứu của nhà khoa học Zicher đã chỉ ra, nữ giới là nhân vật quan trọng nhất trong việc di truyền gene cho nhân loại, các gene thông minh nằm rải rác trên chuỗi AND, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X.

Ở đàn ông, gene thông minh nằm tập trung rất nhiều ở nhiễm sắc thể X, nhưng lại rất ít ở nhiễm sắc thể Y. Sự phân bố không đều này dẫn đến kết quả là, ở đàn ông có những người IQ rất cao, nhưng cũng có những người IQ rất thấp. Đối với phụ nữ, sự phân bố đều đặn gene thông minh trên 2 nhiễm sắc thể X khiến trí tuệ của họ bình quân hơn, không nhiều những người thông minh xuất chúng, nhưng cũng hiếm những trường hợp IQ quá thấp. Theo kết quả nghiên cứu này, chúng ta có thể suy luận rằng, gene thông minh của bé trai hầu hết là do mẹ di truyền; còn đối với những người đàn ông thông minh xuất chúng, họ nên sinh con gái để gene thông minh được truyền lại.

Về tuổi thọ

Theo nghiên cứu trên các cặp song sinh cùng trứng cho thấy, những cặp sinh đôi có độ tuổi tử vong khoảng 60-75 tuổi, những cặp sinh đôi nam có thời gian tử vong cách nhau khoảng 4 năm, những cặp sinh đôi nữ có thời gian tử vong cách nhau khoảng 2 năm. Tuổi thọ thực sự được di truyền từ bố mẹ. Nếu như trong gia đình bạn có tiền lệ sống thọ, con cái bạn cũng có khả năng sống thọ là rất lớn.

Về tính cách

Có câu “hổ phụ sinh hổ tử” để nói về sự di truyền tính cách của cha mẹ cho con, nhưng cũng có câu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, vậy đâu mới là chính xác? Theo nghiên cứu, những đứa trẻ chắc chắn sẽ được di truyền tính cách của bố mẹ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Thế nhưng đây không phải là yếu tố quyết định tính cách cho tới khi đứa trẻ trưởng thành, mà quan trọng nhất đó là yếu tố môi trường và sự giáo dục. Chẳng hạn như, thí nghiệm cho thấy, những đứa trẻ có cha mẹ hay cười và biểu hiện tích cực với chúng, chúng sẽ rất dễ kết bạn, hoạt bát, vui vẻ. Ngoài ra, con gái dễ dàng nhận sự ảnh hưởng tính cách và sự giáo dục từ bố hơn từ mẹ!

Năng khiếu

Nếu như cha hoặc mẹ có năng khiếu về một lĩnh vực gì đó, rất có khả năng sẽ truyền lại cho con, tuy nhiên năng khiếu cũng cần được phát hiện và phát triển qua quá trình luyện tập lâu dài và bền bỉ.

Về tướng mạo

Đây là điều mà mọi người không thể phủ nhận, khi những đứa trẻ ngay trong bụng mẹ đã có những nết rất giống với bố mẹ chúng.

Thai nhi được thừa hưởng những gì từ bố mẹ? - 2

Khi còn ở trong bụng mẹ, những đứa trẻ đã có những nết rất giống với bố mẹ chúng. (ảnh minh họa)

Hói đầu

Hói đầu là gen trội với bé trai và lặn với bé gái. Hay nói cách khác, hói đầu sẽ di truyền từ cha sang con trai. Nếu người cha bị hói đầu, ông ngoại cũng bị hói đầu thì đứa trẻ sinh ra nếu là trai sẽ có khả năng bị hói là 100%. Nếu người cha không bị hói trong khi ông ngoại bị hói thì bé trai sinh ra chỉ có 25% khả năng bị hói; nếu cả cha và ông ngoại đều không bị hói thì khả năng bé trai sinh ra bị hói có thể là 0%.

Màu da

Nếu như đứa trẻ có cha mẹ đều là người da đen, sẽ không thể có nước da trắng, và hầu hết những đứa trẻ đều có màu da “trung tính” giữa màu da của bố và của mẹ.

Mắt

Có lẽ để quyết định tướng mạo của một đứa trẻ phải phụ thuộc tính trội hay tính lặn trong gene của bố mẹ. Ví như, bố và mẹ, một người mắt hai mí và một người mắt một mí, đa số những đứa trẻ sinh ra sẽ có mắt hai mí. Hay nếu như cha mẹ có màu mắt khác nhau, một người mắt xanh và một người mắt đen thì con của họ sẽ không thể có mắt xanh.

