Viral marketing mô tả chiến thuật khuyến khích lan truyền nội dung tiếp thị đến những người khác. Thông điệp truyền tải có thể là một video clip, truyện vui, flash game, e-book, phần mềm, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy trung bình mỗi người có hơn 10 mối quan hệ mật thiết, khoảng 150 mối quan hệ xã hội và 500-1.500 các quan hệ lỏng lẻo khác. Vì vậy, các nhà kinh tế đánh giá viral marketing như một giải pháp mới cho ngành tiếp thị trước sự phổ biến của YouTube và trào lưu chia sẻ video trực tuyến cũng như Facebook và Pinterest, Twitter về news và photos.


Áp dụng chiến dịch Viral Marketing thế nào đạt hiệu quả vẫn là một câu hỏi thực tế cần sự giải đáp, dưới đây là một số gợi ý cho một quy trình Viral Marketing Campaign chuẩn:

1.Tạo thông điệp

- Xác định MỤC TIÊU & ĐỐI TƯỢNG Viral Marketing,

- Tạo ra THÔNG ĐIỆP phù hợp, có thể là Video, hình ảnh, text, hoặc phần mền….

- Thông đệp cần có: tính hấp dẫn, sự tò mò thú vị, hoặc một thông tin có ích cho người nhận

Nội dung phải rất sáng tạo, thu hút sự chú ý của khách hàng, và khiến họ chia sẻ quảng cáo đó với những người khác. Một thông điệp sáng tạo sẽ được lan truyền theo cấp số mũ, ngược lại, một mẩu quảng cáo không gây hứng thú có thể sẽ kéo cả chiến dịch thất bại.

2. Chọn kênh truyền thông điệp.

- Xác định rõ đối tượng mà bạn muốn nhận thông điệp và chọn một kênh phù hợp.

- Chọn kênh truyền thông có tính chia sẻ & lan truyền dễ dàng: Social Network, Hot Blogger,..

3. Đo lường hiệu quả.

- Định tính: phản ứng của người nhận thông điệp? Sự ảnh hưởng của thông điệp đến hình ảnh đơn vị chủ quản

- Định lượng: tốc độ lan truyền thông điệp, Độ phủ của thông điệp và quan trọng là doanh thu.

4. Quản lý rủi ro.

- Phản ứng không tốt từ người nhận thông điệp

- Những sai lệch của thông điệp khi truyền đi: cách theo dõi và giải quyết

Viral Marketing có tính tương tác và sáng tạo cao, nên không loại trừ khả năng sẽ có những phản hồi không mong muốn từ phía khách hàng như hiểu sai thông điệp hay có những nhận xét bất lợi. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lên kịch bản ứng phó với rủi ro và thường xuyên kiểm soát tình hình để có những phản ứng thích hợp và kịp thời.
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.