Sự khác biệt lớn nhất giữa marketer và Growth Hacker là thay vì cố gắng nghĩ ra một “big idea” và xây dựng một chiến lược quanh nó, một Growth Hacker nghĩ ra rất nhiều chiến lược khả thi, thử nghiệm chúng trên một quy mô nhỏ để xem chiến lược nào có hiệu quả.

>>> Video Marketing: Phép màu mới cho Marketing thời đại số

The Growth Hacking
 
Có hai lý do chính khiến Startup không thành công. 


  • Lí do thứ nhất là là họ tạo ra một sản phẩm không ai quan tâm, một giải pháp không đáp ứng nhu cầu cho một thị trường đủ lớn. Đây là một vấn đề mà Lean Startup đang giải quyết.
  • Vấn đề thứ hai là họ không biết làm thế nào để có khách hàng. Trong khi họ có thể chú ý đến các chỉ số như số lượng người dùng đăng ký và doanh thu mà họ tạo ra, họ không biết điều gì thật sự diễn ra, và kể cả khi họ biết, họ cũng chưa chắc đã biết phải làm gì với nó.

Growth Hacker là người giải quyết vấn đề này.
 
Vậy Growth Hacker là gì?
 
Theo Sean Ellis, một Growth Hacker là một người tập trung vào việc tạo ra sự tăng trưởng lớn bằng cách đo lường và sử dụng các chỉ số về người dùng. Vai trò của một Growth Hacker đã tăng lên đáng kể ở Silicon Valley. Tuy nhiên việc tìm kiếm một Growth Hacker vẫn rất khó.

Growth Hacker có thể là người làm marketing, mặc dù họ thường không xuất phát từ vị trí này.Người làm marketing thường tập trung vào sử dụng các phương pháp truyền thống để dẫn dắt người dùng tới giai đoạn sinh lời. Và trong khi bất kỳ người làm marketing nào cũng có thể trở thành một Growth hacker, họ thường không có các kĩ năng cần thiết.

 
The Growth Hacker
 
 
Growth Hacker luôn sáng tạo, liên tục tìm cách để tăng số người truy cập, sử dụng , sự quay lại dùng tiếp, tăng doanh thu, và sự giới thiệu cho người khác. Ba điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa người làm marketing truyền thống và một Growth Hacker là: Growth Hacker luôn thử nghiệm, coi sản phẩm chính là công cụ marketing hiệu quả nhất, và hiểu về các nền tảng như Facebook hay twitter để tiếp cận người nhiều người dùng.

Growth Hacker luôn thử nghiệm, coi sản phẩm chính là công cụ marketing hiệu quả nhất, và hiểu về các nền tảng như Facebook hay twitter để tiếp cận người nhiều người dùng.
 
1.      Sáng tạo và thử nghiệm
 
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa một người làm marketing và Growth Hacker . Thay vì cố gắng nghĩ ra một ý tưởng "big idea” và xây dựng một chiến lược công phu xunh quanh ý tưởng đó, một Growth Hacker nghĩ ra rất nhiều chiến lược khả thi, thử nghiệm chúng trên một quy mô nhỏ để xem chiến lược nào có hiệu quả.
  
Growth Hacker liên tục đưa ra những cách thức mới và thông minh để chuyển hóa người truy cập thành khách hàng. Nhưng nhiệm vụ của họ là tìm chiến lược khả thi ở quy mô lớn, không chỉ đơn giản là chiến lược thông minh. Mọi chiến lược hiệu quả cần thể hiện sự tăng trưởng rõ rệt. Growth Hacker xác định hiệu quả thông qua các bài kiểm tra A/B, phân tích mối liên hệ và nhiều thủ thuật khác.
 
Các công ty tập trung vào việc thử nghiệm sẽ nhận ra hầu hết chúng đều thất bại. Đó là lý do tại sao các Growth Hacker cũng tập trung vào tốc độ của bài kiểm tra – họ muốn nhận ra thất bại càng nhanh càng tốt. Giả định tỷ lệ thất bại 90%, công ty thực hiện được 10 bài kiểm tra 1 tuần sẽ phát triển nhanh hơn nhiều công ty chỉ làm được 1 bài.
  
