1. Có thể làm nổ tung Mặt trời
Sử dụng sao băng giả để làm nổ tung Mặt trời (ảnh minh họa)
Theo bài báo công khai của tạp chí Nghiên cứu Khoa học (Scientific Research Publishing - SCIRP), dựa trên lý thuyết, con người hoàn toàn có thể làm nổ tung Mặt trời.
Nhà khoa học Alexander Bolonkin và Joseph Friedlander cho biết, bằng cách sử dụng phản ứng nhiệt hạch tự nổ để gây ảnh hưởng tới toàn bộ bề mặt của Mặt trời. Theo đó, phản ứng này có quá trình diễn ra tương tự với cơ chế kích hoạt của bom nhiệt hạch.
Được coi là một ngôi sao băng giả, công trình khoa học này được hy vọng sẽ mở ra một lối đi mới trong công tác nghiên cứu duy trì sự sống cho loài người. Tuy nhiên, chỉ dựa trên những thông tin phiến diện một chiều, bài báo này hoàn toàn không đủ sức thuyết phục các độc giả và vô tình trở thành chủ đề khoa học nhảm nhí nhất của năm.
2. Dùng nam châm chứng minh hôn nhân đồng giới là sai
Anh sinh viên Nigeria bên dự án nghiên cứu khoa học nực cười của mình
Tháng 9 vừa qua, anh Chibuihem Amalaha, sinh viên ưu tú của trường Đại học Lagos, thành phố Lagos, Nigeria đã gây "sóng gió" khi bất ngờ tuyên bố có thể đưa ra những lý lẽ đầy thuyết phục bằng khoa học để chứng minh hôn nhân đồng giới là điều trái tự nhiên.
Được biết, Amalaha đã sử dụng lực của nam châm để chứng minh rằng cực Bắc và Nam của chúng hút nhau nhưng cùng cực thì đẩy nhau. Nực cười hơn, anh có thể suy luận ra thành, đàn ông không thể thu hút đàn ông cũng như phụ nữ không thể gây cuốn hút với phụ nữ bởi vì họ giống như cục nam châm cùng chiều.
Amalaha còn cho biết, anh sẽ sử dụng thêm cả hóa học, sinh học và toán học để chứng minh điều này.
3. Cấy ghép đầu người là điều có thật?
Biện pháp cấy ghép đầu người khiến nhiều người cảm thấy hoang mang
Giáo sư Sergio Canavero, nhà giải phẫu thần kinh người Ý khẳng định rằng cấy ghép đầu người hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các công nghệ y học hiện đại của ngày nay. Để chứng minh cho điều này, ông đã tiến hành một dự án khoa học.
Nhà khoa học làm việc cho Trung tâm Điều biến Thần kinh cao cấp Turin đã xuất bản bài báo khoa học với tựa đề "Khoa học phẫu thuật thần kinh quốc tế" (Surgical Neurology International) hay còn được gọi với cái tên dễ nhớ hơn là "Đề tài nối đầu" (Head Anastomois Venture). Theo bài báo, lỗi lớn nhất của phương pháp ghép đầu hiện nay là sự kết nối giữa cột sống người cho với người nhận.
Những năm 1970, giáo sư Canavero từng áp dụng phương pháp ghép đầu trên loài khỉ nâu. Tuy nhiên, chúng chỉ sống được 8 ngày sau ca phẫu thuật thí nghiệm mạo hiểm này.
4. Nguồn gốc người ngoài hành tinh tí hon ở Chile có tên Ata
Ata có chiều dài chỉ 15cm
Cách đây 10 năm, người ta đã tìm thấy xác một sinh vật được cho là người ngoài hành tinh tí hon tại sa mạc Atacama, Chile và đặt tên là Ata. Theo quan sát, Ata chỉ dài đúng 15cm nhưng lại mang hình hài gần giống con người.
Giáo sư Steve Greer - người sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu Tin tức ngoài Trái đất cho rằng, Ata là một loài sinh vật ngoài trái đất. Tuy nhiên, dựa trên xét nghiệm DNA và công nghệ điện toán, ông Garry Nolan - Trưởng khoa Sinh vật học Tế bào thân của trường Đại học Y dược Stanford, bang California, Mỹ lại bác bỏ nhận định của giáo sư Greer. Ông Nolan khẳng định, Ata không phải là người ngoài hành tinh cũng không phải khỉ mà là con người vì nó mang gen của loài người.
Dựa vào độ tuổi từ 6 - 8 tuần, có thể suy đoán đây là hóa thạch loài người bị biến đổi gen và sinh non. Qua xét nghiệm cơ quan chuyển hóa tế bào, ông Nolan tin chắc rằng, mẹ của Ata là một người Ấn Độ bản xứ sống tại đất Chile. Ngoài ra, Ata thuộc giới tính nam và đã chết từ thế kỷ trước.
Theo Pháp Luật Xã Hội