Trong cuốn “Hiệu ứng Facebook” của biên tập viên tờ Fortune – David Kirkpatrick, tác giả đã đưa đến cho người đọc những câu chuyện về mạng xã hội lớn nhất hành tinh: từ việc sáng lập cho tới phương pháp hoạt động của hãng. Không những vậy, ông cũng chỉ ra rằng, Facebook không chỉ phổ biến với hơn 1,3 tỷ người dùng mà còn nổi tiếng trong thị trường sát nhập khi có hàng tá cái tên lớn từng nhăm nhe “đem Facebook về làm của riêng”.

Sau 4 tháng chính thức đưa vào hoạt động, các nhà đầu tư cũng như lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn đã “ngỏ lời” với CEO Mark Zuckerberg cùng các thành viên sáng lập bán lại công ty cho họ. Mặc dù nhiều người trong số họ bị từ chối thẳng thừng nhưng vẫn có một số cá nhân khác đã đến gần với thỏa thuận. Và dưới đây là những cái tên đó:

1. Một chuyên gia tài chính ở thành phố NewYork đề xuất cái giá 10 triệu USD

TheFacebook.com, tiền thân của Facebook ngày nay chính thức “phủ sóng” vào tháng 2 năm 2004. Chỉ sau 4 tháng hoạt động và trước khi có vốn đầu tư bên ngoài, CEO 20 tuổi Mark Zuckerberg đã nhận được lời đề nghị mua lại trang web với giá 10 triệu USD từ một chuyên gia tài chính ở New York. Tuy nhiên, theo Kirkpatrick, Zuckerberg chưa bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về đề xuất này.

Giao diện ban đầu của TheFacebook - tiền thân của Facebook ngày nay
Giao diện ban đầu của TheFacebook - tiền thân của Facebook ngày nay

2. Friendster

Một trong những công ty đầu tiên muốn mua lại Facebook là Friendster. Cựu giám đốc của Friendster – Jim Scheinman từng trả lời trên tờ VentureBeat vào năm 2007 rằng:

“Tôi tìm thấy một công ty nhỏ trong khuôn viên Havard và chúng tôi đã gần làm chủ được nó. Một startup vô danh không ai từng nghe về nó, một công ty với cái tên TheFacebook.”

3. Google

Vào mùa hè năm 2004, Zuckerberg và các bạn cùng phòng của mình trong kí túc xá Havard đã thuê một căn hộ trên đồi Palo Alto, California. Điều này diễn ra trước khi “bộ đôi sáng lập Google đến thảo luận xem liệu họ có thể hợp tác hoặc mua lại TheFacebook,” Kirkpatrick cho biết.

Đồng sáng lập của Google - Larry Page
Đồng sáng lập của Google - Larry Page

Cuộc gặp gỡ này đã không thu lại kết quả gì và nó lại tiếp tục được lặp lại vào mùa thu năm 2007. Khi đó, chuyên viên quảng cáo của Google – Tim Amstrong đã cố gắng thuyết phục ban giám đốc công ty cho phép Google quảng bá hình ảnh Facebook trên trường quốc tế.

“Ban giám đốc cũng đã bàn bạc tới chuyện mua bán [Facebook] nếu nó có giá hợp lí.” Tuy nhiên, thỏa thuận trên của Google chưa từng được thực hiện trừ đề xuất tái cấu trúc công ty của Mark Zuckerberg với giá 15 tỷ USD.

4. Tập đoàn truyền thông Mỹ - Viacom (Video& Audio Communication)

Vào mùa xuân năm 2005, tờ Washington Post đã có cuộc phỏng vấn với TheFacebook về một cơ hội đầu tư mới. Khi đó, Viacom ra giá 75 triệu USD mua lại công ty cùng điều kiện Zuckerberg sẽ được trả trước một nửa số tiền.

Nguyên nhân lý giải cho động thái này của Viacom chính là do lượng người xem của kênh âm nhạc MTV thường xuyên truy cập vào website của Facebook ngày càng gia tăng. Khi Zuckerberg bay tới New York để gặp gỡ CEO của hãng truyền thông – Tom Freston, ông đã chỉ ra cho vị giám đốc trẻ thấy những tiềm năng khi kết hợp giữa MTV cùng Facebook nhưng anh lại không tỏ ra thích thú với viễn cảnh trên và chỉ đến gặp ông “với tính chất xã giao”.

CEO của tập đoàn truyền thông Viacom - Tom Freston
CEO của tập đoàn truyền thông Viacom - Tom Freston

Vào đầu năm 2006, giám đốc điều hành của công ty giải trí và truyền hình cáp MTV Networks (một nhánh của Viacom và cũng là công ty sản xuất kênh MTV) – Micheal Wolf đã ghé thăm Facebook một lần nữa. Tuy nhiên, CEO của hãng nói với Wolf rằng công ty của anh có khả năng đã đạt mức 2 tỷ USD giá trị thị trường. Vài tuần sau đó, Viacom gửi tới Facebook đề xuất về 1,5 tỷ USD với 800 triệu USD trả trước bằng tiền mặt và phần còn lại sẽ được chuyển khoản sau.

Khi đó, Facebook gần như đã xuôi theo thỏa thuận nhưng hãng vẫn ra điều kiện gia tăng khoản tiền trả trước. Tuy nhiên, giám đốc tài chính của Viacom lại không đảm bảo về việc phải đặt trước quá nhiều tiền đối với một công ty lợi nhuận chưa lớn vào thời điểm đó. Do đó, hai bên không có được tiếng nói chung và Viacom không bao giờ trở lại.

