Khi bắt đầu mua traffic từ Google Adwords, bạn cảm thấy thích thú với hiệu quả mà nó mang lại. Bạn có được điều mà bạn muốn, mọi người ghé thăm trang nhiều hơn, bạn kiếm được lợi nhuận.

Nhưng niềm vui ấy tồn tại không bao lâu khi thời gian gần đây, rất ít người mua sản phẩm hay đăng ký vào trang của bạn nữa.

Và hàng ngày bạn vẫn phải trả tiền cho Google Adword.

Đã có rất nhiều người từ bỏ Google Adwords.

“Adwords không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh của tôi!”
“Có thể tôi sẽ thử quảng cáo trên Facebook”.

Một sự thật đáng buồn là rất ít doanh nghiệp có được thành công lâu dài nếu như không có khách hàng ban đầu từ quảng cáo Google Adwords.

Có thể bạn nghĩ phát biểu này có quá tự tin chăng? Hãy đọc tiếp và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy.

Vấn đề của bạn là gì? 

Bước đầu tiên để có nhiều chuyển đổi từ Google Adwords là tìm ra chuyển dổi nào thực sự hiệu quả với việc kinh doanh của bạn.

Các trích dẫn chuyển đổi quảng cáo Google Adwords cho biết quảng cáo nào và từ khóa nào đang mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.

Công thức tính tỉ lệ chuyển đổi được giải thích rõ trong tài liệu hỗ trợ của Google. Bạn sẽ thấy nó không quá phức tạp.

Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp SaaS (phần mềm như một dịch vụ), bạn nên thiết lập bảng thể hiện chuyển đổi khi có ai đó đăng ký.

Nếu bạn đang sở hữu một trang thương mại điện tử, thì bảng chuyển đổi của bạn nên được cài đặt để thể hiện số lượng khách hàng mua sản phẩm.

Cái mà tài liệu hỗ trợ của Google chưa đề cập tới đó là phải làm gì khi tỷ lệ chuyển đổi bằng 0.

slide

Tách riêng vấn đề tiếp thị với bán hàng

Tất nhiên khi bạn mới bắt đầu đăng ký quảng cáo thì lượng người mua và đăng ký trên trang của bạn không nhiều như mong đợi.

Điều đó là do 1 trong 2 nguyên nhân sau (hoặc có khi là cả hai)

- Từ khóa mục tiêu: những từ khóa tìm kiếm nào mang lại cơ hội tiếp cận với thị trường giá hiệu quả nhất?
- Chuyển đổi: Cách mà mọi người bán hàng như thế nào?

Bạn có thể nghĩ đây có thể vừa là vấn đề trong tiếp thị vừa là vấn đề trong cách bán hàng

Nếu vẫn có một lượng traffic dồi dào, ổn định vào trang của bạn mà không ai mua hàng, thì hẳn đó là vấn đề về cách bán hàng.

Nếu bạn không thể có hoặc không thấy dấu hiệu nào về traffic từ thị trường mục tiêu của bạn thì nó thuộc về vấn đề tiếp thị

Rất khó để giải quyết cả hai vấn đề này cùng một lúc

Khi bạn tìm hiểu nên chi tiền cho mục tiêu quảng cáo nào, đặc biệt khi sản phẩm hay dịch vụ đó còn mới và khá mơ hồ, thì không khó để xác định từ khóa nào quyết định khách hàng trong thị trường của bạn mặc dù họ chưa từng mua sản phẩm đó.

Ví dụ: giả sử bạn có một giải pháp cho các nhà đầu tư nhỏ có thể dễ dàng và nhanh chóng mua được cổ phiếu ít rủi ro của các công ty mà không phải nghiên cứu hay đầu tư nhiều vốn ban đầu. Thị trường mục tiêu của bạn chắc chắn là thị trường trực tuyến và các từ khóa liên quan tới giải pháp mà bạn đang cung cấp, nhưng họ lại không tìm kiếm với từ khóa chính xác như của bạn vì họ không hề biết nó có tồn tại hay không.

Vấn đề tiếp thị

Bạn bán những đôi giầy nữ đa dạng kích cỡ, mọi người tìm kiếm trực tuyến đúng những thứ mà bạn đang bán. Nhưng họ lại không mua hàng của bạn.

Vấn đề bán hàng

Nói cách khác, bạn muốn giải quyết hai vấn đề này tách biệt nhau và đây là lúc bảng thể hiện tỉ lệ chuyển đổi của Adwords phát huy tác dụng.

Đặt bảng tỷ lệ chuyển đổi này lên vị trí dầu tiên trong kế hoạch tiếp thị

Nếu như bạn đang rao bán các ứng dụng, mà khách ghé thăm trang lại không mua bất cứ ứng dụng nào bạn đang cung cấp, thì ắt hẳn là có vấn đề.

Không phải ngay lập tức có thể nhận dạng được đó là do tiếp thị hay cách bán hàng.

Gợi ý ở đây là nên giải quyết vấn đề về tiếp thị trước, bằng cách chọn ra những ứng dụng phổ biến nhất và tập trung bán cho những người cần loại ứng dụng này.

Với cách này bạn vừa có thể cải thiện việc bán hàng, vừa phải trả ít tiền cho quảng cáo.