Mũi

Những người có mũi to, cao, lỗ mũi to thường di truyền rất rõ rệt. Quá trình định hình hình dáng mũi rất dài, vì vậy, nếu con của bạn khi nhỏ có mũi tẹt, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì khi lớn mũi vẫn có khả năng sẽ cao lên…

Trọng lượng

Tại sao khi những người có chế độ dinh dưỡng giống nhau, vận động giống nhau mà họ lại béo gầy khác nhau. Điều này, một phần có thể giải thích bằng sự di truyền từ bố mẹ. Nếu cả bố và mẹ đều béo, khả năng trẻ béo là 50-60%, nếu chỉ bố hoặc mẹ béo, khả năng giảm xuống còn 30%...

Theo Webgiadinh

Hẳn mẹ bầu nào cũng tò mò, không biết con yêu thường làm gì khi ở trong bụng mẹ đúng không. Hãy cùng khám phá điều kỳ diệu này nhé.

thai nghe.
Không chỉ ngủ, máy mà trong bụng mẹ, thai nhi còn nhiều hoạt động hơn nữa.​

1. Bé nấc

Đây là hiện tượng khá bình thường khi bé đã được trên 24-28 tuần tuổi, mẹ sẽ nghe thấy tiếng bé nấc trong bụng giống như tiếng nhịp tim đập hoặc tiếng “pop, pop” vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi trong bụng mẹ, tùy theo cơ địa của mẹ cũng như cơ địa của bé, bé có thể nấc từ 1-2 lần/ngày hoặc nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc.

2. Bé khóc

Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Bởi từng có tin đồn rằng, một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.

2 câu chuyện nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận. Đây cũng chính là một trong nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Vì người ta tin rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.


3. Thích nhất là được ngủ

Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt). 

Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp. Thật kỳ diệu đúng không.

thai ngu.
Trong bụng mẹ, thai nhi thích nhất là ngủ. ​

4. Im ắng lắng nghe và hào hứng phản ứng

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,... Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.

Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để bố mẹ nói chuyện và chia sẻ với bé nhiều hơn nhé, bé sẽ buồn hoặc giận dữ nếu tâm trạng mẹ không tốt và cũng thích nghe giọng nói ấm áp của bố. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc du dương hoặc sôi động để bé phát triển hoàn thiện hơn về thính giác.

5. Thưởng thức vị ngọt ngào

Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước.

Ngoài ra, nếu mẹ ăn những thức ăn quá mặn hoặc có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng thì bé cũng đều cảm nhận được hết thông qua nước ối. Mẹ cũng lưu ý, không nên ăn quá mặn hay quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con yêu chút nào.

6. Mắt đảo liên tục

Từ 16 tuần tuổi mẹ đã bắt đầu đảo mắt, nhưng đến 26 tuần tuổi, bé mắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên, thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng. Bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối nếu bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào và phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài này bằng cách mở thật to mắt để nhìn.

7. Mút mút tay ngon

Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.

thai mut.
Ngoài các hoạt động khác thai nhi còn biết mút ngón tay khi còn trong bụng mẹ. ​

8. Cùng nhào lộn nào!

Từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.

Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.

thai nhin.
Thai nhi nhào lộn rất cừ trong bụng mẹ nhé. ​

9. Con cũng biết đau

Từ tuần 24 trở đi, bé đã biết đau và khó chịu nếu nước ối quá ít hoặc với các mẹ mang song thai còn thấy bé có thể “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với nhau để giành chỗ để chân vì tử cung của mẹ quá chật. 

Đó cũng là lí do, nếu trong trường hợp bác sĩ phải chỉ định mổ cho mẹ thì họ sẽ tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để giảm đau đớn cho thai nhi dù chúng còn rất nhỏ.

10. Xúc cảm thay đổi

Bé cũng có cảm xúc khi mẹ vuốt ve hoặc nói chuyện dịu dàng với bé, những lúc này bé thường nằm im để được mẹ vỗ về hoặc xòe bàn chân, nhịp tim đập mạnh để phản ứng với mẹ ở bên ngoài.

11. Đi tiểu thôi!

Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 - 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.