5. MySpace

Vào đầu năm 2005, CEO của MySpace – Chris Dewolfe đã tới gặp Zuckerberg cùng các đồng sự nhằm “gợi ý về khả năng sẽ mua lại TheFacebook.” Mặc dù Zuckerberg, Sean Parker cùng cố vấn Matt Cohler hẹn gặp DeWolfe “nhưng chỉ vì họ nghĩ anh ta là một người thú vị và họ cũng tò mò về MySpace.”

CEO MySpace - Chris Dewolfe
CEO MySpace - Chris Dewolfe

Trong cuộc gặp gỡ giữa hai bên, Zuckerber hỏi DeWolfe liệu MySpace có thể mua Facebook với giá 75 triệu USD. Nhưng CEO của MySpace nói không. Khi họ lại ngồi vào bàn đàm phán vào một khoảng thời gian khác trong năm, Zuckerberg đã nâng mức giá lên gấp 10 lần và câu trả lời vẫn là… không.

6. NewsCorp, công ty mẹ của MySpace

Vào tháng 1 năm 2006, giám đốc của News Corp lúc bấy giờ, Ross Levinsohn đã tới gặp CEO của Facebook cùng cố vấn cấp cao Matt Cohler ở Los Angeles. Levinsohn muốn mua lại TheFacebook nhưng ông lại lo ngại về khả năng không thể tiếp tục phát triển trang web.

Cựu giám đốc News Corp. Ross Levinsohn
Cựu giám đốc News Corp. Ross Levinsohn

Khi đó, Mark nhận xét: “Đó là sự khác biệt giữa một công ty có trụ sở ở Los Angeles với một công ty thuộc thung lũng Silicon. Chúng tôi xây dựng nó để duy trì nhưng những gã [ở MySpace] đó lại không có khả năng đó.”

7. Yahoo

Vào mùa hè năm 2006, Yahoo quyết định mua lại Facebook với cái giá 1 tỷ USD. Khi đó, các nhà đầu tư cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của hãng đã ngỏ ý muốn bán nhưng Facebook lại đang chuẩn bị giới thiệu trang tin News Feed. Theo dự đoán của Zuckerberg, nếu tính năng hiển thị tin tức này của anh hoạt động tốt, công ty sẽ có giá hơn 1 tỷ USD.

Yahoo cũng từng nhăm nhe mua lại Facebook
Yahoo cũng từng nhăm nhe mua lại Facebook

Tiếp đó, ngay sau báo cáo quý II đầy thảm hại của mình, Yahoo hạ mức giá đề xuất của mình xuống còn 850 triệu USD và ban giám đốc của Facebook chỉ mất 10 phút để từ chối cái giá trên. Sau đó vài tháng, Yahoo lại tiếp tục đến và gợi ý về thỏa thuận 1 tỷ USD hoặc lớn hơn một chút nhưng không may thay, Facebook khi đó đã mở rộng mạng lưới của mình đến với mọi tầng lớp dân cư ngoài học sinh và sinh viên. Lượng thành viên đăng kí tài khoản liên tục tăng, từ 20.000 lên 50.000 người/ngày.

8. Công ty cung cấp dịch vụ Internet AOL (American Online)

Vào giữa năm 2006, CEO AOL là Jonathan Miller quyết định mua lại Facebook. Để chuẩn bị cho thương vụ này, ông đã đưa ra một kế hoạch có tính khả thi cao khi thuyết phục CEO của tập đoàn Time – Anne Moore tham gia trước khi ông sát nhập hãng với công ty mẹ - Time Warner.

CEO Jonathan Miller của AOL
CEO Jonathan Miller của AOL

Khi đó, ông đã bán MapQuest và Tegic, tập đoàn Time bán IPC để thu về 1 tỷ USD. Tuy nhiên, CEO của Time Warner – Jeff Bewkes lại không hài lòng với ý tưởng này. Dĩ nhiên, kế hoạch trên cũng không được thực hiện trọn vẹn.

9. Microsoft

Vào năm 2007, CEO của Microsoft hỏi Mark: “Tại sao chúng tôi không mua công ty của cậu với giá 15 tỷ USD?” Để tránh cho Facebook rơi vào tay các đối thủ như Google, Steve Ballmer đã quyết định tham gia vào thị trường sát nhập. Ông biết Zuckerberg sẽ không bao giờ từ bỏ Facebook một cách dễ dàng nên ông tìm cách tiếp cận công ty nhờ vào thương vụ Hoffman-LaRoche của Genetech.

Tác giả cuốn Hiệu ứng Facebook giải thích: “Trước tiên, Microsoft mua một phần cổ phần của Facebook với trị giá 15 tỷ USD. Sau đó, họ có thêm lựa chọn, cứ 6 tháng, họ được quyền mua tiếp 5% cổ phần Facebook và họ sẽ hoàn toàn sở hữu công ty sau 5 tới 7 năm nữa.”

Microsoft có chiến lược khống chế cổ phần nhưng cũng không phải là ngoại lệ
Microsoft có chiến lược khống chế cổ phần nhưng cũng không phải là ngoại lệ

Tuy nhiên, cũng giống những tập đoàn khác, thương vụ trên chưa bao giờ diễn ra trọn vẹn và Microsoft chỉ nắm trong tay 1,6% cổ phần Facebook với giá 250 triệu USD.

Theo Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Marketing

[Marketing][fbig1]

Khám Phá

[kham-pha][fbig2]

Mẹo Vặt

[Meo-vat][column2]

Công Nghệ

[Tech][hot]

Người đẹp và công nghệ

[Nguoi-dep-va-cong-nghe][gallery1]

Video

[video-quang-cao][video]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

SEO Document. Được tạo bởi Blogger.