Thuốc giảm cân nhanh luôn được xem là cứu cánh khi mọi biện pháp không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc giảm cân cấp tốc chỉ làm mất đi lượng nước quý giá trong cơ thể chứ chẳng hề "động" tới các tế bào mỡ.

Uống thuốc giảm cân, được ăn thoải mái và không cần vận động?


Không đúng. Trong tất cả các phác đồ điều trị giảm cân, thuốc luôn luôn được đặt ở vị trí cuối cùng, tức là chỉ uống sau khi hoặc ít nhất là cùng lượt với việc thực hiện các biện pháp giảm cân khác.

Tăng cân là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều cơ chế khác nhau, mỗi loại thuốc chỉ tác dụng trên một cơ chế, nên không thể khống chế được toàn bộ hiện tượng tăng cân của cơ thể chỉ với việc đơn thuần dùng thuốc giảm cân.

Cụ thể:

- Thuốc chống hấp thu mỡ dựa vào tác dụng trên men lipase chỉ giảm hấp thu được 30% lượng chất béo ăn vào, là các acid béo chuỗi dài phụ thuộc lipase trong tiêu hóa hấp thu. Các acide béo chuỗi trung bình và ngắn, các phosphorlpid và cholesterol không cần đến lipase để được hấp thu.

- Thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn giúp giảm số lượng thực phẩm ăn vào nhưng nếu tổng năng lượng trong bữa đó không giảm thì vẫn không thể giảm cân. Vì vậy, nếu không có chế độ ăn đúng, bạn vẫn có thể nhận một số calo rất lớn từ một lượng thức ăn có vẻ không đáng kể.

Thuốc tốt giúp giảm cân nhanh hơn thuốc khác?

Không đúng. Hiệu quả của việc giảm cân được xem xét qua 2 giai đoạn, giảm cân và duy trì cân nặng đã giảm. Trong đó, duy trì cân nặng đã giảm được xem là yếu tố quyết định để đánh giá một chương trình giảm cân.

Các loại thuốc có tác dụng giảm cân nhanh thường không làm mất đi khối mỡ, khối cần giảm, mà làm mất đi khối nước, là khối không cần giảm, thậm chí không được giảm. Giảm mỡ thì không thể thực hiện nhanh được, vì các tế bào mỡ thường rất... dễ nuôi.

Giảm cân bằng thuốc tan mỡ?

Không hoàn toàn đúng. Đúng là một số loại thuốc có thể tác dụng lên cơ chế chuyển hóa để làm tăng sự phân hủy trong mô mỡ dự trữ. Vấn đề là sau khi "tan" ra, mỡ sẽ đi đâu?

Máu là một dung dịch có tỷ lệ các chất cố định rất chặt chẽ, mỡ không thể len vào trong đó được, vì chính lượng mỡ lang thang trong máu mang đến nguy cơ cao nhất cho sức khỏe, tim, mạch máu, gan... chưa kể các giọt mỡ lớn trong máu có nguy cơ gây tắc mạch rất cao. Giả sử có một vài giọt mỡ ranh mãnh lọt được vào trong mạch máu, nếu không được sử dụng ngay lập tức cho vận động, chúng cũng phải được chuyển về dạng dự trữ trong các mô mỡ càng nhanh càng tốt để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Ai cũng có thể dùng thuốc giảm cân?

Không đúng. Những người cần giảm cân khác nhau về cơ địa, những nền tảng về sức khỏe, nếp sống và sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng... nên không thể đáp ứng giống nhau với thuốc giảm cân. Vì vậy, khi định dùng nó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Cần nhớ thuốc giảm cân là thuốc, có tác dụng đến quá trình chuyển hóa, quá trình quan trọng nhất trong các hoạt động của cơ thể. Nó cũng có những chống chỉ định, tác dụng phụ... Những người cần giảm cân đa phần lại liên quan đến nhiều bệnh lý về chuyển hóa như huyết áp, tim mạch, tiểu đường... nên càng không thể sử dụng thuốc giảm cân mà không xem xét đến các yếu tố tương tác có thể làm bệnh có sẵn nặng hơn.

Theo SGTT
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.