12. Trong bụng mẹ, con không chỉ đạp đâu nhé!

Nhiều người thấy thai máy vẫn cứ hay bảo bé đang đạp và tưởng rằng chỉ có vậy. Nhưng thực ra bé còn làm được nhiều hơn thế. Từ 8 tháng tuổi, thai nhi đã có thể ngáp, mút ngón tay, nắm tay, sờ mặt, cằm, sờ đùi, làm xấu, giận hờn, đạp chân, xòe bàn chân,... Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những phản ứng này của bé đều là sự phát triển bình thường và diễn ra trong vô thức.

Biết thêm về những điều con có thể làm được trong bụng mẹ quả thật rất thú vị phải không? Nhưng nó còn có ích hơn thế khi mẹ áp dụng các phương pháp thai giáo cho con mình đấy.

Theo Yeutre

Chị em nên đi khám răng và kiểm tra nhóm máu để đảm bảo cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh, không gặp biến chứng.

dental-examinatio-3315-1442479034.jpg
Ảnh: hubspot.net.

Dưới đây là những yêu cầu sức khỏe phụ nữ cần kiểm tra trước khi có bầu, theo BoldSky:

Khám răng

Đến nha sĩ là điều chị em phải làm trước khi tính đến chuyện có thai. Các vấn đề răng miệng trong thai kỳ có thể đem đến nhiều rủi ro cho bà bầu và thai nhi vì bạn sẽ không được dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Ngoài ra, chữa răng lúc mang thai cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Kiểm tra nhóm máu

Bạn cần phải biết chắc chắn nhóm máu của mình và chồng nếu muốn mang thai. Trong trường hợp bạn có nhóm RH- và chồng là RH+, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì các kháng thể từ mẹ sẽ tấn công các tế bào máu của thai nhi do không tương thích.

Kiểm tra tuyến giáp trạng

Bạn cần kiểm tra hoạt động của tuyến giáp trước khi mang bầu để đề phòng tình trạng nhược giáp dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

Thăm khám tâm lý

Nếu đang bị lo âu căng thẳng, bạn hãy cố gắng thư giãn và tìm đến sự giúp đỡ của một nhà tâm lý. Trong thai kỳ, stress có thể trở nên rất nguy hiểm và khi đó bạn cũng không thể sử dụng loại thuốc giảm stress nào.

coconutwater-7792-1442479034.jpg
Ảnh: speakgreenms.org.

Kiểm tra huyết sắc tố

Kiểm tra huyết sắc tố và bổ sung axit folic để phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ là điều chị em nên nghĩ đến. Ngoài ra, vitamin B12 cũng được khuyên dùng.

Theo dõi cân nặng

Thừa cân sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Thậm chí, kể cả khi bạn có bầu, biến chứng cũng có thể xảy ra vì lượng cholesterol và huyết áp cao. Vì vậy hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức vừa phải trước khi quyết định có thai.

Kiểm tra lượng dưỡng chất cần thiết

Nếu đã chắc chắn về kế hoạch có con, bạn nên dừng mọi chế độ ăn kiêng và ăn uống lành mạnh để đảm bảo cơ thể có đủ các chất cần thiết. Nếu mẹ không có thể trạng tốt trước và trong khi mang bầu, con sẽ yếu cả về cơ thể lẫn tinh thần. Tệ hơn, bạn còn có nguy cơ ngã bệnh trước khi nhận tin vui. 

Theo VNE

Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, rau xanh, trái cây tươi…


ba-bau-an-gi-de-con-cao-khoe-thong-minh
Ảnh: Medicaldaily.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, cơ thể người phụ nữ khi mang bầu thường có những thay đổi lớn để phù hợp với thai kỳ. Việc bổ sung dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động và chuyển hóa bình thường của cơ thể mẹ đồng thời giúp thai nhi và các phần phụ bé phát triển hoàn chỉnh. Dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ cũng giúp mẹ có đủ sữa cho con bú sau khi ra đời.

Thực tế không phải người mẹ nào cũng được trang bị đầy đủ kiến thức và có kinh nghiệm trong việc chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những chị em lần đầu có con. Theo bác sĩ Nguyệt, về cơ bản để đứa trẻ sinh ra cao khỏe, thông minh, người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, giữ cho tinh thần thoải mái cùng chế độ sinh hoạt, làm việc phù hợp, không để bị stress. Riêng về chế độ dinh dưỡng, chị em cần đảm bảo khẩu phần nhiều thực phẩm chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển và các loại rau xanh, trái cây tươi.

