Người Ấn Độ cho rằng ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là "nốt ruồi may mắn".
Nếu bạn từng xem những bức ảnh về phụ nữ Ấn Độ, bạn sẽ thấy một đặc điểm nhận dạng quen thuộc: chấm đỏ chót trên trán của họ. Chấm đỏ này được gọi là “bindi”, trong tiếng Ấn nghĩa là “chấm nhỏ, giọt nước”.
Theo quan niệm của người Ấn Độ, khu vực giữa hai lông mày được gọi là nơi tập trung mọi trí tuệ của con người. Phụ nữ Ấn chấm dấu đỏ hoặc đá quý vào đây để được thông thái, minh mẫn hơn, và cũng tránh xa ma quỷ. Nhiều người còn cho rằng dấu đỏ bindi như con mắt thứ ba của người Ấn Độ.
Màu đỏ của bindi tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng. Ở miền Nam Ấn, thường phụ nữ có chồng rồi mới chấm bindi lên trán để đàn ông biết mình là người đã yên bề gia thất.
Ngày nay, nhiều phụ nữ và thậm chí là đàn ông Ấn Độ chấm bindi để làm đẹp
Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không ? Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà goá chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn.Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn. Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn. Theo truyền thống, chấm đỏ này thông thường được chấm bằng tay, từ son nên còn gọi là chấm châu sa.
Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn.
Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.
Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Điều này có nguyên nhân là gì vậy ? Vốn là những người bố người mẹ này lo lắng nếu như con cái họ khoẻ mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu. Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai hoạ.
Ở một số nơi, bindi còn được chấm bằng máu của người chồng! Phụ nữ chỉ lau dấu bindi này một khi chồng họ qua đời. Lúc này, nhiều người vẫn tiếp tục chấm bindi màu đen và mặc sari trắng.
Ngày nay, hình thức sử dụng bindi đã có nhiều thay đổi so với cách làm truyền thống. Nhiều phụ nữ và thậm chí là đàn ông Ấn Độ chấm bindi để làm đẹp, không giới hạn độ tuổi, địa vị, giới tính. Bindi lúc này mang ý nghĩa trang trí và không có giới hạn về màu sắc. Các cô gái có thể mua các miếng dán bindi hoặc đính hạt đá quý trên trán như một món đồ trang sức.
Theo Phunutoday