Nhưng làm sao biết được từ khóa nào là từ khóa tiềm năng nhất khi mà không có khách nào mua hàng?

Ví dụ bạn đang có một của hàng giầy trực tuyến chủ yếu bán các loại giầy cho trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.

Khi có ai đó tìm kiếm “giầy trẻ em” và ghé vào trang của bạn mà không mua. Liệu có phải do trang của bạn chưa được tối ưu và có tính năng giao dịch không mấy tiện ích (vấn đề bán hàng), hay do người dùng tìm kiếm giầy trẻ em nhưng cho độ tuổi từ 5 tuổi trở lên (vấn đề tiếp thị)?

Để biết được đâu là vấn đề, bạn hãy nhìn vào bảng tỷ lệ chuyển đổi khi quá trình mua hàng đang được diễn ra chứ không phải khi nó đã được hoàn tất. Ví dụ như khi họ mới cho sản phẩm vào giỏ hàng.

Hãy để ý cách miêu tả sản phẩm trên trang của mình, bạn chỉ để một tiêu đề chung / giá tham khảo và một nút “tìm hiểu thêm” dẫn đến trang chi tiết cho sản phẩm đó.

Và nếu bạn viết một tiêu đề đầy đủ hơn, ví dụ “Giầy thích hợp cho các bé dưới 4 tuổi” thì bạn có thể biết chắc khách hàng mà nhấp chuột vào nút “tìm hiểu thêm” là khách hàng đang quan tâm đến những đôi giầy xinh xắn phù hợp với các bé trong độ tuổi dưới 4.

Dùng mục quản lý thẻ tag để theo dõi tỷ lệ chuyển đổi

Trong một số trường hợp, theo dõi tỷ lệ chuyển đổi đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật.

Tưởng tượng khi tôi muốn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi khi khách hàng ghé thăm các trang trên web của tôi, không phải trang chủ. Hay tôi muốn theo dõi khi khách hàng nhấn nút “mua hàng”, theo dõi cửa sổ phụ hiện ra (ngay cả khi họ không hoàn tất quá trình mua.

Mục quản lý thẻ tag là công cụ vô cùng hữu ích cho việc theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho cả Google Adwords và Google Analytics.

Không chỉ theo dõi tỷ lệ chuyển đổi theo cách truyền thống dựa trên trang (trên các trang con không phải trang chủ) bằng cách làm theo các bước hướng dẫn mà còn có thể đính kèm bảng chuyển đổi bằng cách sử dụng Google Tag Manager Auto Event Tracking.

Có rất nhiều trang web chia sẻ cách bắt đầu sử dụng Google Tag Manager như thế nào. Tôi không cần phải nói thêm về vấn đề này nữa, các bạn có thể tự mình tìm hiểu trên mạng.

Theo dõi nhiều tỷ lệ chuyển đổi cùng lúc

Trong khi bạn có thể sử dụng nhiều bảng tỷ lệ chuyển đổi, sau đó phân tích dữ liệu sử dụng Adwords segments để biết từ khóa nào đang chuyển đổi theo từng thời điểm. Tôi thích sự đơn giản và khuyên bạn chỉ nên theo dõi một bảng tại một thời điểm nhất định.

Sử dụng một bảng chuyển đổi cho phép bạn quan sát tỷ lệ chuyển đổi trong tất cả các màn hình Adwords mà không phải tải bản báo cáo, và quan trọng hơn, bạn có thể lọc dữ liệu trong Adwords dựa trên tỷ lệ chuyển đổi đó.

adwords-conversion-event

Nên nhớ, tỷ lệ chuyển đổi sẽ thay đổi theo thời gian. Có nghĩa là khi không sử dụng bảng tỷ lệ của “bất kỳ trang nào ngoại trừ trang chủ” làm bản tham khảo, thì khi chuyển qua “xem kế hoạch/giá” để kiểm tra và sau đó lại chuyển qua theo dõi “nhấp chuột để đăng ký”, thì bạn cần phải lưu lại các thay đổi đó, có như vậy bạn mới có thể xem một bảng tỷ lệ chuyển đổi trong cùng một khung thời gian nhất định.

Đừng bỏ cuộc!

Sử dụng trang PPC để điều khiển việc kinh doanh được ví như một sức mạnh khổng lồ.

Nó mạnh bởi vì như Juan Martiegui (từ MindValley Hispano) từng phát biểu trong Mixergy Interview “Công việc mà bạn làm sẽ không được gọi là kinh doanh nếu như bạn không tìm ra cách để mua khách hàng”

Lưu ý rằng Google Adwords không chỉ là công cụ tiếp thị, nó còn là công cụ nghiên cứu thị trường. Bằng cách phân tích những tỷ lệ chuyển đổi trung gian bạn có thể nhanh chóng có được những ý tưởng tốt trước khi bán một mặt hàng nào đó mà không phải mất nhiều công sức và tiền bạc.

Tôi hi vọng áp dụng những hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn dùng công cụ theo dõi tỷ lệ chuyển đổi của Google Adwords hiệu quả để tạo dựng công cuộc kinh doanh không ngừng nghỉ cho riêng mình hoặc cho khách hàng của các bạn.

Nguồn www.thegioiseo.com 

Bài viết liên quan cùng chuyên mục Marketing

Marketing: La bàn và mái chèo
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.