Bác sĩ nhấn mạnh vấn đề dinh dưỡng của trẻ nên được quan tâm ngay từ khi còn trong bụng mẹ chứ đừng đợi cho đến khi bé chào đời. Thực tế cho thấy bà mẹ trong trạng thái tốt về thể chất, được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết thì đứa con sinh ra sẽ khỏe mạnh, đủ cân và phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Ngược lại trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng có nguy cơ chậm phát triển trí não và thể chất, hạn chế phát triển tầm vóc…

Lưu ý riêng trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển chậm, mỗi ngày chỉ tăng khoảng một g. Nếu người mẹ không có hiện tượng nghén thì chỉ cần đảm bảo mỗi ngày ăn 3 bữa và bổ sung thêm một chút thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Một số dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ này như axit folic, chất sắt và đừng quên uống nước thường xuyên.

Từ khi đứa trẻ sinh ra, nguồn sữa mẹ cần phải được duy trì trong 6 tháng đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong nửa năm đầu ít bị bệnh nhiễm trùng hơn các bé bú sữa bình. Khi đã cứng cáp hơn, bé cần được cho ăn bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D, kẽm, sắt… đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào các mô. Các dưỡng chất này có nhiều trong sữa mẹ, rau, củ, quả, thịt, cá, ánh nắng mặt trời và sữa. Dù vậy, bác sĩ khuyên thai phụ và sản phụ cần thiết lập chế độ ăn đầy đủ và cân đối, không nên thiếu hay thừa dinh dưỡng đều không tốt cho cả mẹ và con.


Theo VNE

11 dấu hiệu chỉ báo dưới đây sẽ cho bạn biết liệu bạn có đang làm “nô lệ” cho con hay không

