Nấc là một hiện tượng trong phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dây thần kinh phế vị dẫn truyền thông tin từ bụng lên não bị kích thích. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần. Dưới đây là một số mẹo hay chữa nấc hiệu quả.
Ăn đường: Khi bị nấc, cách chữa mẹo khá hiệu quả ngậm một thìa đường trong miệng. Khi đặt một thìa đường vào cuối lưỡi, cảm giác ngọt sẽ đánh lừa sự khó chịu và làm tan các cơn nấc.
Bịt tai: Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dùng các ngón tay bịt chặt tai trong vài giây khi bị nấc. Cách làm này khá hiệu quả bởi các dây thần kinh phế vị cũng liên quan tới hệ thống thính giác. Bằng cách kích thích đầu cuối dây thần kinh tại vùng tai, các dây thần kinh phế vị hoạt động tích cực. Tuy nhiên, việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt  quá sâu vào trong tai.
Tạo cảm giác giật mình sợ hãi: Mẹo chữa nấc này thường được sử dụng đối với trẻ nhỏ. Cơn giật mình sợ hãi bất ngờ có thể kích thích đột ngột vào dây thần kinh phế vị, nhờ đó chấm dứt nhanh chống cơn nấc.
Uống nhiều nước: Một cách chữa nấc khá phổ biến đó là uống một cốc nước thật to khi bị nấc. Cách làm này sẽ gây ngắt quãng tình trạng nấc liên tiếp và nhờ đó giữ lặng các dây thần kinh.
Kéo lưỡi: Khi trẻ bị nấc, bạn có thể đùn lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ trong vài giây. Cách này có tác dụng làm giãn các cơ trong miệng và mang tai, từ đó kích thích đến các dây thần kinh phế vị nên cơn nấc được chấm dứt.
Cù buồn: Dùng một tăm bông để khua nhẹ trên vòm miệng tạo cảm giác buồn nhồn nhột sẽ có tác dụng chữa mẹo nấc, làm cho người bị nấc quên đi cơn nấc và chứng nấc sẽ tự khỏi.
Nín thở: Khi bị nấc, có thể dùng tay bịt mũi trong vài giây để ngăn cơn nấc. Khi bịt mũi, miệng ngậm lại để không khí không thoát ra ngoài, giống như chuẩn bị nhảy xuống bể bơi. Ngay khi cơn nấc dừng lại, hãy hít một hơi thật sâu rổi thở đều để kích thích máu lưu thông lên não.
Đập túi giấy: Một cách gây giật mình khác, đó là thổi một túi giấy căn phồng, sau đó đập mạnh để phát ra tiếng nổ to bên tai. Cách chữa mẹo này sẽ tạo âm thanh kích thích các dây thần kinh thính giác lan truyền rung động tới các dây thần kinh phế vị chấm dứt nấc.
 Hiện tượng nấc cụt
Ăn chậm lại: Ăn quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc. Lý do, khi ăn nhanh, thức ăn không được nhai kỹ, tạo nên nhiều khe hở và không khí trong thức ăn theo vào dạ dày. Đây chính là nguyên nhân tác động đến hoạt động của dây thần kinh phế vị, gây nấc.
Ngoài ra, ăn quá nhiều cũng có thể dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốt  từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.
Tránh ăn gia vị: Bột ớt, tiêu và nhiều loại gia vị trong thức ăn cũng có thể khiến cho cơn nấc trở nên khó chấm dứt hơn. Lý do, các loại gia vị có thể gây ra tình trạng khó chịu, khó tiêu trong dạ dày. Một số loại gia vị còn tạo sự khó chịu từ thực quản xuống dạ dày và trào lên thực quản, gây nấc.
Tránh uống đồ có cồn: Đồ uống có chứa cồn có thể gây kích thích thực quản và dạ dày. Khi uống các loại đồ uống có chứa cồn với một lượng lớn có thể khiến thực quản làm việc nhiều, bị giãn nở và đây cũng là nguyên nhân gây nấc.
Sưu tầm
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.