Mới đây, nhà thiên văn học Thomas Barclay từ Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở California (Mỹ) đã phát hiện ra một hành tinh mới cùng kích cỡ với trái đất, có dấu hiệu của sự sống.
Ông sử dụng các dữ liệu thu thập bởi kính thiên văn Kepler tìm thấy hành tinh vô danh quay xung quanh một ngôi sao chưa xác định, trong một khu vực gọi là “ Goldilocks zone ” - khu vực bao quanh ngôi sao, có sự xuất hiện của nhiệt độ, ánh sáng và dấu hiệu của hơi nước.
Nhà thiên văn Thomas Barclay đã báo cáo phát hiện mới này tại Hội nghị về hệ thống năng lượng mặt trời vừa được tổ chức tại bang Arizona, Mỹ.
Bằng cách sử dụng hình ảnh thu được từ kính thiên văn Kepler, ông Barclay cho biết đã tìm thấy một hệ thống sao mới bao gồm 5 hành tình quay quanh một ngôi sao. Ông gọi ngôi sao này là sao lùn M1 hay sao lùn đỏ .
Sao lùn M là những ngôi sao nhỏ hơn nhiều và mờ hơn mặt trời và không đủ ánh sáng để nhìn thấy được bằng mắt thường.
Số lượng sao lùn đỏ chiếm đến 70% số lượng và kích thước tất cả sao trong dải thiên hà. Tuy nhiên, nếu so về ánh sáng và nhiệt độ thì mặt trời xếp loại sao lùn G, chỉ chiếm 5% các ngôi sao ngoài vũ trụ.
Hành tinh mới được cho là có dấu hiệu của sự sống được Barclay phát hiện nằm trong quỹ đạo thích hợp cho sự sống của sao lùn M1, có kích cỡ bằng 1,1 lần trái đất nghĩa là gần như một bản sao thứ hai của hành tinh của chúng ta.
Goldilocks Barclay cho biết, hành tinh mới này có kích cỡ gần bằng Trái Đất nhất và hy vọng đây là người anh em sinh đôi của trái đất ngoài vũ trụ.
Chúng đều cấu tạo bằng đá hoặc phần lớn từ đá nên càn giống Trái Đất hơn.
Từ thời điểm 2009, Kepler đã phát hiện gần 3000 ứng viên hành tinh ngoài hệ mặt trời có kích thước 'vàng' từ 1,25 đến 2 lần Trái Đất và nằm trong vành đai thích hợp cho sự sống phát triển.
Theo Trí Thức Trẻ