Bố mẹ nào cũng muốn trở thành những bậc cha mẹ tuyệt vời? Tuy nhiên, đôi khi, niềm đam mê con cái và sự nhiệt tình của chúng ta có thể dẫn tới sự bao bọc quá mức. Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, chắc chắn là bạn đang bao bọc con đến mức “nô lệ” cho con.
1. Giúp con khi con không nhờ
Trẻ bị rơi mũ, quai cặp bị tuột… thường được cha mẹ ngay lập tức nhặt lên cho hoặc sửa lại giùm. Nếu bạn thường hành động như vậy, bạn thuộc tuýp cha mẹ quá bảo bọc con. Lời khuyên được đưa ra là cha mẹ nên lùi lại một chút và chờ đứa trẻ lên tiếng nhờ giúp đỡ.
Mô tả ảnh.
Nếu bạn giúp con khi con không nhờ thì bạn thuộc tuýp cha mẹ quá bảo bọc con.
2. Bạn hay bực bội
Chúng ta nài nỉ, hối thúc, nhắc đi nhắc lại, kỳ kèo nhưng chẳng có tác dụngvà cuối cùng đành vác túi đựng đồ của con ra xe. Khi bạn thực hiện thay con những việc mà bạn biết lẽ ra chúng nên làm, bạn cảm thấy bất công, bực bội và không được trân trọng.
3. Bạn hay mệt mỏi
Điều này là đương nhiên. Vì bạn đang sống cho cuộc đời của hai người: chính bạn và con mình. Cả ngày bạn làm công việc của hai người và gánh hai trách nhiệm.
4. Con bạn hay buộc tội và chê trách bố/mẹ
Nếu con bạn luôn đổ lỗi cho bố/mẹ về những vấn đề chúng gặp phải, đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã phục vụ chúng quá nhiều. Rõ ràng là trẻ đã tin rằng bạn là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng.
5. Con bạn luôn đòi hỏi
Nếu thấy con liên tục đưa ra những yêu cầu như "Buộc giày cho con", "Lấy nước ngọt cho con", "đưa con đi chơi"... thì có lẽ bạn đã bao bọc con quá nhiều rồi.
Mô tả ảnh.
Bao bọc con quá nhiều sẽ khiến con bạn ỉ lại.
6. Con bạn chống đối khi phải làm gì đó
Nếu bạn phục vụ con quá nhiều, trẻ sẽ thấy mình không thể làm được gì và chống đối khi bị yêu cầu làm những việc cho chính mình. Điều này càng khiến bạn tin rằng con chưa thể làm được chứ không phải là không muốn làm, nên lại gánh vác thay cho trẻ.
7. Bạn sốc khi biết những điều con mình có thể làm khi không có mẹ bên cạnh
Bạn có thể sốc hoặc thậm chí cảm thấy tổn thương khi mình phải vật lộn mỗi sáng để đứa con tuổi teen dậy đúng giờ rồi tới trường, trong khi đi cắm trại, trẻ dậy từ 6h sáng mà chẳng cần mẹ giúp.
8. Cuộc sống của bạn mất cân bằng
Nhiều bố mẹ quá tập trung vào việc nuôi dạy con cái để bản thân cảm thấy bận rộn. Tuy nhiên, có lẽ họ thực sự trốn tránh một vấn đề của chính mình. Bạn sẽ là ai khi bạn không còn bận với vai trò làm mẹ? Dạy con là một phần quan trọng trong đời chúng ta nhưng nếu bạn biến nó là tất cả cuộc sống của mình, bạn sẽ đánh mất ý thức về bản thân và đặt áp lực lên con cái.
9. Bạn khó khoan dung với những stress và lo âu
Nếu bạn không thể chấp nhận sự thất vọng, những giọt nước mắt, nỗi buồn bực, các lỗi sai và sự không hoàn hảo ở con, có lẽ chính bạn có nỗi lo âu lớn mà không tự đối mặt giải quyết được.
Mô tả ảnh.
Bạn bao bọc con một cách thái quá sẽ trở thành "nô lệ"cho con.
10. Bạn có yêu cầu quá cao
Trẻ đang lớn lên và phát triển nên không thể tránh được sự chậm chạp, vụng về và cả mắc lỗi. Nếu có tiêu chuẩn cao, bạn có thể ngay lập tức muốn chỉnh sửa, làm lại, giúp con giải quyết các vấn đề. Rõ ràng, nếu con làm đổ nước, việc của bé là lau khô nhưng bạn không tin vào khả năng của con hoặc đang sẵn cây lau nhà trong tay nên làm luôn. Bạn có cho phép con tự chọn đồ mà bạn thấy không phù hợp? Bạn có cáu giận khi thấy vết mực trên áo con? Hãy thả lỏng một chút và hạ thấp các yêu cầu để bạn và con cái đều dễ thở hơn.
11. Bạn chẳng giống ai
Bạn thử nhìn xung quanh xem có ai lau mũi cho con họ - khi trẻ đã lên lớp 8 không? Nếu bạn không chắc liệu con mình có khả năng làm việc gì đó không, hãy hỏi bác sĩ nhi và đơn giản nhất là chú ý tới những trẻ cùng độ tuổi với con bạn.
Theo Phunutoday

Lời hứa trong tình yêu rất quan trọng đặc biệt là đối với con gái. Nhưng chị em phải cực tỉnh táo để hiểu khi đâu là thật lòng là giả dối nhé.