2.      Sản phẩm chính là công cụ marketing tốt nhất
 
Người làm marketing truyền thống nghĩ viral marketing là việc tạo ra nội dung hấp dẫn và dễ lan truyền. Điều này là đúng, tuy nhiên rất khó thực hiện thành công và liên tục.
 
Phương pháp đáng tin cậy hơn nhiều mà các Growth Hacker sử dụng để viral marketing là gắn tính chất viral vào chính sản phẩm:
  • Hotmail phát triển số người dùng rất nhanh phần lớn là do một câu "Get your free email at Hotmail” ở dưới mỗi email.
  • Youtube và Vimeo thành công là nhờ cơ chế giúp người dùng gắn video vào trang web của họ.
  • Dropbox có tặng thưởng dung lượng ổ khi bạn giới thiệu dropbox cho một người khác – đây là chiến lược tạo nên 60% tăng trưởng của họ.

Trong tất cả các trường hợp này, nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng số người dùng không liên quan tới chiến dịch PR hay một video viral. Việc tiếp thị và sản phẩm không phải là những thứ tách biệt – sản phẩm tự tiếp thị chính nó.
 
Đây là một trong những lý do Growth Hacker cần cả kiến thức marketing và công nghệ. Bộ phận sản phẩm và bộ phận tiếp thị thường tách biệt nên không tận dụng được khả năng tự tiếp thị của sản phẩm. Growth Hacker chính là cầu nối của hai bộ phận.
 
 
http://blog.april.com.vn/wp-content/uploads/2012/11/April-Digital-_Digital-marketing-4.png
 
 
3.      Hiểu biết tốt về nền tảng như facebook, twitter:
 
Những câu chuyện thành công về các startup công nghệ hầu hết đều có góp mặt của các nền tảng. Facebook Twitter, và ông lớn khác đã cung cấp công cụ cho các startup để tiếp cận hàng triệu người(hàng tỷ người, trong trường hợp của Facebook) và nhiều cách để tìm đúng khách hàng mục tiêu. Trong khi các chiến lược truyền thông vẫn rất cần thiết, Growth Hacker thường tập trung hơn vào cách lợi dụng các nền tảng này.
 
Tạo ra những cách đơn giản để sản phẩm của mình xuất hiện trong mục thông báo mới trên Facebook hoặc Twitter là một ví dụ đơn giản. Pinterest cho rằng bạn sẽ follow bạn bè trên Facebook  nên tự động thực hiện điều đó thay cho bạn trong một khoảng thời gian, và trong lúc đó gửi cho bạn các email thông báo để nhắc nhở bạn về trang Pinterest.
 
Các Growth Hacker không chỉ tập trung vào các nền tảng chính. Họ hiểu rằng hiệu quả của một nền tảng cụ thể có xu hướng giảm theo thời gian do có nhiều công ty lợi dụng nó. Là người đầu tiên thực hiện một chiến lược mới lạ trong một kênh mới có thể tạo nên một lợi thế cạnh tranh  rất lớn.
 
Chiến thuật như thế đòi hỏi phải có sự hiểu biết thấu đáo các nền tảng mạng,  một điều mà hầu hết những người làm marketing truyền thông không biết.
 
Làm thế nào để trở thành một Growth Hacker?
 
Việc tìm kiếm một Growth Hacker để mời vào team startup là rất khó. Tuy nhiên, trở thành Growth Hacker phần lớn nằm ở việc thay đổi suy nghĩ và có những kỹ năng cần thiết.
 
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc blog của những người dẫn đầu về Growth Hacker  như Andrew Chen, Noah Kagan, Danielle Morrill, và Aaron Ginn. Hoặc bạn có thể tham gia vào nhóm bàn về Growth Hacker trên Quora.

Công việc còn lại chủ yếu là thử, thử và thử. Phân tích kĩ hơn về các số liệu và kết quả của bài kiểm tra. Học tập từ trang web đã có thành công trong tăng trưởng . Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về APIs của những nền tảng nổi bật. Và sau đó hãy bắt tay vào kiểm tra.

Nguồn: Gik.vn
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.