Lời hứa của đàn ông có ba dạng. Thứ nhất là rất thích hứa nhưng hiếm khi thực hiện lời hứa. Thứ hai là không bao giờ hứa, chỉ làm. Cuối cùng là hứa vừa đủ và làm gần đủ.
Không khó để nhận ra dạng thứ nhất
Thường thì người ta vẫn gọi là hứa cho vui mồm. Những lúc gần bên nhau, cảm xúc mãnh liệt hoặc mong cầu một điều gì đi xa hơn giới hạn bình thường, đàn ông có thể tung chiêu hứa hẹn. Những lời hứa lúc này thốt ra từ miệng đàn ông lúc nào cũng ngọt như đường như mật, giúp cho sự hung phấn của đối phương tăng lên cao vút, và đương nhiên là mục đích cũng dễ dàng đạt được hơn. Nhưng thường thì cái gì nói nhanh nói vội cũng được quên đi nhanh chóng.
Đừng tin vào cách đàn ông hứa, hãy nhìn vào cách họ làm!
Phụ nữ thông minh phải tỉnh táo trước mọi "lời hứa"
Có thể sáng hứa chắc như đinh đóng cột, ngay khi chiều gặp lại đã bị bỏ quên mất rồi. Phụ nữ thông minh thường không tin vào những lời hứa hươu hứa vượn này, mà chỉ lắng nghe rồi… cười ruồi. Gã đàn ông nào múa mép áp dụng dạng lời hứa ảo này cũng nhanh chóng được đưa vào black list – tuyệt giao không muốn gặp mặt lại thêm lần nào nữa. Bởi chẳng ai quý mến hay đem lòng yêu thương nổi một gã chuyên hứa lèo, đúng không?
Dạng lời hứa thứ hai là
Không bao giờ hứa hẹn gì cả, chỉ chuyên tâm làm mà thôi. Ví như biết bạn gái thích món này món nọ, xem, ngắm nhìn, rồi ghi nhớ kỹ, hiện tại chưa có điều kiện thực hiện thì sẽ để sau này thực hiện, miễn là sẽ làm cho cô ấy vui, làm cho cô ấy hạnh phúc. Những người đàn ông này không phải là không biết hứa hay là không thích hứa, mà đơn giản là muốn đem lại bất ngờ cho người mình yêu thương, đồng thời không muốn tạo sự trông chờ quá lớn từ người yêu để rồi tự tạo áp lực cho bản thân. Chính ra đây lại là cách an toàn nhất và cũng là khôn ngoan nhất. Không hứa thì sẽ không thất hứa, nhưng làm được những điều không hứa hẹn thường được đánh giá cao hơn hẳn một bậc, vì khi đó sẽ được xếp vào hàng: đàn ông tinh tế!
Dạng lời hứa thứ ba
Thì giữ chữ tín vừa đủ. Nghĩa là biết mình làm được những gì, và sẽ làm được đến đâu. Đồng thời cũng ý thức được rằng chuyện nào nên hứa hẹn, chuyện nào không. Đàn ông sở hữu lời hứa kiểu này thường biết suy tính trước sau, cũng biết tôn trọng người con gái mà mình yêu, không muốn vì thất hứa mà làm cho cô ấy bị tổn thương, cũng không muốn cợt nhả tình cảm để trở về dạng lời hứa gió bay như dạng thứ nhất. Bởi vậy, đàn ông nói được làm được luôn hấp dẫn trong mắt người khác giới, không chỉ vì uy tín của họ được đánh giá cao, mà bởi phụ nữ thường nghe và ghi nhớ rất lâu, chỉ cần thực hiện đúng lời hứa với cô ấy, cô ấy có thể sẽ theo bạn cả đời.
Đừng tin vào cách đàn ông hứa, hãy nhìn vào cách họ làm!
Đàn ông à! Đã hứa thì phải "tận tâm tận lực" mà hoàn thành lời hứa đó
Phụ nữ đa phần thích nghe lời hứa, vì họ ưa nịnh ngọt. Cho dù họ biết đàn ông chỉ là đang khua môi múa mép thì họ vẫn cứ thích nghe. Trước mặt Thị Nở anh vẫn có thể khen cô ta xinh quá, đôi môi thật quyến rũ như Naomi Campbell, ánh mắt lúng liếng đưa tình may ra chỉ có Angenlina Jolie mới sánh được.
Chính vì phụ nữ thích nghe hứa, nên họ rất dễ cảm động nếu anh thủ thỉ vào tai nàng rằng anh sẽ luôn yêu nàng, luôn bên nàng, mãi mãi. Thỉnh thoảng, phụ nữ ngồi lại với nhau, và họ nói rằng họ chúa ghét mấy thằng cha dẻo mỏ, nói như hát hay, đấy là biểu hiện của sự không chân thành. Nhưng họ lại thích nghe những lời không thành thật ấy, ít ra trong phút giây ngắn ngủi đó, họ thấy hình ảnh mình được photoshop lung linh hơn thường nhật. Nó như cái phao giữa biển. Phụ nữ thích bám níu vào một thứ gì đó, nó khiến họ yên tâm hơn cảm giác chơi vơi khi tay chân thừa thãi. Vì thế nên cô gái nào cũng thích ôm người yêu, lúc ngủ, lúc đi ngoài đường. Bất cứ lúc nào.
Thành ra lời hứa đôi khi để thõa mãn người phụ nữ và cũng để tự thỏa hiệp với bản thân của cánh đàn ông. Vì thế, tốt nhất các chị em phụ nữ nên tỉnh táo, hãy hiểu rằng… Đừng tin vào cách đàn ông hứa, hãy nhìn vào cách họ làm!
Theo Phunutoday

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.